Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng hoạt động đầu tư của Công ty du lịch cổ phần Bưu điện trong giai đoạn 2000-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.5 KB, 23 trang )

Báo cáo tổng hợp
I.TỔNG QUAN VÈ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BƯU ĐIỆN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Trong xu thế phát triển ngày càng lớn mạnh để trở thành một tập đoàn kinh tế
đa dịch vụ, đa ngành nghề, … bên cạnh các đơn vị sản xuất kinh doanh và cung cấp
dịch vụ truyền thống về Tin học, Bưu chính - Viễn thông, ngay từ những năm cuối
thập kỷ 90 của Thế kỷ trước, Lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam
đã sớm quan tâm đến việc tổ chức hình thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ Tài
chính, Bảo hiểm, Du lịch, … theo hướng đón đầu sự hội tụ của Bưu chính - Viễn
thông - Tin học và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ, đảm bảo sức cạnh
tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.
Ngày 19/08/1988, Tổng cục Bưu điện, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt
Nam, Thường vụ Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số
3773/NQ-LT trong đó thống nhất chủ trương thành lập Công ty Cổ phần Du lịch Bưu
điện để quản lý kinh doanh có hiệu quả hệ thống các khách sạn Bưu điện đã và đang
được đầu tư xây dựng trong cả nước.
Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện được chính thức thành lập ngày 30/08/1990 với
07 (bảy) cổ đông sáng lập, vốn điều lệ đăng ký là 120 tỷ đồng Việt Nam. Trong đó
Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam là cổ đông lớn nhất với vốn góp 83.300
triệu đồng (Tám mươi ba tỷ, ba trăm triệu đồng), bằng 73,58% tổng vốn điều lệ.
Công ty được thành lập để khai thác, sử dụng vốn và tài sản hiện có là hệ thống các
khách sạn, nhà nghỉ của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, đồng thời huy động các
nguồn vốn trong và ngoài ngành phát triển kinh doanh du lịch cũng như các dịch vụ
bổ sung khác, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp Du lịch hàng đầu
Việt Nam, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, phát triển lợi tức cho cổ
đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, Công ty bao gồm các hệ thống các đại lý,
Chi nhánh, văn phòng đại diện và hệ thống khách sạn đặt tại một số tỉnh, thành phố
trong nước, ngoài nước.
Các hoạt động kinh doanh chủ yếu: cơ sở lưu trú, lữ hành nội địa và quốc tế,
vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ cho thuê văn phòng, phòng họp, các dịch vụ


cho thuê nhà ở, nhà hàng, các dịch vụ thương mại, dịch vụ thể dục thể thao, dịch vụ
giải trí, đại lý vé máy bay, đại lý dịch vụ bưu điện và tin học, xuất nhập khẩu linh phụ
Vũ Tuấn Nam Kinh tế đầu tư K38
1
Báo cáo tổng hợp
kiện, thiết bị điện tử, viễn thông, tin học, xuất nhập khẩu nông, lâm, thổ sản, sản
phẩm ngành dệt may, máy móc thiết bị vật tư ngành xây dựng. …
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng Tổ chức
Hành chính
Phòng Tài chính kế
toán
Phòng Kinh doanh
tiếp thị
Phòng đầu tư
Trung
tâm Lữ
hành
Trung
tâm
Thương
mại và
Dịch vụ
Du lịch
Chi
nhánh
Công ty
tại TP.
Hồ Chí
Minh

KSBĐ
Hạ Long
KSBĐ
Vũng
Tàu
KSBĐ
Cửa

KSBĐ
Sầm Sơn
KS
Hà Nội
* Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan
quyết định cao nhất của Công ty, có các quyền và nhiệm vụ:
Vũ Tuấn Nam Kinh tế đầu tư K38
2
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Báo cáo tổng hợp
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại;
quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban
kiểm soát;
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, gây
thiệt hại cho Công ty và cổ đông của Công ty;
- Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty trừ trường hợp điều chỉnh vốn

điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được chào bán theo
định tại Điều lệ của Công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
- Thông qua định hướng phát triển của Công ty, quyết định bán số tài sản có
giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế toán của
Công ty;
- Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán;
- Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
* Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty quyết dịnh mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, có các quyền và nhiệm
vụ:
- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá chào bán cổ phần, trái phiếu và chứng khoán khác của Công
ty; định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng;
- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán;
- Quyết định phương án đầu tư;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghẹ; thông qua
hợp dồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty;
Vũ Tuấn Nam Kinh tế đầu tư K38
3
Báo cáo tổng hợp
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; quyết định thành
lập Công ty con, lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần
khác của doanh nghiệp;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, kế

toán trưởng của Công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý
đó;
- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc
xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán mỗi loại;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,
triệu tập Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng
cổ đông thông qua quyết định;
- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp.
* Ban kiểm soát: có các quyền và nhiệm vụ:
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ
thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết
hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ
đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng;
- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham
khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị
lên Đại hội đồng cổ đông;
- Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của
việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính các báo cáo
khác của Công ty: tính trung thực hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh của Công ty;
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh của Công ty;
Vũ Tuấn Nam Kinh tế đầu tư K38
4
Báo cáo tổng hợp

