Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Chương 7 giai cấp công nhân hiện đại, phong trào cộng sản và công nhân trào lưu xã hội dân chủ ở các nước tư bản phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.7 KB, 43 trang )

Chương VII
Giai cấp công nhân hiện đại, phong trào cộng sản và công nhân trào lưu
xã hội dân chủ ở các nước tư bản phát triển

I. Giai cấp công nhân hiện đại
1. Sự hình thành đặc trưng giai cấp cơng nhân hiện đại
Sự phân cơng lao động và phân hóa xã hội bắt nguồn từ sự phát
triển của lực lượng sản xuất, trong đó cơng cụ lao động giữ vai trò đặc biệt
quan trọng. Mác đã viết: "Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn
luôn cách mạng hóa cơng cụ sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ
sản xuất, nghĩa là cách mạng hóa tồn bộ những quan hệ xã hội" (1). Nghiên
cứu giai cấp công nhân hiện đại không thể không xem xét sự vận động
chung của lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX, nhất là giai đoạn từ giữa thế
kỷ đến nay mà một trong những đặc trưng lớn của thời kỳ này là sự xuất
hiện cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ hiện đại. Chính cuộc cách
mạng này đã làm biến đổi sâu sắc và toàn diện các giai tầng, xã hội, trong
đó có giai cấp cơng nhân.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm tăng năng
suất lao động lên một cách đột biến, đồng thời đã làm thay đổi quan trọng
về phương thức lao động và vị thế của người công nhân.
ở các nước tư bản phát triển (TBPT), cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại đã làm biến đổi toàn diện và sâu sắc đời sống nhân dân
lao động nói chung và giai cấp cơng nhân nói riêng. Những thay đổi này
trước hết là những biến đổi cơ cấu ngành nghề, phân công lao động và
quan hệ giai, tầng xã hội. Bộ phận lao động ở các ngành nghề truyền thống
(nông, lâm, ngư, cơng nghiệp khai thác, chế biến, xây dựng...) có xu hướng
giảm đi nhanh chóng. Bộ phận lao động trong các ngành nghề mới (như
thông tin, công nghệ cao, dịch vụ...) phát triển đột biến. Trong khuôn khổ
của CNTB, đã diễn ra những điều chỉnh quan trọng về sở hữu, quản lý và
1



phân phối. ở các nước TBPT đã xuất hiện giai cấp công nhân hiện đại. Tuy
về cơ bản họ vẫn là người làm th, nhưng có đời sống khá, trình độ khoa học
và nghiệp vụ cao, phần lớn có trình độ đại học và cao đẳng. Bộ phận cơng
nhân có trình độ trên đại học, khác với tầng lớp trí thức ở chỗ, họ là những
người trực tiếp gắn với q trình sản xuất và dịch vụ, cịn giới trí thức hoạt
động chủ yếu là nghiên cứu khoa học. Giai cấp cơng nhân hiện đại có vị trí xã
hội tương đối cao so với giai cấp công nhân truyền thống. Giới nghiên cứu
mácxít ở các nước TBPT gọi họ là cơng nhân "cổ trắng", có người gọi họ là
tầng lớp trung lưu (vì họ chiếm đa số trong tầng lớp này).
Tuy nhiên, nếu xét trên quy mơ tồn thế giới thì phần lớn các quốc
gia trên thế giới hiện tại vẫn đang ở trong q trình cơng nghiệp hóa - trừ
một số nước tư bản phát triển G7 hoặc rộng hơn, các nước OECD (tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế), là những nước đã hoặc đang chuyển sang giai
đoạn "hậu cơng nghiệp". Cùng với q trình cơng nghiệp hóa, số lượng
cơng nhân vẫn đang tăng lên một cách tuyệt đối.
Theo cơng trình: "Nghiên cứu chủ nghĩa đế quốc"(2): Sự phát triển
về số lượng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới như sau:
Bảng 1: Sự phát triển về số lượng của giai cấp cơng nhân trên tồn thế giới
Thời Mác - Ăngghen
(cuối thế kỷ XIX)

Đầu
thế kỷ XX

Những năm 80
thế kỷ XX

10.000.000


119.000.000

660.000.000

Những thông tin ở trên cho thấy, cần phải có một quan điểm tồn
diện khi nghiên cứu giai cấp công nhân. Những quan điểm cho rằng cùng
với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, giai cấp công nhân
đang "biến mất", hoặc khi xem xét phong trào cơng nhân, xem xét tính chất
của giai cấp cơng nhân nói chung chỉ dựa trên bộ phận cơng nhân ở các
nước TBPT, bỏ qua công nhân ở các khu vực khác... là một sai lầm nghiêm
trọng.
2


Những đặc trưng của giai cấp công nhân hiện đại được hình thành
một mặt do những điều kiện khách quan của nền kinh tế TBCN, trong đó
tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại giữ vị trí
quan trọng đặc biệt, mặt khác do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và
sự điều chỉnh của giai cấp tư sản, bao gồm cả chính phủ và các đảng chính
trị cầm quyền.
ở các nước tư bản phát triển nhất, tỷ lệ lao động và tỷ lệ giá trị trong
các ngành ở nhóm I (bao gồm nơng, lâm nghiệp) và nhóm II (bao gồm khai
thác, chế tạo, xây dựng) theo diễn biến của thời gian suy giảm mạnh và
nhóm III (lao động dịch vụ) tăng lên nhanh chóng.
Như vậy, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm thay đổi
cơ cấu kinh tế, đến lượt nó, sự thay đổi cơ cấu kinh tế đã dẫn đến sự biến
đổi cơ cấu lao động - xã hội nói chung và cơ cấu giai cấp cơng nhân nói
riêng. Sự thay đổi này đã diễn ra từ giữa thế kỷ XX, đặc biệt là từ những
năm 70 đến nay.
ở các nước tư bản phát triển, trình độ văn hóa, khoa học, chuyên

môn nghề nghiệp của quảng đại quần chúng lao động nói chung và của giai
cấp cơng nhân nói riêng đã nâng cao rõ rệt.
Theo số liệu năm 1992, lực lượng lao động của Mỹ có 106,5 triệu
người. Lần đầu tiên ở Mỹ, năm 1992 hơn một nửa lực lượng lao động
(53,5%) hiện đang làm việc có trình độ cao đẳng và đại học trở lên. Lực
lượng lao động có trình độ văn hóa chưa hết trung học giảm xuống cịn
11,9% tức là gần 1/8 số người đang làm việc(3).
Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chun mơn của lực lượng
lao động nói chung và giai cấp cơng nhân nói riêng ở Nhật Bản và một số
nước OECD cũng gần tương đương với Mỹ. Nếu Mỹ có khoảng gần 80%
dân cư có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thơng trung học trở lên thì tỷ lệ
này ở nhiều nước OECD vào khoảng 75%. Tỷ lệ người có trình độ cao
đẳng trở lên, theo số liệu năm 1989, đứng đầu là Mỹ: 35% dân cư, sau đó là
3


