Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Lịch sử hội hoạ Hiện Đại và Hậu Hiện Đại tại Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.86 KB, 11 trang )





Lịch sử hội hoạ Hiện Đại và Hậu Hiện Đại tại
Việt Nam



Tranh hậu hiện đại của Lê Hiếu
WGPSG (11.10.2009) Hoạ sĩ Lê Hiếu đã tìm hiểu và có những nhận định của
ông về Hội hoạ Hiện Đại và Hậu Hiện Đại tại Việt Nam. Đây sẽ là một tài liệu hữu
ích và thú vị cho những người yêu mến và quan tâm đến nền Hội hoạ và Mỹ thuật
của quê hương Việt Nam thân yêu.
I. Hội hoạ Hiện Đại
Hội họa Hiện Đại là gì? Có gì khác biệt với những khuynh hướng hội hoạ trước
đó?
Điểm khác biệt là ở quan niệm về năng khiếu. Năng khiếu là yếu tố cần thiết của
người hoạ sĩ, nhưng trong Hội họa Hiện Đại, người ta khẳng định rằng: năng
khiếu, một trong những yếu tố giúp cho hoạ sĩ có được những tác phẩm cuốn hút,
lại là không cần thiết lắm! Bởi vì sản phẩm của hội hoạ không phải chỉ là những
cái gì đẹp, không chỉ là để thỏa mãn một thị hiếu, mà cốt yếu nó còn đi tìm một sự
đồng cảm và chia sẻ. Nói chung, nó phải truyền thông được một thông điệp với
công thức:
Tác phẩm lớn = Tính sâu thẳm + tính phức tạp + tính nguyên sơ.
Có thể nói, khuynh hướng Hiện Đại này đã đi vào môi trường Hội hoạ của Việt
Nam kể từ ngày triển lãm đầu tiên vào năm 1929 tại Trường Mỹ thuật Đông
Dương.
Cách đây 85 năm, ngày 7/10/1924, tại Hà Nội, toàn quyền Đông Dương Martial
Merlin ký sắc lệnh cho thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, với tên tiếng
Pháp là École superieure des Beaux-Arts de L’Indochine. Người đảm nhiệm kiêm


hiệu trưởng là họa sĩ người Pháp: Victor Tardieu.
Trường hoạt động trong thời gian 20 năm (1925-1945), đã trao bằng tốt nghiệp cho
128 sinh viên họa sĩ, trong đó có các ngôi sao sáng của nền mỹ thuật Việt Nam
như: Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Nguyển Gia Trí, Bùi
Xuân Phái, v.v
Và cuộc triển lãm đầu tiên mang tính lịch sử ở VN thời bấy giờ, được khai mạc tại
trường Mỹ Thuật Đông Dương, số 102 phố Reinach, Hà Nội, vào ngày thứ sáu
15/11/1929 (cách đây 80 năm), đã có tác động đáng kể đến đời sống và công chúng
đương thời. Lúc ấy, tranh lụa và tranh sơn mài chưa ra đời. Vào thời điểm đó, tờ
L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) đã trang trọng chạy “tít” trên bìa 1: Một
trường phái hội họa và điêu khắc mới “Trường phái Việt Nam”. Trong tờ báo đó,
ký giả Yvonne Schultz viết: “Cái trường phái hội họa này, ngay bây giờ người ta
có thể gọi là trường phái Việt Nam, sẽ làm giàu cho Viễn Đông bằng những tác
phẩm thích ứng với sự nhạy cảm của người Việt Nam thế kỷ 20. Về mặt lịch sử,
quá trình phát triển của hội họa sơn dầu VN khác xa các nước Ấn Độ, Trung Quốc,
Nhật Bản. Các họa sĩ VN quả thực đã tiếp nhận các kỹ thuật hội họa phương Tây,
nhất là kỹ thuật sơn dầu trực tiếp qua các họa sĩ Pháp (Victor Tardieu và Joseph
Inguimberty) như một phương tiện có tính phổ quát, để xây dựng cho mình một
nền hội họa ĐẦU TIÊN mang tính chất quốc gia, chuyên nghiệp, có tác giả, một
nền hội họa bác học theo tinh thần của thời đại mới, mà vẫn đảm bảo bám rễ sâu
vào nguồn mạch văn hóa mỹ thuật truyền thống”.
A. Giai đoạn đầu (1925-1945)
Vào thời kỳ Đông Dương, nền hội họa sơn dầu Việt Nam đã ít nhiều có những sắc
thái riêng biệt, với những nội dung hết sức đặc biệt, được phản ánh qua những tác
phẩm có phong độ bậc thầy như “Thiếu Nữ bên Hoa Huệ” của Tô Ngọc Vân,
“Chơi Ô Ăn Quan” của Nguyễn Phan Chánh, “Vườn Xuân Bắc Nam” của Nguyễn
Gia Trí vv…Các họa sĩ VN đã đi từ trường phái Cổ điển, qua Hiện thực, và phần
nào tiếp cận các trường phái Hiện Đại như: Ấn tượng
B. Giai đoạn từ 1945-1975
Miền Bắc bước vào thời kỳ kháng chiến, nền hội họa sơn dầu VN đã chuyển hóa