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều
lệ của Công ty.
* Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của Công
ty, có các quyền và nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh và phương án đầu tư của Công
ty;
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty;
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty,
kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình;
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên dưới quyền;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ
các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan hay bắt nguồn từ các nhiệm vụ
trên;
- Báo cáo Hội đồng quản trị kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Được quyết định các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp
khẩn cấp như thiên tai, hoả hoạn… và chịu trách nhiệm với những quyết định này,
đồng thời báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị.
* Phó Tổng giám đốc: có các quyền và nhiệm vụ:
- Giúp Tổng giám đốc chỉ đạo công tác: hoạt động kinh doanh thương mại; tổ
chức thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; công tác bảo
vệ, an toàn vệ sinh lao động, y tế, chăm sóc sức khoẻ; ứng dụng công nghệ thông tin
trong điều hành, quản lý kinh doanh; các hoạt động văn hoá, thể thao; phối hợp với tổ
chức Công đoàn, Đoàn thanh niên; các lĩnh vực khác theo sự phân công
- Thay mặt Tổng giám đốc chủ động giải quyết công việc trong những chủ
tửơng, định hướng đã thống nhất và báo cáo Tổng giám đốc các quyết định quản lý
hoặc các ý kiến chỉ đạo đã ban hành, thờng xuyên chủ động phối hợp thỉnh thị ý kiến

của Tổng giám đốc;
Vũ Tuấn Nam Kinh tế đầu tư K38
5
Báo cáo tổng hợp
- Cùng với Tổng giám đốc theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các phòng chức
năng, các đơn vị trực thuộc Công ty.
* Phòng Tổ chức Hành chính Công ty: có chức năng và nhiệm vụ:
- Thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức cán
bộ, đào tạo, lao động tiền lương, hành chính tổng hợp, y tế, bảo vệ, thanh tra và một
số công việc khác do Lãnh đạo Công ty phân công;
- Xây dựng hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty phù hợp với sự
phát triển của Công ty đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh;
- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân
viên thuộc Công ty đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện công tác về lao động - tiền lương, thi đua khen thưởng, đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên;
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc và
bảo mật thông tin trong Công ty;
- Xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hành các quy chế, quy định nội bộ
thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách;
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu về công tác thuộc phạm vi
trách nhiệm của Phòng theo đúng quy định pháp luật của Công ty;
- Quản lý về mặt hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên
làm việc tại Phòng và quản lý, sử dụng tài sản được giao phục vục công tác của
Phòng theo quy định Công ty;
- Thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc Công ty giao.
* Phòng Tài chính Kế toán: có chức năng và nhiệm vụ:
- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng giám đốc Công ty quản lý, điều
hành công tác tài chính, kế toán, thống kê, quản lý tài sản, bảo toàn và phát triển
nguồn vốn theo đúng quy định của Công ty và pháp luật;

- Thực hiện các công tác về tài chính, kế toán, thống kê theo quy định pháp
luật, Công ty;
- Quản lý toàn bộ tài sản cố định, vật rẻ mau hỏng của Công ty, phát hiện và
ngăn chặn các tệ nạn tham ô lãng phí, vi phạm chế độ tài chính, pháp lệnh về kế toán
- thống kê;
Vũ Tuấn Nam Kinh tế đầu tư K38
6
Báo cáo tổng hợp
- Thực hiện công tác kiểm toán theo quy định của Nhà nước và quyết định của
Tổng giám đốc Công ty;
- Xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hành các quy chế, quy định nội bộ
thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách;
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, số liệu về công tác thuộc phạm vi
trách nhiệm của Phòng theo đúng quy định của pháp luật và của Công ty;
- Quản lý vềmặt hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên
làm việc tại Phòng và quản lý, sử dụng tài sản được giao phục vụ công tác của Phòng
theo quy định của Công ty;
- Thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc Công ty giao.
* Phòng Kinh doanh Tiếp thị: có chức năng và nhiệm vụ:
- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng giám đốc Công ty quản lý, điều
hành công tác kế hoạch, công tác nghiên cứu, khai thác thị trường, quảng cáo, tiếp
thị, xây dựng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của Công ty và các đơn vị trực thuộc;
quản lý nghiệp vụ du lịch phục vụ yêu cầu kinh doanh; chỉ đạo thực hiện các phương
án kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của Công ty;
- Thực hiện công tác về kế hoạch, thị trường, nghiệp vụ du lịch;
- Xây dựng và trình Tổng giám đốc Công ty ban hành các quy chế, quy định
nội bộ thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách;
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, số liệu về công tác thuộc phạm vi
trách nhiệm của Phòng theo đúng quy định của pháp luật và Công ty;
- Quản lý về mặt hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên

