Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TÊN THƯƠNG MẠI VÀ CƠ CHẾ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.12 KB, 14 trang )

Đề tài: TÊN THƯƠNG MẠI VÀ CƠ CHẾ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI
1. Định nghĩa:’
- Theo công ước Pari về Bảo vệ sở hữu công nghiệp thì: “Các nước có quyền tự do đưa
ra định nghĩa tên thương mại và cách thức bảo hộ tên thương mại trong luật của
mình.”
- Trong pháp luật Việt Nam, tên thương mại theo Luật Sở hữu trí tuệ:
Khoản 21, điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ nêu “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá
nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi
đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”
2. Phân biệt Tên thương mại và nhãn hiệu, Tên doanh nghiệp
Tên thương mại Nhãn hiệu:
Tên thương mại là nhằm phân biệt, cá thể
hoá chủ thể kinh doanh này với chủ thể
kinh doanh khác.
Nhãn hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ
cho các chủ thể khác nhau cung cấp
Tên thương mại phải bao gồm các từ ngữ,
chữ số phát âm được và một doanh nghiệp
chỉ có một tên thương mại (có thể có tên
đối nội và đối ngoại)
Luật pháp của Úc thừa nhận việc doanh
nghiệp được quyền đăng ký tên thương
mại riêng theo luật về tên thương mại
(Business Name Act) và doanh nghiệp có
thể đăng ký cùng một lúc nhiều tên
thương mại. Đây cũng có thể là một
hướng đi mà các nhà làm luật Việt Nam
có thể tham khảo khi giải quyết mối quan
hệ giữa tên thương mại và tên doanh
nghiệp.
Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình


ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được
thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Có thể có nhiều nhãn hiệu
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả
năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang
tên thương mại đóvới chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh
Bản thân tên thương mại có thể tự động
được bảo hộ (nếu đáp ứng các tiêu chí đã
được quy định) mà không cần làm thủ tục
Nhãn hiệu thì không trùng hoặc tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã
được bảo hộ trước ngày tên thương mại
đó được sử dụng
Nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua thủ
tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp nhãn
hiệu nổi tiếng) và thẩm định.
đăng ký (khoản 3 Điều 6 Nghị định
103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
Quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử
dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định
cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký
hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy
định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là

thành viên
 Tuy nhiên, quy định của luật SHTT đã có những định nghĩa cụ thể nhưng
việc phân biệt cũng chỉ mang tính chất tương đối nhất định. Trong một số
trường hợp tên thương mại và nhãn hiệu có thể là một, do doanh nghiệp dùng
tên gọi của mình làm dấu hiệu chính để phân biệt hàng hóa, dịch vụ với chủ
thể khác.
2.2 Tên thương mại với Tên DN
 Tên thương mại có nhiều nét tương đồng với tên doanh nghiệp theo Luật Doanh
nghiệp:
- Có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng,
- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Đồng thời, Luật DN và Luật SHTT đều không cho phép dùng tên của cơ quan NN,
tổ chức CT, tổ chức CT-XH, tổ chức CT-XH-NN, tổ chức XH, tổ chức XH-NN
hoặc chủ thể khác để làm tên doanh nghiệp hay tên thương mại.
 Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ dùng tên thương mại để giao dịch
nhằm phân biệt doanh nghiệp của mình với doanh nghiệp khác.Chính vì vậy, tên
thương mại thường là tên doanh nghiệp, và khi đó sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về
tên doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướngdẫn thi hành.
 Tên thương mại có nhiều nét tương đồng với tên doanh nghiệp theo Luật Doanh
nghiệp. Luật Doanh nghiệp cũng yêu cầu tên doanh nghiệp phải có ít nhất hai
thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, cũng như không được trùng
hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Đồng thời, Luật
Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ đều không cho phép dùng tên của cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác để
làm tên doanh nghiệp hay tên thương mại.
 Tuy nhiên, câu hỏi nêu ra là tên thương mại có phải là tên doanh nghiệp không?
Hiện chưa có một văn bản nào xác nhận hai vấn đề này. Tên doanh nghiệp và tên
thương mại, dù có nhiều điểm tương đồng trong cách đặt tên, nhưng được bảo vệ
theo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp bảo vệ như

