Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phấm tấm nhựa ốp của công ty tnhh đầu tư xây dựng và phtriển việt hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.12 KB, 72 trang )

F

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING THƯƠNG MẠI
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP MARKETING NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH SẢN PHẨM TẤM NHỰA ỐP CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT HÀN

CHUYÊN NGÀNH: MARKETING THƯƠNG MẠI

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng
Bộ môn: Quản trị Marketing

Đặng Vân Thu
Lớp: K54C3
Mã SV: 18D120161

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tải " Giải pháp marketing nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh sản phấm tấm nhựa ốp của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và
Phtriển Việt Hàn " em đã nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ của các Thầy cô, bạn bè.


Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Marketing thương mại – Trường Đại
học Thương mại đã tạo điều kiện môi trường học tập và nghiên cứu vô cùng tốt cho em,
đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng đã nhiệt tình chỉ
bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình viết bài luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và
Phát triển Việt Hàn cùng tồn thể Cán bộ cơng nhân viên của Cơng ty đã tạo điều kiện
cho em tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên
cứu của đề tài.
En chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2022
Sinh viên
Đặng Vân Thu

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i
MỤC LỤC...................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
6. Kếu cấu của luận văn tốt nghiệp.............................................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP....................................................................................6

1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh marketing sản phẩm của doanh nghiệp........6
1.1.1. Một số khái niệm về về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh marketing sản
phẩm của doanh nghiệp..................................................................................................6
1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp................................................................................................................... 9
1.2. Nội dung cơ bản của giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường..............................................................11
1.2.1. Nghiên cứu và phân tích thị trường sản phẩm.................................................11
1.2.2. Xác định cơ cấu sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.........................11
1.2.3. Hoàn thiện bao bì sản phẩm..............................................................................13
1.2.4. Hoàn thiện dịch vụ sản phẩm............................................................................14
1.2.5. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.................................................14
1.2.6. Phối hợp với các biến số khác của marketing mix khác....................................15
1.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh marketing của sản phẩm..............16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp...
.......................................................................................................................... 18
1.3.1. Nhân tố vĩ mô......................................................................................................18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH MARKETING SẢN PHẨM TẤM NHỰA ỐP CỦA CÔNG TY TNHH
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG VIỆT HÀN.............................................23
2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư Phát
triển và Xây dựng Việt Hàn.........................................................................................23
ii


2.1.1. Khái quát về công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Việt Hàn.............23
2.1.2. Thị trường tấm ốp nhựa và các đối thủ cạnh tranh chính của công ty.............25
2.1.3. Các nguồn lực và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty...........................26
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh marketing của sản
phẩm ............................................................................................................................. 30

2.2.1. Các nhân tố vĩ mô................................................................................................30
2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường ngành....................................................................33
2.3. Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh marketing sản phẩm tấm nhựa
ốp của công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Việt Hàn.............................35
2.3.1. Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh marketing sản phẩm tấm nhựa ốp
của công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Việt Hàn.....................................35
2.2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh............................................................................48
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm nhựa ốp của công ty
TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Việt Hàn.......................................................48
2.3.1. Những ưu điểm của năng lực cạnh tranh tranh sản phẩm tấm nhựa ốp của
công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Việt Hàn............................................48
2.3.2. Những hạn chế của năng lực cạnh tranh tranh sản phẩm tấm nhựa ốp của
công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Việt Hàn............................................49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH MARKETING SẢN PHẨM TẤM NHỰA ỐP CỦA CÔNG TY
TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG VIỆT HÀN.................................51
3.1. Xu hướng phát triển mặt hàng tấm nhựa ốp tại Việt Nam và định hướng mục
tiêu phát triển của công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Việt Hàn đến
năm 2025....................................................................................................................... 51
3.1.1. Xu hướng phát triển mặt hàng tấm nhựa ốp của công ty TNHH Đầu tư Phát
triển và Xây dựng Việt Hàn...........................................................................................51
3.1.2. Định hướng và mục tieu phát triển của công ty TNHH Đầu tư Phát triển và
Xây dựng Việt Hàn........................................................................................................51
3.2. Các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm
nhựa ốp của công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Việt Hàn....................52
3.2.1. Giải pháp về nghiên cứu và phân tích thị trường sản phầm.............................52
3.2.2. Giải pháp về xác định cơ cấu sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.....53
3.2.3. Giải pháp về hoàn thiện bao bì sản phẩm...........................................................54
3.2.4. Giải pháp về hoàn thiện dịch vụ sản phẩm.........................................................54
3.2.5. Giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.............................55

