Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HƯỚNG DẪN GHI ĐĨA cứu hộ Hiren’s Boot CD docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.89 KB, 6 trang )

HƯỚNG DẪN GHI ĐĨA cứu hộ Hiren’s Boot CD

A.Vì sao nên có Hiren's Boot CD?
Hiren's Boot CD là một công cụ dùng sửa chữa hệ thống rất mạnh đối với các hệ thống máy
tính sử dụng hệ điều hành của Microsoft. Hầu như các kỹ thuật viên hoặc người có kinh
nghiệm đều sử dụng đĩa công cụ này. Hiren's Boot CD giúp bạn tự làm chủ chiếc máy tính
của mình, hạn chế việc thuê hoặc nhờ vả sửa chữa mỗi khi máy tính gặp lỗi mà có thể khắc
phục được chúng. Đơn giản nhất là mua đĩa Hiren's Boot CD tại các cửa hàng đĩa CD, vì đĩa
này chứa các công cụ, phần mềm mà phần lớn chúng sử dụng trong DOS với các tình trạng
bản quyền cho phép sử dụng (nhưng cũng có một số phần mềm/tiện ích chứa trên đó không
được phân phát rộng rãi ngoài chủ nhân sở hữu của nó). Bạn cũng có thể tự tạo ra đĩa
Hiren's Boot CD.
B.Cách tạo đĩa Hiren's Boot CD
Đầu tiên các bạn hãy lên internet search để có được bản Hiren’s Boot mới nhất. Ví dụ bản
Hiren’s BootCD 9.3. Sau khi download về giải nén ra thì được các file sau đây (bản mới
nhất HirenBootCD 15.2 cũng tiến hành na ná như thế)


Đầu tiên bạn hãy giải nén file keyboard patch.rar bằng cách right click lên nó và chọn
Extract here để đặt các file đã giải nén nằm cùng thư mục với file
Hiren’s.BootCD.9.3.iso như hình sau:



Tiếp và chạy file Patch.bat thì nó sẽ hỏi bạn chọn chế độ thiết lập bàn phím thích hợp,
nhận Y để chọn United States keyboard.


Đợi một lát, khi nó báo như sau thì đã patch thành công.



Lúc này bạn sẽ có được file US Patched Hiren’s.BootCD.9.3.iso. Đây chính là file sẽ được ghi
ra đĩa.
Để ghi đĩa bạn dùng cdburnerxp. Chương trình này cũng cho phép tạo file ISO từ đĩa.
C.Ứng dụng Hiren's Boot CD
Ứng dụng của đĩa Hiren's Boot CD thì rất nhiều, nhưng chúng có thể chia thành các nhóm
chính như ở menu của nó như sau (bạn xem phần hình minh hoạ về menu của đĩa khi khởi
động trong chế độ DOS):
1. Disk Partition Tools: Chứa các ứng dụng dành cho việc quản lý các phân vùng (partition)
trên đĩa cứng. Ở đây có các phần mềm từ loại cũ cho đến các loại mới nhất để giúp bạn có
thể tạo ra các phân vùng, quản lý các phân vùng, thay đổi kích thước các phân vùng hiện
tại mà không làm mất dữ liệu chứa trên chúng.
2. Disk Clone Tools: Chứa các phần mềm cho việc sao lưu các phân vùng hoặc sao lưu lại
đĩa dưới dạng một hoặc vài tập tin, (tuỳ theo dung lượng của chúng). Ở mục này bạn chú ý
đến phần mềm Norton Ghost 11, chúng đã được khá nhiều người sử dụng cho việc sao lưu
hệ điều hành.
3. Antivirus Tools: Chứa các phần mềm diệt virus, nổi bật nhất trong số các phần mềm diệt
virus ở đây là phần mềm Mcfee Antivirus chạy trên nền DOS. Hầu như các phần mềm diệt
virus chạy trên nền MS-DOS đều không giải quyết triệt để các vấn đề mà virus gây ra trên
máy tính, nhưng chúng lại giải quyết tốt vấn đề phát hiện ra virus ở các tập tin quan trọng
hoặc các tập tin khởi động cùng hệ điều hành. Tôi thích sử dụng McAfee bởi vì ngoài Norton
Antivirus, Kaspersky Antivirus thì thêm một phần mềm nổi tiếng nữa cùng quét virus sẽ có
cơ hội phát hiện tốt hơn.
4. Recovery Tools: Chứa các phần mềm, tiện ích dùng cho việc khôi phục lại những gì có thể
bị xoá mất trên đĩa cứng: có thể là các tập tin, phân vùng Tuy chúng không hoàn toàn có
thể khôi phục lại được toàn bộ các tập tin, nhưng có thể tìm lại được một số tập tin vừa mới
được xoá trong thời gian gần (để vị trí chứa các tập tin đó trên đĩa cứng không bị ghi bởi
một tập tin mới) hoặc các phân vùng vừa bị xoá nhầm. Nếu như các đĩa cứng không bị phân
mảnh quá nhiều thì khả năng khôi phục lại các tập tin là cao hơn. (Tuy vậy tôi ít sử dụng
các phần mềm/tiện ích dành cho việc khôi phục như vậy).
5. Testing Tools: Chứa các phần mềm/tiện ích dùng để kiểm tra phần cứng máy tính. Do