Niu Di-lân (32%), úc (31%), Canada (30%), Thụy Sĩ (30%), Nhật, Thụy
Điển (khoảng 25%)(4). Tỷ lệ sinh viên đại học trên 1000 dân của các nước
này năm 1987 cũng xấp xỉ như nhau: Mỹ - 29,3, Đan Mạch: 28,2, Bỉ: 25,3,
CHLB Đức: 25, Pháp: 24,4, Tây Ban Nha: 23,5, Hà Lan: 23,4, Nhật: 21,4...
(5)

. Số lượng các nhà khoa học, kỹ sư tính trên triệu dân của các nước tư

bản phát triển cũng lớn hơn nhiều lần so với các nước khác ở khu vực. Theo
P.Kenơdi, tỷ lệ này cao nhất là ở Nhật Bản: 3.548, sau đó là ở Mỹ: 2.685,
châu Âu: 1.632, châu Mỹ la-tinh: 209, các nước ảrập: 202, các nước châu á
(trừ Nhật Bản): 99, châu Phi: 53(6).
Cùng với việc nâng cao đáng kể trình độ văn hóa của đại đa số cơng
nhân, tỷ lệ cơng nhân có trình độ kỹ thuật chun mơn lành nghề cao cũng

tăng lên mạnh mẽ. ở phần lớn các nước TBPT tỷ lệ loại công nhân này chiếm
khoảng 50%. Đối với những công nhân kỹ thuật chuyên môn lành nghề cao,
lao động của họ chủ yếu là lao động sáng tạo, lao động trí tuệ. Trình độ văn
hóa, chun mơn và tỷ lệ lao động trí óc cao là những yếu tố liên quan chặt
chẽ với nhau. Không phải ngẫu nhiên cả ba yếu tố này đều bằng xấp xỉ
50% ở các nước TBPT. Trình độ văn hóa thấp, lao động không lành nghề,
lao động giản đơn ngày càng bị thu hẹp và chiếm một tỷ lệ ngày càng nhỏ
bé trong các nước tư bản. Theo P.Drucker, ở Mỹ lao động chân tay giảm từ
50% năm 1950 xuống có 20% năm 1990 và đến năm 2000 chỉ cịn ít hơn
10%(7). Tỷ lệ công nhân "cổ trắng" ngày càng tăng nhanh và chiếm ưu thế về
số lượng so với tỷ lệ công nhân "cổ xanh".
Năm 1956, lần đầu tiên trên thế giới, ở Mỹ số lượng công nhân "cổ
trắng" đã vượt số công nhân "cổ xanh". Năm 1980 tỷ lệ này là 50/32. Đến
1990 ở Mỹ có 35,5 triệu cơng nhân "cổ trắng" và 27,8 triệu công nhân "cổ
xanh". Trong khoảng thời gian từ 1962 đến 1986 tỷ lệ công nhân "cổ xanh"
của Tây Đức giảm từ 67% xuống còn 47%. Cùng thời kỳ này số lượng
công nhân "cổ trắng" ở Pháp cũng tăng lên 2 lần.
Như vậy có thể nói: từ những năm 80 của thế kỷ XX, ở các nước
TBPT, công nhân hiện đại đã chiếm tỷ lệ vượt trội so với công nhân truyền
4


thống. Đây là một trong những biến đổi lớn nhất của giai cấp công nhân thế
giới trong thế kỷ XX. Những biến đổi này đã đặt ra những vấn đề lý luận
và thực tiễn cho phong trào cộng sản và cơng nhân ở các nước TBPT nói
riêng và phong trào cộng sản và cơng nhân thế giới nói chung.
Điều kiện sống và làm việc của giai cấp công nhân ở các nước tư
bản phát triển đã được cải thiện đáng kể.
Nhờ có năng suất lao động cao do sử dụng các thành tựu khoa học
cơng nghệ mới, nhờ bóc lột các nước đang phát triển và lạc hậu, mức sống

chung của xã hội được nâng cao rõ rệt ở nhóm các nước tư bản phát triển
(G7 và những nước khác trong OECD).
Theo J.Naisbit: tổng sản phẩm xã hội của thế giới trong 20 năm từ
1970 đến năm 1990 tăng lên hai lần. Nhưng thu nhập bình quân đầu người
ở các nước tư bản phát triển còn nhanh hơn nhiều.
Mặc dù quan niệm về các tiêu chí phân loại giai tầng xã hội cịn
khác nhau, song nhìn chung các tài liệu nghiên cứu về các giai tầng trong
các nước TBPT đều thống nhất ở nhận định đã ra đời và phát triển một bộ
phận những người lao động có mức sống khá, gọi là "tầng lớp trung lưu
mới". Bộ phận này hầu hết là công nhân "cổ trắng", những người làm dịch
vụ và viên chức nhà nước.
Mức sống của giai tầng trung lưu nói chung và cơng nhân cổ trắng
có thể nhận thấy qua các phương tiện sinh hoạt của họ bao gồm: có nhà
riêng, ơ tơ, các phương tiện nghe nhìn và sinh hoạt khác.
Tầng lớp này ở Mỹ chiếm khoảng từ 60% đến 70% lao động; ở
Nhật chiếm khoảng 60%... ở Anh, Pháp, Đức cũng ở mức tương tự.
Về chính sách kinh tế. ở các nước TBPT, sau thời kỳ thực hiện
chính sách đề cao vai trị của nhà nước dựa trên học thuyết Kên-xơ, từ
những năm 70 đến nay đã dấy lên làn sóng tư nhân hóa (ở Anh gọi là "Chủ
nghĩa Thát chơ", ở Mỹ gọi là "Chính sách kinh tế Ri-gân"). Chính sách này
5


