Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

9 loại trà thuốc thông dụng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.64 KB, 5 trang )



9 loại trà thuốc thông
dụng


Nước trà là loại nước được nhiều người ưa thích, vừa là nước giải
khát, giải nhiệt giúp ra mồ hôi lại vừa bổ sung nước cho cơ thể.
Ngoài tác dụng làm nước uống, nếu kết hợp uống trà với các vị
thuốc (gọi là trà thuốc) còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất
hiệu quả.
Sau đây xin giới thiệu một số loại trà thuốc đơn giản dễ chế biến.

1. Trà gừng

Lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn để giải
cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết
áp.

Trà gừng còn chữa viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và ngọt giọng.
Theo Đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay tính ôn đi vào 3
kinh: phế, tỳ và vị.

2. Trà muối

Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng
làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm

Về mùa hè nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải
vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào 3
kinh: Thận, tâm và tỳ.



Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng
lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.

3. Trà đường
Lấy 15g chè xanh, 60g đường trắng hãm với 2 bát nước đun sôi sau đó
để ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín).

Sáng sớm hôm sau uống hết, tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa
kinh nguyệt, chữa bế kinh hay rối loạn kinh nguyệt.

4. Trà sơn trà

Lấy 10 miếng sơn tra giã nát đun sôi, chắt lấy nước để hãm với lá chè,
uống thường xuyên sẽ giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo. Ngoài
ra còn trị được bệnh huyết áp cao, bệnh tim. Theo Đông y, sơn tra có
vị chua ngọt, tính ôn đi vào 3 kinh: tỳ, vị và can.

5. Trà hành
Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ, 3 nhánh hành đun sôi, uống nóng.
Chữa cảm cúm. Hành là vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân. Hành
có vị cay, tính bình, không độc. Hành làm cho thông dương hoạt
huyết, an thai, sáng mắt, bổ ngũ tạng.

6. Trà gạo

Lấy 100g gạo, 6g lá chè rửa sạch, hãm với nước sôi trong 6 phút, lấy
nước chè nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hòa tiêu hóa
tốt, chữa đầy bụng khó tiêu.


7. Trà tỏi

Lấy 1 củ tỏi giã nhỏ, 60g trà hãm với nước sôi uống cả ngày, uống
trong 7 ngày. Tác dụng chữa bệnh ly amip mãn tính, thanh nhiệt giải
độc, sát khuẩn thông khiếu, long đờm. Tỏi có vị cay tính ôn đi vào 2
kinh can và vị.

8. Trà hoa cúc

Lấy 9g lá chè xanh, 6g hoa cúc trắng hãm với nước sôi uống nguội.
Tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp.
Hoa cúc có vị cay, tê, nóng. Vị thuốc hay dùng trong dân gian từ lâu
đời.

9. Trà mật ong
Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa
mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác
dụng chữa bệnh viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.

Trên đây là những loại trà thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh
thông thường rất thuận lợi.

×