làm việc tại Phòng và quản lý, sử dụng tài sản được giao phục vụ công tác của Phòng
theo quy định của Công ty;
- Thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc Công ty giao.
* Phòng đầu tư: có chức năng và nhiệm vụ:
- Thực hiện chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty về công tác đầu
tư xây dựng trong từng giai đoạn phát triển của Công ty;
- Xây dựng và trình Tổng giám đốc Công ty phương án quy hoạch, kế hoạch
tổng thể về đầu tư xây dựng cơ bản; xâu dựng phương án cải tạo sửa chữa cơ sở vật
chất, kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh, phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của Công ty;
Vũ Tuấn Nam Kinh tế đầu tư K38
7
Báo cáo tổng hợp
- Căn cứ chủ trương, định hướng của Hội đồng quản trị, tham mưu giúp Tổng
giám đốc Công ty xây dựng phương án, tìm kiếm các đối tác liên doanh, liên kết
trong đầu tư xây dựng phục vụ mục tiêu phát triển, mở rộng hoạt động của Công ty;
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng kinh tế về tư vấn và lập dự án
đầu tư; khảo sát xây dựng và thiết kế công trình xây dựng đảm bảo đúng tiến độ, chất
lượng. Tham mưu giúp Tổng gíam đốc xét duyệt các dự án, phương án đầu tư xây
dựng. Tổ chức trỉên khai nghiệm thu dự án đầu tư, báo cáo khảo sát xây dựng, thiết
kế công trình và lập hồ sơ trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế công trình xây dựng;
- Tham mưu giúp Tổng giám đốc làm việc với cơ quan quản lý, chính quyền
địa phương về việc xin cung cấp số liệu, tài liệu về thoả thuận kiến trúc quy hoạch,
nguồn cung cấp điện, nước, giao thông, môi trường, hoàn thành các thủ tục pháp lý
và các vấn đề có liên quan khác để lập dự án, phương án đầu tư, xin giao hoặc thuê
đất, xin cấp phép xây dựng, chuẩn bị hồ sơ đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị
mặt bằng thi công;
- Tham gia tư vấn giúp việc đấu thầu;
- Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường,
phòng chóng cháy nổ của nhà thầu;

- Định kỳ, lập và báo cáo về công tác đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng
xây lắp hoàn thành;
- Kiểm tra, giám sát, xác nhận khối lượng xây lắp hoàn thành đảm bảo chất
lượng,…
- Phối hợp hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch sửa chữa, cải tạo
nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật,kế hoạch đầu tư xây dựng đúng trình tự, thủ tục theo
quy định Nhà nước, Công ty;
- Làm việc với các cơ quan chức năng hoàn thành các thủ tục cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các công trình, vật kiến trúc khác hiện
Công ty đang quản lý, kinh doanh; giải quyết các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực
đầu tư XDCB của Công ty;
- Xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hành các quy chế, quy định nội bộ
thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách;
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, số liệu về công tác thuộc phạm vi
trách nhiệm của theo đúng quy định pháp luật, Công ty;
Vũ Tuấn Nam Kinh tế đầu tư K38
8
Báo cáo tổng hợp
- Quản lý về mặt hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với các cán bộ, nhân
viên làm việc tại Phòng và quản lý, sử dụng tài sản được giao phục vụ công tác của
Phòng theo quy định của Công ty;
- Thực hiện các công việc khác do Tổng giám đốc Công ty giao.
II. Thực trạng hoạt động đầu tư của Công ty du lịch cổ phần Bưu điện trong
giai đoạn 2000-2005:
2.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư:
Trong giai đoạn 2000-2005, vốn đầu tư của công ty không ngừng tăng cao, đặc
biệt là nhu cầu về vốn giành cho các hoạt động liên doanh liên kết xây dựng khách
sạn, nhà hàng.
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Vốn đầu tư

(tỷ đồng)
17 18.3 19.6 21.1 22.5 24
Trong đó, tỷ lệ về các nguồn vốn như sau:
Tỷ lệ các nguồn vốn huy động
Vốn vay ngân
hàng
65%
Vốn tự có
30%
Vốn khác
5%
Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu vốn
đầu tư, được trích từ quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn từ quỹ khấu hao của công ty.
Vũ Tuấn Nam Kinh tế đầu tư K38
9

×