3.2.6. Giải pháp về phối hợp với các biến số khác của marketing mix khác...............56
iii


3.3. Kết luận và kiến nghị...........................................................................................59
3.3.1. Một số kiến nghị..................................................................................................59
3.3.1. Kết luận................................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................62

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt Hàm
3 năm 2019 – 2021.........................................................................................................27
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn của công ty từ năm 2019 – 2020.................................................28
Bảng 2.3: Bảng trích báo cáo tài chính năm 2019 – 2021 của công ty...........................29
Bảng 2.4 : Chủng loại sản phẩm của Việt Hàn và một số công ty từ năm 2019 -2021...36
Bảng 2.5 : Tình hình đáp ứng được chất lượng sản phẩm của công ty Việt Hàn và các
đối thủ cạnh tranh...........................................................................................................38
Bảng 2.6: Bảng cơ cấu, chủng loại sản phẩm tấm nhựa ốp của công ty trong 3 năm từ
2019 - 2021....................................................................................................................41
Bảng 2.7: Bảng so sánh giá của các chủng loai sản phẩm của Việt Hàn với các công ty
đối thủ cạnh tranh...........................................................................................................41
Bảng 2.8: Tình hình phát triển đại lí của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển
Việt Hàn trong 3 năm từ 2019 - 2021.............................................................................43
Bảng 2.9 : Tình hình hệ thống phân phối của Việt Hà và các đối thủ cạnh tranh trong
năm 2021........................................................................................................................ 44
Bảng 2.10 : Đánh giá của khách hàng về hệ thống phân phối của Công ty TNHH Đầu tư
Xây dựng và Phát triển Việt Hàn năm 2021...................................................................45

Bảng 2.11: Các chương trình xúc tiến hỗn hợp của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và
Phát triển Việt Hàn từ năm 2019 -2021..........................................................................46
Bảng 2.12: Chính sách xúc tiến hỗ hợp của các doanh nghiệp.......................................47
Bảng 2.13: Bảng đánh giá của khách hàng về chương trình xúc tiên thương mại..........47
Biểu đồ 2.1: Tổng hợp ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm tấm nhựa ốp của Việt
Hàn và một só cơng ty khác...........................................................................................38
Biểu đồ 2.2 : Ý kiến của khách hàng về giá của Viethancorp và các đối thủ cạnh tranh 42

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty...............................................................................25
Sơ đồ 2.2: Hệ thống kênh phân phối của công ty.......................................................................44

vi


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoàn cảnh đất nước ta đang trên đà hội nhập với khu vực và thế giới, các
doanh nghiệp nước nghoài dần dần tiến vào thị trường Việt Nam. Do đó, các doah
nghiệp trong nước ây giờ không chỉ phải cạnh tranh với các sản phẩm nội địa mà còn
phải cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài, các sản phâm nhập
khẩu. Vì vậy, hơn bao giờ hết, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của doanh
nghiệp trở lên vô cùng cấp bách, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đã dần trở
lên cấp thiết hơn bao giờ hết, trở thành mục tiêu để duy trì thị phần và mở rộng thị
trưởng tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, các khu đô thị mới mọc lên rất nhiều,

các khu đơ thị cũ thì được cải tạo lại. Từ thành phố đến nông thôn đều thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, thị trường của xây dựng Việt Nam đang diễn ra vô
cùng sôi động, các công ty xây dựng liên tục nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới, nhiều
công ty xây dựng khác mọc lên, làm cho sự cạnh tranh sản phẩm của các công ty xây
dựng ngày càng gay gắt hơn. Dần dần có rất nhiều sản phẩm ra đời thay thế các dòng
sản phẩm truyền thống. Tấm nhựa ốp cũng ra đời nhằm thay thế sản phẩm sơ, ốp gỗ và
ốp đá. Trên thị trường hiện có nhiều Cơng ty, nhà sản xuất sản phẩm tấm nhựa ốp này,
có cơng ty có quy mơ lớn, cũng có nhiều cơng ty có quy mơ nhỏ lẻ tham gia. Cùng với
đó với việc thị trường các sản phẩm xây dựng đang dần nổi lên, sự hiện đại trong công
tác thiết kế nhà của Việt Nam trong những năm gần đây và sự ra đời của rất nhiều cơng
trình kiến trúc độc đáo đẫn đến nhu cầu sử dụng sản phẩm tấm nhựa ốp ngày càng cao,
các loại tấm nhựa ốp lần lượt ra đời với đủ loại vừa có tính thẩm mỹ, vừa bền bỉ,...được
quảng bá. Đó là lí do khiến cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm xây dựng ngày cang gay gắt hơn bao giờ hết.
Công ty TNHHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt Hàn là một trong những nhà
sản xuất tấm nhựa ốp tại Việt Nam hiện nay. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã cho ra
mắt nhiều loại sản phẩm xây dựng rất đa dạng, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn,
phù hợp với quy mô, kinh tế của khu nhà ở, gia đình, biệt thự, dự án bất động sản, trung
tâm thương mại, cửa hàng .Việt Hàn thực sự trở thành một thương hiệu hàng đầu với
sản phẩm tấm nhựa ốp này. Dù đã phát triển và lớn mạnh rất nhanh nhưng các công ty
đối thủ của Việt Hàn cũng không hề ngủ quên trên chiến thắng, họ cũng vươn lên và lớn
mạnh theo từng ngày. Chính vì vậy, Việt Hàn đã nhận thấy vấn đề cấp thiết hiện nay là
chiếm được thị phần đã khó, giữ được thị phần càng khó hơn.
Sản phẩm được coi là một trong những yếu tố then chốt quyết định vị trí năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Những sản phẩm có đủ khả năng cạnh tranh trên thị
1