đã thúc đẩy sở hữu cổ phần và thu hút công nhân tham gia "hệ thống tham
dự" rất đa dạng.
ở Anh, số cơng nhân có cổ phần trong 10 năm (1979 - 1989) đã
tăng từ 7% lên 20% với 8 triệu người.
ở Mỹ, từ 1974 đến 1989 có tới 30 triệu người mua cổ phiếu. Cho
đến 1997 có tới 40% dân cư Mỹ bao gồm cả cơng nhân có sở hữu dưới
dạng cổ phiếu. Tuy nhiên giá trị của các cổ phiếu của người lao động

khơng đáng kể. Ví dụ ở Mỹ, giá trị cổ phiếu (khoảng 70% đến 80% công
nhân mua chỉ chiếm 1% tổng giá trị cổ phiếu mà thôi. Như vậy, trong hệ
thống tham dự về thực chất các nhà tư bản vẫn là chủ sở hữu, là giai cấp
bóc lột, giai cấp cơng nhân vẫn là người làm thuê, người bị bóc lột. Tuy
nhiên, sự thay đổi về sở hữu này đã đem lại một sự chuyển biến trong nhận
thức và tâm lý của người công nhân. Đó là tâm lý của người đã có ít nhiều
địa vị của người làm chủ chứ khơng phải hồn toàn là người làm thuê.
ở tất cả các nước TBPT nói chung, tuy mỗi nước đầu tư cho chính
sách xã hội có khác nhau, nhưng nói chung đều có một hệ thống chính sách
bảo trợ xã hội khá cao trong lĩnh vực giáo dục, y tế, trợ giúp người già, cô
đơn, thất nghiệp... Hầu hết các nước này đều thực hiện quyền được hưởng
giáo dục miễn phí cho tất cả mọi người đến hết trung học (đó là chưa kể
một số nước Bắc Âu còn trợ giúp sách vở, phương tiện đi lại - có nơi cịn
phụ cấp bữa ăn trưa cho học sinh).
Từ những năm 70, đã xuất hiện khái niệm "nhà nước phúc lợi"
(The Welfare State), "nhà nước thịnh vượng chung"... ở các nước TBPT,
nếu như vào những năm 30, ngân sách dành cho bảo trợ xã hội ở các nước
TBPT chỉ khoảng 10% tổng chi thì đến những năm 70, 80, tỷ lệ đó lên đến
40%, 50%...(8). Nhà nước tư bản đã thông qua nhiều đạo luật về bảo trợ xã
hội, bảo trợ thất nghiệp, mức lương tối thiểu..., đồng thời đưa ra nhiều
chương trình trợ cấp về lương thực, thực phẩm, nhà ở, dạy nghề, đào tạo và
đào tạo lại.
6


Về quản lý. Thay cho phương pháp Tay-lo (Taylor) CNTB hiện đại
sử dụng phương pháp Pho (Ford) và "hậu Pho". Phương pháp này, một mặt
vẫn sử dụng một phần phương pháp Tay-lo, song được mở rộng trên phạm
vi xã hội. Đặc trưng của phương pháp này là: - thứ nhất tách quyền sở hữu
với quyền quản lý, ở các nước tư bản phát triển đã hình thành một tầng lớp

quản lý (giám đốc) làm thuê, trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh; thứ
hai, tiền lương được nâng cao (một cách tương đối) với năng suất lao động;
thứ ba, thực hiện hợp đồng tập thể (là chủ yếu) giữa giới chủ với cơng
nhân, mà đại diện là cơng đồn.
Do nhiều ngun nhân, tổ chức cơng đồn và vai trị của cơng đồn
ở các nước tư bản phát triển đã có sự thay đổi quan trọng. Cơng đồn
khơng cịn là tổ chức chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cơng nhân và người lao
động, mà dường như nằm trong hệ thống chính trị của chủ nghĩa tư bản
hiện đại, đóng vai trị hịa giải, cân bằng lợi ích giữa giới chủ với người
lao động, nhằm ổn định sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện khá
rõ ở các nước tư bản phát triển như Cộng hòa Liên bang Đức (nền kinh tế
được gọi là "kinh tế thị trường xã hội"); ở Vương quốc Anh, Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ (được gọi là "nhà nước phúc lợi") và các nước Bắc Âu (được
gọi là "kinh tế thị trường thương lượng").
Các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations - TNC)
giữ một vị trí quan trọng trong sự thay đổi phương thức quản lý kinh tế nhất là về mặt kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đồng thời là một
nhân tố thúc đẩy sự biến đổi nhanh chóng giai cấp công nhân hiện đại.
2. Những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân hiện đại
Những thay đổi về sở hữu, quản lý, phân phối cùng với những cải
cách về chính trị ở các nước tư bản phát triển dưới tác động của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dẫn tới những thay đổi sâu sắc
trong cơ cấu giai cấp công nhân ở các nước TBPT. ở những nước này phân
hóa thành ba bộ phận: Bộ phận công nhân hiện đại; bộ phận công nhân
7


nghèo khổ (Working class); bộ phận công nhân vô gia cư (Home less). Nét
nổi bật trong sự phân hóa này là việc hình thành giai cấp cơng nhân hiện đại.
Về mặt lịch sử, nếu như giai cấp công nhân truyền thống, cơng nhân
đứng máy, trong các xí nghiệp cơng nghiệp (Factory Workers) là "thành