một thành phần cấu thành tư cách pháp lý của doanh nghiệp, còn tên thương mại
được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ.
 Thêm vào đó, cơ sở xác lập quyền đối với tên doanh nghiệp và tên thương mại là
khác nhau: quyền đối với tên doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp, mà không cần đăng ký
với cơ quan nào. Như vậy, theo logic mà nói, tên doanh nghiệp chính là tên thương
mại nhưng tên thương mại chưa hẳn là tên doanh nghiệp. Phạm vi của tên thương
mại có thể rộng hơn tên doanh nghiệp.
3. Việc xác lập bảo hộ tên thương mại và các vấn đề liên quan
3.1 Việc xác lập bảo hộ Tên thương mại

Xác lập bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam
Theo quy đinh của pháp luật VN, nếu một tên thương mại hay tên doanh nghiệp được coi
là có khả năng phân biệt, nó được bảo hộ thông qua sử dụng, cho dù đã đăng ký hay
chưa. Nếu không có khả năng phân biệt , nó có thể được bảo hộ sau khi có khả năng phân
biệt thông qua sử dụng. Khả năng phân biệt trong ngữ cảnh này nghĩa là công chúng tiêu
dùng công nhận tên thương mại đó như một dẫn chiếu tới nguồn gốc kinh doanh đặc biệt.
Một tên thương mại hay tên doanh nghiệp cũng có khả năng được bảo hộ thông qua đăng
ký như một nhãn hiệu. Thông thường, cả tên doanh nghiệp đầy đủ và tên doanh nghiệp
ngắn đều có thể được đăng ký. Để đảm bảo việc bảo hộ, tên thương mại đương nhiên
phải được sử dụng như một nhãn hiệu thực sự.

Xác lập bảo hộ tên thương mại theo pháp luật các nước và quốc tế:

Theo quy định của Công ước Paris: Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả các nước
thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể
tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn hiệu hàng hoá.

Theo pháp luật của Pháp quy định: Quyền SHCN đối với tên thương mại thược về

người sử dụng tên thương mại và được pháp luật bảo hộ mà không cần phải đăng
ký. Nếu có từ hai chủ thể trở lên cùng sử dụng một tên thương mại thì quyền sở
hữu công nghiệp thuộc về người đầu tiên sử dụng tên thương mại đó.

Theo pháp luật Hoa Kỳ : Quyền đối với tên thương mại được xac lập bằng cách ưu
tiên thông qua, doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin bảo hộ tên thương mại với
chính phủ một cách tích hợp sẽ có quyền đối với tên thương mại đó.Đối với tiểu
bang không bắt buộc việc đăng ký, một doanh nghiệp có thể có được các quyền
với tên thương mại thông qua sử dụng công cộng có nghĩa rằng pháp luật sẽ bảo
vệ chỉ khi nó có thể được chứng minh rằng một doanh nghiệp và tên thương mại
đã trở thành không thể tách rời trong tâm trí của công chúng .Theo luật liên bang ,
các doanh nghiệp có thể có được các quyền đối với tên thương mại chỉ thông qua
sử dụng phổ biến thường xuyên và liên tục một tên .Luật liên bang sẽ không bảo
vệ tên thương mại được sử dụng không thường xuyên hoặc đột xuất.
3.2 Quyền của chủ sở hữu tên thương mại
Theo Nghị định số 103/2006/ NĐ- CP ngày 22-9-2006 được sửa đổi , bổ sung một số
điều bởi Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31-12-2010 quy định chi tiết hướng dẫn
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, thì phạm vi quyền đối với
tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại,
lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh, trong đó tên thương mại sử dụng một cách
hợp pháp.
Việc đăng ký tên gọi của tổ chức , cá nhân trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử
dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.
Theo khoản 6 , điều 164 LSHTT, Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi
nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt
động kinh doanh,thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch,biển hiệu,sản
phẩm,hàng hoá,bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ,quảng cáo.
Chủ sở hữu tên hương mại có quyền ngăn cấm người khác sử dụng tên thương theo
điểm b , khoản 1 điều 123 LSHTT. Hành vi xâm phạm đối với tên thương mại theo
khoản 2 Điều 129 LSHTT là : “Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc

tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản
phẩm,dịch vụ hoặc cho sản phẩm,dịch vụ tương tự,gây nhầm lẫn về chủ thể kinh
doanh,cơ sở kinh doanh,hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm
phạm quyền đối với tên thương mại. Đồng thời có quyên fyeeu cầu cơ quan nhà nuwocs
có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm tên thương mại.”
Về việc chuyển nhượng , theo khoản 3 Điều 139 LSHTT, Quyền đối với tên thương
mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh
doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Theo Bộ luật thương mại Nhật Bản , trường hợp cho phép người khác sử dụng tên
thương mại của mình cho mục đích kinh doanh, liên quan đến các bên tiến hành giao dịch
hiểu lầm rằng người đó là chủ sở hữu của doanh nghiệp, thì chịu trách nhiệm liên đới với
người đó đối với bất kỳ nghĩa vụ nào dựa trên các giao dịch đó.
Cùng theo quy định của Bộ luật thương mại Nhật bản, Khi một bên đã đăng ký một tên
thương mại không sử dụng nó trong hai năm mà không có lý do chính đáng, tên thương
mại được coi là vô hiệu hóa.
3.3. Các điều kiện bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam
Trong hoạt động kinh doanh có nhiều cạnh tranh như ngày nay thì việc khẳng định tên
tuổi, hình ảnh của mình trên thương trường là một điều luôn được quan tâm và hướng tới
của mọi chủ thể tham gia kinh doanh. Cùng với các yếu tố như nhãn hiệu, kiểu dáng công
nghiệp,… thì tên thương mại cũng đóng góp một vị trí không nhỏ trong mục tiêu chung
đó. Trong hoạt động kinh doanh thường ngày, Tên thương mại sẽ được xưng danh trong
các hoạt động kinh doanh của chủ thể, trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm,
hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ quảng cáo. Chính vì vậy tên
thương mại có một ý nghĩa quan trọng đối với hình ảnh của một tổ chức hay một cá nhân
nào đó. Trong bối cảnh của luật thực định thì tên thương mại được định nghĩa là tên gọi
của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Vậy điều kiện tiên quyết để có được một tên thương mại cho riêng mình thì chính bản
thân nó phải gắn với yếu tố phân biệt. Hay nói khác đi thì để được Nhà nước bảo hộ thì
tên thương mại phải hàm chứa khả năng phân biệt. Hơn thế nữa quyền sở hữu tên thương

mại lại chỉ được xác định dựa trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp của nó mà không
cần thực hiện thủ tục đăng ký. Vậy liệu một tên thương mại như thế nào là có khả năng
phân biệt và để coi là được sử dụng hợp pháp , không có tranh chấp trên thực tiễn.
Theo quy định tại Điều 78 của Luật sở hữu trí tuệ thì tên thương mại phải hội tụ tất cả
những điều kiện sau:
- Chứa thành phần tên riêng,trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người
khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác
hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử
dụng.
Những trường hợp không được bảo hộ:
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác
không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên
thương mại.
Thời hạn bảo hộ:
Theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 54/2000/NĐ- CP về Thời hạn bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với tên thương mại thì Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu vẫn còn duy trì hoạt động kinh doanh dưới tên
thương mại đó.
II. Thực trạng và việc áp dụng những quy định pháp luật đối với bảo hộ Tên
thương mại hiện nay
TÌNH HUỐNG 1 VÀ 2:
Slde2:
Công ty winlaw: ông Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc Công ty Luật TNHH WINLAW,
Công ty CP Tư vấn Winlaw lại khẳng định:
Thứ 1:“Không có sự trùng tên như phản ánh của VPLS, Công ty Luật Sở hữu trí tuệ
Winco. Bởi dấu hiệu để phân biệt tên của 2 tổ chức hành nghề hoàn toàn khác nhau: Dấu
hiệu đặc định tên của Công ty luật TNHH Winlaw là “WINLAW”, khác hoàn toàn so với