trường thì sẽ giúp cơng ty có nhiều lợi thếc cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp
khác. Do đó việc nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm là vô cùng quan trọng cho sự

tổn tại và phát triển của cơng ty.
Đó là lí do em lựa chọn đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm tấm nhựa ốp của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt
Hàn" để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tởng quan tình hình nghiên cứu
Đối với chủ đề “năng lực cạnh tranh” nói chung và “năng lực cạnh tranh của sản
phẩm” nói riêng, trong thời gian qua đã có rất nhiều tác giả quan tâm, tiếp cận đề tài từ
các góc độ khác nhau, cụ thể:
 Tống Khánh Ly (Đại học Thăng Long , 2015), Thực trạng và Giải pháp Nâng
cao Năng lực Cạnh tranh của Cơng ty Cổ phần Tập đồn Đơng Thiên Phú Luận văn này
đã trình bày bảy thực trạng sản xuất kinh doanh gạch ốp lát tại doanh nghiệp. Ngoài ra,
phân tích những thuận lợi và khó khăn để nâng cao năng lực cạnh tranh mà công ty
nhận thấy. Từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của công ty.
 Nguyễn Thái Lâm Tùng (2021), Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty
TNHH Phân phối Tốp A, Luận văn đã trình bày được thực trạng năng lực cạnh tranh sản
phẩm vật liệu xây dựng của công ty, đưa ra các tồn tại và hạn chế trong năng lực cạnh
tranh sản phẩm của doanh nghiệp, thơng qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung, đặc biệt sản phẩm vật liệu xây dựng nói
riêng.
 Phạm Thị Lê Vy(2017) , Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH
Quang Thành Việt Nam, Luận văn đề cập đến các giải pháp marketing nhằm nâng cao
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong đó có nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm.
Thông qua nghiên cứu và tìm hiểu những bài viết trên đây, cùng một số tài liệu
khác, bản thân em thấy hiện tại các luận văn đề cấp đến giải phảp marketing nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm nhựa ốp của công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và
Phát triển Việt Hàn trên thị trưởờg miền Bắc cịn rất hạn chế. Vì vậy, em đã quyết định
lựa chọn sản phẩm tấm nhựa ốp của công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt
Hàn để nghiên cứu và phát triển trong đề tài: “ Giái pháp marketing nhằm nâng cao

năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm nhựa ốp của công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát
triển Việt Hàn”.

2


3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu mà đề tài hướng đến là nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm tấm
nhựa ốp của công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt Hàn. Để thực hiện mục
tiêu chính để tài , thì luận văn cần phải làm rõ các nội dung gồm:
- Nêu ra một số luận điểm, lí thuyết về năng lực cạnh tranh sản phẩm và nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm tại doanh nghiệp
- Trình bày thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm nhựa ốp tại Công ty
TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt Hàn tại khu vực phía Bắc.
- Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm tấm nhựa ốp của Công ty
TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt Hàn trên thị trưởng miền Bắc;
- Từ những thành công và hạn chế của năng lực cạnh tranh sản phẩm đã nêu ra,
đưa ra các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Công ty
TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt Hàn định hướng đến năm 2025.
- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm
của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt Hàn trên cơ sở đánh giá thị
trường và dự đoán biển động của thị trưởng;
- Đề xuất giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm
nhự ốp Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt Hàn đến năm 2025
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá năng lực
cạnh tranh sản phẩm tấm nhựa ốp của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển
Việt Hàn. Từ những thực trạng đó, đề xuất một số giải pháp marketing nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm cho doanh nghiệp.
- Về thời gian: Các dữ liệu được sử dụng trong đề tài là từ 2019 đến năm 2021. Sử

dụng các dữ liệu trên nhằm phân tích, đánh giá các vấn đề trong cạnh tranh sản phẩm.
Từ những cơ sở dữ liệu đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm tấm nhựa ốp tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển
Việt Hàn cho tới năm 2025
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu và đánh giá năng lực cạn tranh sản phẩm tấm
nhựa ốp của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt Hàn trên thị trường
miền Bắc.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
5.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp sử dụng để nghiên cứu đề tài này bao gồm:

