Phân tích đặc trưng, đặc điểm của truyền hình trong xu hướng hiện đại (số hóa)
Lời mở đầu
Điều đầu tiên chúng ta cần nhận thấy là Điện ảnh là cội nguồn trực tiếp của truyền
hình.Điện ảnh bắt đầu từ việc ghi lại những hình ảnh của chính cuộc sống. Điện
ảnh dùng ngôn ngữ của hình ảnh động, kết hợp với lời, âm nhạc và tiếng động. Đó
chính là ngôn ngữ của các hình tượng nghe nhìn.
Hiển nhiên Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, chứa đựng những phẩm chất của
văn học, nghệ thuật tạo hình, sân khấu cũng như âm nhạc.
Cũng giống như Điện ảnh, Truyền hình có khả năng phản ánh hiện thực một cách
chân thực trên màn ảnh nhờ những hình ảnh trên thị giác luôn chuyển động kết hợp
với âm thanh.
Cơ sở ngôn ngữ của điện ảnh và truyền hình là một bởi lẽ trước mắt công chúng
đều là màn ảnh.
Sự gần gũi về nguồn gốc của truyền hình với các phương tiện truyền thông và các
loại hình nghệ thuật là khá rõ ràng: Đó là đối thoại, hành động, nghệ thuật diễn
xuất. Truyền hình vay mượn từ điện ảnh màn hình và các phương tiện biểu hiện thị
giác. Truyền hình còn vay mượn từ phát thanh tính rộng khắp và tính đồng thời
( tính trực tiếp).
Báo in, phát thanh còn chia sẻ với Truyền hình chức năng xã hội của mình.
Nhà báo truyền hình là ai?
Trước hết chúng ta bắt đầu từ một khái niệm chung nhất về truyền hình.
Báo chí truyền hình đó là sự tổng hợp các yếu tố chính trị, nghệ thuật trên cơ sở kỹ
thuật.
Các chương trình truyền hình bao giờ cũng là một sản phẩm của một tập thể sáng
tạo và trả lời cho những vấn đề chính trị đã được xác định, thông qua những yêu
cầu về kỹ thuật và nghệ thuật.
Hoạt động của nhà báo truyền hình rất quen thuộc với công chúng. Cùng với
camera, các nhà báo truyền hình thường xuất hiện ở nơi xảy ra các sự kiện quan
trọng, thú vị mà xã hội quan tâm. Họ đưa ra những câu hỏi cho những người đối
thoại, giới thiệu đại diện tham gia chương trình, đồng thời điều phối những hành
động tương hỗ theo dư luận xã hội, dựa trên khối óc, con tim công chúng của mình.
Sự đóng góp của mỗi phóng viên và người quay phim cùng các thành viên trong
êkip vào một chương trình truyền hình có thể so sánh như những mảnh gốm sứ
nhiều màu sắc trong bức tranh toàn cảnh lung linh, đa tạp của truyền hình giữa một
thế giới đầy biến động.
Tính chân thực trong bức tranh truyền thông đại chúng được đưa ra bởi những
người đương thời nhưng phụ thuộc vào trình độ nghề nghiệp, quan niệm đạo đức
và cả nhận thức về vai trò của người làm truyền hình trong xã hội, dân tộc, quốc
gia và nhân loại.
Công việc của nhà báo truyền hình luôn luôn chứa đựng các mâu thuẫn.
Một mặt anh ta phải là tác giả của những cốt chuyện trong các chương trình truyền
hình. Mặt khác anh ta phải liên tục lặp lại công việc nhàm chán là đến trường quay
từ ngày này sang ngày khác, đi đến mọi ngóc ngách, tìm hiểu những thân phận và
những nguyên tắc nghề nghiệp trong khi sự đòi hỏi thưởng thức ngày càng cao và
đa dạng của công chúng truyền hình.
Nhà báo nói chung và nhà báo truyền hình nói riêng luôn có một sự phát hiện đặc
biệt bằng kiến thức tổng hợp và khả năng quan sát. Họ “Phát hiện cái bất thường
trong một sự việc, nhân vật, sự kiện bình thường”.
Những “lát cắt” về cuộc sống thể hiện tài năng của nhà báo trong việc tìm kiếm đề
tài, xác định trọng tâm của của câu chuyện bằng hình ảnh.
Hình ảnh trong tác phẩm truyền hình trả lời câu hỏi Cái gì? Còn lời bình trả lời câu
hỏi tại sao?
Các nhà báo truyền hình rất thấm thía khái niệm lời bình trong tác phẩm truyền
hình “ Là một bài văn không hoàn chỉnh có những lỗ hổng được lấp đầy bằng hình
ảnh và âm thanh”.
Trọng tâm của câu chuyện mà nhà báo truyền hình cần chú ý thể hiện qua các câu
hỏi: Ai (Who)? Làm cái gì ( What)? Tại sao ( Why)?