quả" của cuộc cách mạng công nghiệp(9), thì giai cấp cơng nhân hiện đại là
sản phẩm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại(10). Họ ra đời
và tồn tại trong các xã hội "hậu công nghiệp", trong CNTB hiện đại.
Khác với giai cấp công nhân truyền thống, ra đời từ nông dân, từ
tầng lớp tiểu chủ phá sản... tóm lại, từ q trình bần cùng hóa người lao
động trong xã hội phong kiến, tiền tư bản thì giai cấp cơng nhân hiện đại
là sản phẩm của phương thức sản xuất TBCN đã được điều chỉnh, đồng
thời là "thành quả" của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, là
sản phẩm trực tiếp của chính sách giáo dục, đào tạo và chính sách bảo trợ
xã hội của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Phần lớn họ được học tập miễn phí
ở nhà trường phổ thông và được nhà nước cho vay khi học ở bậc đại học
hoặc ở các trường dạy nghề.
Về mặt kinh tế, xã hội, nếu như giai cấp công nhân truyền thống là
giai cấp vô sản theo đúng nghĩa đen của từ đó, là những người làm th,
nghèo khổ thì giai cấp cơng nhân hiện đại có mức sống trung lưu, đủ tiện
nghi. Họ chiếm khoảng 60% trong tầng lớp trung lưu mới (Middle classes)
phần lớn họ có cổ phần nhỏ hoặc sở hữu chứng khốn có giá. Ngồi nhu
cầu vật chất, giai cấp cơng nhân hiện đại cịn có nhu cầu văn hóa, thể dục,
thể thao và các nhu cầu chính trị, tinh thần đa dạng như dân chủ, nhân quyền,
hịa bình, mơi trường...
Tuy nhiên, giai cấp cơng nhân hiện đại vẫn là người làm thuê, bị
bóc lột giá trị thặng dư tương đối một cách nặng nề.
Về trình độ văn hóa, nghề nghiệp, giai cấp cơng nhân hiện đại là
lớp người được học tập văn hóa và qua đào tạo nghề nghiệp do đòi hỏi của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, phần lớn họ là những người có
8


trình độ văn hóa từ trung học trở lên và đã qua đào tạo nghề nghiệp ở bậc
cao đẳng, một bộ phận có trình độ đại học và trên đại học. Bộ phận có trình

độ phân biệt với tầng lớp trí thức ở phương thức lao động. Trí thức hoạt động
trong lĩnh vực nghiên cứu độc lập, công nhân hiện đại hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực sản xuất và các hoạt động dịch vụ trực tiếp. Giai cấp công nhân
hiện đại được xã hội tôn trọng và thừa nhận như là một tầng lớp có đầy đủ
nhân cách. Bản thân họ không mặc cảm, tự ty về địa vị xã hội của mình. Cùng
với tầng lớp trí thức, giai cấp công nhân hiện đại là một bộ phận hữu cơ cấu
thành lực lượng sản xuất tiên tiến và là lực lượng sản xuất chủ yếu ở các nước
tư bản phát triển.
Về mặt chính trị, quan điểm cho rằng, với mức sống trung lưu, giai
cấp công nhân hiện đại dường như đã thỏa mãn về địa vị xã hội, không cịn
ý thức chính trị nữa là khơng đúng. Hiện nay giai cấp cơng nhân hiện đại
vẫn là lực lượng chính trị, xã hội chủ yếu trong các cuộc đấu tranh với giai
cấp thống trị ở các nước tư bản phát triển, vì các mục tiêu dân sinh, dân chủ,
hịa bình, mơi trường, chống tồn cầu hóa, chống tư bản bóc lột các nước lạc
hậu, chống tư nhân hóa, chống phân biệt chủng tộc, chống sự phục hồi chủ
nghĩa phát xít... Nhưng nhìn chung, hiện nay những cuộc đấu tranh này mang
tính chất kinh tế, xã hội nhiều hơn tính chất chính trị. Những cuộc đấu
tranh này khơng trực tiếp nhằm lật đổ chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho phong trào thiếu tính cách mạng là do
những hạn chế trong sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản đối với phong trào.
Sự phân tầng trong giai cấp cơng nhân nói chung ở các nước tư bản
phát triển là một đặc điểm quan trọng của phong trào cơng nhân hiện đại.
Tình trạng này đã dẫn đến sự phân hóa và nảy sinh tính cục bộ trong ý thức
giai cấp, sự đa dạng trong tổ chức cơng đồn, sự tản mạn về mục tiêu đấu
tranh của giai cấp công nhân. Đây là một thách thức mới về mặt lý luận đồng
thời là một nhiệm vụ chính trị thực tiễn trọng đại của phong trào cộng sản
và cơng nhân nói chung ở các nước tư bản phát triển nói riêng. Thí dụ: Đảng
Cộng sản Pháp trong một thời gian dài không coi bộ phận công nhân hiện đại
9



nằm trong giai cấp công nhân nên đã buông lỏng công tác tập hợp, tuyên
truyền giáo dục giác ngộ bộ phận này. Mặt khác, những người công nhân
hiện đại này thì ngộ nhận mình là trí thức chứ khơng phải là công nhân(11).
II. Phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản phát triển

Gắn liền với sự phát triển của kinh tế và sự trưởng thành của giai
cấp công nhân, ở các nước TBPT như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Italia đảng
cộng sản ra đời sớm. Trước Cách mạng Tháng Mười Nga, mặc dù có sự
khác nhau về quan điểm song nhìn chung các đảng vẫn lấy chủ nghĩa Mác
làm nền tảng tư tưởng của mình.
Sau Cách mạng Tháng Mười đã diễn ra sự phân hóa lớn trong
phong trào cộng sản. Bộ phận quan trọng tham gia Quốc tế III, lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, bộ phận còn lại ngả sang trào lưu xã hội
dân chủ.
Mặc dù đã này sinh những bất đồng nghiêm trọng về quan điểm
giữa một số đảng cộng sản ở các nước TBPT với Đảng Cộng sản Liên Xô,
song nhìn chung phong trào cộng sản vẫn là một lực lượng có chung nền
tảng tư tưởng và lý tưởng chiến đấu - lý tưởng XHCN và CSCN. Phong
trào đảng cộng sản ở các nước TBPT nhìn chung gắn bó với sự nghiệp xây
dựng CNXH và các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.
Những thay đổi lớn về kinh tế ở các nước tư bản phát triển dưới tác
động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và dưới tác động
của "chủ nghĩa tự do mới" (thực chất là chính sách kinh tế - xã hội của chủ
nghĩa bảo thủ mới) cũng như đường lối "cải tổ" của một số đảng cộng sản
cầm quyền, đặc biệt là ở Liên Xô, Đông Âu đã tác động xấu đến phong trào
cộng sản ở các nước tư bản phát triển. Tuy nhiên, tình hình đó cũng đã tạo
ra những mặt tích cực nhất định, đó là sự khuyến khích những tìm tịi,
nghiên cứu về con đường mới cho phong trào cách mạng. Một q trình
phân hóa mới lại diễn ra trong phong trào cộng sản Tây Âu và trong nội bộ

mỗi đảng. Đỉnh cao là lúc diễn ra các sự kiện bi đát ở Liên Xô và Đông Âu
trong những năm 1989 - 1991.