3


- Các đề tài nghiên cứu, luận văn có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, các tài liệu,
sách báo và website có liên quan đến chủ đề nghiên cứu
- Các số liệu và các báo cáo chuyên môn từ Phịng Kinh doanh và một số phịng
ban khác trong Cơng ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Việt Hàn.
- Các thông tin về đối thủ cạnh tranh được người nghiên cưu thu thập thông qua
các báo cáo và số liệu thống kê điện tử.
5.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được người nghiên cứu thu thập bằng phương pháp tổng hợp kết
quả điều tra gồm 9 câu hỏi khảo sát tập trung vào các yếu tố cấu thành năng lực cạnh
tranh sản phẩm như sản phẩm, giá, phân phổi, dịch vụ gia tăng, dịch vụ xúc tiến bán và
phát triển thương hiệu, hoạt động nghiên cứu của Công ty và một số đối thủ cạnh tranh
chính là: Tampoly, Santaigo, Takadecor,…Số lượng người được điều tra là 50 người. Số
phiếu điều tra phát ra là 50 phiếu, số phiếu điều tra thu về là 50 phiếu.
5.2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
5.2.1. Phương pháp so sánh

So sánh các yếu tố cạnh tranh sản phẩm như: cơ cấu chủng loại sản phẩm, giá cả,
chất lượng sản phẩm. yếu thương hiệu của sản phẩm, các dịch vụ gia tăng đi kèm với
sản phẩm, các chính sách phân phối và hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm,..
cùng với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2019 đến năm 2020, so sánh
với đối thủ cạnh tranh của công ty gồm các công ty như: Tampoly. Satanigo,
Takadecor,… Từ các kêt quả so sánh các yếu tố trên đưa ra kết luận về khả năng cạnh
tranh sản phẩm của công ty với các công ty đối thủ khác.
5.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong để tài để miêu tả tình hình cơ bản
của các cơng ty, các đối tượng nghiên cứu, sự biển động trong sản xuất, tiêu thụ, thị
trường, các chiến lược sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ khách hàng, giá cả, sản phẩm,
cạnh tranh của các công ty; các đặc tính của người tiêu dùng, tâm lý, thói quen xu hướng
tiêu dùng của khách hàng qua thời gian,....
5.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Phương pháp này thưởng được sử dụng để xử lý các dữ liệu ở dạng định tỉnh. Dựa
trên việc thu thập, thống kê dữ liệu sẽ tiến hành phân tích để nhận biết các đánh giá và
đưa ra các diễn giải, nhận xét tử kết quả xử lý dữ liệu. Đồng thời phân tích logic gắn kết
giữa dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để làm rõ hơn luận điểm phân tích.
6. Kếu cấu của ḷn văn tớt nghiệp
Ngồi phần mở đầu, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục các từ viết tắt, tài
liệu tham khảo, bố cục thì luận văn gồm 3 chương:
4


Chương 1: Một số lí luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh marketing sản
phẩm tấm nhựa ốp của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng vầ Phát triển Việt Hàn.
Chương 3: Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tấm
nhựa ốp của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng vầ Phát triển Việt Hàn.


5


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO SẢN
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh marketing sản phẩm của doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm về về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh marketing sản
phẩm của doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về Marketing và vai trò của Marketing
Marketing theo định nghĩa của Philip Kotler được nhiểu như sau:”Marketing là
một quá trình quản lí mang tính xã hợi, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được
những gì mà cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản
phẩm có giá trị với những nguười khác”
Marketing là quá trình tạo ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, là
một trong những nhiệm vụ nhằm tạo ra, trao đổi, mang lại giá trị cho khách hàng. Đối
với mỗi doanhh nghiệp thì marketing là một hoạt động khơng thể thiếu vì marketing
được coi là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, là công cụ để doanh nghiệp và
khách hàng giao tiếp với nhau.
Quy trình marketing gồm 5 bước cơ bản. Đó là:
- Nghiên cứu thị trường
- Phân đoạn thị trường
- Định vị thị trường mục tiêu
- Quá trình thực hiện các hoạt động marketing
- Kiểm soát và đánh giá các hoạt động marketing
Các chức năng của marketing:
- Thu thập và phân tích thị trường: Thu thập và phân tích thông tin thị trường là
một chức năng quan trọng của marketing. Tất cả các thông tin liên quan về người tiêu
dùng được thu thập và phân tích. Trên cơ sở phân tích này, cuộc nghiên cứu được thực
hiện để tìm ra sản phẩm nào có cơ hội tốt nhất trên thị trường.
- Kế hoạch tiếp thị

