Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đền Chử Đồng Tử - linh thiêng một tình yêu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.79 KB, 7 trang )

Đền Chử Đồng Tử - linh
thiêng một tình yêu




Truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng
với một chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo từ lâu đã
trở thành thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian
Việt Nam.
Chử Đồng Tử - Tiên Dung, những con người không tham danh vọng,
không màng phú quý vinh hoa, suốt đời chỉ tìm đến với những cái đẹp
trong thiên nhiên, khai phá tạo dựng những bãi bồi phù sa đã đi vào
cõi bất tử trong tâm linh của người dân đất Việt.

Từ Hà Nội, du khách có thể xuôi dòng Sông Hồng chừng 20km là tới
bến Bình Minh hoặc có thể đi đường bộ qua cầu Chương Dương rẽ
phải, theo đường đê chừng 25km là tới đền Chử Đồng Tử hay đền Đa
Hoà ở xã Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên.

Khách thập phương tới đây không chỉ để đứng trên con đê Sông Hồng
thưởng ngoạn phong cảnh bình yên của một vùng quê "xanh xanh luỹ
tre, ngô khoai biêng biếc, con đò sang ngang" hay ngắm nhìn những
dải phù sa cát trắng, những ánh nắng lung linh trên những hàng cau…
mà còn để được đắm mình giữa chốn Bồng Lai tiên cảnh của đền Đa
Hoà và dâng nén nhang tưởng nhớ tới đức thánh Chử Đồng Tử (một
trong tứ bất tử của thần linh đất Việt) cùng vị phu nhân xinh đẹp Tiên
Dung công chúa (con gái vua Hùng Vương thứ 18) và nàng Tây Sa
công chúa.

Đức thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được thờ phụng ở


nhiều nơi trên địa bàn vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, chủ yếu là
các làng ven Sông Hồng và sông Đuống. Nhưng, một trong những nơi
thờ tự chính, nổi tiếng sầm uất nhất là đền đa Hoà cạnh bờ Sông Hồng
trông thẳng sang bãi Tự Nhiên - nơi đã diễn ra cuộc gặp gỡ và nảy
sinh mối tình nên thơ, diễm lệ giữa chàng trai đánh cá nghèo không
mảnh khố che thân với nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng
vừa độ 18 trăng tròn.

Đền Đa Hoà hay còn được nhân dân trong vùng gọi là đền Chính vì
đây là nơi thờ tự chính của nhân dân tổng Mễ (thuộc huyện Đông An,
phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nay thuộc xã Bình Minh, Khoái
Châu và xã Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) được xếp hạng di tích lịch
sử văn hoá năm 1962. Đây không chỉ là một di tích lưu truyền và lan
toả về một thiên tình sử hàng ngàn năm nay mang ý nghĩa nhân văn
cao đẹp mà còn có giá trị đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
thời Nguyễn. Đền do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (người làng Phú Thị,
tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, Hưng Yên, nay thuộc
Văn Giang, Hưng Yên) đứng ra vận động nhân tài, vật lực của nhân
dân tám thôn tổng Mễ cùng thập phương công đức để xây dựng, tôn
tạo năm 1894 trên nền một ngôi đền cổ. Hiện vẫn Chưa có tài liệu
chính xác nào cho biết ngôi đền cổ này được xây dựng từ thời gian
nào, bằng vật liệu gì, qui mô to nhỏ ra sao và điều quan trọng hơn là
ngôi đền này thờ ai.

Quang cảnh đền như hiện nay là một kiến trúc qui mô lớn, mặt quay
hướng chính Tây, nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên mà kế đó, thuộc địa
phận huyện Thường Tín, Hà Tây có ngôi đền Ngự Dội để ghi đấu nơi
Tiên Dung dừng thuyền rồng tắm thuở nào.

