Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

K45Kto.dn_Btn_Tcct Nang Cao_Nhom 1_M&A Massan Phuc Long.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA KẾ TỐN

PHÂN TÍCH THƯƠNG VỤ M&A
MASAN - PHÚC LONG

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Quang Minh Nhi
Nhóm học viên cao học lớp K45KTO.DN:
Lê Thị Xuân Thư
Nguyễn Thị Thuận
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Huỳnh Bảo Nhuỵ

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2023


GVHD: TS. Nguyễn Quang Minh Nhi

Thương vụ M&A Masan – Phúc Long

Mục lục
1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MASAN VÀ PHÚC LONG .................................3
1.1. Masan .................................................................................................................3
1.2. Phúc Long ..........................................................................................................3
2. CÁC MỐC THỜI GIAN CỦA THƯƠNG VỤ ........................................................5
3. GIÁ TRỊ THƯƠNG VỤ ...........................................................................................5
4. LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN ........................................................................................6
4.1. Lợi ích của Masan – Cơng ty thâu tóm ..............................................................6
4.2. Lợi ích của Phúc Long – Công ty mục tiêu .......................................................6
5. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC VÀ TÍNH CHẤT CỦA THƯƠNG VỤ ........................6


5.1. Hình thức sáp nhập của thương vụ ....................................................................6
5.2. Tính chất của thương vụ ....................................................................................7
6. ĐỘNG CƠ CỦA THƯƠNG VỤ ..............................................................................7
6.1. Ý tưởng về việc tạo ra giá trị cộng hưởng và lợi nhuận ....................................7
6.2. Kết quả từ việc giảm chi phí ..............................................................................8
6.3. Gia tăng sức mạnh thị trường hoặc thị phần ......................................................9
6.4. Lợi ích từ việc đa dạng hóa ................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................10

2


GVHD: TS. Nguyễn Quang Minh Nhi

Thương vụ M&A Masan – Phúc Long

1.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MASAN VÀ PHÚC LONG

1.1.

Masan
Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San được thành lập vào tháng 11 năm 2004 dưới

tên là Công ty Cổ phần Hàng Hải Ma San.
Tháng 8 năm 2009, Công ty chính thức đổi tên thành Cơng ty Cổ phần Tập đoàn
Ma San (tên tiếng Anh là Ma San Group Corporation), Ngày 05 tháng 11 năm 2009
niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 07 năm 2015, Cơng ty chính thức thay đổi tên thành Cơng ty Cổ phần Tập

đồn Masan.
Dù Cơng ty chính thức thành lập vào năm 2004 nhưng tính đến việc thành lập và
hoạt động của các cổ đông lớn, công ty con và các cơng ty tiền nhiệm thì Masan Group
đã hoạt động từ năm 1996. Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, người
tiêu dùng và nhu cầu của họ luôn không ngừng phát triển. Bên cạnh nhu yếu phẩm cơ
bản hằng ngày, người tiêu dùng còn cần được phục vụ các sản phẩm và dịch vụ đa dạng,
những trải nghiệm vượt trội, phù hợp với sở thích của từng cá nhân và phong cách sống
hiện đại. Công nghệ và sự tiện lợi ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu, được
nhiều người ưa chuộng. Đón đầu xu hướng này, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh
các sản phẩm có thương hiệu, Masan Group đã xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng - công
nghệ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online.
1.2.

Phúc Long
Năm 1968, tại cao nguyên chè danh tiếng Bảo Lộc (Lâm Đồng), Phúc Long được

ra đời với kỳ vọng mang đến những sản phẩm trà và cà phê chất lượng.
Vào những năm 80, Phúc Long khai trương ba cửa hàng đầu tiên tại Thành phố
Hồ Chí Minh trên đường Lê Văn Sỹ, Trần Hưng Đạo và Mạc Thị Bưởi nhằm giới thiệu
sản phẩm trà và cà phê thuần Việt đến với khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
Đặc biệt, cửa hàng Phúc Long Mạc Thị Bưởi toạ lạc tại trung tâm Quận 1 là cửa hàng
đầu tiên phục vụ các thức uống Trà pha chế đặc trưng của Phúc Long và Cà-phê pha
máy cao cấp thường chỉ được phục vụ tại các nhà hàng sang trọng vào giai đoạn đó.