10


Sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu
không chỉ tác động nghiêm trọng tới bản thân các đảng cộng sản ở các
nước này, mà cịn tác động nặng nề đến tồn bộ phong trào cộng sản, cách
mạng và tiến bộ trên thế giới. ảnh hưởng của sự kiện này đối với các đảng
cộng sản ở các nước tư bản phát triển tuy khác nhau, song nhìn chung đó là
một địn nặng nề giáng vào tất cả các đảng cộng sản trên thế giới, đưa các
đảng này vào một giai đoạn thoái trào nghiêm trọng.
Những năm 1989 đến 1992 là thời kỳ đen tối nhất của phong trào
cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa nói chung và ở các nước tư bản phát
triển nói riêng.
Tuy nhiên, thái độ của các đảng cộng sản đối với sự kiện khủng
hoảng sụp đổ của Liên Xô rất khác nhau. Đảng cộng sản Nhật Bản và Đảng
cộng sản Pháp không hề hối tiếc, thậm chí cho rằng sự sụp đổ đó là tất yếu.
Tuyệt đại đa số các đảng cộng sản đều cho rằng sự tan rã của Liên Xô
là một tổn thất to lớn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chính sự
kiện này đã dẫn đến hiện tượng phân liệt, tan rã về tổ chức. Một bộ phận quan
trọng đã chuyển sang Trào lưu Xã hội dân chủ, xin gia nhập Quốc tế xã hội.
Sau sự kiện Liên Xô tan rã không lâu, mặc dù phong trào cộng sản
vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng, nhưng đã có dấu hiệu bắt đầu được hồi
phục. ở tất cả các nước có các đảng cộng sản bị tan rã hoặc tự tuyên bố giải
thể đã tái lập lại đảng cộng sản, với quy mô nhỏ hơn. Điều đáng chú ý là,
tất cả các đảng này đều đã phân tích, đúc rút kinh nghiệm từ sự kiện cải tổ sự sụp đổ của Liên Xơ và các nước tư bản chủ nghĩa nói chung và ở các nước
tư bản phát triển nói riêng đều mong muốn tập hợp lại phong trào cộng sản
quốc tế. Sau khủng hoảng sụp đổ ở Liên Xô, đã có một số hội nghị quốc tế,

trong đó có Hội nghị của 12 đảng cộng sản và công nhân ở Đông Âu; cuộc
gặp gỡ ở Saopaolô (Bra-xin) của các đảng cộng sản khu vực châu Mỹ; cuộc
gặp gỡ ở ấn Độ nhân Đại hội của Đảng cộng sản ấn Độ (M); cuộc hội thảo

11


do tổ chức "Không gian Mác" của Đảng cộng sản Pháp chủ trì nhân kỷ
niệm 150 năm ra đời bản Tuyên ngôn của đảng cộng sản ở Paris (1997).
Trên đây là sơ lược về lịch sử của phong trào cộng sản quốc tế.
1. Thực trạng phong trào cộng sản ở các nước tư bản phát triển
Có thể nói, q trình phân hóa, tan rã của các đảng cộng sản ở các
nước tư bản sau khi Liên Xô sụp đổ đã dừng lại vào những năm 1991,
1992. Xét về đường lối và quan điểm có thể chia phong trào cộng sản ra
làm ba xu hướng lớn sau:
- Chuyển thành các đảng xã hội dân chủ.
- Kiên trì bản chất cộng sản nhưng có điều chỉnh đường lối, rút kinh
nghiệm từ sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xơ.
- Kiên trì đường lối mácxít - lêninnít, về cơ bản vẫn giữ đường lối
và quan điểm cũ.
Sau đây là thống kê số lượng đảng viên một số đảng cộng sản trong
những đại hội gần đây (từ 1992 đến nay):

- Đảng cộng sản Pháp

1970 - 1975

1992 - 1999

740.000 người


300.000 người
(thống kê 1996)

- Đảng của CNXH dân chủ Đức(12)
(đảng kế thừa đảng XHCN thống
nhất Đức)

120.000 người
(thống kê 1999)

- Đảng cộng sản Đức

5.200 người

- Đảng cộng sản Italia
Châu Âu

2.000.000

- Đảng cộng sản Tây Ban Nha

240.000

45.000 người
(thống kê 1995)

- Đảng cộng sản Bồ Đào Nha

140.000


140.000 người
(thống kê 1992)

- Đảng cánh tả Thụy Điển

11.000 người
(thống kê 1996)

- Đảng lao động Thụy Sĩ

4.000 người
(thống kê 1996)
9.000 người (thống
kê 1994)

- Đảng cộng sản Phần Lan

12


- Đảng cộng sản Mỹ

15.000 người
(thống kê 1996)

- Đảng cộng sản Canađa

6.000 người
(thống kê 1995)


Châu Mỹ

370.000 người
(thống kê 1997)

Nhật Bản - Đảng cộng sản Nhật

Đáng chú ý, một số đảng mácxít ra đời từ cuối thế kỷ XIX hoặc đầu
thế kỷ XX - nghĩa là đã tồn tại trên dưới 100 năm, nhưng số lượng hết sức
nhỏ bé. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của đảng gặp khó khăn lớn.
Uy tín xã hội của các đảng nhìn chung thấp; theo thống kê những
cuộc bầu cử từ năm 1995 đến nay, số cử tri bỏ phiếu cho đảng rất ít.
Tên đảng

1970 - 1975

1995 đến nay

- Đảng cộng sản Pháp (có 15/322 nghị sĩ ở
Thượng viện, 36/577 ở Hạ viện và 3 nghị sĩ ở
Nghị viện châu Âu)

20% cử tri

8,72 %

- Đảng cộng sản Italia

33%


- Đảng của CNXH dân chủ (Đức)

16%

36/672 nghị sĩ

- Đảng cộng sản Bồ Đào Nha (có 15/320 nghị
sĩ)

8,6 %

- Đảng cộng sản Hy Lạp (có 9/300 nghị sĩ)

4,5 %

- Đảng cánh ta Thụy Điển

6,2 %

- Đảng cộng sản Nhật (2% số nghị sĩ)

7%

- Tình hình đảng cộng sản ở các nước tư bản phát triển (G7)
Trước hết, về phong trào cộng sản ở 4 nước tư bản phát triển châu Âu:
- ở Vương quốc Anh:
Hiện nay ở Anh tồn tại tới ba tổ chức cộng sản, đó là: Đảng cánh tả
(Left Party), Đảng cộng sản Anh (Communist Party of Greate Britain) và
Đảng cộng sản Anh mới (New Communist Party of Britain).


