Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giới thiệu về cây lúa Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.28 KB, 4 trang )

Giới thiệu về cây lúa Việt Nam




GIỚI THIỆU VỀ CÂY LÚA VIỆT NAM
THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA VIỆT NAM

Bài làm
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Đất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, bên mỗi xóm thôn
bản làng, những cánh đồng xanh thẳm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi
du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa
xanh tươi.
Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để
chỉ loài cây lương thực chính trong ươm mầm từ những hạt thóc vàng căng mẩy. Hạt
thóc ngâm nước ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sếch sang trở thành những cây mạ
xanh non. Sau khi làm đất cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba con còn
theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông
dân từng ngày, từng giờ lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối
bờ thăm thẳm.
Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mẹ non, mảnh mai yếu
ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa
đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân
nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cảnh rét buốt, thế là bao túi ni
lông che kín bốn xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ.
Nắng hửng trời quan, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghỉ ngơi nhường chỗ cho
chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành, bà con xã viên tưng bừng phấn
khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét
mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ:


Vừa bằng thằng bé lên ba
Thắng lưng chon cón chạy ra ngoài đồng.
Thế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một
tuần những cánh đồng đất ải trắng trước đây đã thành những ruộng lúa xanh non. Lúa
cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến
thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. Rì rào rì rào… lúa thì
thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi
lê nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió, sóng lúa nhấp
nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt
mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc du dương:
Việt Nam đất nước quê hương tôi
Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi
Đồng xanh lúa rập rờn biển cả…
Chẳng mấy mốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm
của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng người ta chỉ thấy
một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo
hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa cả làng quê toàn màu vàng, ngoài đồng lúa
vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng ròn, chú cún vàng nhảy nhót lăng xăng như
chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được
gặt hái.
Cứ thế một hay hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân.:
Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9,
tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, mỗi hécta cho ba tấn
thóc, không chỉ là cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà
nó còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa thóc quê
hương như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng Sông Cửu
Long.
Năm tháng trôi qua bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị
trí số một trong quá trình phát triển đất nước chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng

của các nước trong khối ASEAN như một báu vật quý.

×