“WINCO”.
Thứ 2: “dấu hiệu “WINCO” và “WINLAW” là 2 dấu hiệu có thể phân biệt được với nhau
nhưng cách phát âm hoàn toàn khác nhau, cấu trúc khác nhau và đều là những từ tự đặt
không có nghĩa trong tiếng Việt.
Slide3:
Công ty winco:đã có văn bản gửi Viện Khoa học sở hữu trí tuệ yêu cầu trưng cầu giám
định dấu hiệu “WINLAW” của Công ty luật Winlaw.
Kết quả giám định:31-7-2009, Viện KHSHTT đã khẳng định: “Việc Công ty Luật
Winlaw, Công ty CP Tư vấn Winlaw sử dụng dấu hiệu “WINLAW” trên giấy tờ giao
dịch, trên tên thương mại, tên giao dịch, tên miền, trên các phương tiện thông tin đại
chúng và thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp luật dưới tên thương mại… chứa dấu hiệu
này mà không được phép của Công ty Winco
Sl4:
ngày 24-8-2009, Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ đã có Quyết định số 54/QĐ-Ttr
thanh tra Công ty CP Tư vấn Winlaw về việc chấp hành các quy định của pháp luật về sở
hữu công nghiệp đối với việc sử dụng dấu hiệu “WINLAW” trên tên thương mại, biển
hiệu, các giấy tờ giao dịch… có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “WINCO,
WINCOLAW và hình” đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Sl6:
Theo công ty TNHH SECOM:Công ty trách nhiệm hữu hạn SE COM (tên viết tắt là
SECOM CO.,LTD) thành lập năm 2007 mạo danh đơn vị, sử dụng chỉ dẫn thương mại
gây nhầm lẫn với tên thương mại của công ty SECOM.
Sl7:
Theo công ty SE COM:
Thứ 1: việc sử dụng tên thương mại trên đã được cơ quan chức năng đồng ý.
Thứ 2:hai công ty là hai loại hình doanh nghiệp khác nhau, thành phần tên riêng cũng
khác, ngành nghề kinh doanh cũng không trùng và đối tượng khách hàng khác nhau,
Thứ 3: công ty SECOM cũng không chứng minh được hai công ty có cùng khu vực kinh
doanh và chưa đưa ra được thực tế đã có trường hợp nhầm lẫn giữa hai công ty
Sl8:

Thứ 1:SECOM VIỆT NAM, còn bị đơn thì có tên SE COM. Hai bên chỉ khác nhau bởi từ
VIỆT NAM. theo quy định của pháp luật, đúng như nguyên đơn nói, tên thương mại
đồng thời là tên doanh nghiệp của bị đơn bị xem là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
tên của nguyên đơn.
Thứ 2 : tuy nhiên thì hai đơn vị kinh doanh hai dịch vụ khác nhau, không ai trùng với ai
Sl10:
Điều 76 luật SHTT quy định:
Theo quy định tại khoản 2 điều 129 quy định:
Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại là hành vi sử dụng tên thương mại
trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng
1 loại sản phẩm dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ tương tự đến mức gây nhầm lẫn về chủ
thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên
thương mại đoa với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực
kinh doanh.
Điều 78 luật SHTT quy định:
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thứ 1: chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.
Thứ 2: không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại m,à ngươi
khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh.
Thứ 3: không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của ngươì khác
hoặc với chỉ dẫn địa lí đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Sl11:
Từ 2 vụ kiện trên đây và những quy định của pháp luật về SHTT cho thấy:
1 hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại khi và chỉ khi ải thỏa mãn cả
2 dấu hiệu mà luật đã ghi nhận, thiếu 1 trong 2 thì không thể coi là hành vi vi phạm.
Ống trên có đề cập đến vấn đề
Sl13
“Hai doanh nghiệp không thể xác định được khu vực kinh doanh của nhau”
Luật SHTT đã không xác định được “khu vực kinh doanh” là gì. Theo luật SHTT :khu

vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng
Vậy:“khu vực kinh doanh” có thể được hiểu là bất kỳ khu vực địa lý nào mà doanh
nghiệp phân phối sản phẩm đến?
Hay :“khu vực kinh doanh” có thể được hiểu là bất kỳ khu vực địa lý nào mà doanh
nghiệp phân phối sản phẩm đến?
Thứ 1: , Luật SHTT phải được sửa đổi để làm rõ khái niệm “khu vực kinh doanh” trong
định nghĩa tên thương mại.
Thứ 2:, Luật DN cũng phải được sửa đổi mà cụ thể là phần quy định về tên doanh nghiệp,
để các quy định này không gây ra thêm khó khăn, phức tạp khi áp dụng Luật trong thực
tế và không gây ảnh hưởng đến các chế định bảo hộ tên thương mại theo Luật SHTT như
hiện nay.
TÌNH HUỐNG 3.
1. Tóm tắt tình huống
Công ty CP nhựa Bình Minh (CP Bình Minh) hoạt động hợp pháp từ năm 1994.
-
Lĩnh vực kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công
nghiệp từ chất dẻo và cao su.Thiết kế, chế tạo, kinh doanh khuôn mẫu ngành
nhựa, ngành đúc.Sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ
sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất.Tư vấn và thi công các công trình
cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng.Dịch vụ giám định, phân tích, kiểm nghiệm
ngành hóa chất.Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyen liệu, hóa chất (trừ hóa
chất có tính độc hại mạnh) vật tư, máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, xây
dựng, cấp thoát nước, thiết bị thí nghiệm.
-
Khu vực kinh doanh: TP. Hồ Chí Minh
-
Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu từ ngày 12.12.1996.
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất nhựa ống Bình Minh
(TNHH Bình Minh) được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 15.02.2008.

-
Lĩnh vực kinh doanh:
Mua bán máy móc- thiết bị- vật tư ngành nhựa, cơ khí,
khuôn mẩu. Mua bán ô tô, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), hạt
nhựa, nhựa gia dụng, ống nhựa, phụ kiện ngành điện-nước. Sửa chữa khuôn
mẩu, máy ép nhựa (không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ
sở). Sản xuất ống nước, phụ kiện ngành điện - nước, nhựa gia dụng (không
tái chế phế thải nhựa)./.
-
Khu vực kinh doanh: Tp. Hồ Chí Minh
Đầu tháng 3-2008, CTCP Nhựa Bình Minh phát hiện CTTNHH Nhựa ống Bình
Minh cùng kinh doanh trong ngành nhựa, cùng hoạt động tại TP.HCM và có tên
thương mại, nhãn hiệu mang hai chữ “Bình Minh” giống mình.
Giữa tháng 3, Cty Nhựa Bình Minh đã làm đơn gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM đề nghị xem xét lại quyết định cấp giấy phép kinh doanh cho CTy
Nhựa Ống Bình Minh nhưng Sở cho rằng việc cấp giấy phép này là đúng theo
quy định.
Trước tình hình đó, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đã gửi đơn khiếu nại đến
Thanh tra Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM, nhờ Thanh tra Sở kiến nghị với Sở
Kế hoạch và Đầu tư về việc thay đổi tên của Công ty Nhựa Ống Bình Minh.
Đồng thời, buộc công ty này không được sử dụng tên “Bình Minh”.
Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục sử dụng tên “Bình
Minh”.
2.
Các lập luận được đưa ra

Lập luận của CTCP nhựa Bình Minh
Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh khiếu nại vì cho rằng Cty bị xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại và nhãn hiệu “Bình Minh” đã được
bảo hộ. Theo đó Cty cho rằng:

Dù có tên rất dài (TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất nhựa ống Bình
Minh) nhưng tên riêng(Bình Minh) lại trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo
hộ. Chính điều đó đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm của hai
công ty này
Trên thực tế, khi mua khách hàng sẽ không để ý chữ “nhựa” hay “nhựa ống”
khác nhau thế nào mà chỉ chú ý đến tên “ Bình Minh” mà thôi
mặc dù là hai công
ty khác nhau trên cùng địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Lập luận của CTTNHH nhựa ống Bình Minh:
CTTNHH Nhựa Ống Bình Minh lại cho rằng mình không hề xâm phạm quyền
của Công ty Nhựa Bình Minh vì:
-
Công ty này thành lập hoàn toàn hợp pháp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 15-2-2008. Theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có tên đầy đủ là Công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ và Sản xuất nhựa Ống Bình Minh, khác với CTCP nhựa
ống Bình Minh.