- Thiết kế và phát triển sản phẩm
- Đóng gói và dán nhãn
- Xây dựng thương hiệu
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
- Giá cả sản phẩm
- Khuyến mãi
- Hệ thống phân phối

6


1.1.1.2. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh sản phẩm
a. Khái niệm cạnh tranh
Theo wikipedia thì “cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các
cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành
được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Thuật ngữ
cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kinh tế, thương
mại, luật pháp, chính trị, sinh thái, thể thao. Cạnh tranh có thể là giữa hai hay nhiều
lực lượng, hệ thống, cá nhân, nhóm, loài, tùy theo nội dung mà thuật ngữ này được sử
dụng. Cạnh tranh có thể dẫn đến các kết quả khác nhau.”
Ngày nay, thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như
luật, chính trị, thương mại, kinh tế,… Theo wikipedia thì “ cạnh tranh (kinh tế) là sự
ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu
dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản
xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại
khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình”
Từ điển Bách Khoa của Việt Nam định nghĩa: “Cạnh tranh trong kinh doanh là
hoạt động giữa những người sản cuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành các
điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất.” . Từ đó có thể thấy, chủ thể cạnh

tranh trong khái niêm trên là các chủ thể kinh tế và điều họ mong muốn đạt được trong
quá trình cạnh tranh đó là đạt được lợi thế về tiêu thụ, điều kiện sản xuất tốt nhất và thị
trường có lợi nhất.
Theo nhà kinh tế học người Mỹ Michael Porter thì “cạnh tranh kinh tế là giành
lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao
hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có.”
Ở góc độ thương mại thì cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp và
ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng.
Như vậy, cạnh tranh có thể nói là một cuộc đua giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế
với nhau để tìm cách đạt được mục tiêu kinh tế của mình trên các phương diện khác
nhau. Cụ thể, các chủ thể kinh tế sẽ giành giật nhau để chiếm được khách hàng, thị
trường tiêu thụ sản phẩm và các điều kiện sản xuất thuận lợi nhất. Và mục tiêu cuối
cùng mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được đó là tối đa hóa lợi ích của mình
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất và nhà phân phối, hoặc giữa người
sản xuất và người tiêu dùng. Cạnh tranh trong doanh nghiệp là chiến lược giữa doanh
nghiệp với các đối thủ cùng ngành. Cuộc cạnh tranh được chia thành nhiều tiêu chí khác
nhau:
7


- Quy mô của cạnh tranh được chia thành: cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh doanh
nghiệp và cạnh tranh sản phẩm
- Từ bản chất của cách thức cạnh tranh: cạnh tranh bình đẳng và cạnh tranh khơng
lành mạnh
- Về hình thức cạnh tranh: Cạnh tranh hoàn hảo - đây được coi là tình trạng cạnh
tranh mà giá cả hàng hóa không thay đổi trên thị trường chung và cạnh tranh khơng
hồn hảo - đây là hình thức cạnh tranh. Người sản xuất có quyền kiểm sốt giá cả sản
phẩm của mình trên thị trường
Xét theo quy mơ cạnh tranh có: cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh doanh nghiệp và
cạnh tranh sản phẩm

Xem xét các mục tiêu kinh tế của đối thủ: cạnh tranh nội ngành và cạnh tranh giữa
các ngành.
Theo địa lý: cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế. Cạnh tranh quốc tế có
thể xảy ra trên thị trường nội địa, nơi hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trong
nước cạnh tranh với hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài.
b. Năng lực cạnh tranh
Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh người ta cũng thường sử dụng khái niêm
năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau
như năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia, năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,
năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Khái niệm năng lực cạnh tranh được Adington Report (1985) đề cập: “ Doanh
nghiệp có khả năng cạnh tranh là những doanh nghiệm có khả năng sản xuất những sản
phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong
nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được mục đích lâu dài
của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo thu nhập của người lao đợng và chủ doanh
nghiệp”.
Theo wikipedia thì: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực
lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất
các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử
dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp
dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải
tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.”
Năng lực cạnh tranh cịn có thể hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt
được kết quả mong muốn về lợi nhuận, giá cả, sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm,
cũng như khả năng tận dụng các cơ hội thị trường hiện có và tạo ra thị trường mới. Năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp do sức mạnh của doanh nghiệp tạo nên và là nhân tố
8


