Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Event Planning - Tổ Chức Sự Kiện - Nghề Cho Các Bạn Trẻ Năng Động potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.26 KB, 7 trang )






Event Planning - Tổ Chức Sự Kiện - Nghề
Cho Các Bạn Trẻ Năng Động


Tổ chức sự kiện (Event Planning) là công việc góp phần "đánh bóng" cho thương hiệu và
sản phẩm của một công ty thông qua những sự kiện. Ví dụ khi Nokia tung ra một sản
phẩm điện thoại di động đời mới, công ty này sẽ tổ chức một sự kiện công phu, mời các
khách hàng thân thiết và tiềm năng cùng báo giới đến tham gia s ự ki ện quan tr ọng n ày.
Đ ây c òn l à cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác,
các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng
cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp

Công việc tổ chức sự kiện như một bức tranh của trò chơi ghép hình và người chơi chỉ
thành công khi ghép hoàn chỉnh bức tranh đó bằng hàng trăm, hàng ngàn mẩu nhỏ chi
tiết. Đẳng cấp của mỗi công ty thể hiện ở chính sự hoàn hảo trong từng tiểu tiết ở mỗi
event họ tổ chức.

Người tổ chức sự kiện không chỉ lên thiết kế chương trình, liên hệ các công ty cần thiết,
mà còn phải biết liên hệ tất cả khách hàng, khách mời…để biết thông tin chính xác và
phải gắn bó với toàn bộ chương trình từ đầu đến cuối. Nếu chương trình bị thay đổi vào
phút cuối vì bất cứ lý do nào, kế hoạch sẽ bắt đầu bằng con số không. Do vậy, nhân viên
event phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi chi tiết của chương trình

Người tổ chức sự kiện giỏi chắc chắn không thể thiếu những tố chất như: óc tổ chức tốt,
năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng
làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Nghề tổ chức sự kiện là nghề đòi hỏi


người thực hiện cực kỳ bền sức và chịu được áp lực cao. Họ còn phải biết cách xoay xở
và ứng phó trong mọi tình huống. Ít người biết rằng từ khi bắt đầu sự kiện cho đến khi kết
thúc, người tổ chức sự kiện dù có bề ngoài trầm tĩnh thế nào chăng nữa nhưng đầu óc họ
đang “căng ra” để dự trù và xử lý bất kỳ “sự cố không mời mà đến nào”. Và chỉ khi sự
kiện kết thúc, người tổ chức sự kiện mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Nghề làm event đòi hỏi sức khỏe, chịu vất vả, gian truân để chạy đua với thời gian sao
cho kịp với tiến độ chương trình. Chưa kể là sự cạnh tranh ý tưởng giữa các event. Đặc
biệt, người làm event chỉ có thể nói "được", tuyệt đối không có từ "không" khi nói
chuyện với khách hàng.

Tuy có nhiều vất vả song event đang là nghề thời thượng, thu hút khá nhiều sự quan tâm
của giới trẻ. Dù áp lực công việc có cao đến mấy nhưng lại đang là nghề được giới trẻ
"săn đón" bởi nghề event có nhiều niềm vui mà không phải ai cũng có được, nhất là khi
chương trình mình thiết kế nhận được sự hưởng ứng của nhiều người

Hiện nay nhân sự tốt cho lĩnh vực tổ chức sự kiện còn chưa nhiều. Đối với các sự kiện
lớn hoặc quan trọng, khách hàng thường tin tưởng giao phó cho các công ty chuyên
nghiệp có kinh nghiệm tổ chức. Tại Việt Nam hiện nay chưa hề có trường lớp đào tạo bài
bản, chính quy cho nghề tổ chức sự kiện mà người làm nghề này chủ yếu chỉ học từ
những thành bại của mỗi sự kiện và từ chính yêu cầu của khách hàng.

Chỉ cần tổ chức một sự kiện, bạn có thể kiếm tiền mua cả một căn hộ trị giá vài chục
nghìn đô hay số tiền bạn kiếm được mỗi giờ cũng vào khoảng 20-40 USD. Sự kiện có
quy mô càng lớn thì số tiền một planner có thể kiếm được càng nhiều. Do đó, nếu bạn
yêu thích và thấy mình hội đủ những yếu tố để làm một Event Planning, thì tại sao bạn lại
không thử nhỉ?







×