Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sự Khác Nhau Giữa Nợ Tốt Và Nợ Xấu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.51 KB, 5 trang )

Sự Khác Nhau Giữa Nợ Tốt Và
Nợ Xấu
Rất nhiều người quan niệm rằng, mắc nợ (vay nợ) là một điều không tốt; và rất nhiều
người cho rằng, gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng là an toàn và tốt. Tuy nhiên, nếu
bạn thực sự tìm hiểu về tài chính để làm giàu thì bạn sẽ hiểu: có nợ tốt và nợ xấu; có
chi phí tốt và chi phí xấu; có tổn thất tốt và tổn thất xấu, có tiết kiệm tốt và tiết kiệm
xấu…vv.

Tìm hiểu về Ngân hàng để biết nợ tốt và nợ xấu
Bạn hãy một lần suy nghĩ về “vòng đời” của đồng tiền trong Ngân hàng thì sẽ thấy: người
sử dụng Ngân hàng chỉ có 2 loại Gửi tiền tiết kiệm và Vay tiền.

Người đi Vay tiền, thường nói “Tiền của Ngân hàng”.
Nhưng nếu suy xét kỹ, bạn sẽ thấy điều đó không chính xác.
Vì đó là tiền của mọi người gửi tại Ngân hàng. Và Ngân hàng đang làm ra tiền bằng tiền
của những người gửi tiền (tài sản) của họ vào đó.
Giả sử bạn coi Ngân hàng là một người đang muốn làm giàu, bạn sẽ thấy bản báo cáo tài
chính dưới đây:

Khi nhìn vào kịch bản tài chính trên bạn sẽ thấy: Ngân hàng cho vay hoặc giữ tiền và chi
ra 3% cho người tiết kiệm; sau đó lại cho người khác vay với lãi suất 6%.
Những người coi vay nợ là xấu, tiết kiệm là tốt thì có bản báo cáo tài chính dưới đây, với
những người nghèo hoặc trung lưu.

Thế chấp thường là để mua nhà, mua xe… và phải tiết kiệm để trả nợ ngân hàng.
Tuy nhiên, với người giàu, họ có bản báo cáo tài chính khác hẳn.

Có nghĩa là, người giàu, họ coi mình như chủ Ngân hàng. Họ vay tiền của ngân hàng và
khiến cho số tiền ấy sinh ra thêm tiền (lợi nhuận từ khác hàng, các khoản đầu tư).
Xem từng bản báo cáo tài chính trên, bạn sẽ hiểu được, khi nào có nợ tốt, khi nào có nợ
xấu.


Nghĩa là: khi bạn vay tiền, và dùng số tiền ấy để sinh thêm lợi nhuận (lợi nhuận cao hơn
lãi suất cho vay) thì là nợ tốt.
Những điều cần lưu ý
Hãy đối xử với nợ nần như một khẩu súng đã nạp đạn. Việc phân biệt được nợ xấu hay
nợ tốt rất quan trọng trong kiến thức tài chính. Vì nó có thể làm bạn giàu lên hoặc nghèo
đi. Khẩu súng đã lên đạn sẽ bảo vệ bạn; hoặc cũng có thể giết chết bạn, nếu bạn bất cẩn.
Nợ nần cũng vậy.
Với nhiều người sử dụng thẻ tín dụng (vay rồi trả sau), chúng đang bóp nghẹt cuộc sống
của rất nhiều gia đình, thậm chí cả những gia đình có nền giáo dục tốt.
Muốn làm giàu, bạn phải hiểu các kỹ năng cơ bản về nợ và cách quản lý nợ.

×