Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

DOANH NHÂN VÀ ĐỒNG TIỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.48 KB, 16 trang )

Doanh nhân & đồng tiền
Những hoàn cảnh khác nhau hình thành nên trong họ những
quan điểm khác nhau về đồng tiền, nhưng chung quy họ đều
có cùng một tâm tư: khi đã giàu có thì tiền không phải là mục
đích duy nhất của họ.


Trong số họ, có người từng là một trong những người giàu nhất
trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá trị tài sản vài ngàn tỉ
đồng. Họ rất giàu. Thế nhưng, không phải ai cũng có gốc gác
“tiểu thư” như chị Cao Thị Ngọc Dung, Tổng Giám đốc Công ty
Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhận (PNJ), để chẳng bao giờ
phải lo lắng tới tài sản cá nhân. Ngược lại với chị Dung, cả nhà
chị Đặng Thị Hoàng Phượng, Chủ tịch HĐQT Công ty Khoáng
sản Sài Gòn - Phú Quốc, từng phải ăn bo bo, nhai khoai mì sùng
trong nước mắt để sống nên luôn nghĩ phải phấn đấu thoát
nghèo. Anh Hoàng Minh Châu, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty FPT,
cũng trải qua cảnh “bần hàn” đến nỗi từng đâm ra “căm thù tư
bản”. Còn doanh nhân trẻ Lê Hải Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty
Mắt Bão, công ty cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin,
may mắn khẳng định mình trong lúc đất nước đã đổi thay nên
cách nhìn nhận về tiền bạc cũng khá thoải mái.

Tiền có quan trọng?

Chị Cao Thị Ngọc Dung: Tiền tất nhiên là quan trọng rồi, không
có tiền sẽ không sống được, đôi khi muốn làm điều tốt thì phải có
tiền. Cuộc sống nghèo khổ con người ta hay bị đồng tiền cuốn
vào, sống không thoải mái. Thậm chí đôi khi sự nghèo đói có thể
đưa người ta đến những hành động phi pháp. Nhưng ai coi đồng
tiền là mục đích của cuộc đời thì sẽ khổ, khổ vì tiền, giống như


mắc nợ đồng tiền, đến lúc giàu có rồi cũng phải bằng mọi cách
lao vào kiếm tiền.

Anh Hoàng Minh Châu, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty FPT
Anh Hoàng Minh Châu: Thời niên thiếu, chúng tôi được dạy địa
chủ và tư bản giàu có là do bóc lột dân nghèo. Vì thế, tôi căm thù
họ và coi thường đồng tiền. Thực ra, lúc đó nhà tôi rất nghèo,
chẳng mấy khi tôi nhìn thấy tiền, coi thường hay kính trọng thì
cũng không khác nhau mấy.

Thời thanh niên, tôi được nhà nước cử đi học ở nước ngoài. Lúc
đó, tôi biết được có những người làm giàu bằng lao động sáng
tạo, chứ không nhất thiết phải bóc lột ai đó mới giàu. Tôi bắt đầu
kính trọng họ và không dám coi thường đồng tiền nữa. Sau này,
khi làm doanh nghiệp, tôi có nhiều tiền hơn. Tôi luôn trân trọng
đồng tiền, không chỉ vì mình vất vả mới kiếm được, mà còn vì
nhờ có nó mà tôi có thể giúp đỡ gia đình, anh chị em và báo hiếu
với bố mẹ.

Tôi trân trọng nhưng không thần thánh hóa nó. Tiền rất quan
trọng, nhưng cuộc sống còn có nhiều thứ quan trọng hơn.

Chị Đặng Thị Hoàng Phượng: Chưa bao giờ tôi nghĩ mình làm chỉ
vì đồng tiền. Trước hết, tôi làm để vượt nghèo. Sau đó là vì niềm
đam mê. Tiền là cái đến sau, là thành quả của công việc. Nếu nói
kinh doanh vì tiền thì đến giai đoạn nào đó nhu cầu về tiền cũng
đủ. Như vậy, mọi việc sẽ ngừng lại vì không còn động cơ nào
nữa để phấn đấu.