13


Về nhiệm vụ hiện nay của Đảng cộng sản Anh, Nghị quyết Đại hội
lấy khẩu hiệu mà Mác đã từng nói: "Giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh
vì dân chủ" (Winning the battle for Democracy) làm chủ đề của văn kiện.
Nghị quyết đề cập tới các vấn đề về chế độ xã hội, kinh tế của Vương quốc
Anh, đặt trong quan hệ với Cộng đồng châu Âu và Mỹ.
Nghị quyết đặt lại vấn đề cần phải thay đổi chế độ "vương quyền"
độc tài hiện nay bằng chế độ cộng hòa; thực hiện đầy đủ hơn thể chế liên
bang; quyết tâm thực hiện những công việc "tạm thời", "ngắn hạn" của "cuộc
cách mạng XHCN" (Resolved temporarily - short of sosialist revolution),
bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước (hiện nay) để mở rộng sở hữu cơng
cộng và kế hoạch quốc gia"...
Nói về nhiệm vụ dân chủ, Nghị quyết viết: "Cần mở ra một chiến dịch
dân chủ mới", xem cuộc đấu tranh vì dân chủ là nền tảng cơ bản cho cuộc đấu
tranh chính trị, tương tự như đấu tranh kinh tế của phong trào lao động đầu thế
kỷ. Đấu tranh cho dân chủ là đấu tranh cho các quyền cá nhân, quyền dân tộc
thiểu số, quyền của phụ nữ, quyền của người tàn tật và của các tổ chức tập thể.
Trong phần cuối, Nghị quyết khẳng định lại chủ nghĩa quốc tế của giai
cấp công nhân, phê phán chủ nghĩa sô vanh dân tộc và nhắc lại quan điểm của
Mác: "Một dân tộc đi áp bức dân tộc khác thì dân tộc đó khơng có tự do".
- ở Cộng hịa Pháp:
Cho đến nay, ở Pháp vẫn tồn tại ba tổ chức cộng sản, đó là: Đảng
cộng sản Pháp; Liên đồn cộng sản và tổ chức Đấu tranh công nhân. Hai tổ
chức Liên đồn cộng sản và Đấu tranh cơng nhân lực lượng nhỏ bé, ảnh
hưởng xã hội rất thấp.
Đảng cộng sản Pháp là đảng lớn nhất ở châu Âu, có uy tín xã hội cao.
Trong suốt lịch sử của mình, Đảng cộng sản Pháp ln có những ý

tưởng mới nhằm phát triển lý luận và tìm tịi con đường đi lên CNXH ở Pháp.

14


Đại hội lần thứ 29 (1997) của Đảng đã phát triển quan niệm của Đại
hội 28. Đại hội tuyên bố "Một phương án XHCN theo kiểu Pháp - dân chủ
và tự quản". Về con đường tiến lên CNXH, Đại hội dùng khái niệm "vượt
qua" CNTB.
"Vượt qua chủ nghĩa tư bản" là luận điểm cơ bản nhất về đường lối
chính trị của Đảng, "vượt qua CNTB, đòi hỏi phải vượt qua tất cả những gì
cấu thành CNTB, đặc biệt là vượt qua tất cả các hình thái thống trị đứng
trên xã hội và các cá nhân".
Khái niệm vượt qua - Văn kiện giải thích, "khơng phải là thích ứng,
khơng phải là thu hẹp mục tiêu chuyển sang một xã hội khác. Nhưng cũng
khơng phải là "xóa bỏ" (CNTB) đột ngột, bằng mệnh lệnh". Thuật ngữ vượt
qua phù hợp với một quan niệm về q trình chuyển hóa của xã hội - với
nhịp độ và thời gian tùy thuộc vào nhân dân - q trình đó cho phép khắc
phục đi đến gạt bỏ nạn bóc lột, sự tha hóa... khơng phải bằng cách xóa bỏ
hồn tồn xã hội hiện nay, mà thơng qua đấu tranh vẫn dựa vào sự phát
triển của những thành tựu, nhu cầu, tiềm năng của xã hội ấy.
- ở Cộng hòa Liên bang Đức:
Sau khi nước Đức thống nhất, các đảng cộng sản vẫn duy trì tổ
chức độc lập và khu vực hoạt động vẫn như cũ.
Hiện nay ở Liên bang Đức có 3 tổ chức cộng sản: 1- Đảng cộng
sản Đức (viết tắt là DKP), hoạt động ở Tây Đức (thành lập từ năm 1968).
Đây là đảng có nguồn gốc từ Đảng cộng sản Đức thành lập từ 1918, thân
Liên Xô; 2- Đảng của chủ nghĩa xã hội dân chủ (viết tắt là PDS), vốn là
đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (thành lập năm 1946), mới đổi tên
sau khi CNXH ở Đông Đức sụp đổ, đảng này hoạt động ở Đông Đức; 3Đảng cộng sản của nước Đức (viết tắt là KPD).