Nhà báo cũng cần xác định chính xác tiêu chí của một tác phẩm truyền hình tốt. Đó
là các tiêu chí sau:
Thông tin có phong phú, đa chiều; Có phù hợp vơí đối tượng thông tin; Có gần gũi
và hấp dẫn công chúng không; Có sự phân tích sâu không? Có tính thời sự không?
Thời điểm phát sóng có phù hợp không? Kết cấu tác phẩm, hình thức thể hiện: Thể
hiện của MC, Có độc đáo, hấp dẫn không? Hình hiệu, đồ hoạ.
Để tìm hiểu những đặc trưng của truyền hình chúng ta cung nhau tìm hiểu những
đặc điểm giống nhau và những khác biệt của truyền hình với các loại hình báo chí
và các loại hình nghệ thuật của nhân loại trong bài thứ hai ” Sự khác biệt của
truyền hình với các loại hình báo chí và nghệ thuật”.
Xu hướng xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam hiện nay
Chúng ta đang sống trong một thế giới có đặc điểm nổi bật là sự bùng nổ thông tin
trên phạm vi toàn cầu. Thông tin đã xen vào mọi lĩnh vực, chi phối và làm thay đổi
phương thức vận hành, quản lý một số hoạt động xã hội. Các phương tiện thông tin
đại chúng trong đó có truyền hình đều đã và đang phát triển nhanh chóng, vượt xa
sự hình dung của nhiều người.
Ở Việt Nam, cách đây khoảng 10 năm, ít người thấy trước được rằng, sau đổi mới
một bước cơ chế quản lý, báo chí lại có bước lớn mạnh như vừa qua, và những
năm tới chắc chắn còn có sự tăng trưởng nữa. Bởi vì, tính bình quân sự tiêu dùng
báo chí của nhân dân ta vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Dư địa vẫn còn khá rộng để cho báo chí phát triển. Đấy là chưa tính đến
sự xã hội của Internet, và báo mạng điện tử, hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng tin
học đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Trong chúng ta không phải ai cũng có thể
hình dung rõ rệt diện mạo và nhất là cơ chế hoạt động của các phương tiện truyền
thông đại chúng trong thời gian tới như thế nào. Nhưng có một điều chắc chắn là
mỗi người đều phải tự mình nhìn lại và tự mình điều chỉnh các suy nghĩ truyền
thống quen thuộc từ trước đến nay.
Tình hình ấy đặt ra nhiều thách thức lớn cho truyềnhình – một phương tiện thông
tin hùng mạnh. Tuy hiện tại, chiếc ti vi vẫn gần như chiếm giữ độc quyền cung cấp
thông tin nhanh nhậy, rẻ tiền chọn. Nhưng ưu thế này trong thời gian tới có còn
nguyên vẹn khi mà ở mỗi gia đình đều có không chỉ một, mà là hai, ba hoặc nhiều
hơn nữa những chiếc máy vi tính nối mạng, và khi báo in được hệ thống bán lẻ
phát hành miễn phí đến tận nhà theo yêu cầu của người đọc? Trong cuộc bùng nổ
về thông tin, giữa lòng cuộc cạnh tranh gay gắt để tranh giành công chúng, điều
cần thiết với những người làm truyền hình không chỉ là sự cố gắng nhiều hơn, sáng
tạo nhiều hơn, mà điều quan trọng là phải nhận thứ rõ những thách thức và thời cơ,
thấy được xu thế vận động làm cơ sở để xây dựng chiến lược hành động phù hợp
cho sự phát triển của ngành.
Vậy, trong tương lai truyền hình sẽ phát triển theo xuhướng nào để tồn tại và phát
triển, để tìm được chỗ đứng trong dòng chảy phát triển của các cơ quan báo chí
đang tích cực tham gia mạnh mẽ vào tiền trình xã hội hóa các hoạt động của mình?
Trong xu thế đó, là một ngành mang tính báo chí kinh tế kỹ thuật cao, truyền hình
càng không thể đứng ngoài cuộc.
1. Trước hết xin được tiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế. Dù muốn hay
không thì báo chí nói chung và truyền hình nói riêng có thể phát triển được
vấn đề đầu tiên cần được giải quyết đó là nguồn kinh phí. Truyền hình là một
loại truyền thông rất tốn kém nên vấn đề trên lại càng trở nên quan trọng.
Nhưng ai sẽ là người cung cấp tài chính cho truyền hình? Phải tham gia vào
tiến trình xã hội hóa, trước hết là xã hội hóa về nguồn kinh phí đầu tư cho sản
xuất các chương trình, truyền hình mới có điều kiện phát triển.
Quá trình này đã diễn ra và chắc chắn sẽ diễn ra rấtnhanh trong thời gian tới. Trước
đây nguồn kinh phí đầu tư cho truyền hình chủ yếu là từ ngân sách. Đó là điều kiện
cần thiết cho giai đoạn đầu của truyền hình. Nhưng chỉ trông vào nguồn kinh phí từ
ngân sách sẽ là rất khó khăn cho sự phát triển của truyền hình trong điều kiện hiện
tại và những năm sau này. Trong 3 năm 1996 đến 1998 thời lượng phát sóng qua vệ
tinh gấp đôi nhưng kinh phí từ ngân sách gần như không thay đổi. Đây là một
nghịch lý trong tiến tình phát triển. Tình hình trên chỉ thực sự được cải thiện khi
truyền hình Việt Nam được phép thực hiện cơ chế khoán thu chi để có điều kiện
thu hút các nguồn kinh phí trong xã hội vào việc sản xuất các chương trình.