Sau đam mê thì đến trách nhiệm. Saigon Invest (tập đoàn mẹ của

Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Phú Quốc) hiện có hàng ngàn con
người, trong đó có những người đã đi theo chúng tôi từ những
ngày đầu lập nghiệp. Họ đặt tất cả niềm tin và chí hướng vào
công ty. Bây giờ, ngoài tiền và tiếng tăm trong nước, chúng tôi
còn có thêm mục tiêu vươn ra thế giới.

Anh Lê Hải Bình: Tôi rất thoải mái trong việc chi tiêu cho bản
thân, nhưng khoản này thường chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong
những việc cần dùng đến tiền. Khi mua hàng, tôi chỉ quan tâm
mức giá đó phù hợp với mình là được, chứ không nghĩ là người
khác mua rẻ hơn mình. Hãy nghĩ rằng người ta mua rẻ hơn vì
người ta may mắn, thậm chí là giỏi hơn mình. Tuy nhiên, đối với
những khoản tiền lớn như tiền đầu tư cho Công ty, tôi cân nhắc
rất kỹ. Vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người khác.

Mục đích cuối cùng trong kinh doanh là kiếm tiền?

Chị Cao Thị Ngọc Dung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vàng
bạc Đá quý Phú Nhận (PNJ)

Chị Cao Thị Ngọc Dung: Chắc chắn mục đích của kinh doanh là
lợi nhuận, tức phải làm ra được nhiều tiền, nhưng quan trọng là
mình sử dụng đồng tiền đó như thế nào. Tôi không quan tâm đến
tiền bạc của mình nhưng tôi cố gắng từng ngày để kiếm tiền cho
công ty. Tôi không cố làm để có được một khối lượng tài sản nào
đó và được mang danh là người giàu có. Tôi cũng không có nhu
cầu tiêu xài nhiều. Tôi thích cuộc sống giản đơn và bình dị, tôi
không có nhu cầu tiêu xài những sản phẩm hàng hiệu để thể hiện
đẳng cấp của mình.


Với tôi, chỉ cần cuộc sống cá nhân và gia đình thấy thoải mái,
nuôi con ăn học đàng hoàng, có dư tiền để có thể giúp đỡ người
khác, vậy là tốt rồi. Chi tiêu nhiều nhất của tôi hiện nay là cho việc
học hành của các con. Có lẽ vì vậy mà dù nhiều người nói tôi
giàu có, nhưng tôi không có cảm giác mình là người giàu có.

Chị Đặng Thị Hoàng Phượng: Nói mục đích của kinh doanh là lợi
nhuận là đúng, nhưng nếu lấy tiền làm mục tiêu cuối cùng và bất
chấp tất cả như phá hoại môi trường, vi phạm pháp luật thì không
thể bền vững. Tại sao chúng tôi chọn đầu tư vào các khu công
nghiệp, dù rất vất vả? Để giúp tạo việc làm cho hàng ngàn lao
động, góp phần xóa đói giảm nghèo Bên cạnh việc thu hút đầu
tư nước ngoài, tạo giá trị xuất khẩu…, chúng tôi còn theo đuổi
mục tiêu xây dựng các khu công nghệ cao vì chúng không gây ô
nhiễm môi trường, nâng cao trình độ công nghệ và sản xuất của
Việt Nam.

Anh Hoàng Minh Châu: Có đôi lần chúng tôi tranh luận vấn đề
tiền có phải là mục đích cuối cùng của kinh doanh hay không. Đa
số ủng hộ quan điểm này. Thiểu số, trong đó có tôi, thì cho rằng,
lý do chính đáng nhất để một doanh nghiệp tồn tại là tạo ra nhiều
sản phẩm dịch vụ, được nhiều khách hàng sử dụng. Khi làm
được điều này, doanh nghiệp sẽ thu lợi nhuận như một hệ quả tất
yếu. Tôi không thích mô hình doanh nghiệp chỉ chú ý đến lợi
nhuận mà không quan tâm đến việc đóng góp cho cộng đồng
bằng việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hữu ích.