Về quan điểm lý luận và đường lối chính trị hiện nay, qua cuộc trao
đổi giữa đồng chí Han Mơ-đrốp, Chủ tịch danh dự PDS với Đảng ta cho
thấy, PDS đang điều chỉnh quan điểm lý luận và đường lối chính trị dựa
15


trên bài học cải tổ sụp đổ vừa qua. PDS khẳng định: "Các quan điểm của
Mác về CNTB và CNXH vẫn giữ nguyên giá trị" (13). Đường lối cơ bản của
Đảng là "tiến hành cải cách dần dần xã hội tư bản chủ nghĩa để tiến lên
CNXH".
- ở Cộng hòa Italia
Sự kiện khủng hoảng, sụp đổ CNXH ở Liên Xô, Đông Âu đã tác
động mạnh, dẫn đến sự phân liệt và suy yếu Đảng cộng sản Italia.
Năm 1991, Đảng cộng sản Italia tách thành Đảng dân chủ cánh tả
(viết tắt là PDS, đảng này chiếm đa số) và Đảng cộng sản (tái lập). Năm
1995, trong đảng cộng sản (tái lập) vẫn tiếp tục phân liệt - Chủ tịch Đảng
Cossutta và Tổng bí thư hiện nay là Bretinotti tuyên bố lập ra một đảng
mới lấy tên là Đảng của những người cộng sản vì đồn kết, nhưng khơng
thực hiện được do đảng viên phản đối. Đảng dân chủ cánh tả sau khi thành
lập đã làm đơn xin gia nhập Quốc tế xã hội và đã được chấp nhận. Nay đã
trở thành một Đảng Xã hội dân chủ.
Đảng cộng sản (tái lập) có khoảng 150.000 đảng viên, hoạt động
yếu, đang gặp nhiều khó khăn.
Về quan điểm lý luận và đường lối chính trị, tại Đại hội III (12-1996)
Đảng khẳng định lại chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất cộng sản, các truyền
thống cách mạng của đảng, chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân...
Hiện nay, Đảng tham gia lực lượng cánh tả, nhưng khơng tham gia
chính phủ. Đảng chủ trương thực hiện đồn kết xã hội, gây ảnh hưởng với
chính phủ, chống lại chủ nghĩa tự do mới, đòi thực hiện các cuộc cải cách
xã hội ...

- ở Nhật Bản:
Tương tự như Đảng cộng sản Pháp, từ những năm 60, Đảng cộng
sản Nhật Bản bất đồng sâu sắc với Đảng cộng sản Liên Xô, song sự kiện
khủng hoảng, sụp đổ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu đã gây chấn động dữ dội

16


đối với Đảng cộng sản Nhật Bản, uy tín của Đảng giảm sút, đồng thời
đường lối cũng bị khủng hoảng.
Trong Thơng báo của đồn đại biểu Đảng cộng sản Nhật Bản do
đồng chí Phu-oa Tê-chư-đơ, Chủ tịch đồn chủ tịch Ban chấp hành trung
ương đảng sang thăm Việt Nam (tháng 9-1999) đã nhận xét về tình hình thế
giới sau chiến tranh lạnh như sau: "Có một số người cho rằng sẽ có hịa
bình, nhưng Mỹ khơng chọn con đường hịa bình mà theo đuổi chính sách
siêu cường duy nhất nhằm thống trị thế giới. Mỹ không những không rút
các căn cứ quân sự trên thế giới mà còn tăng cường vũ trang, điên cuồng
tìm cớ để can thiệp quân sự vào nước khác... Mỹ và NATO đã đưa ra khái
niệm "chiến lược mới", cho phép được đánh đòn phủ đầu bất cứ nước nào
nếu Mỹ khơng ưa... Do đó, "để bảo vệ hịa bình thế giới, trong thế kỷ XXI
phải là đấu tranh đánh bại chiến lược quân sự của Mỹ".
Về phong trào cộng sản thế giới, đồng chí Phu-oa nói: "Sự sụp đổ
của CNXH ở Liên Xơ - Đơng Âu khơng phải là sự sụp đổ của CNXH, mà
chính là sự sụp đổ các xã hội do các đảng mắc sai lầm đi chệch đường lối
XHCN... Hiện nay, chưa có điều kiện chín muồi để tổ chức hội nghị của
các đảng cộng sản như những năm 60, 70. Vấn đề quan trọng hiện nay là
làm thế nào để tập hợp các lực lượng cách mạng, đấu tranh dưới hình thức
thích hợp chống bá quyền của đế quốc Mỹ"...
Về đường lối chính trị cơ bản của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ
21 đề ra 4 phương pháp nhằm "thay đổi xã hội" (The way to change society)

Nhật Bản: Một là, Đảng cộng sản Nhật Bản dựa trên quan điểm - xã hội
phát triển theo trình tự. "Xã hội phát triển từ trình độ thấp lên trình độ cao
thơng qua việc giải quyết từng vấn đề"... Những vấn đề đặt ra thì nhân dân
đã có những điều kiện chín muồi để thực hiện. Đảng cộng sản Nhật Bản
nhận thức rằng, đặc điểm của mọi nhiệm vụ hiện nay là "chuyển hóa dân
chủ trong khn khổ chủ nghĩa tư bản" (Democratic change in the from of
capitalism)... "chúng ta tin tưởng rằng trình độ phát triển của xã hội hiện

17


nay sẽ đến lúc bị vượt qua"... Nhân dân sẽ tìm ra một xã hội tiến bộ hơn,
trong đó "nhân dân làm chủ xã hội"... (chúng tôi nhấn mạnh - KHXH 06.07).
Hai là, Đảng cộng sản Nhật Bản cho rằng, cách mạng có thể hồn thành
trên cơ sở một sự đồng thuận xã hội (chúng tơi nhấn mạnh). Điều đó có nghĩa
"tất cả các cải cách và chuyển hóa trong xã hội Nhật Bản đều có thể hồn
thành nếu được đa số nhân dân ủng hộ". Tinh thần này được phản ánh
trong quan niệm "nhân dân làm chủ" và "Tuyên ngôn tự do và dân chủ" của
Đảng.
Đảng cộng sản Nhật Bản có cảm tình và niềm tin lớn vào sự nghiệp
đổi mới của Đảng ta. Đồng chí Phu-oa, trong chuyến thăm Việt Nam tháng
9/1999 đã nói: "Đảng cộng sản Nhật Bản tin rằng, Việt Nam đã chiến thắng
trong cuộc đấu tranh cứu nước đầy khó khăn, sẽ phát huy được tiềm năng của
mình, thành cơng trong sự nghiệp đổi mới, đây sẽ là một cống hiến to lớn cho
quá trình phát triển của cách mạng thế giới. Với ý nghĩa đó, đây là lần thứ hai
chúng tơi phát hiện ra một Việt Nam" (chúng tôi nhấn mạnh - KHXH 06.07).
- ở Hoa Kỳ:
Cũng như các đảng cộng sản ở nhiều nước tư bản phát triển, sự nghiệp
xây dựng CNXH ở Liên Xô - Đông Âu là một nguồn cổ vũ và động viên to
lớn về tư tưởng, là chỗ dựa về chính trị vững chắc cho Đảng cộng sản Mỹ.

Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu đã ảnh hưởng tiêu cực, dữ dội
đối với Đảng cộng sản Mỹ khiến cho Đảng rơi vào khủng hoảng về tổ chức
và đường lối. Một số cán bộ lãnh đạo Đảng và đảng viên rời bỏ Đảng, một
số thành lập ủy ban thông tin.
Tuy nhiên, tại Đại hội lần thứ 25 (12-1991), tuyệt đại đa số đại biểu
đã bỏ phiếu duy trì Đảng cộng sản và Đảng đã bước đầu vượt qua vực thẳm
của sự tan rã. Tháng 3-1996, Đảng đã tiến hành đại hội lần thứ 26.
Đại hội lần thứ 26 của Đảng họp vào tháng 3-1996 đã nhận định về
tình hình thế giới, tình hình nước Mỹ và đề ra chủ trương mới như sau:

18


Về tình hình thế giới, Đại hội nhận định: "Việc khơng cịn khối các
nước XHCN hùng mạnh đang tạm thời làm thay đổi so sánh lực lượng có
lợi cho CNTB"(14). Tính chất cuộc đấu tranh tồn cầu đã có sự thay đổi,
nhưng bản chất kinh tế, tư tưởng và chính trị của cuộc đấu tranh đó vẫn giữ
nguyên. Chủ nghĩa đế quốc vẫn là kẻ xâm lược trên quy mô toàn cầu. Chủ
nghĩa đế quốc gồm cả tập đoàn tư bản tư nhân và ngày càng mang tính đa
quốc gia, đứng đầu là đế quốc Mỹ... Đã có dấu hiệu cho thấy cuộc đấu
tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội ở các nước XHCN (cũ)
thay đổi: Những hậu quả thảm hại của con đường tư bản chủ nghĩa làm cho
nhiều người muốn quay lại con đường XHCN... Các nước vẫn giữ chế độ
XHCN đang xây dựng CNXH phù hợp với truyền thống lịch sử và văn hóa
của mình như Trung Quốc, Việt nam, Cu Ba, Bắc Triều Tiên và Mông Cổ.
Về mục tiêu, lý tưởng, Đại hội chủ trương phấn đấu để xây dựng
"chủ nghĩa xã hội ở Mỹ" với những đặc trưng sau:
- Một cuộc sống khơng có bóc lột, một xã hội an ninh được bảo
đảm và khơng cịn nghèo đói.
- Một xã hội khơng cịn nạn phân biệt chủng tộc và bình đẳng.

- Một xã hội dân chủ, cởi mở, chấm dứt sự áp bức của công ty và sở
hữu tư nhân đối với của cải của xã hội. Thiết lập một xã hội thật sự nhân
đạo,... khuyến khích con người phát huy tài năng sáng tạo...
Về nhiệm vụ trước mắt, Đại hội chủ trương đẩy mạnh hoạt động của
các cơng đồn của nhân dân lao động. Vận động xã hội đấu tranh chống
nhóm (73) nghị sĩ cộng hịa cực hữu do Newt Gingrich đứng đầu đang
khống chế Hạ nghị viện; đấu tranh chống chính sách kinh tế đánh vào
người lao động của giai cấp tư sản nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng cơ
cấu hiện nay.
Về xây dựng đảng, Đại hội chủ trương "xây dựng đảng thành một
đảng mang tính chất quần chúng".

19


Về quan hệ với Đảng ta, các đồng chí lãnh đạo Đảng cộng sản Mỹ
đánh giá rất cao Việt Nam: "Việt Nam tuy là nước nhỏ và nghèo về vật chất
nhưng lớn và giàu về giá trị nhân bản và nghị lực", "Nhân dân và những
người cộng sản Mỹ còn mắc nợ nhân dân Việt Nam".
- ở Canada:
Đảng cộng sản Canada đã bị chấn động dữ dội sau sự kiện Liên Xô
tan rã, CNXH ở Đông Âu sụp đổ. Tổng bí thư (cũ) của Đảng âm mưu chuyển
hóa đảng thành Đảng xã hội dân chủ theo quan điểm của M. Goóc-ba-chốp.
Tuy nhiên, đa số đảng viên vẫn kiên định lập trường mácxít - lêninnít, lập
ủy ban tồn quốc cứu đảng. Các phần tử chống phá đưa vấn đề nội bộ của
Đảng ra tịa án. Kết quả, Tổng bí thư cũ đào nhiệm mang theo 70% tài sản
của Đảng (theo phán quyết của tòa án). Tổ chức đảng cộng sản do những
người macxít kiên định được xây dựng lại và từng bước được củng cố.
Tháng 11-1998, đoàn đại biểu Đảng cộng sản Canada do đồng chí
Mi-guên Phi-guê-roa (M.Figueroa), Tổng bí thư dẫn đầu đã sang thăm Việt

Nam.
Về tình hình thế giới, Đảng cộng sản Canada cho rằng, "sau chiến
tranh lạnh, thế giới vẫn khơng có hịa bình, tình hình có xu hướng bất ổn
định hơn. Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ bộc lộ bản chất hiếu chiến,
đe dọa hoặc can thiệp vũ trang vào nhiều nơi trên thế giới"(15). Trên lĩnh vực
kinh tế, chủ nghĩa tự do mới, gắn liền với tồn cầu hóa làm cho mâu thuẫn
giữa nước giàu và nước nghèo ngày càng tăng. Chủ quyền dân tộc ngày
càng bị vi phạm; nền dân chủ tư sản cũng ngày càng bị thu hẹp bởi vai trò
ngày càng tăng của các tập đoàn xuyên quốc gia.
Đối với vấn đề tồn cầu hóa, quan điểm của Đảng cộng sản Canada
là cần phải tham gia quá trình này, nhằm "tạo ra một hệ thống quan hệ
quốc tế mới giữa các dân tộc và các nền kinh tế, ngoài các mối quan hệ
giữa các tập đoàn xuyên quốc gia và các ngân hàng lớn". Đây là một quan
điểm tích cực, cần được nghiên cứu.

20



×