3


GVHD: TS. Nguyễn Quang Minh Nhi

Thương vụ M&A Masan – Phúc Long


Năm 2000, công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Phúc Long chính thức được
thành lập.
Năm 2007, Phúc Long sở hữu đồi chè và quyết định đầu tư xây dựng nhà máy
chế biến trà tại Thái Nguyên. Đồng thời trong năm 2007, Phúc Long đầu tư nhà máy
chế biến trà và cà phê tại Bình Dương, trang bị nhiều thiết bị và máy móc hiện đại, có
chứng nhận HACCP- quy trình đảm bảo đủ tiêu chuẩn an tồn vệ sinh thực phẩm, với
mục tiêu đảm bảo cung ứng nguồn sản phẩm chất lượng, phục vụ thị trường trong nước
và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Cũng từ đây, Trà Phúc Long đã đáp ứng đầy đủ tiêu
chuẩn để có mặt tại các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Philippines…
Năm 2012, cửa hàng Phúc Long Coffee & Tea tại Trung tâm thương mại Crescent
Mall Quận 7 ra mắt, đánh dấu việc Phúc Long chính thức mở rộng vào ngành đồ ăn &
thức uống (Food & Beverage) với cửa hàng Phúc Long hoạt động theo mơ hình tự phục
vụ trong không gian hiện đại. Cùng với đội ngũ cộng sự đắc lực, Phúc Long đã đánh
dấu bước chuyển mình quan trọng trong lịch sự phát triển của mình.
Năm 2015, Phúc Long xây dựng 10 cửa hàng tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Từng
bước định vị thương hiệu gắn liền với những sản phẩm thức uống trà và cà phê đậm vị
trong tâm trí khách hàng.
Năm 2018, xây dựng nhà máy thứ 2 tại Bình Dương, sở hữu hai đồi chè Thái
Nguyên và Bảo Lộc, hơn 40 cửa hàng được xây dựng tại: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội. Năm 2018 cũng là năm Phúc Long quyết định
mở rộng thương hiệu ra phía Bắc, sau thời gian tìm hiểu và khảo sát thị trường với cửa
hàng đầu tiên của Phúc Long đặt tại Hà Nội.
Năm 2019, phát triển 70 cửa hàng và tiếp tục định hướng phát triển mở rộng hệ
thống cửa hàng trải dài từ Nam ra Bắc. Bên cạnh đó, tăng độ phủ của sản phẩm trà và
cà phê đến tất cả các hệ thống: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kênh thương mại điện tử…
Trải qua hơn 50 năm chắt chiu tinh hoa từ những búp trà xanh và hạt cà phê
thượng hạng cùng mong muốn mang lại cho khách hàng những trải nghiệm giá trị nhất
khi thưởng thức, Phúc Long liên tục là thương hiệu tiên phong với nhiều ý tưởng sáng
tạo đi đầu trong ngành trà và cà phê.


4


GVHD: TS. Nguyễn Quang Minh Nhi
2.

Thương vụ M&A Masan – Phúc Long

CÁC MỐC THỜI GIAN CỦA THƯƠNG VỤ
Tháng 5/2021, Thương hiệu Phúc Long có từ lâu nhưng Cơng ty cổ phần Phúc
Long Heritage - sở hữu thương hiệu Phúc Long mới được thành lập lần đầu tiên
vào ngày 21/05/2021, sau đó chỉ vài ngày Masan thực hiện chào mua 20% cổ
phần Phúc Long lần đầu. Masan mua 20% vốn cổ phần của Phúc Long với giá
15 triệu USD, tương ứng định giá 75 triệu USD.
Ngày 25/10/2021, công ty cổ phần Phúc Long Heritage thay đổi thông tin đăng
ký kinh doanh, theo đó ơng Nguyễn Đăng Quang (Masan) trở thành Chủ tịch hội
đồng quản trị, ông Lâm Bội Minh (Phúc Long) là Tổng giám đốc.
Vào tháng 1/2022, Masan mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long với giá 110
triệu USD, nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%, qua đó nắm quyền chi phối thương hiệu
đồ uống này và chuyển từ công ty liên kết thành công ty con sở hữu gián tiếp.
Vào ngày 1/8/2022, Công ty TNHH The SHERPA – công ty con do Masan sở
hữu gián tiếp, đã mua 10.837.500 cổ phiếu tương đương 34% vốn cổ phần của
Công ty cổ phần Phúc Long Heritage với tổng số tiền thanh toán là 153 triệu
USD.

3.