Anh Lê Hải Bình: Không có tiền rất dễ dẫn đến xung đột, mất vui.
Nhưng nhiều người không coi tiền là mục đích cuối cùng trong
kinh doanh, bởi họ đã có rất nhiều tiền. Việc kinh doanh trở thành

một sở thích, một niềm vui. Lúc này, không làm việc không chịu
nổi, chứ không phải không có tiền không chịu nổi. Bản thân tôi
cũng không ngoại lệ, công việc mang lại cho tôi niềm vui.

Lần đầu tiên kiếm được tiền

Chị Cao Thị Ngọc Dung: Ba má tôi trước kia cũng là những
thương nhân thành đạt, nên từ nhỏ, tôi không quá xa lạ với đồng
tiền và cách kiếm tiền. Tôi bắt đầu đi làm từ năm 1982, trong một
thương nghiệp nhà nước. Đó là thời kỳ rất khó khăn. Lương của
tôi rất thấp, thậm chí không đủ để mua sữa cho con, trong khi
công việc tôi làm rất dễ bị cám dỗ bởi những khoản tiền “ngoài
luồng”. Nhưng tôi có gia đình hậu thuẫn, nên không phải bon
chen vì đồng tiền và có thể dồn hết tâm trí cho công việc. Kết
quả, tôi làm được nhiều việc hơn, thành công hơn nhiều người
cùng trang lứa.

Sau này, ở cương vị lãnh đạo, điều đầu tiên tôi nghĩ là phải làm
sao cho nhân viên có thu nhập đủ để sống tốt và không nghĩ đến
chuyện phải làm những điều không hay.

Chị Đặng Thị Hoàng Phượng, Chủ tịch HĐQT Công ty Khoáng
sản Sài Gòn - Phú Quốc
Chị Đặng Thị Hoàng Phượng: Cách đây khoảng 10 năm, khi tôi
phụ trách một công ty xây dựng, thực hiện công trình đầu tiên là
xây một đoạn đường ngắn và nhà xưởng trị giá vài tỉ đồng ở Khu
Công nghiệp Tân Tạo. Cảm giác lần đầu thực hiện thành công dự
án và quyết toán có lời thật khó tả. Tôi mừng vì đã làm được một
điều gì đó có ích cho bản thân, cũng như cho công ty. Niềm tự
hào là động lực có sức thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhiều so với đồng

tiền kiếm được.

Tuy nhiên, việc kiếm tiền cũng mang lại nhiều mồ hôi và cả nước
mắt. Đã có những lúc tôi cảm thấy không thể vượt qua được. Khó
khăn nhất là giai đoạn tiến ra Bắc, đầu tư vào Khu Công nghiệp
Quế Võ ở Bắc Ninh. Bắc Ninh lúc bấy giờ vẫn là một tỉnh nghèo.
Việc thi công và giải phóng mặt bằng cực kỳ khó khăn vì một bộ
phận người dân không đồng tình gây khó, thậm chí đã có cả xô
xát

Anh Lê Hải Bình: Tôi chỉ nhớ lần đầu mất tiền chứ không nhớ lần
đầu kiếm được tiền. Khi còn là sinh viên năm thứ ba đại học, tôi
nhận dạy thêm cho một bạn học sinh chuẩn bị thi đại học. Tháng
lương đầu tiên tôi nhận được 800.000 đồng, hớn hở đi ngay vào
siêu thị mua sắm (ngày đó sinh viên không có tiền nên việc mua
hàng trong siêu thị là một khái niệm rất xa xỉ). Gọi là mua sắm
nhưng cũng chỉ dám mua một vài đồ dùng thiết yếu, gần 200.000
đồng. Khi ra tính tiền thì hỡi ôi 800.000 đồng đã không cánh mà
bay. Tôi về nhà trong tâm trạng bực tức lẫn hoài nghi, tự hỏi tại
sao tiền trong túi mình mà người khác có thể móc ra dễ dàng như
vậy.