các thành tựu của thời kỳ trước sang khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Một số còn
lại di cư vào Nam, sát nhập với trường Cao Đăng Mỹ Thuật Gia Định, nay là
trường Đại Học Mỹ Thuật Tp HCM, số 5 Phan Đăng Lưu, Q Bình Thạnh, Tp.
HCM.
Thời kỳ này ở miền Nam, tức Sài Gòn cũ, các họa sĩ nổi tiếng các nơi tổ chức triển
lãm liên tục, ở Ty Văn Hóa (đường Tự Do), ở Hội Việt Mỹ, với các họa sĩ cổ thụ
như Nguyễn Gia Trí, Văn Đen, Nguyễn Siên, Tạ Tỵ, Hiếu Đệ, Nguyễn Thanh Thu.
Đến thập niên 60 thành lập thêm nhóm họa sĩ trẻ Sài Gòn, gồm có các họa sĩ
Nguyễn Trung, Hồ Thành Đức, Bé Ký, Hồ Hữu Thủ,Trịnh Cung, vv
Đây là thời gian cực thịnh của các trường phái Hiện Đại: Ấn tượng, Lập thể, Siêu
thực, Trừu tượng v.v Ở thời vàng son này, các họa sĩ rất được công chúng trọng
thị và mến yêu, nhất là tầng lớp trung lưu trí thức, bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo
sư,vv…Sau mỗi tháng lãnh lương, họ thường trích ra một khoản tiền để sưu tập
tranh, tượng.
Hội hoạ Hiện Đại và Hậu Hiện Đại VN



Xin"click" lên hình để xem các hình trong album này
C. Giai đoạn từ 1975-1990
Sau khi thống nhất đất nước, trong bối cảnh cả nước vẫn sống trong nền kinh tế
bao cấp tập trung, Sài Gòn-Tp HCM có lực lượng họa sĩ xuất thân từ các nguồn
đào tạo hết sức khác nhau, từ các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Tiệp Khắc,
Hungary, Ba Lan, Trung Quốc, và từ các nước tư bản như Pháp, Mỹ, Ý, Anh,
Nhật…
Riêng miền Nam đang liên tục tiến hành cải tạo xã hội và xây dựng xã hội mới mà
dân Sài Gòn và giới văn nghệ sĩ tại chỗ còn quá xa lạ. Vì thế mà rất nhiều người
cầm cọ thời bấy giờ, bị đi cải tạo, hoặc bỏ vẽ. Số còn lại trở nên rụt rè trước hoàn
cảnh xã hội thay đổi. Trong suốt thời gian này hầu như không có cuộc triển lãm
tranh tượng của cá nhân, hay tổ chức tư nhân nào, mà chỉ có những cuộc triển lãm

chung do Hội Mỹ thuật Thành Phố, hoặc Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức cho các
họa sĩ vẽ theo chủ đề, theo định kỳ mỗi năm, hay 5 năm một lần.
II. Hội họa Hậu Hiện Đại
Giai đoạn đổi mới (1990-2009)
Bắt đầu từ cuộc trao đổi văn hóa Việt Mỹ theo chương trình cuộc chiến nhìn từ hai
phía của Hiệp Hội Indochina Arts Partnership do họa sĩ người Mỹ David Thomas
khởi xướng. Các họa sĩ Mỹ, và hoạ sĩ các nước vào Việt Nam triển lãm. Ngược lại,
các họa sĩ Việt Nam sang Mỹ và các nước tiên tiến trên thế giới triển lãm giao lưu.
Thời kỳ này là thời kinh tế thị trường mở cửa, Việt Nam gia nhập WTO, giới họa
sĩ tiếp cận nhiều thông tin, nhất là giới họa sĩ trẻ, đươc dịp khẳng định mình, qua
các trường phái Hậu Hiện Đại như Pop Art, Body Art, Trình Diễn, Sắp Đặt vv
Cả ba miền đất nước: Huế, Sài Gòn, Hà Nội, bùng nổ triển lãm tranh, tượng, cá
nhân, nhóm, câu lạc bộ, Tòa soạn báo chí, Chùa, Nhà Thờ, Hội Mỹ Thuật các
nơi… Các galleries mọc lên như nấm, nhưng chủ yếu là để kinh doanh tranh, sao
chép của các tác giả nổi tiếng nước ngoài. Tranh sáng tác ít đươc công chúng
hưởng ứng, nhất là tranh sáng tác theo chủ đề Tôn Giáo.
Như vậy từ năm 1990, trong môi trường Hội hoạ Việt Nam đã xuất hiện trường
phái Hậu Hiện Đại (Pop Art, Body Art, Trình Diễn, Sắp Đặt, v.v ) Nhưng trường
phái Hậu Hiện Đại là gì? Có gì khác biệt với những khuynh hướng Hội họa Hiện
Đại trước nó?
Khoa học, kỹ thuật hiện đại ngày nay đẩy con người lên đỉnh cao chói lọi. Nhưng
những con người thành đạt trong thời đại này lại khó mở lòng ra hơn xưa. Họ đã
trải qua thời kỳ đau khổ, họ không còn niềm tin vào cuộc sống và xã hội đương
thời, và vì vậy họ trở nên cảnh giác. Cái đẹp của hội họa, có lẽ vì vậy mà khó tiếp
thu hơn.
Chính giai cấp vừa mới giàu sang và thành đạt đó đã bẻ vỡ thế giới nhận thức và
cảm xúc ra nhiều mặt, nhiều thời điểm, rồi sắp xếp lại theo cảm quan của cá nhân
với công thức:
Tác phẩm lớn = Tính sâu thẳm + tính tự do + tính cá nhân.
Như vậy Hội họa Hiện đại và Hội họa Hậu Hiện đại giống nhau ở chỗ đều nhấn