GIÁ TRỊ THƯƠNG VỤ
Tháng 5/2021 Massan mua 20% cổ phần Phúc Long, giá 15 triệu USD (346 tỷ

đồng), tương đương mức định giá 75 triệu USD (1.728 tỷ đồng).
Tháng 1/2022, Masan mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long, giá 110 triệu USD
(2.500 tỷ đồng) tương ứng định giá vốn cổ phần công ty này là 355 triệu USD,
(khoảng hơn 8.000 tỷ đồng).
Ngày 1/8/2022, Công ty TNHH The SHERPA – công ty con do Masan sở hữu
gián tiếp, đã mua 10.837.500 cổ phiếu tương đương 34% vốn cổ phần của Công
ty cổ phần Phúc Long Heritage với tổng số tiền thanh toán là 3.617,7 tỷ đồng.
Như vậy, định giá cho Phúc Long tiếp tục được nâng lên mức 450 triệu USD
(10.640 tỷ đồng).
Như vậy Masan mua lại Phúc Long 3 lần tổng 85% cổ phần tương ứng 278 triệu

USD (6.453,7 tỷ đồng).

5


GVHD: TS. Nguyễn Quang Minh Nhi

Thương vụ M&A Masan – Phúc Long

4.

LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN

4.1.

Lợi ích của Masan – Cơng ty thâu tóm
Về mặt lợi thế thương mại, khi Masan mua lại Phúc Long, họ không chỉ mua
những tài sản hiện hữu, được ghi chép mà còn mua lại cả những giá trị vơ hình.
Đó là thương hiệu, đội ngũ nhân viên, mối quan hệ với nhà cung cấp.

Giá trị cộng hưởng mà 1+1 không phải bằng 2 trong thương vụ này đó chính là
phần bù cho số tiền mà Masan trả giá cao để thực hiện thương vụ M&A. Giá trị
cộng hưởng của thương vụ này thể hiện qua doanh thu tài chính "khủng" trên
BCTC quý II: Masan lãi đậm với lợi nhuận trước thuế đạt 3.335 tỷ đồng, tăng
hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đến từ 2 nguyên nhân chính.
Đầu tiên, phải nói đến việc Masan đã nâng được biên lợi nhuận gộp trong kỳ từ
hơn 22% lên 28%, dẫn đến lợi nhuận gộp tăng trưởng gần 10% bất chấp doanh
thu thuần giảm 12,5%. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính cũng đóng góp đáng kể
vào kết quả kinh doanh chung. Doanh thu tài chính 6 tháng đầu năm của Masan
đạt 1.591 tỷ đồng, cao gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.
Định giá vốn cổ phần của Phúc Long khá đắt khi P/E tính ra rơi vào khoảng 15x,
trong khi P/E của ngành nước uống, giải khát hiện đang ở khoảng 25 – 30.

4.2.

Lợi ích của Phúc Long – Cơng ty mục tiêu
Kết quả kinh doanh bứt phá: Với nhờ cộng hưởng với hệ sinh thái của Masan,
hiệu quả hoạt động của Phúc Long đã cải thiện đáng kể. Theo báo cáo kết quả
kinh doanh của Masan, trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của Phúc
Long đạt 820 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước
thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) cũng đạt 117 tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, các cửa hàng đa tiện ích có kiosk Phúc Long đã giúp gia tăng
30% lưu lượng khách hàng và giảm 44% mức doanh thu cần thiết để đạt điểm
hòa vốn tại cửa hàng/ngày.
Masan đã trả số tiền lớn hơn giá thị trường cho Phúc Long.

5.

XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC VÀ TÍNH CHẤT CỦA THƯƠNG VỤ


5.1.

Hình thức sáp nhập của thương vụ
Thương vụ Masan thâu tóm Phúc Long là hình thức sáp nhập theo chiều ngang.

6


GVHD: TS. Nguyễn Quang Minh Nhi

Thương vụ M&A Masan – Phúc Long

Góp phần hồn thiện mảnh ghép của chiến lược Point of Life của Massan. Có thể nói,
Masan là thương hiệu đình đám trên thị trường M&A khi liên tục mở rộng hệ sinh thái
qua các thương vụ mua bán – sáp nhập. Chẳng hạn, Vinacafé Biên Hồ, Nước khống
Vĩnh Hảo, Bia Sư Tử Trắng, Hệ thống bán lẻ VinCommerce, hay Hãng sản xuất bột giặt
NET… Với bước đi tương tự, Masan bắt tay cùng Phúc Long để dần hoàn thiện các
mảnh ghép quan trọng trong chiến lược phát triển hệ sinh thái tiêu dùng Point of Life.
5.2.

