Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.42 KB, 3 trang )

f. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam:
o Khái niệm:
- Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào
nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối,
chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài
chính, thương mại, viện trợ… để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền
quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm, đường lối
mà xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, nhằm đảm bảo phát độc lập tự chủ về chính trị,
đảm bảo phát triển bền vững có hiệu quả cho nền kinh tế, cho mở cửa.
o Trong bản tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2/09/1945 tại quảng trường Ba Đình,
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác nói: “Độc lập tự chủ về
chính trị là điều kiện tiền đề để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, ngược lại
độc lập tự chủ về kinh tế là điều kiện bảo đảm độc lập tự chủ về chính trị.” Bởi
mỗi quốc gia đói nghèo thường xun phải dựa vào viện trợ quốc tế thì khó có
thể giữ vững được độc lập tự chủ về chính trị. 50 năm qua Đảng chính phủ và
nhân dân Việt Nam vẫn ghi nhớ và thực hiện theo di chúc của người nỗ lực
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là nền tảng giương cao ngọn cờ độc lập
dân tộc. Để xây dựng thành công nền kinh tế độc lập tự chủ đi đơi với tích cực
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện một số
biện pháp sau đây:
- Thứ nhất, hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây
dựng và phát triển đất nước.
- Thứ hai, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa
xã hội. giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về
kinh tế so với các nước khác.
- Thứ ba, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động HNKTQT đáp ứng
yêu cầu và lợi ích của đất nước trong q trình phát triển.
- Thứ tư, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi mới, hoàn
thiên thể chế kinh tế, hành chính, đặc biệt là tăng cường áp dụng khoa học


công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành
kinh tế, nhất là những ngành có vị thế của Việt Nam.
- Thứ năm, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại
trong hội nhập quốc tế.
o Về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
- Độc lập, tự chủ là khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc.
- Giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong là nền tảng của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.


- Hiệu quả của hội nhập quốc tế được đo bằng mức độ thực hiện các mục
tiêu phát triển, an ninh và gia tăng vị thế đất nước.
- Độc lập, tự chủ cịn là cơ sở để giữ gìn bản sắc của dân tộc. Cảng hội nhập
sâu rộng càng đòi hỏi khẳng định bản sắc, càng có nhu cầu giữ gìn giá trị
văn hóa, truyền thống dân tộc.
- Hội nhập quốc tế cũng tạo nên những thách thức mới đối với nhiệm vụ giữ
vững độc lập, tự chủ
- Để hội nhập có hiệu quả, khơng thể tuyệt đối hóa độc lập, tự chủ và quan
niệm về độc lập, tự chủ là bất biến.
Trong kỷ ngun tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, độc lập về kinh tế của một
quốc gia khơng phải là biệt lập, khép kín, tự cung, tự cấp. Tự chủ không phải là tự
quyết định một cách cứng nhắc và tuyệt đối, khơng tính đến các quy định của các
thể chế kinh tế - tài chính quốc tế, không thực hiện đúng các cam kết, luật pháp và
thông lệ quốc tế... Tham gia vào sân chơi quốc tế, chúng ta đã thực hiện mở cửa thị
trường nội địa, chủ động thay đổi kết cấu kinh tế, đã hình thành các khu cơng
nghiệp tập trung và hướng tới hình thành một số trung tâm kinh tế lớn để thu hút
một khối lượng lớn vốn đầu tư. Mặt khác, chúng ta thực hiện tự do hoá nền kinh tế
theo các cam kết quốc tế, tức là chuyển giao một số quyền đáng kể từ nhà nước
sang thị trường. Trong điều kiện kết cấu độc lập về kinh tế thay đổi như vậy, trọng
tâm của việc bảo đảm chủ quyền kinh tế là tăng cường toàn diện năng lực tự chủ

kinh tế.
Trong 35 năm đổi mới vừa qua, trong xay dựng nền kinh tế độc lập tự chủ chính là
nền kinh tế có bước phát triển tốt và ổn định, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở
mức hợp lý, xu hướng phát triển năm sau cao hơn năm trước, chất lượng tăng
trưởng được nâng lên. Nền kinh tế từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mơ
hình tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân
lực để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Với quyết tâm
và ý chí hành động thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
trong tình hình mới Đảng chính phủ và tồn dân ta quyết tâm tiếp tục thực hiện có
hiệu quả nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết Trung ương năm khóa
XII. Trên cơ sở đó, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng, chú trọng nguồn lực con người và phát triển khoa học công
nghệ. Trên cơ sở gắn với cách mạng Công nghiệp lần thứ tư để đổi mới nâng cao
chất lượng hiệu quả nền kinh tế đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.




×