Đến nay, nguồn thu từ quảng cáo đã tăng gấp nhiều lầnso với trước, đạt được hàng
trăm tỷ mỗi năm. Theo con số thống kê gần đây, riêng thu từ quảng cáo, truyền
hình Việt Nam và truyền hình thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm đã thu được trên
1.300 tỷ đồng. Và trên 20% số đó đã được dùng trở lại để đầu tư cho sản xuất
chương trình. Nếu tính con số tuyệt đối thì tiền thu từ quảng cáo đến nay vượt kinh
phí chi thường xuyên, bước đầu cải thiện nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động sản
xuất chương trình.
Ngoài nguồn thu từ quảng cáo, truyền hình Việt Namcũng đang quan tâm phát
triển mạng truyền hình trả tiền và khuyến khích nhiều nguồn đầu tư khác trong xã
hội cho hoạt động sản xuất chương trình. Đã có nhiều khâu, nhiều công đoạn của
truyền hình có sự tham gia của các thành phần trong xã hội để tổ chức, dàn dựng
bối cảnh. Ví dụ: Chương trình Nhà nông đua tài: Tiền tổ chức thực hiện là do các
cấp hội nông dân Việt Nam huy động.Truyền hình chỉ trả chi phí cho kíp sản xuất.
Các chương trình “Chiếc nón kỳ diệu”, “Hãy chọn giá đúng”, “Đường lên đỉnh
Olimpia” và ngay cả các chương trình tuyên truyền chính trị như: “Người đương
thời”, “Vì người nghèo”… đều được sản xuất từ một phần kinh phí của các doanh
nghiệp tài trợ… Điều này, đã trở nên rất có tác dụng trong khi tiềm lực của truyền
hình còn nhiều hạn chế. Tất cả những điều đó đều đã và đang tích cực tạo nên một
diện mạo của Truyền hình Việt Nam hôm nay.
Tuy điều kiện về tài chính đã cải thiện nhiều so vớitrước, nhưng nhìn chung, các
nguồn thu này còn quá khiêm tốn so với hàng nghìn tỷ đồng cần phải có đầu tư xây
dựng trung tâm truyền hình Việt Nam. Để có đủ điều kiện đầu tư cho phát triển, đa
dạng hóa các nguồn thu, xã hội hóa về mặt kinh phí là một xu thế tất yếu đối với
truyền hình Việt Nam trong những năm tới.
2. Xã hội hóa về sản xuất và quảng cáo các chương trình truyền hình, đây
cũng là một xu thế mang tính tất yếu. Xu hướng này đã xuất hiện ngay từ
những ngày đầu truyền hình ra đời. Sau này sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ
hơn. Bởi một điều hiển nhiên là không ai sản xuất chương trình truyền hình
để chỉ cho mình xem cả. Phải sản xuất để cho công chúng xem và phục vụ nhu
cầu xem của công chúng. Nhu cầu của công chúng đòi hỏi càng cao, càng đa
dạng, thì truyền hình cần phải nỗ lực nhiều hơn để thoả mãn điều ấy.
Sau gần 20 năm đổi mới, tiềm lực kinh tế đất nước đã có sự phát triển mạnh so với
trước. sản xuất đã cho ra đời nhiều loại hàng hóa hơn. Từ một quốc gia không đủ
ăn, sống chủ yếu nguồn viện trợ ở bên ngoài, chúng ta đã vươn lên trở thành một
cường quốc trong xuất khẩu lương thực… điều kiện sống của người Việt Nam
được nâng lên. Cùng với đó là những thay đổi trong nhận thức, tư duy. Công chúng
giờ đây không chỉ muốn ăn ngon mặc đẹp mà còn còn nhu cầu giải trí khác. Điều
này làm xuất hiện thị trường vui chơi, giải trí. Trong lĩnh vực này, truyền hình đã tỏ
ra lợi thế cạnh tranh của mình. Khả năng quảng bá của màn ảnh nhỏ làm cho
truyền hình trở thành là người tổ chức các cuộc thi, vui chơi giải trí mang tính toàn
quốc. Các chương trình Chiếc nón kỳ diệu, Sao Mai điểm hẹn, Hãy chọn giá
đúng… xuất hiện trên VTV đã trở thành những sân chơi hấp dẫn, bổ ích, với khả
năng thu hút rất đông đảo khán giả.