Tính chất của thương vụ
Thương vụ M&A này mang tính chất thân thiện, bởi cả hai đều thảo luận, thỏa

thuận thành công về giá và điều khoản thanh tốn phù hợp giữa Cơng ty thâu tóm
(Masan) và Cơng ty mục tiêu (Phúc Long). Thấy được lợi ích chung trong việc kết hợp
giữa hai bên, một Phúc Long có sự đồng hành của Massan, tập đoàn tiêu dùng hàng đầu
Việt Nam thừa nhận đã thể hiện “sức mạnh cộng hưởng mạnh mẽ” với chiến lược Point
of Life. Đồng thời, các nhà quản lý của Phúc Long đồng ý với tham luận khi công ty cổ
phần Phúc Long Heritage thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, theo đó ơng Nguyễn
Đăng Quang (Masan) trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị, ông Lâm Bội Minh (Phúc

Long) là Tổng giám đốc. Việc ông Quang Masan trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị
của Phúc Long khi công ty này mới chỉ là công ty liên kết của Masan đã thể hiện phần
nào sự khăng khít của những "cam kết" hai bên đã thoả thuận với nhau.
6.

ĐỘNG CƠ CỦA THƯƠNG VỤ

6.1.

Ý tưởng về việc tạo ra giá trị cộng hưởng và lợi nhuận
Giá trị cộng hưởng mà sau khi Masan mua lại Phúc Long vượt trên giá trị thực

thể riêng biệt của 2 công ty này cụ thể như sau:
Hiệu quả cộng hưởng thể hiện rõ nhất khi các kiosk Phúc Long tích hợp vào
chuỗi cửa hàng WIN. Các kiosk Phúc Long bên trong 27 cửa hàng WIN đầu tiên
có doanh thu/ngày tăng 116% so với các kiosk tại các cửa hàng WinMart+.
Ước tính, nhờ tối ưu hóa chuỗi kiosk, Phúc Long dự kiến tăng thêm 27 tỷ đồng
lợi nhuận. Nhờ tích hợp vào chuỗi bán lẻ WinMart, WinMart+ và WIN, Phúc
Long thu hút được lượng khách hàng GenZ vào cửa hàng, cũng như góp phần
tăng doanh thu của chuỗi bán lẻ. Nhờ đó, giúp cải thiện lợi nhuận cho các cửa

7


GVHD: TS. Nguyễn Quang Minh Nhi

Thương vụ M&A Masan – Phúc Long

hàng WinMart+ và góp phần thúc đẩy là nền tảng chiến lược Point of Life tăng
tốc.

Song song với việc tích hợp Phúc Long vào chuỗi bán lẻ WinCommerce, Masan
đã đẩy mạnh mơ hình flagship của chuỗi F&B này. Chỉ tính riêng trong quý
3/2022, Phúc Long đã khai trương 15 cửa hàng flagship. Đà mở mới tiếp tục được
giữ trong quý 4/2022 với kế hoạch khai trương thêm 30 cửa hàng flagship Phúc
Long và xây dựng hệ thống vận hành, quy trình nhằm thiết lập nền tảng cho việc
siêu mở rộng quy mô trong năm 2023.
6.2.

Kết quả từ việc giảm chi phí
Phúc Long thốt khỏi cảnh doanh thu khủng nhưng lợi nhuận bèo bọt. Tuy doanh
thu cao nhưng lợi nhuận lại thấp do Phúc Long “cắn răng” thuê mặt bằng đẹp và
đầu tư lớn cho những chiến dịch quảng cáo truyền thơng. Điều này vơ tình đẩy
doanh nghiệp vào cảnh doanh thu khủng nhưng lợi nhuận bèo bọt. Chính vì thế,
việc ‘chung nhà’ với chuỗi WinMart không những giúp Phúc Long giảm được
đáng kể chi phí thuê mặt bằng mà cịn đẩy nhanh độ phủ của mình khi hợp tác
với Masan, lợi ích trước hết mà Phúc Long nhận được là hệ thống cửa hàng và
tập khách hàng khổng lồ đến từ chuỗi VinMart+ cùng hàng nghìn điểm bán mới
với mặt bằng đẹp, góp phần đưa Phúc Long nhanh chóng mở rộng hệ thống chuỗi
cửa hàng tại những vị trí đắc địa, đông dân cư thông qua mạng lưới VinMart+
trên toàn quốc. Lợi thế về điểm bán sẽ giúp Phúc Long nâng cao tính cạnh tranh,
mở rộng độ phủ sóng thương hiệu mà khơng cầu đầu tư nhiều chi phí vận hành.
Masan khai thác lợi thế của mơ hình tích hợp giữa Phúc Long và VinMart+. Bởi
dựa vào kết quả kinh doanh của mơ hình mini-mall thí điểm, hợp tác này góp
phần tăng biên lợi nhuận của tồn hệ thống cửa hàng VinMart+ hơn 4% so với
mức hiện tại, giúp mỗi điểm bán giảm tới 44% mức doanh thu cần thiết để đạt
điểm hồ vốn tại cửa hàng/ngày. Hay nói cách khác, một WinCommerce có Phúc
Long sẽ càng tiến gần hơn đến điểm hoà vốn.
Trong năm 2021, các kiosk Phúc Long được tích hợp vào chuỗi Winmart đã giúp
số lượng đơn hàng trung bình/ngày tăng 16%. Dự kiến trong 18-24 tháng tới, hai
bên sẽ tiếp tục mở rộng mơ hình này với 1000 Kiot Phúc Long trong chuỗi cửa

