Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.5 KB, 5 trang )

Phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích




Đề bài: Phân tích tám câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của
Nguyễn Du.
Bài làm
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ thương thân nàng Kiều.
(Tố Hữu)
Hai câu thơ giúp ta hiểu được nghĩa tình đậm đà của nhà thơ Tố Hữu đối với
thi hào Nguyễn Du và nỗi xót thương của ông đối với một nàng Kiều - hiện thân của
một số phận bi đọa đày dưới thời phong kiến.
Ta có thể hiểu được phần nào nỗi đau đó, tâm trạng của Kiều qua tám câu thơ
tuyệt vời sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đời một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi…
Có thể nói đoạn thơ là một bức tranh tâm tình đầy xúc động và là sự thể hiện
bút pháp tài hoa của Nguyễn Du trong miêu tả nội tâm nhân vật. Những dòng thơ lúc
bát tinh tế, sắc sảo đã bao năm tháng đi qua vẫn làm say đắm lòng người. Một mình
giữa không gian mênh mông, Kiều thấy bơ vơ quá. Một nỗi nhớ quê hương bỗng trào
lên da diết:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,


Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?
Câu thơ tả cảnh biển khơi mênh mang, trong ánh nắng đang dần lịm tắt. Cảnh
biển bao la một cánh buồm chấp chơi gợi nỗi buồn day dứt quá. Cảnh buồm lẻ loi, nhỏ
nhoi trong bao la như có như không: “thấp thoáng”, “xa xa”, những từ ấy không chỉ
gợi hình, mà còn gợi tình, gợi cảm. Sự lẻ loi đơn chiếc, lênh đênh của cánh buồm hay
là thân phận bơ vơ của Kiều nơi “góc bể chân trời” ?
Trời nước bao la, còn Kiều ở trong lầu Ngưng Bích - một cánh chim nhỏ nhoi
trồng. Câu thơ của ông phảng phất phong cách diễn đàn của ca dao:
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về quê mẹ mà không có đò.
Kiều đang đứng trước biển nhìn về phương trời xa đăm đắm khát khao nhưng
vô cùng mệt mỏi: “Buồn trông…”. Âm điệu lời thơ buồn và có gì rã rời quá! Nỗi buồn
ấy như nhân lên khi Kiều nhìn đoá hoa nổi trôi, bập bềnh vô định:
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Thuyền cũng trôi trong vô định, hoa cũng trôi trong vô định, “Biết là về đâu”.
Có gì như thân Kiều một mình lạc lõng trong mờ mịt chân mây. Đâu là quê nhà?
Chẳng ai là thân nhân. Hình ảnh “hoa trôi man mác” gợi nỗi buồn đau xót. Đau xót
cho một đoá hoa lìa cội, lìa cành nổi trôi trên sóng nước dập vùi. Nhìn hoa trôi Kiều
liên tưởng đến thân mình. Kiều cũng đang nhắm mắt để mặc dòng đời xô đẩy. Hoa lìa
cành, hoa héo hoa tàn. Kiều lìa cửa, lìa nhà, đời Kiều như cánh chim lạc bầy bay trong
giông tố. Một ngày kia con chim không tổ kia có chết rũ bên đường? Hình ảnh "hoa
trôi" gợi cảm và dễ làm rung động lòng người, bởi lẽ dân gian thường dùng hình ảnh
"bèo dạt mây trôi" để nói về kiếp người trôi nổi, bập bềnh. Những câu ca dao ấy đã
"phổ vào" hồn thơ của Nguyễn Du từ khi ông còn trong vòng tay của mẹ.
Đọc những câu thơ tiếp, ta càng thấy tâm trạng của Thuý Kiều. Xung quanh
nàng, thiên nhiên cũng nhuốm một màu sắc buồn tẻ, héo tàn:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Vẫn âm điệu thơ buồn bởi vần bằng dàn trỉa, tạo cho ta cảm giác được cái nhìn

mệt mỏi, chán chường của nhân vật trước cảnh vật mênh mông một màu buồn. Hình
ảnh "nội cỏ rầu rầu" gợi cảm ở mộ Đạm Tiên. Có khác chăng chỉ là nơi đây không
phải là một ngôi mộ cụ thể mà thôi. Màu "xanh xanh" làm cho cỏ cây không còn nét
tươi sáng lại thêm vẻ "rầu rầu", làm cho sự sống càng thêm cạn kiệt, làm cho bức
tranh phong cảnh héo tàn thêm.
Giữa bốn bề phong cảnh tẻ buồn ấy, Kiều chợt nghe, chợt thấy:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Âm điệu lời thơ trở nên dữ dội với những từ gợi thanh :"ầm ầm", "kêu". Hình
ảnh những đợt sóng cuộc lên, trào tới, xô đẩy, cùng với tiếng rít gào của gió vang lên
đe dọa đến hãi hùng. Kiều thấy "gió cuốn", nghe "sóng kêu" bỗng thấy kinh hoàng,
hốt hoảng. Nỗi buồn, sự sợ hãi đã đưa Kiều vào tâm trạng não nề, hoảng hốt như kẻ bị
bao vây, bị nhấn chìm, hoàn toàn bất lực. Kiều chới với như rơi vào vực thẳm. Những
âm thanh đầy dự báo đã mách bảo với ta chặng đường đầy chông gai của Kiều ở phía
trước.
Cả tám câu thơ đều "xoay tròn" trong nỗi buồn sợ của Kiều. Với phép điệp ngữ
kiên hoàn "Buồn trông ", "Buồn trông " các câu thơ không chỉ có âm điệu buồn, mà
còn làm ta "chóng mặt" trước diễn biến tâm trạng của một con người bất hạnh - Kiều.
Chọn được âm điệu thơ, lựa được từ ngữ và hình ảnh phù hợp với tâm trạng nhân vật,
nhà thơ đã chứng tỏ sự thông cảm sâu sắc yêu thương Thuý Kiều biết bao!
Đoạn thơ với bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế và hài hoà, thi sĩ Nguyễn Du đã
để lại cho người đời một bức tranh tâm lí tình cảm đầy xúc động, mãi mãi làm "say
lòng người".

×