Tổng thể kiến trúc đền nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng,

hình Chữ nhật có tổng diện tích 18.720m2, bao gồm 18 nóc nhà lớn
nhỏ. Con số này là sự gởi gắm ý tưởng của người xây dựng nhằm
nhắc nhở người đời sau nhớ tới thiên tình sử của nàng Tiên Dung
công chú vừa tròn 18 tuổi, diễn ra vào đời Hùng Vương thứ 18.

Thu hút sự chú ý của du khách hành hương là các pho tượng, đặc biệt
là các pho tượng đức thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân đặt ở
Hậu Cung. Các pho tượng đều được đúc bằng đồng, mặt tượng được
sơn màu da, kẻ mắt và có độ cao ngang bằng nhau. Hiện nay trong
đền còn có ba pho tượng như thế này nữa đặt ở cung Đệ Tam. Sở dĩ là
vì, trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng, tàn phá ở vùng quê này,
chúng đã lấy ba pho tượng bằng đồng quý giá đem đi. Do đó nhân dân
địa phương đã tạc ba pho tượng bằng gỗ để thờ. Nhưng do sự đấu
tranh kiên quyết của nhân dân địa phương, về sau chúng đã phải trả
tượng lại cho đền. Ba pho tượng bằng gỗ kia cũng được giữ lại do đã
có một thời gian sống trong tâm linh của dân, đồng thời để ghi dấu
một thuở nơi đây từng bị giặc ngoại xâm tàn phá quê hương, phá bỏ
đền chùa.

Toàn bộ kiến trúc ngôi đền càng được tôn thêm vẻ đẹp cổ kính, dêu
phong bởi nó nằm trong một không gian thẩm mỹ với sông nước bao
la, cổ thụ bốn mùa xanh tốt. Cây cối nơi đây cũng được chọn lọc để
tập trung vào chủ điểm khẳng định sự bất tử của đức thánh Chử Đồng
Tử cũng như mối tình tuyệt mỹ của Ngài. Xen vào đó là những lời
hay, ý đẹp và tình yêu bất tử của con người toát lên qua mỗi lời, mỗi
chữ của những bức hoành phi, câu đối của những bậc tao nhân, mặc
khách mọi thời. Thật là một chốn Bồng Lai tiên cảnh nơi trần thế.

Hiện nay đền Đa Hoà còn được bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm,
trong đó đặc biệt phải kể đến đôi lọ Bách Thọ (một trăm chữ thọ

không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), một cổ
vật vô giá của dân tộc.

Tại đây người dân địa phương đã bao đời hương khói trong niềm tin
tưởng cầu phúc, cầu lộc, sức khoẻ, mùa màng tươi tốt cho mình và
cho cả đất nước. Vì thế mà:

"Hỡi ai đi ngược về xuôi
Nhớ hội Đa Hoà mồng mười tháng hai."

Từ xưa đã thành thông lệ, cứ ba năm một lần, người dân tổng Mễ xưa
lại mở hội hàng Tổng từ mồng 10 - 15 tháng 02 âm lịch gọi là hội Kỳ
Yên (hội cầu mát). Vì thế mà ngày nay đền Đa Hoà hay đền Chử
Đồng Tử không chỉ là một nơi thờ cúng tâm linh của nhân dân, mà nó
còn là một trong những điểm du lịch tham quan không thể thiếu của
những tour du lịch vùng đồng bằng Sông Hồng, và đặc biệt là các tour
du lịch bằng đường sông cùng với làng gốm Bát Tràng, đền Đại Lộ,
đền Dầm hay thương cảng Phố Hiến.

Đức thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa đã bay về trời
nhưng tình yêu của họ vẫn còn mãi với thời gian và bất tử trong tâm
linh các thế hệ người dân Việt Nam. Đền Chử Đồng Tử - đền Đa Hoà
ở xã Bình Minh và nhân dân nơi đây đã, đang và mãi mãi là một trong
những điểm tựa cho sức sống bất tử ấy. Thời gian đi qua, nhưng
truyền thống văn hoá dân tộc còn mãi không mờ, tâm linh người Việt
vẫn luôn hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn và hướng về "đền Chử
Đồng Tử - linh thiêng một tình yêu".

×