Có thể nói, với hình ảnh và âm thanh sống động, truyền hình đã can thiệp vào thị
trường giải trí và chi phối thị trường này. Chúng ta đã thấy giới bầu sô âm nhạc đã
từng bị lép vế trong các cuộc chơi lớn từ khi Sao mai điểm hẹnra đời. Và chúng ta
cũng đã thấy, phải nhờ có truyền hình mà một số loại hình sân khấu truyền thống
như Kịch nói, Chèo tuồng, Cải lương… lại có thêm điều kiện đến với công
chúng.Truyền hình đã và đang trở thành một rạp hát khổng lồ, đa năng, giúp cho
công chúng có thể tìm thấy gần như tất cả những loại hình sân khấu, giải trí phù
hợp với nhu cầu của mình; để rồi, thay vì đến các địa điểm vui chơi giải trí, công
chúng có thể lựa chọn hình thức ở nhà để thực sự thư giãn đầu óc với vòng quay
“Chiếc nón kỳ diệu” hay cùng hồi hộp với những người chơi trong chương trình
“Hãy chọn giá đúng”…
Nhu cầu của công chúng hiện đại đã khiến cho truyềnhình không chỉ là nhà cung
cấp thông tin thời sự chính trị mang đậm dấu ấn của báo chí nữa, mà còn đòi hỏi
truyền hình phải tích cực hơn trong xã hội hóa các loại hình chương trình phục vụ
nhu cầu ngày một đa dạng, phong phú của công chúng. Tất nhiên nhu cầu của công
chúng ở đây không phải là phép cộng thuần tuý nhu cầu của các cá nhân. Bởi theo
nhu cầu của tất cả công chúng truyền hình dễ sa vào thoả mãn cả những nhu cầu
phi văn hóa.
Trên phương diện kỹ thuật cũng đang dần thể hiện rõ xu thế hóa của truyền hình.
Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật,mà các loại thiết bị phục vụ cho sản xuất
các chương trình truyền hình cũng trở nên ngày một hiện đại, tiện nghi và đặc biệt
là rẻ hơn rất nhiều so với trước. Cách đây không lâu đ có một thiết bị sản xuất
chương trình đúng quy chuẩn người ta phải bỏ ra ít nhất hàng trăm ngàn USD.
Điều đó khiến cho khả năng được tham gia vào các hoạt động của truyền hình trở
nên xa sỉ với tất cả mọi người dân. Nhưng nay nhờ có công nghệ số hóa Digital,
giá thành của những chiếc máy ghi hình đã giảm hàng trăm lần so với trước. chỉ
với 1.000 USD là công chúng có thể mua được một chiếc máy quay kỹ thuật số
hóa và có thể bắt tay vào công đoạn đầu tiên sản xuất chương trình truyền hình.
Điều này mở ra một khả năng hợp tác vô cùng rộng lớn cho cả truyền hình và công
chúng. Về phía công chúng, có thể tham gia trực tiếp vào thực hiện các chương
trình truyền hình. Và cũng chính điều ấy mà nội dung, hình thức thông tin của
truyền hình sẽ ngày một đa dạng và mới hơn.
Trong cuộc đua thông tin luôn không có chỗ đứng chongười đến sau, Thì sự tham
gia ngày một nhiều hơn của công chúng vào hoạt động cung cấp hình ảnh và các sự
kiện mới nhất đang diễn ra trong cuộc sống cho truyền hình là hết sức quan trọng
và cần thiết. Dù muốn hay không thì đây là xu hướng tất yếu trong tương lai của
truyền hình.
Cũng trên phương diện kỹ thuật, nhưng dưới một gócnhìn khác cũng có thể ghi
nhận được điều tương tự. Trong tương lai, gianh giới giữa truyền hình và các loại
báo điện tử chắc chắn sẽ không còn. Cuộc cách mạng của công nghệ thông tin đã
cho phép các tờ báo mạng cũng có thể tham gia vào quá trình thông tin bằng hình
ảnh. Hiện nay, tuy chưa thực sự phổ biến nhưng công chúng cũng có thể xem phim
truyện, theo dõi các cuộc phỏng vấn, hay bình luận, phân tích, các phóng sự bằng
hình ảnh trên mạng Internet. Vị trí “mặt tiền” của truyền hình đang bị đe doạ và
chắc chắn sẽ không còn ở thế độc tôn như trước. Thực tế này buộc truyền hình phải
tham gia vào tiến trình hội nhập, phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại và
thực hiện khẩn trương xã hội hóa các hình thức quảng bá sản phẩm và sức ảnh
hưởng của mình.Nếu như các nhà làm báo mạng tìm kiếm lợi thế của thông tin
hình ảnh đưa truyền hình lên Internet để làm sang cho tờ báo của mình thì truyền
hình cũng cần phải nhanh chóng tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin đưa các
sản phẩm của mình lên mạng để thực sự bình đẳng trong cuộc cạnh tranh về mặt
công nghệ, tiếp tục chiếm lợi thế về chất lượng sản phẩm. Mới đây hợp tác giữa
ngành bưu chính viễn thông, chuẩn bị đưa dịch vụ truyền hình trên mạng điện thoại
di động thế hệ 3G có thể xem như một động thái tích cực của truyền hình trong quá
trình xã hội hóa chính mình.