MS-DOS thường sử dụng ít tài nguyên hơn, cho phép can thiệp trực tiếp vào phần cứng, nên
sử dụng các phần mềm trong môi trường MS-DOS sẽ cho kết quả tốt hơn.
6. Hard Disk Tools: Chứa đựng các phần mềm/ứng dụng dành cho việc quản lý đĩa cứng. Ở
đây có một số lượng lớn các phần mềm của các hãng sản xuất đĩa cứng như Maxtor,
Quantium, Seagate Mục đích của chúng có thể dành cho việc định dạng cấp thấp (low
format), kiểm tra sự hoạt động hoặc sửa chữa các lỗi đĩa liên quan đến sự hư hỏng, thất lạc
liên kết của các tập tin chứa trên đĩa cứng.
7. System Info Tools: Dành cho các phần mềm/tiện ích hiển thị các thông tin chi tiết về hệ
thống.
8. File Managers: Chứa các phần mềm/tiện ích dành cho việc quản lý các tập tin/thư mục
trên đĩa cứng. Thuận lợi nhất trong phần này có lẽ là tiện ích Volkov Commander (phiên bản
trên đĩa 9.6 là 4.99), chúng có giao diện giống như một tiện ích quen thuộc với chúng ta
thời gian trước đây là Norton Commander (thường gọi tắt là NC), điểm mạnh ở tiện tíc
Volkov là chúng hoạt động được cả trên các phân vùng theo định dạng NTFS.
Thực tế thì việc chia ra thành các mục này không phải là hoàn hảo, bởi vì các phần
mềm/tiện ích thường là có nhiều chức năng (tức là một phần mềm có thể chiếm chức năng
cho vài mục)
D.Khởi động Hiren's Boot CD
Hầu như phần lớn các phần mềm chứa trên Hiren's Boot CD hoạt động trong môi trường
DOS thực, có nghĩa là khởi động bằng chính đĩa Hiren's Boot CD thay vì sử dụng các phần
mềm đó trong môi trường Windows. Để có thể khởi động bằng đĩa Hiren's Boot CD thì bạn
chỉ việc cho đĩa này vào ổ đĩa quang và khởi động lại máy tính, hoặc một cách thông dụng
nhất là trong quá trình khởi động máy tính, thì cho ngay đĩa vào ổ quang khi mà chúng
chưa kịp khởi động hệ điều hành. Nếu như thiết lập trong BIOS của bạn ưu tiên thứ tự khởi
động từ đĩa quag trước so với đĩa cứng thì quá trình này diễn ra bình thường (đây là thiết
lập mặc định của BIOS, nếu bạn không thay đổi thì luôn luôn có thứ tự khởi động ưu tiên
như vậy). Quá trình khởi động đĩa Hiren's Boot CD sẽ xuất hiện một bảng menu để cho phép
người sử dụng lựa chọn theo chế độ nào:
BootCD: Khởi động với đĩa Hiren's Boot CD, đây là lựa chọn mặc định. Nếu không lựa chọn
nào thì sau 10 giây hệ thống sẽ tự động chọn với chế độ này.