Những câu chuyện liên quan đến đồng tiền không thể quên?

Anh Hoàng Minh Châu: Thời sinh viên học ở Nga, một người bạn
cùng phòng với tôi bị mất tiền. Anh ta cất 50 rúp trong tủ, bị mất
20 rúp. Anh ta nghi cậu X lấy. Sự nghi ngờ của anh ta hình như
có lý, vì cậu X lúc đó trốn biệt. Tôi nói với người bạn bị mất tiền
rằng, X không phải là người ăn cắp, vì đã không lấy cả 50 rúp. Có
lẽ X rất cần 20 rúp nên đã lấy đúng 20 rúp, sau thấy mình sai nên

mới lánh mặt. Tôi trả hộ 20 rúp cho người bị mất và thống nhất
không ai nói gì về chuyện này nữa. Một năm sau, X biết chuyện
và trả lại tôi đúng 20 rúp. Đây là khoản tiền được sử dụng hiệu
quả nhất trong đời tôi, vì chỉ có 20 rúp mà tránh được một việc
không vui và quan trọng hơn không đẩy một con người vào
đường cùng. Lúc đó nếu X bị quy là ăn cắp thì chắc chắn đã bị
đuổi học về nước.

Chị Đặng Thị Hoàng Phượng: Tôi nhớ nhất thời bao cấp, những
năm 1979-1980. Gia đình tôi rất nghèo. Như các gia đình khác,
chúng tôi phải ăn cơm độn bo bo và xếp hàng mua hàng theo tiêu
chuẩn. Đôi khi, cả gia đình tôi xếp hàng chỉ để mua vài ký khoai
mì nhưng mang về thì bị sùng hết hơn 2/3. Ba mẹ tôi phải nhịn
đói nhường cho các con.

Để cải thiện cuộc sống, ba tôi nuôi thêm con heo, dù đang là
giám đốc một công ty nhà nước. Thời đó, nuôi một con heo cuối
năm bán lấy thịt là đủ nuôi sống cả gia đình. Xui xẻo là con heo
nhà tôi lăn ra bệnh. Quá lo sợ con heo chết, nghe lời người khác
mách bảo là nhét trái khế vào miệng nó sẽ khỏi bệnh, ba tôi làm
theo. Nhưng con heo chẳng những không hết bệnh mà còn bị
nghẹn, ba tôi hoảng quá đưa cả bàn tay vào miệng nó lấy trái khế
ra. Hậu quả là ba bị nó cắn nát bàn tay, máu chảy đầm đìa. Cuối
cùng con heo cũng chết còn ba tôi bị thương nặng ở tay. Kỷ niệm
buồn này anh chị em chúng tôi không bao giờ quên được.

Anh/chị dạy con như thế nào về đồng tiền?

Anh Lê Hải Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Mắt Bão
Anh Lê Hải Bình: Con gái tôi mới 2 tuổi, nhưng khi cháu lớn hơn

và biết tiêu tiền thì việc giáo dục cho cháu rất quan trọng. Tuy
nhiên, không thể bắt chúng đi làm khi chúng chưa đủ tuổi, cũng
không thể nói mãi rằng: “Bố kiếm tiền rất khó khăn nên con phải
biết quý trọng”. Tôi sẽ tập cho con thói quen trình bày mục đích
của việc xài tiền, nếu hợp lý thì không có lý do gì tôi từ chối.
Trong công ty, nhân viên nào muốn công ty chi ra một khoản tiền
đều phải có lý do, con cái cũng vậy.