3. Đứng trước yêu cầu của sự phát triển, xu hướng xã hội hóa hoạt động quản
lý cũng là một đòi hỏi tất yếu đối với truyền hình hiện đại. Xét trên cả hai
phương diện quản lý nội dung và quản lý con người đều có thể thấy rõ được
xu hướng này.
Về mặt quản lý nội dung, là một cơ quan thông tin đạichúng, đặt dưới sự lãnh đạo
thống nhất của Đảng, và hoạt động theo những quy định của pháp luật, tất cả các
sản phẩm truyền hình đều cần được quản lý thống nhất về mặt nội dung. Tuy
nhiên, quản lý nội dung không đồng nghĩa với việc phải quản lý tất cả các công
đoạn làm ra sản phẩm truyền hình. Và càng không có nghĩa hoạt động quản lý của
truyền hình không thể tham gia vào tiến trình xã hội hóa.
Để truyền hình phát triển, đi cùng với yêu cầu đảm bảotính định hướng, tính tư
tưởng trong từng sản phẩm, nhất định các công đoạn sản xuất chương trình truyền
hình phải được chuyên môn hóa cao, phân công lao động chặt chẽ và giảm bớt
được chi phí đầu vào, tiết kiệm thời gian và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đòi
hỏi truyền hình luôn phải cân nhắc nhiều hơn với các phương án đầu tư cho hoạt
động tác nghiệp của mình. Và sẽ không có một lý do nào khiến các nhà quản lý
truyền hình có thể từ chối khai thác các nguồn chương trình đảm bảo được yêu cầu
về nội dung, kỹ thuật và cả giá thành hạ do xã hội cung cấp. Trước những toan tính
về mặt lợi ích, hiển nhiên truyền hình sẽ buộc phải nghĩ nhiều đến việc có thể giao,
khoán, mua, trao đổi một công đoạn nào đó trong quy trình sản xuất cho một đơn
vị kinh tế nghiệp vụ khác (bất kể đơn vị đó là của Nhà nước hay của tư nhân), hơn
là quyết định đầu tư công sức và một khoản kinh phí lớn hơn gấp nhiều lần để tự
làm ra một sản phẩm có chất lượng tương tự.
Gần đây, việc chỉ đạo các Trung tâm truyền hình ViệtNam sản xuất linh kiện cho
phóng sự của các ban biên tập trong Đài, hay việc tích cực khai thác các tin bài có
chất lượng của các đài địa phương trong các bản tin thời sự ít nhiều cũng đã phản
ánh khuynh hướng giao cho các đơn vị ngoài Đài tham gia vào sản xuất chương
trình. Phương án quản lý sản xuất theo cách làm này, ít nhất cũng đã tiết kiệm được
cho truyền hình một khoản kinh phí không nhỏ nhờ cắt giảm các khoản đầu tư
dành cho việc đi lại của phóng viên, vận chuyển máy móc thiết bị tới nơi sự kiện
xảy ra. Trước xu thế trên, việc có các công ty tư nhân tham gia thực hiện chương
trình và bán cho đài truyền hình có thể là một xu hướng tất yếu.Vấn đề còn lại đối
với truyền hình là phải hướng dẫn, quản lý về nội dung và xây dựng cho được
những quy chuẩn mang tính nghiệp vụ cao cho các loại hình sản phẩm của mình.
Chỉ có như vậy việc trao đổi, mua bán và định giá sản phẩm mới trở nên dễ dàng.
Dưới góc độ quản lý con người, truyền hình cũng bướcvào giai đoạn xã hội hóa
quyết liệt. Như đã biết, xã hội càng phát triển, trí tuệ xã hội ngày càng được nâng
lên, và trí tuệ ấy ngày càng được quảng bá trên truyền hình nhiều hơn. Nhưng
ngược lại, chính truyền hình cũng đang tìm mọi cách để hấp thu trí tuệ xã hội để
đầu tư cho sự phát triển. Điều đó sẽ càng trở nên quan trọng khi phân công lao
động và chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất chương trình truyền hình đạt đến
trình độ cao.
Hiện tại công việc của truyền hình bao gồm rất nhiềungành nghề khác nhau: quản
lý, kỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị… với các vị trí công tác khác
nhau. Tất cả đều có chức năng nhiệm vụ rõ ràng trong hoạt động dây chuyền tạo ra
sản phẩm truyền hình. Nói một cách khác, sản phẩm truyền hình là kết quả của một
chuỗi các công đoạn kế tiếp nhau.Và để có những sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng
cao, tất cả các công đoạn đều phải có sự phối hợp nhịp nhàng và được hoàn thành
với trình độ chuyên môn cao. Yêu cầu công việc cho thấy việc tự đào tạo lẫn nhau,
tự nâng cao trình độ là điều cần nhưng chưa thể là điều kiện đủ. Truyền hình sẽ
khó hoàn thành nhiệm vụ của mình khi không tuyển dụng được một nguồn nhân
lực có tay nghề cao trong xã hội để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành.