vốn có của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính bằng các tiêu

chuẩn như công nghệ, tài chính, nhân sự, quản trị doanh nghiệp,… mà năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp còn liên quan đến lợi thế của sản phẩm mà doanh nghiệp cung
cấp ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp liên quan đến thị phần của
doanh nghiệp, cũng như quan niệm của doanh nghiệp về tính đồng nhất và hiệu quả sản
xuất, hoạt động ...
c. Năng lực cạnh tranh sản phẩm
Năng lực cạnh tranh sản phẩm là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về
chất lượng, giá cả, tính năng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì,… hơn
hẳn các sản phẩm cùng loại.
Theo Michael Porter thì “năng lực cạnh tranhh sản phẩm là sự vượt trội của sản
phẩm về nhiều chỉ tiêu so với các sản phẩm cùng loại do các đối thủ cạnh tranh cung
cấp trên thị trường.”
Một sản phẩm được coi là có năng lực cạnh tranh hơn so với các sản phẩm khác
khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu
dáng, tính độc đáo, các dịch vụ đi kèm, bao bì, thương hiệu sản phẩm,… hơn hẳn so với
các sản phẩm cùng loại.
1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
của doanh nghiệp.
1.1.2.1. Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.
Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế, là một công cụ hữu hiệu giúp doanh
nghiệp hơn hẳn đối thủ cạnh tranh khác. Bản chất của nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm của doanh nghiệp là cải tiến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm.
Thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp cần phải nâng cao
:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hồn thiện mẫu mã, bao
bì sản phẩm.
- Phát triển thương hiệu sản phẩm
- Xây dựng và nâng cao các dịch vụ sản phẩm
- Hồn thiện cơng tác xúc tiến và phát triển thương hiệu sản phẩm
- Phối hợp xây dựng chiến lược giá cả cạnh tranh

Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là các hoạt động nhằm cải tiến, hoàn thiện và
nâng cao các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Từ
đó, tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng để ngày càng có nhiều lợi nhuận hơn.
9


Chúng ta có thể thấy rõ, trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới,
để tồn tại và cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ phải cạnh
tranh với sản phẩm quốc gia mà còn phải cạnh tranh với sản phẩm quốc tế. Sản phẩm
trong quá trình cạnh tranh, những sản phẩm không tốt hoặc không đủ sức cạnh tranh sẽ
bị đẩy ra khỏi thị trường. Do đó, các cơng ty chỉ có thể tham gia vào thị trường và đứng
vững trên thị trường bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của họ..
Ngoài ra, cạnh tranh về sản phẩm buộc các công ty phải cải tienns mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình để có thể giành giật thị trường với các đối thủ cạnh tranh.
Đặc biệt trong nền kiinh tế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp lớn nhỏ được tiếp
xúc với khoa học cơng nghệ, họ có khả năng nâng cao năng lực sản xuất, các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước, người tiêu dùng thì ngày càng có
nhiều lựa chọn hơn, họ cũng ngày càng trở lên khắt khe hơn với những sản phẩm mà họ
quyết định mua. Do đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải nghiên cứu thị trường một cách
bài bản,cụ thể hơn,phát hiện thêm nhiều nhu cầu của khách hàng hơn, đưa ra những sản
phẩm vô cùng tiện lợi và hợp lí.Trong công cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào
nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành cơng, doanh nghiệp nào đi sau, cổ hủ khơng
chịu thay đổi doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ bị đào thải ra ngoài thị trường.
1.1.2.2. Tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh
nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm quyết định sự thành cơng trong phát triển của
mọi cơng ty, bởi vì cạnh tranh là động cơ của sự phát triển sản xuất. Sản xuất hàng hóa
ngày càng phát triển, số lượng nhà cung cấp ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay

gắt. Hội nhập kinh tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty sản xuất kinh
doanh, mặt khác buộc các công ty phải đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thị
trường thông qua việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng là điều kiện thuận lợi để bất kỳ
cơng ty nào cũng có thể duy trì vị thế của mình trên thị trường. Dấu hỏi lớn trong hội
nhập hiện nay là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế
do các hàng rào bảo hộ thuế quan, phi thuế quan và các quy định ưu đãi đang dần được
dỡ bỏ.Vì vậy, các cơng ty phải khơng ngừng lớn mạnh, không ngừng lớn mạnh, luôn
phát triển công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh
của sản phẩm. Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào là tồn tại và phát triển.
Để làm được điều này, các công ty phải phát huy mọi lợi thế và tạo ra sự khác biệt của
sản phẩm so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

