Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều trị vết thâm sau mụn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.11 KB, 4 trang )



Điều trị vết thâm sau
mụn


TìmNhanh! - Sau thời gian điều trị mụn, khi mụn hết, vẫn còn
những vết thâm trên da. Những cách dưới đây giúp phái đẹp có
làn da mịn màng và không vết thâm.
Thường thì sau khi được chữa khỏi, mụn sẽ biến thành vết thâm nhỏ li
ti trên da. Và chúng chỉ mất đi hoàn toàn sau thời gian 6 – 12 tháng.
Những vết thâm lớn hơn sẽ còn lưu lại sau một vài năm nữa.

Rất đáng lo ngại cho độ mịn màng của làn da sau khi mụn. Tuy vậy,
vẫn có những cách giúp hạn chế tối thiểu những vết thâm trên da.

1. Dùng kem chống nắng

Lúc nào cũng thoa kem chống nắng, dù nắng dù mưa quả là điều
không dễ dàng gì. Nhưng một điều hiển nhiên là những tia UV từ ánh
nắng mặt trời không chỉ làm hại làn da mà còn làm cản trở sự hồi
phục của bề mặt da. Điều này có nghĩa là những vết thâm sẽ tồn tại
lâu hơn khi chịu nhiều ảnh hưởng từ ánh mặt trời. Do đó, để không
làm “trầm trọng hóa” vết thâm hơn nữa, khi ra đường, hãy thoa một
lượng kem chống nắng vừa phải lên mặt, cổ và tay, và đừng quên đội
nón rộng vành.

2. Thoa kem dạng lưới (retinoid)

Kem dạng lưới retinoid là 1 loại Vitamin A có tác dụng tương tụ như
Retin A. Khi thoa lên da, những hoạt chất trong Vitamin A giúp làm


phục hồi nhanh chóng những tế bào bên dưới làn da, giúp tái tạo làn
da mới. Vì vậy, những vết thâm cũng theo đó mà giảm dần đi.

3. AHAs and BHAs

Alpha hydroxy acids and beta hydroxy acids là gợi ý thứ hai sau
retinoid. Hai chất này làm mất đi lớp tế bào chết trên da, tái sinh thành
một làn da tươi trẻ, khỏe khoắn hơn. Sự khác nhau cơ bản giữa hai
chất này là beta hydroxy acids có chất dầu hấp thu bên trong, nên có
thể thấm sâu vào trong lỗ chân lông giúp ích hữu hiệu cho làn da. Sử
dụng beta hydroxy acids thì da sẽ không khô ráp như các loại kem
điều trị mụn và vết thâm khác.

4. Phẫu thuật

Những vết rỗ trên da cần có sự tác động mạnh trong lúc điều trị. Lúc
này, các Bác sĩ dùng một công cụ nhỏ đầu hơi nhọn châm vào vết rỗ,
và khẩy lan ra vùng da chung quanh một chút. Khi lành, những vết rỗ
sẽ hoàn toàn biến mất.

5. Tác dụng của tia laser

Dùng tia laser chiếu trực tiếp vào vết thâm, thời gian dài ngắn tùy
thuộc vào mức độ của vết thâm như thế nào. Tia laser làm đau rát bề
mặt da, nhưng sẽ hồi phục mau chóng và những vết thâm cũng nhanh
chóng mất đi. Sau thời gian điều trị với tia laser, người điệu trị phải
tránh ánh nắng khoảng 2 – 3 tuần.

×