Trong hoạt động quản lý ở truyền hình, xã hội hóa các nguồn lực lao động là một
xu hướng tất nhiên không thể cưỡng lại được.
Trên một bình diện khác, để đảm đương được là một binhchủng tiên phong trên
mặt trận văn hóa, tư tưởng, có vai trò quyết định trong định hướng dư luận và hành
động của công chúng, tất cả các chương trình truyền hình đều đứng trước yêu cầu
về trí tuệ và tính khoa học. Mỗi luận điểm, nhận định trong phóng sự, trong bình
luận, và trong các thể loại khác của truyền hình đều ảnh hưởng đến nhận thức và
hành vi của toàn xã hội. Và để đạt đến sự chuẩn xác trong thông tin, đòi hỏi nhất
thiết phải có sự tham gia của tất cả các chuyên gia trên lĩnh vực trong cuộc sống.
Trí tuệ, tính khoa học và mức độ tin cậy của truyền hình chỉ có được khi có sự
tham gia ngày một nhiều hơn của các lực lượng khác trong xã hội.
Việc đầu tư và thường xuyên sử dụng các nhà khoa học,các nhà nghiên cứu chuyên
sâu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội làm cố vấn cho
các chương trình, truyền hình trong thời gian gần đây như một biểu hiện mang tính
tất yếu của xu thế xã hội hóa nguồn lực cho truyền hình. Trong lao động quản lý,
nhất định truyền hình phải quan tâm tới điều này, từ đó có chính sách thoả đáng để
thu hút các nguồn chất xám trong xã hội phục vụ cho việc đổi mới nâng cao chất
lượng chương trình truyền hình.
Tóm lại, truyền hìnhlà loại sản phẩm vật chất đặc biệt. Nó không chỉ là hàng hóa
thông thường mà còn là một loại sản phẩm mang tính đại chúng, tính công cộng
cao. Trước yêu cầu phát triển, cần phải có một quan điểm tích cực trong triển khai
các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm nguồn thu. Tuy nhiên, trước kinh doanh, các
sản phẩm truyền hình phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí lành mạnh
của công chúng. Việc xã hội hóa các hoạt động của truyền hình đã và sẽ là một
khuynh hướng tất yếu trong thời gian tới. Chỉ có thể để cho công chúng ngày một
tham gia nhiều hơn vào các công đoạn sản xuất của mình, và hướng hoạt động sản
xuất đến phục vụ và thoả mãn nhu cầu xem của công chúng, truyền hình mới có
điều kiện thuận lợi để phát triển, giữ được ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh thông
tin bùng nổ hiện nay.
Việc tham gia mạnh mẽ vào tiến trình xã hội hóa, tận dụng được mọi nguồn lực
trong xã hội để đầu tư cho phát triển sẽ là cơ sở để truyền hình tiếp tục củng cố chỗ
đứng của mình.
CHIA SẺ
Sự khác biệt của Truyền hình với các loại hình báo chí, nghệ thuật (Bài 2)
Nhà báo, Thạc sĩ Vũ Quang
Phó giám đốc Trung tâm đào tạo- VTV
Truyền hình và phát thanh
Sự khác biệt lớn nhất giữa phát thanh và truyền hình là ở chỗ: Phát thanh chỉ có thể
tác động đến thính giác của con người thì truyền hình lại tác động tới thị giác của
con người.Trong truyền hình công chúng không còn phải tưởng tượng ra bối cảnh,
địa điểm, thể chất của nhân vật vì được xem chương trình bằng cả thính giác và thị
giác trực tiếp.
Trên cơ sở âm thanh, phát thanh có khả năng ảnh hưởng mạnh đến trí tưởng tượng
và sự sáng tạo nơi thính giả.
Truyền hình kế thừa ở Phát thanh việc sử dụng âm thanh ( Tiếng động hiện trường,
tiếng động giả, âm nhạc và giọng nói của người dẫn chương trình…)
Truyền hình và sân khấu
Nghệ thuật Sân khấu và truyền hình có những nét tương đồng là cùng một thời
điểm công chúng được chứng kiến sự vật, hiện tượng của cuộc sống thông qua thị
giác. Công chúng vừa được nghe vừa được nhìn thấy những gì đang diễn ra.Tuy
nhiên số lượng khán giả thì có sự khác biệt lớn. Truyền hình bằng những trang
thiết bị truyền dẫn phát sóng hiện đại có thể có đến cả tỷ khán giả cùng theo dõi và
cùng sống với một sự kiện đặc biệt của thế giới ví dụ như cúp bóng đá thế giới,
Olimpic…
Sự khác nhau giữa truyền hình và sân khấu thể hiện qua sự tác động của khán giả
trực tiếp đến vở kịch còn với truyền hình thì không. Tuy nhiên sự phát triển của
truyền hình tương tác ngày nay đã dần dần xóa đi sự khác biệt này.Quả là sự so
sánh luôn chỉ là tương đối!
Sự khác biệt nữa là đặc tính thay đổi tiêu cụ của camera và chia cắt không gian tạo
ra một dòng chảy liên tục các hình ảnh trong truyền hình là sự khác biệt lớn với
nghệ thuật sân khấu.