10


Tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm để tạo ra ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm. Đó
là các ưu thế về mặt giá cả, giá trị sử dụng, chất lượng, uyy tín của sản phẩm nhằm
giành ưu thế so với đổi thủ .
1.2. Nội dung cơ bản của giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường
1.2.1. Nghiên cứu và phân tích thị trường sản phẩm
Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập thông tin về thị trường và phân tích
dữ liệu thu được nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế. Nghiên cứu thị
trường giúp giảm thiểu rủi ro và hỗ trợ việc ra quyết định trong công ty.
Các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường hiện nay nếu muốn thành công, đi
trước thời đại thì họ phải có hiểu biết đúng đắn về thị trường mà họ đang nhắm đến bao
gồm cá hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh và khách hàng của họ. Hoạt động phân tích
thị trường là hoạt động doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu các thị trường để tìm hiểu về
lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường đó, những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối

mặt khi kinh doanh trên thị trường đó. Ngồi ra, trong q trình phân tích thị trường
doanh nghiệp cũng sẽ tìm hiểu về khách hàng mục tiêu mà họ sẽ cung cấp sản phẩm cho
khi kinh doanh trên thị trường mục tiêu đó, xem xét mức độ phù hợp, tiềm năng của
khách hàng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp cùng cấp.
Có thể nói, q trình nghiên cứu và phân tích thị trường là vô cùng quan trọng đối
với doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào trước khi kinh doanh hay đưa các sản
phẩm ra ngồi thị trường mà khơng nghiên cứu thị trường cả. Nếu làm như vậy khơng
khách gì doanh nghiệp đang “ đi trong bóng tối”, họ khơng thể phân biệt được khách
hàng nào là khách hàng tiềm năng, thị trường nào là thị trường mục tiêu. Làm như vậy,
không sớm thì muộn doanh nghiệp cũng sẽ gặp thất bại trong kinh doanh. Quá trình
nghiên cứu và phân tích thị trường giúp doanh nghiệp có thể hiểu được khách hàng, nắm
bắt được tâm lí khách hàng, hiểu được khách hàng cần gì từ đó có những chính sách đối
với sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Ngoài ra nghiên cứu và phân tích thị trường
sản phẩm còn giúp doanh nghiệp nắm bắt và hiểu rõ hơn đối thủ cạnh tranh của mình;
nhìn thấy thời cơ hay thách thức đối với sản phẩm của mình; từ đó xây dựng được chiến
lược cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
1.2.2. Xác định cơ cấu sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được coi là một trong những phạm trù rất phức tạp, chất
lượng sản phẩm phản ánh nội dung về kĩ thuật, kinh tế và xã hội. Chất lượng sản phẩm
được phản ánh qua các chỉ tiêu về an tồn, chỉ tiêu vệ sinh, cơng dụng của sản phẩm,
cùng các yếu tố khác như chi phí sản xuất, chi phí sử dụng và chi phí về môi trường.

11


Chất lượng sản phẩm là các đặc tính của sản phẩm cấu tạo nên bản chất, đặc điểm
của sản phẩm đó mà ở đó các đặc tính đó của sản phẩm người ta có thể đánh giá, so sánh
được, có thể xem xét được mức độ phù hợp của sản phẩm đó với nhu cầu của người tiêu
dùng.
Có rất nhiều quan điểm liên quan đến chất lượng sản phẩm như:

- Quan điểm về tính siêu việt của chất lượng sản phẩm: theo quan điểm này thì ở
đó sản phẩm được coi là chất lượng là sản phẩm có sự tuyệt vời hơn hẳn các sản phẩm
khác cùng loại.
- Quan điểm của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm: theo quan điểm của
người tiêu dùng một sản phẩm được coi là sản phẩm chất lượng là sản phẩm đó phù hợp
với mọi mục đích mà người tiêu dùng muốn khi sử dụng.
- Quan điểm của nhà sản xuất về chất lượng sản phẩm: theo quan điểm của nhà
sản xuất thì một sản phẩm được coi là một sản phẩm chất lượng khi mà sản phẩm phù
hợp và các thuộc tính của nó đáp ứng được đúng và đủ các tiêu chuẩn về chất lượng đã
được đề ra trước đó trên hệ thống tiêu chuẩn chất lượng.
- Quan điểm về chất lượng thị trường trên thị trường: một sản phẩm được coi là
sản phẩm chất lượng trên thị trường là khi nó đáp ứng được mục đích và yêu cầu mà
người tiêu dùng đề ra, đáp ứng được những mong muốn trên thị trường. Quan điểm này
được xuất phát từ yếu tố giá cả, ở đó sản phẩm nào có mức giá phù hợp với mức giá mà
khách hàng có thể chấp nhận được thì sản phẩm đó có tính chất lượng và nó có khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
- Quan điểm về chất lượng sản phẩm theo sản phẩm: theo quan điểm này, chất
lượn sản phẩm được phản ánh thông qua các đặc tính, công dụng của sản phẩm.
Các yếu tố cấu thành lên chất lượng sản phẩm bao gồm: tính thẩm mỹ của sản
phẩm, các thuộc tính về chức năng của sản phẩm, tuổi thọ của sản phẩm, mức độ an toàn
của sản phẩm đối với người tiêu dùng, tính tiện dụng của sản phẩm, và ngoài ra đôi khi
giá, chi phí của sản phẩm cũng được xem là một trong những yếu tố cấu thành lên chất
lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm được coi là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng
quyết định đến hành vi mua, khả năng quyết định mua của người tiêu dùng. Khơng có
một khách hàng nào là khơng muốn mua một sản phẩm chất lượng cả. Khi một sản
phẩm được nhiều người tiêu dùng và công chúng đánh giá là một sản phẩm chất lượng
tốt thì sản phẩm đó sẽ tồn tại và có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đem lại nhiều
doanh thu cho doanh nghiệp. Và ngược lại một sản phẩm bị đánh giá là kém chất lượng,
sản phẩm đó sẽ khơng được người tiêu dùng đón nhận và nhanh chóng bị đào thải khỏi