Hard Drive: Khởi động với ổ cứng gắn trên máy tính, nó tựa như không có bất kỳ đĩa nào
trong ổ quang, và tiến trình khởi động diễn ra bình thường với hệ điều hành được cài đặt
sẵn trên máy tính.
Nếu chọn khởi động vào đĩa Hiren's Boot CD thì một bảng menu sẽ xuất hiện (như hình phía
trên) cho phép người sử dụng lựa chọn các ứng dụng chính theo từng chủ đề rồi đến các
phần mềm/ứng dụng cụ thể.
Khi khởi động một ứng dụng nào đó thì đĩa Hiren Boot CD bắt đầu nhận dạng phần cứng để
có thể đọc trọn vẹn nội dung đĩa quang của nó. Phần này rất quan trọng để đĩa Hiren's Boot
CD có thể nhận dạng được đúng phần cứng hiện có trong máy và khả năng khai thác được
tối đa đối với chúng (chủ yếu là chipset cầu nam bởi vì chip này liên quan đến các phần giao
tiếp chậm hơn được dùng cho ổ cứng, ổ quang, USB ). Đây không phải là một vấn đề dễ
được thực hiện, bởi vì các loại chipset mới ra đời đã khiến cho trong nhiều phiên bản việc
nhận ra đĩa CD ROM không phải là dễ dàng, đôi khi khiến cho người sử dụng lúng túng.
Phần lựa chọn này bao gồm các chế
độ: AUTO/QCDROM/OAKCDROM/ /1394CD/USB/SCSI/MANUAL/EXIT. Đa phần bạn có thể
lựa chọn chế độ AUTO để đĩa Hiren's Boot CD có thể tự động nhận dạng loại giao tiếp của
đĩa CDROM (hoặc DVD ROM) với hệ thống để làm việc. Trong một số trường hợp khác nếu
như chế độ này không thể khởi động các ứng dụng thì bạn mới cần tìm hiểu thực sự là ổ
quang đang có giao tiếp nào đối với máy tính: USB chăng? nếu vậy bạn rất dễ nhận biết,
IEEE 1394 chăng? hay là SCSI? - Đa phần những loại đĩa này khá đặc biệt nên đối với cấu
hình bình thường thì không phải, mà nếu như bạn đã sử dụng các loại ổ quang như vậy thì
chắc bạn cũng hiểu chúng đang sử dụng loại giao tiếp gì. Tóm lại là 99,9% bạn không gặp
phiền toái gì nếu như sử dụng phiên bản mới nhất của Hiren's Boot CD với một bộ chipset
không thuộc loại vừa được Intel hay AMD, nVIDA, VIA hay SiS mới trình làng.
Tiếp sau quá trình này thì Hiren's Boot CD sẽ tạo ra một ổ RAM ảo để làm việc. Bạn sẽ thấy
một số dòng lệnh hiện ra như sau:
Creating 100 Mb Ram Drive as R:
Extracting File to R
Keyboard US
Loading Mouse