Ngày nay với các chương trình sân khấu truyền hình, sẽ có sự khác biệt lớn bởi tác
phẩm sân khấu được sáng tạo hoặc làm giảm giá trị nghệ thuật khi được truyền
hình trực tiếp trên sóng. Ví dụ như chương trình nhà hát truyền hình phát sóng trực
tiếp trên VTV1 vào tối thứ bảy hàng tuần.
Truyền hình và điện ảnh
Trong các loại hình nghệ thuật, thì Điện ảnh gần với Truyền hình hơn cả vì sự hiện
hữu của màn hình hai chiều chứa đựng những hình ảnh chuyển động và âm thanh.
Truyền hình vay mượn của điện ảnh ngôn ngữ cùng các thủ pháp dựng phim,
nhưng nó lại có sự khác biệt là khả năng đưa những hình ảnh của cuộc sống hiện
tại lên màn hình, tạo ra sự hành động và cùng sống với nhân vật và sự kiện. Đó
chính là tính chất đặc biệt của truyền hình giữa không gian tiếp nhận và màn hình.
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật dành cho nhận thức của số đông, trong khi truyền
hình hướng tới dư luận xã hội. Hơn thế nó còn tạo ra dư luận xã hội. Nói cách khác
truyền hình có chức năng báo chí, còn điện ảnh là chức năng nghệ thuật.
Cũng như sân khấu, truyền hình sử dụng đài từ và diễn xuất của diễn viên, nhưng
nhờ phương tiện kỹ thuật nó tạo cho công chúng cảm giác trung thực về thời gian
và không gian.
Sự khác nhau giữa sân khấu và truyền hình ở chỗ môi trường và điều kiện tiếp
nhận khác biệt nhau.Trước mắt công chúng truyền hình là khoảng không gian được
định hình và bị chia nhỏ bởi nghệ thuật dựng phim, nghệ thuật quay phim thông
qua cỡ cảnh, động tác máy, khuôn hình nên tác động tới công chúng mạnh hơn sân
khấu.
Sự khác biệt giữa phát thanh và truyền hình nằm ở trong các phương tiện biểu
cảm Âm thanh là phương tiện biểu hiện duy nhất của phát thanh, còn truyền hình
lại tác động bằng hình ảnh.Để có được cái nhìn chính xác hơn về truyền hình,
chúng ta hãy cùng điểm lại những đặc trưng cơ bản của Điện ảnh.
Ba đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh là Tính quần chúng, tính Phức hợp và tính
tổng hợp.
Tính quần chúng: Vì số lượng người xem rất đông đảo, lại rất khác nhau về trình
độ, kinh nghiệm, giới tính, tôn giáo, sắc tộc nên yêu cầu đầu tiên của tính quần
chúng là phải truyền đạt những cái khó, phức tạp một cách dễ hiểu
Yêu cầu thứ hai của tính quần chúng là phải hấp dẫn công chúng. Đây là một yêu
cầu vô cùng khó khăn phức tạp đối với tác giả, đòi hỏi sự lao động suốt cả cuộc
đời.
Và để làm ra sự hấp dẫn của tác phẩm điện ảnh chúng ta phải nghiên cứu một môn
học, đó là kịch học điện ảnh. Yêu cầu thứ ba của tính quần chúng là không độc hại
với con người trong sự đa dạng của phong tục, tập quán và văn hóa của các dân tộc
trên trái đất.
Tính phức hợp:
Trong nghệ thuật điện ảnh chúng ta thấy tác phẩm điện ảnh là nghệ thuật kể
chuyện bằng hình có thêm tiếng phụ hoạ nhờ phương pháp tạo hình.
Để đảm bảo tính phức hợp của điện ảnh là phải thể hiện nghệ thuật quốc tế và
những quy ước quốc tế một cách hết sức dân tộc và không lặp lại.
Chúng ta phải tận dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhưng tránh lạm
dụng vì kỹ thuật nâng cánh cho nghệ thuật nhưng không phải là yếu tố quyết định
chất lượng của phim.
Tính tổng hợp:
Vì nghệ thuật điện ảnh là nghệ thuật thứ bảy sau văn học, kiến trúc, hội hoạ, sân
khấu, âm nhạc, nhiếp ảnh nên nó không chỉ là phép cộng của các loại hình nghệ
thuật kia cộng lại. Nó chính là tiếp thu những ưu điểm của các nghệ thuật trước nó
phục vụ cho điện ảnh.
Sau những so sánh giữa truyền hình và các loại hình báo chí và nghệ thuật, chúng
ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặc trưng của Truyền hình.
.1. Xu hƣớng phát triển của Truyền hình Việt Nam trong những năm tới
3.1.1 Xu hướng phát triển của công nghệ truyền hình
Nền tảng ứng dụng công nghệ số sẽ đem lại cho truyền hình khả năng phát triển
nội
dung vượt trội. Truyền hình Việt Nam sẽ bắt nhịp với thế giới với nhiều công nghệ
hiện đại
như: HDTV, 3D TV, Connected TV…
3.1.2 Xu hướng phát triển về nội dung truyền hình
Phát triển nội dung hướng ra Internet, cá thể hóa nội dung, chuyển đổi vai trò vị thế
khán giả là những xu hướng phát triển chính về nội dung truyền hình trong thời
gian tới.