Lập luận của hai cơ quan quản lý:
-
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, dấu hiệu Bình
Minh đã được Công ty CP Bình Minh đăng ký làm nhãn hiệu từ trước khi Công
ty TNHH Bình Minh sử dụng làm tên riêng để đăng ký hoạt động nên Bình Minh
thuộc về Công ty CP Bình Minh.
-
Sở Kế hoạch và Đầu tư lại cho rằng Bình Minh thuộc về Công ty TNHH Bình
Minh vì đã được cấp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.
3. Phân tích tình huống
 Theo các quy định của luật SHTT

- Xét dưới góc độ Tên thương mại:
CTCP Bình Minh ra đời từ năm 1994 và Công ty TNHH Bình Minh ra đời từ
tháng 2.2008. Rõ ràng là, Công ty CP đã hoạt động với phần tên riêng Bình Minh
từ trước Công ty TNHH đến 14 năm. Như vậy, Công ty TNHH Bình Minh đặt
tên thương mại có thành phần tên riêng trùng với thành phần tên riêng của Công
ty CP Bình Minh đã có từ trước. Việc Công ty TNHH Bình Minh gắn tên riêng
Bình Minh lên sản phẩm cùng loại với Công ty CP Bình Minh là có dấu hiệu vi
phạm quy định tại Khoản 2 Điều 129 Luật SHTT.( Đó là, mọi hành vi sử dụng
chỉ dẫn thương mại (bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, nhãn hàng, slogan,
logo, bao bì) trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã sử dụng
trước đó cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ hoặc sản phẩm/dịch vụ tương tự, gây
nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh đều bị
coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.)
=> Từ quy định trên cho thấy, xét dưới góc độ tên thương mại, Công ty TNHH
Bình Minh có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại của Công ty CP
Bình Minh.
- Xét dưới góc độ Nhãn hiệu:
Công ty CP Bình Minh đã sử dụng phần phân biệt, tên riêng của tên thương mại là
dấu hiệu Bình Minh để đăng ký làm nhãn hiệu của mình và đã được cấp Giấy chứng
nhận nhãn hiệu từ ngày 12.12.1996 (đã gia hạn nên đang trong thời gian có hiệu
lực
). Vì vậy, khi Công ty TNHH Bình Minh sử dụng dấu hiệu Bình Minh để gắn
lên sản phẩm của mình, trùng với sản phẩm của Công ty CP Bình Minh là vi phạm
điểm a Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT. (Vì hành vi đó là sử dụng dấu hiệu trùng
với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa
/dịch vụ trùng với hàng hoá/dịch vụ thuộc
danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nên Công ty TNHH có dấu hiệu xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu Bình Minh của Công ty CP.)

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

+ Điều 34 Luật Doanh nghiệp quy định tên trùng và tên gây nhầm lẫn và được cụ
thể hóa tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP(Khoản 2 Điều 15
Nghị định số 43/2010/NĐ-CP) quy định về các trường hợp bị côi là tên trùng và
tên gây nhầm lẫn. Theo đó, tại điểm h: Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên
riêng của doanh nghiệp đã đăng ký thì sẽ không được chấp nhận.
+
Khoản 4, Điều 11 NĐ 88/2006 : “ Không được sử dụng tên thương mại của
tổ chức, cá nhân khác đã đăng ký bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh
nghiệp trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại đó”.
(Khoản1, điều 17 NĐ 43/2010: Không được sử dụng tên thương mại, nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng
của doanh nghiệp,trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên
thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó
=> Trong trường hợp này, hai công ty hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh và khu
vực kinh doanh bị trùng tên riêng.Vì vậy việc đặt tên riêng của Công ty TNHH là vi
phạm điểm h Khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
Như vậy việc Công ty TNHH sử dụng Bình Minh là tên riêng của tên thương mại
của mình là không đúng quy định của pháp luật. Việc công nhận tên riêng này cho
Công ty TNHH là không phù hợp quy định của Luật SHTT và Luật Doanh nghiệp,
Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
4.
Nhận xét