mạnh đến tính sâu thẳm, và khác nhau ờ chỗ:
- Hội họa Hiện đại nhấn mạnh hơn về: tính phức tạp và tính nguyên sơ
- Hội họa Hậu Hiện đại lại nhấn mạnh đặc biệt về: tính tự do và tính cá nhân.
Điểm đặc biệt khác của Hội hoạ Hậu Hiện đại là: người xem "cùng sáng tác" với
tác giả. Khi ngắm nghía bức tranh, vào từng thời điểm khác nhau, họ khám phá ra
những góc cạnh mới, những ý nghĩa mới, và đặt tên mới cho bức tranh. Bức tranh
là một tác phẩm bỏ ngỏ
III. Nhận định
Chưa bao giờ nền nghệ thuật thế giới đứng trước những thách thức đáng kể như
ngày hôm nay, bởi lẽ con người đã mất niềm tin vào cuộc sống, mất định hướng,
nên dễ trở nên tha hóa. Từ đó, tư duy về cái Đẹp phát sinh nhiều quan niệm mới,
nhiều khi đi ngược lại với nền mỹ học cổ truyền. Mà tự bản chất, khả năng con
người thì chưa đủ sức chân nhận giá trị. Ngôn ngữ và tư tưởng giữa các thế hệ có
khoảng cách ngày càng xa, khiến cho sự kết nối, chia sẻ, yêu thương trở nên cực
kỳ khó khăn. Những người trẻ ở các nước đang phát triển lại càng thêm bối rối,
mất phương hướng.
Hiện nay, bóng đêm của trường phái Hậu Hiện Đại ngày càng bao trùm khăp nơi
trên thế giới. Không giống như khoa học, kỹ thuật, luôn luôn có mẫu số chung,
trong môi trường hội họa, không ai giống ai, mỗi người mỗi phong cách. Hiện Đại
hay Hậu Hiện Đai của mỗi người đều xuất phát tự bên trong nội tâm sâu thẳm, và
đều thể hiện một mỹ cảm nhất định về cái Đẹp.Thêm vào đó, lối giáo dục ngày nay
là lối giáo duc trực quan: làm ngay, thấy ngay, cộng với sự nhiễu loạn thông tin từ
internet, cũng là một phần cản trở sự tiếp thu theo kiểu cũ của trường phái Hiện
Đại.
Hậu Hiện Đại đã bẻ vỡ thế giới nhận thức và cảm xúc ra nhiều mặt, và đưa đến hai
kết quả khác nhau: tích cực và tiêu cực:
- Ở mặt tiêu cực, các họa sĩ mong đợi một không gian để thỏa mãn cái Tôi, nhiều
hơn là đi tìm những giá trị mới hoàn thiện hơn. Bởi họ đi từ một nền tảng nổi loạn
và hoang mang, dẫn đến kết quả họ không biết họ là ai! “Tôi là ai, tôi là ai, mà còn
trần gian thế? Tôi là ai mà yêu quá cuộc đời này?” (ca khúc Trịnh Công Sơn)

- Ở mặt tích cực, có những họa sĩ đặt niềm tin vào tình yêu thương của Thiên
Chúa, lúc đó tâm tưởng của họ có sự bình an. Khởi đầu, thế giới nhận thức của họ
bị bẻ vỡ, nhưng đến khi sắp đặt lại, họ đã kịp dẫn đưa cái Tôi hoang mang của họ
bước theo tiếng nói của yêu thương.
Sự thực là khi tiến bước trên con đường mỹ thuật, người hoạ sĩ từng bước rũ bỏ
những e dè, ngăn cản, mặc cảm, để bộc lộ chính mình, và trở thành chính mình
trong khi vẽ tranh. Càng biết nhiều, hiểu nhiều, tiếp xúc nhiều, họ càng thông cảm
cho người khác, càng lớn lên, để biết pha màu theo cung cách “cầm lấy, tạ ơn, bẻ
ra và trao ban”. Lúc đó họ không cần cố gắng chứng minh mình đang theo trường
phái Hiện Đại hay Hậu Hiện Đại, không cần đẩy cá tính của mình lên đến mức dị
biệt, cứ để tự nó “hữu xạ tự thiên hương.”

×