3.1.3. Dự báo về chiến lược phát triển của doanh nghiệp truyền hình
Truyền hình Việt Nam sẽ có sự phát triển đồng đều trên các chiến lược như: phát
triển
chiều dọc, phát triển chiều ngang, phát triển liên kết và hình thành cụm công
nghiệp.
3.1.4. Tập đoàn Truyền hình - xu hướng và triển vọng thực tiễn
Hình thành những tổ hợp và tiến đến là những tập đoàn báo chí là con đường tất
yếu
của báo chí cách mạng Việt Nam. Nhiều cơ quan báo chí đang chờ đợi những
hướng dẫn cụ
thể để thành lập tập đoàn.
3.1.5. Dự báo về những thách thức lớn đối với truyền hình Việt Nam
Những thách thức lớn đối với Truyền hình Việt Nam được dự báo: chấm dứt phát
sóng
analog, sắp xếp lại cơ cấu các đài truyền hình, quy mô và chất lượng của thị
trường, xây
dựng thương hiệu quốc tế…
3.2. Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế truyền hình
3.1.1 Phát triển thị trường truyền hình dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc
Khai thác giá trị văn hóa dân tộc: Bài học thành công của truyền hình Ý và Hàn
Quốc
với những sản phẩm nghe nhìn không chỉ mang ý nghĩa giải trí mà còn thực sự là
một sản
phẩm có hàm lượng văn hóa rất cao
Tập trung đầu tư cho thể loại tác phẩm đặc thù: thể hiện tính chuyên nghiệp, sáng
tạo,
bản sắc riêng biệt và tạo ra những sản phẩm có tính thương mại cao.
Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển mang tầm quốc gia:phát triển lĩnh
vực
truyền hình dựa trên sự kết nối với nhiều lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, xã
hội…Tạo
sự đồng thuận của toàn xã hội ủng hộ cho sự nghiệp phát triển văn hóa.
3.1.2 Kinh nghiệm xây dựng mô hình, cơ chế hoạt động kinh tế truyền hình
Kết nối các đài truyền hình nhỏ vào mạng lưới hệ thống quốc gia: giúp các kênh
truyền
hình vừa phát triển hướng tới toàn xã hội, vừa tạo được lượng khán giả đủ lớn để
các nhà
quảng cáo quan tâm.
Áp dụng mô hình tài chính hỗn hợp: giảm tải áp lực tài chính nhà nước cho lĩnh
vực
truyền hình, giúp các đài truyền hình công không phụ thuộc vào ngân sách nhà
nước mà chủ
động tạo nguồn thu phong phú.
Phát triển kinh tế truyền hình gắn với những nguyên tắc chuẩn mực xã hội: ràng
buộc
chặt chẽ hoạt động kinh tế truyền hình trong khuôn khổ pháp luật, theo những
nguyên tắc
chuẩn mực xã hội trước tiên phải có cơ sở pháp lý rõ ràng điều chỉnh hoạt động
này.
3.1.3 Phát triển thị trường truyền hình gắn với tiến bộ khoa học công nghệ
Nghiên cứu nhu cầu mới liên tục phát sinh trong
Áp dụng nhanh các phát minh mới thành các dịch vụ truyền hình: là bí quyết thành
công của nhiều hệ thống truyền hình.
Chủ động định hướng thị hiếu công chúng: xu thế phát triển của công nghệ mới
cho
phép ta nhận thấy cơ hội mới đang thực sự bùng nổ từ những năm đầu thế kỷ XXI,
đặc biệt
với sự hội tụ giữa viễn thông và truyền thông.
3.1.4 Quản trị sản xuất trong môi trường cạnh tranh và suy giảm kinh tế
Tối ưu chi phí sản xuất: sản xuất chương trình hàng loạt, sản xuất thể loại chi phí
thấp,
sử dụng trường quay thiết bị rẻ tiền, tái sử dụng chương trình nghệ thuật, khai thác
tối đa giá
trị tin tức thời sự
Nghệ thuật marketing và xây dựng các “gói kênh” theo xu hướng cá thể hóa, phù
hợp
với nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các nhóm công chúng, góp phần mở ra một xu
hướng mới
“xem truyền hình theo yêu cầu” của đông đảo người xem với những sở thích rất
khác biệt.
Xây dựng chiến thuật và chiến lược cạnh tranh dựa trên “mạch” nội dung chuyên
biệt,
đặc sắc: bao gồm tập hợp chương trình thuộc các chủ đề, thể loại đa dạng và mang
đến khán
giả như một chỉnh thể toàn diện, dựa trên nhu cầu khác nhau của các tầng lớp công
chúng
luôn cần cập nhật và cải tiến thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của khán giả.