Bất cập của Pháp luật - Nguyên nhân của sự tranh chấp trên
-
Hiện nay, ở nước ta vẫn tồn tại 2 cơ quan có thẩm quyền quản lý 2 đối tượng
của quyền sở hữu công nghiệp, đó là nhãn hiệu và tên thương mại .
Nhãn hiệu phải đăng ký, xác lập quyền và được cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục
Sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, tên thương mại lại tự xác lập khi tổ chức kinh
doanh, dịch vụ ra đời và được ghi nhận khi đăng ký kinh doanh tại phòng đăng

ký kinh doanh. Do được xác lập và ghi nhận tại hai cơ quan khác nhau nên xảy
ra trường hợp phần tên riêng để phân biệt trong tên thương mại của doanh
nghiệp này lại trùng, tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác khiến các
đơn vị khiếu kiện nhau.
-
Cơ quan đăng ký kinh doanh không có hệ thống dữ liệu của cơ quan sở hữu trí
tuệ và không có cơ sở dữ liệu về tên thương mại của DN , vì vậy, đã cấp rất
nhiều tên doanh nghiệp có yếu tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các
nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân khác.
Mặc dù tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP có quy định “Trước khi đăng ký đặt tên
doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã
đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của
Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.” Nhưng phần về tra cứu
tên thương mại đã không được nhắc tới. Hơn nữa, đây chỉ là 1 lời hướng dẫn,
còn việc tra cứu tên doanh nghiệp, tên thương mại trên phạm vi toàn quốc của
doanh nghiệp gần như rất khó thực hiện.

Giải pháp
-
Bên cạnh việc lập hệ thống tra cứu riêng của từng cơ quan xác lập quyền nhãn
nhiệu (Cục SHTT) và cơ quan cấp đăng ký (Phòng đăng ký kinh doanh - công
nhận tên doanh nghiệp), cần có sự liên thông tra cứu khi công nhận tên riêng của
tên thương mại của doanh nghiệp. Đó là cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cần tra
cứu phần tên riêng của tên thương mại với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước thời
điểm đăng ký của các doanh nghiệp khác trong trường hợp cùng lĩnh vực và khu
vực kinh doanh.
-
Yêu cầu tổ chức, cá nhân khi đăng ký kinh doanh phải tra cứu tên riêng của mình
dự định đặt cho doanh nghiệp xem có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của tổ
chức, cá nhân khác đã đăng ký trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.


điều này nên được thực hiện ngay khi doanh nghiệp quyết định thành lập và đi
vào hoạt động, ngay từ trong việc lựa chọn tên doanh nghiệp phù hợp.
- Các doanh nghiệp nên đăng ký tên thương mại như một nhãn hiệu hàng
hóa/dịch vụ để tự bảo vệ mình.
Các thực trạng khác:
 Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trùng với thành phần phân biệt
của tên thương mại: chưa có một văn bản pháp luật Việt Nam nào quy định về
trường hợp này.
 Quy định trong việc chuyển giao quyền SHCN đối với tên thương mại:
Luật SHTT và BLDS – các văn bản pháp luật có những quy định chung nhất về
SHTT vẫn có những điểm mâu thuẫn:
Theo quy định của Khoản 2 Điều 753 BLDS thì quyền đối với tên thương mại được
“chuyển nhượng quyền sở hữu” và “chuyển quyền sử dụng” cùng với việc chuyển
giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó vì
khái niệm “chuyển giao” trong BLDS bao gồm cả việc “chuyển nhượng quyền sở
hữu” và “chuyển quyền sử dụng”. Điều này gây ra mâu thuẫn với Luật SHTT vì theo
quy định của Luật SHTT thì việc chuyển quyền sử dụng đối với tên thương mại là
không được phép.
 Giải pháp:
Thống nhất các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng quyền sở hữu.
Quy định trong việc chuyển giao quyền SHCN đối với tên thương mại như sau:
việc chuyển giao quy định tại Khoản 2 Điều 753 BLDS được hiểu là việc chuyển
nhượng quyền sở hữu đối với tên thương mại đó.

×