Anh Hoàng Minh Châu: Tôi có 2 con gái, đều đang đi học. Lúc
đầu, mọi chi tiêu của các cháu đều do ba mẹ trả nên chúng không
biết tiết kiệm. Nhiều khi chúng mua đồ chơi rồi bỏ hoặc mua sách
mà không đọc… Nhớ tới khẩu hiệu “ruộng đất cho dân cày”, nông
dân quý ruộng đất của mình hơn ruộng của hợp tác xã, tôi quyết
định mở cho mỗi cháu một tài khoản ngân hàng và chuyển vào
một số tiền nhất định nhân dịp Tết, sinh nhật hoặc khi các cháu
có thành tích. Các cháu chỉ được phép chi tiêu số tiền trong tài
khoản. Điều ngạc nhiên đã xảy ra. Đối với những đồng tiền mà
chúng đã được xác nhận quyền sở hữu, chúng quý không khác
gì tiền chúng làm ra và chi tiêu hết sức tiết kiệm. Có lần tôi bắt
gặp cháu bé vô cùng hối tiếc vì đã bỏ tiền mua một cuốn sách
không hay. Trẻ con tiết kiệm “tiền của chúng” hơn là “tiền của bố
mẹ”.

Khi cháu lớn học lớp 8, tôi cũng thử áp dụng “khoán 10” trong gia
đình. Tôi thấy cháu chưa biết tiết kiệm điện, như ra khỏi nhà
không tắt đèn, tắt quạt; máy tính, máy lạnh cứ để suốt ngày đêm.
Tôi quyết định giao cho cháu quản lý điện trong gia đình với mức
khoán bằng 90% mức trung bình hiện tại, giảm được bao nhiêu
cháu được thưởng bấy nhiêu. Kết quả thật bất ngờ: không chỉ
bản thân cháu biết tiết kiệm mà còn thường xuyên nhắc ba mẹ và

mọi người trong nhà nhớ tắt quạt, tắt máy lạnh khi ra khỏi phòng,
không để tivi hay máy tính qua đêm. Cuối tháng tiền điện giảm
xuống còn 70%. Hóa ra, khoán có tác dụng hơn những lời giáo
huấn!

Chị Cao Thị Ngọc Dung: Ba má thường dạy anh chị em tôi rằng,
tiền phải đến từ lao động, chứ không từ trên trời rớt xuống. Và ở
đời này, không có gì là vĩnh cửu, bạn đang giàu đó nhưng không
có nghĩa là bạn sẽ luôn luôn giàu.

Giống như ba má, tôi luôn dạy con giá trị của đồng tiền, của sức
lao động, dạy chúng ý thức tự lập. Tôi thường nói tài sản ba mẹ
làm ra chưa chắc sẽ cho các con. Từ nhỏ, các con tôi đã sống rất
bình dị, không ai biết chúng là con nhà giàu. Học lớp 5 cháu lớn
đã biết viết báo Khăn Quàng Đỏ để kiếm tiền tiêu xài thêm, vì tôi
chỉ cho con tiền tiêu vừa đủ. Bây giờ, khi chúng đã ra nước ngoài
học, tôi cũng ra hạn mức chi tiêu. Muốn mua thêm gì các con
phải cho tôi biết lý do.

Chị Đặng Thị Hoàng Phượng: Tôi được 2 cháu, cháu gái 10 tuổi
và cháu trai 5 tuổi. Tôi rất nghiêm khắc trong việc cho các cháu
tiêu tiền. Tôi thường cho các cháu xem những chương trình như
“Ngôi nhà mơ ước” (chương trình truyền hình mang tính từ thiện,
xã hội phát sóng trên HTV) và đưa các cháu đến thăm các trại trẻ
mồ côi. Tôi cũng luôn nhắc con rằng ông bà, cha mẹ đã từ dưới
đáy xã hội đi lên, bằng mọi nỗ lực mới có ngày hôm nay. Chỉ tiếc
là vì công việc, tôi có rất ít thời gian dành cho các con.
Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư


×