Không có vấn đề gì đối với những dòng trên, nó chỉ cho ta thấy rằng Hiren's Boot CD sẽ tạo
ra một ổ ảo lấy tên là R bằng lượng RAM vật lý đang có của máy tính của bạn. Trên ổ ảo
này sẽ được chứa các tập tin phần mềm/ứng dụng mà bạn đang chuẩn bị sử dụng. Một mặt
khác thì đĩa này cũng sẽ nạp cho bạn driver của bàn phím và chuột để cho bạn điều khiển
được thuận tiện hơn đối với các ứng dụng trong DOS với giao diện đồ hoạ.
Volkov Commander
Như vậy thì việc sử dụng các phần mềm/ứng dụng có sẵn trên đĩa Hiren's Boot CD cũng
không mấy khó khăn, chúng hầu như tận dụng được hết các ưu thế của hệ thống về tốc độ
xử lý cũng như dung lượng RAM được cài đặt (trong phạm vi địa chỉ mà chúng quản lý được,
nhưng thế cũng là quá đủ cho các ứng dụng chạy trên DOS). Ở đây tôi có một chút lưu ý với
những bạn nào sử dụng Hiren Boot CD lần đầu tiên (hi, đa số là lần đầu thì mới cần đọc bài
viết này) về tiện ích quản lý file là Volkov Commander và xin lưu ý rằng chúng được viết tắt
thành VC ở trong đĩa này (nên khi nào thấy VC là hiểu rằng Volkov Commander nhé!).
VC sẽ hỏi một số câu hỏi khi mà bạn khởi động vào nó hoặc ứng dụng khác đòi hỏi đến nó
trong quá trình sử dụng. Đặc biệt là khi xuất hiện câu hỏi "Do you want run VC to delete
temp file?" (bạn có muốn khởi động VC để xoá đi các tập tin tạm thời, tập tin rác không?)
nếu chọn Yes thì Volkov Commander sẽ khởi động để cho bạn có thể xoá các tập tin rác
hoặc bạn thích làm gì với trình quản lý file này cũng được.
Không phải rằng việc khởi động Volkov Commander diễn ra bình thường, nó sẽ hỏi một vài
câu như sau:
Do you want to use NTFSDOS? Bạn có muốn thực thi chế độ NTFS trong DOS hay không,
tức là bạn có thể thao tác được với các tập tin/thư mục trong các phân vùng ở định dạng
NTFS hay không? Tất nhiên là tôi sẽ chọn Yes rồi, bởi vì chúng mới cho phép tôi được truy
cập vào các tập tin ở định dạng này. Thật may mắn là có NTFSDOS bởi vì DOS cũng như hệ
điều hành sau đó là Windows 95, 98, Me đều không thể truy cập được vào các phân vùng
định dạng NTFS nếu không có NTFSDOS.
Tiếp sau đó, có một câu hỏi: What you want to use? với hai lựa chọn: Read Only và Read
Write. Với câu hỏi này thì bạn chọn Read Only nếu như chỉ muốn đọc thôi, còn Read Write
nếu muốn cả đọc và cả ghi được. Có vẻ như câu hỏi này hơi thừa chăng? Không, tôi nghĩ
rằng nếu như lựa chọn Read Only sẽ an toàn hơn đối với các tập tin, bởi vì chúng chỉ nhìn

thôi mà không can thiệp gì với việc ghi lại. Tất nhiên là an toàn như vậy nên bạn không xoá
được, không copy được và không di chuyển (move) được vào các phân vùng định dạng NTFS
rồi!.
Vẫn còn câu hỏi nữa: Do you want to run CHKDSK? Câu hỏi này thì tuỳ bạn, nếu bạn muốn
chạy trình kiểm tra đĩa thì chọn Yes, còn nếu không thì thôi - chọn No.
Rồi, còn câu hỏi cuối cùng: Do you wantmountNTFSPROwith VC? Nghe giống như là Linux
vậy nhỉ? Chọn Yes! (có vẻ giống như phần câu hỏi về NTFSDOS ở trên, và tôi cũng không rõ
sự khác nhau giữa chúng). Và bây giờ thì bạn có thể sử dụng Volkov Commander được rồi.
Còn một điều khó hiểu nữa có thể đối với bạn rằng khi khởi động Volkov Commander sẽ
thấy chỉ có panel bên phải, còn bên trái thì không có. Bạn bấm Ctrl+P để hiện đầy đủ.
Xin lưu ý rằng Volkov Commander có thể làm việc đối với mọi loại định dạng mà các hệ điều
hành của Microsoft hỗ trợ, nhưng lại không làm việc với các phân vùng được định dạng cho
Linux.
Khi hoàn tất công việc với Volkov Commander thì cũng như Norton Commander, bạn bấm
phím F10.
Và muốn khởi động lại máy, bạn có thể sử dụng một lệnh quen thuộc trong dòng lệnh DOS
hoặc ngay ở con trỏ trên Volkov Commander, lệnh này rất quen thuộc (và có thể là nỗi ám
ảnh) với người dùng Windows mỗi khi bị lỗi - đó là restart

×