Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ngộ độc thực phẩm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.37 KB, 4 trang )



Ngộ độc thực phẩm



TìmNhanh! - Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng khá nguy hiểm và
dễ xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Nếu không được phát
hiện và sơ cứu kịp thời, bệnh nhân có thể dẫn đến nguy cơ tử
vong, rất nguy hiểm.
Dấu hiệu

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm thường có một số biểu hiện sau:

- Nôn mửa

- Đau bụng

- Tiêu chảy

- Toát mồ hôi lạnh

Nếu ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể khó thở, hôn mê

Sơ cứu

Việc sơ cứu đặc biệt quan trọng, sẽ giúp bệnh nhân có cơ may hồi
phục nhanh hơn và ngăn chặn một số nguy cơ đáng tiếc.

Nên vét các thức ăn còn đọng lại trong vòm miệng của bệnh nhân ra
và móc cho bệnh nhân nôn các thức ăn chưa tiêu hóa ra ngoài.



Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp. Nếu có biểu hiện nghẹt thở nên
kéo lưỡi bệnh nhân ra ngoài tránh lưỡi thụt vào gây ngạt.

Nên theo dõi tim mạch và làm hô hấp nhân tạo kịp thời.

Cho bệnh nhân uống nước có pha muỗi loãng trong suốt thời gian chờ
chuyển đến trung tâm y tế để được cấp cứu.

Nhanh chóng đưa đến bệnh viện hoặc các trạm y tế gần nhất để được
cấp cứu kịp thời. (Nên thông báo rõ quá trình ăn uống của bệnh nhân
trong 24 giờ trước đó nhằm giúp các bác sĩ chẩn đoán độc tố và điều
trị hợp lý, nhanh chóng hơn).

Phòng tránh

Để đề phòng ngộ độc thực phẩm, bạn nên áp dụng các biện pháp an
toàn vệ sinh thực phẩm như:

- Không ăn uống ngoài đường phố và các thực phẩm bụi bặm, không
rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng

- Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và chế biến thức
ăn.

- Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh.

- Nên rửa rau quả thật kĩ dưới các vòi nước chảy trước khi sử dụng.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×