hàng Winmart. Thành cơng của mơ hình kiosk Phúc Long thúc đẩy Massan tiến
8


GVHD: TS. Nguyễn Quang Minh Nhi

Thương vụ M&A Masan – Phúc Long

xa hơn khi xây dựng mơ hình mini-mall, tích hợp WinMart+ với Phúc Long,
Techcombank và Reddi tại một điểm phục vụ duy nhất.
6.3.

Gia tăng sức mạnh thị trường hoặc thị phần
Gia tăng sức mạnh thị trường, Phúc Long đang có giá trị thương hiệu, kèm theo
là một trong các thương hiệu được người tiêu dùng tin tưởng, nhất là phân khúc
trẻ. Massan là tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực F&B. Việc kết hợp
này đem đến nhiều lợi ích trong việc mở rộng kinh doanh cũng như thúc đẩy tăng
trưởng thị trường dồi dào.
Chuỗi bán lẻ của Massan trước giờ chỉ tập trung vào bán sản phẩm tiêu dùng thiết
yếu với hộ gia đình. Thế nên, việc kết hợp với Phúc Long - một trong những
thương hiệu đồ uống ưa thích của giới trẻ, giúp WinMart+ tiếp cận dễ dàng hơn
đến nhóm đối tượng khách hàng này.
Phúc Long thì hưởng lợi từ dư địa tăng trưởng dồi dào tại thị trường miền Bắc.
Đồng thời, phát triển một cách nhanh chóng và mở rộng quy mơ trên khắp các
tỉnh thành. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, tham vọng của thương hiệu này chính
là vươn ra tồn cầu. Thông qua thương vụ M&A với Masan, con đường này ngày
càng trở nên dễ dàng hơn.

6.4.


Lợi ích từ việc đa dạng hóa
Phúc Long là một trong những hãng đứng đầu thị trường bán lẻ các sản phẩm
truyền thống được đổi mới từ trà và cà phê. Điều này đã biến Phúc Long thành
“viên ngọc trai” mới trong “Chiến lược chuỗi ngọc trai” của Massan. Masan hồn
tồn có thể thực hiện Chiến lược này, tức là việc các cơng ty có thể gia tăng giá
trị cho khách hàng bằng cách mua lại các doanh nghiệp trong từng mảng, sau đó
tích hợp thành một giải pháp thống nhất, nhằm mục đích đa dạng hóa.
Với Masan, việc xây dựng một thương hiệu chuỗi trà, cafe như Phúc Long để
tích hợp vào chiến lược Point of Life trong chuỗi hàng tiêu dùng của mình có thể
mất nhiều thời gian và chi phí. Nên để có lợi thế về thời gian để hồn thiện đa
dạng hệ sinh thái, việc mua lại công ty Phúc Long là chiến lược hợp lý và gia
tăng giá trị cộng hưởng, đa dạng hóa sản phẩm cũng như lĩnh vực trong ngành
hàng tiêu dùng.

9


GVHD: TS. Nguyễn Quang Minh Nhi

Thương vụ M&A Masan – Phúc Long

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài chính doanh nghiệp (Bản dịch Corporate Finance của Ross, Westerfield and
Jordan), Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2019).
2. Quản trị tài chính (Bản dịch Financial Management của Brigham và Houston), Nhà
xuất bản Hồng Đức (2019).
3. Masan Group (2022) từ />4. Phúc Long (2022) từ />5. An Vũ (2022). Phía sau thương vụ Masan thâu tóm Phúc Long, 15/02/2022, từ
/>
10




×