thị trường. Đó là lí do vì sao chất lượng sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng để
12


tạo nên năng lực cạnh tranh sản phẩm cho doanh nghiệp. Vì vậy, muốn nâng cao năng
lực cạnh tranh cho sản phẩm thì nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tốt tất yếu.
Cơ cấu của sản phẩm phụ thuộc vào mục đích kinh doanh của doanh nghiêp. Danh
mục sản phẩm phản ánh sự phong phú, chiều sâu và sự hài hòa của cơ cấu sản phẩm. Do
sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu nguờfi tiêu dùng, cơng nghệ và tình hình cạnh
tranh, các cơng ty khơng thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các sản phẩm hiện có.
Vì vậy, tất cả các cơng ty phải lưu tâm đến các chương trình phát triển sản phẩm mới
nếu chúng muốn tồn tại và phát triển.
Từ góc độ tiếp thị, sản phẩm mới có thể là sản phẩm mới nguyên bản, sản phẩm
kiếm tiền tốt từ sản phẩm mới hiện có hoặc thương hiệu mới do kết quả nghiên cứu,
thiết kế và thử nghiệm của công ty.
Cơ cấu chủng loại đa dạng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh được thiết kế nhằm đáp
ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Các cơng ty có cơ hội chiếm
lĩnh thị trường hoặc thường mở rộng thị trường với nhiều loại sản phẩm.
1.2.3. Hoàn thiện bao bì sản phẩm
Đối với marketing hiện nay, bao bì sản phẩm đã trở thành một công cụ đặc lực cho
hoạt động tiếp thị của các nhà quản trị marketing. Nhờ có bao bì sản phẩm mà khách
hàng có thể dễ dàng nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp với các sản pjaamr khác trên
thị trường. Bao bì sản phẩm cịn giúp khách hàng hiểu được các thông số về sản phẩm
như: kiểu dáng, màu sắc. công dụng, hướng dẫn sử dụng, … Ngồi ra, nhờ vào bao bì
sản phẩm khách hàng kể cả khi chưa biết gì về sản phẩm cũng có thể bị hấp dẫn bởi bao
bì có thiết kế cuốn hút. Nhờ vậy, mà bao bì trong marketing khơng cịn đơn giản là một
cơng cụ dùng để chứa đựng và bảo vệ sản phẩm nữa, nó đã biến thành một công cụ giúp
nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm với các sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh.
Tất nhiên, để có thể khiến sản phẩm của doanh nghiệp trở nên khác biệt hơn, thu hút
hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thì bao bì sản phẩm của doanh nghiệp phải

được thiết kế ấn tượng hơn, nỏi bật hơn. Một thiết kế bao bì, nhẵn mác đẹp chắc chắn sẽ
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Cùng với chất lượng sản phẩm và thương hiệu
của sản phẩm thì
Mặc dù với mong muốn là đem lại thiết kế bao bì nổi bật và thu hút khách hàng,
nhưng bao bì của sản phẩm vẫn phải đảm bảo đủ các chức năng vốn có của nó như: bảo
quản sản phẩm bên trong, thông tin về sản phẩm, công dụng của sản phẩm, tính thẩm mĩ
của bao bì tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm. Ngồi ra trên bao bì cùng phải in đầy đủ
các yếu tố như tên doanh nghiệp cung cấp, logo của doanh nghiệp hoặc logo sản phẩm.
Một thiết kế bao bì phải sử dụng hiệu quả uy tín của sản phẩm, nhãn mác, lựa chọn cơ
13



×