Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận: Phân đoạn và định vị doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.22 KB, 13 trang )

1











Tiểu luận
Phân đoạn và định vị











Lời nói đầu
2
Thị trường bao gồm những người mua với sự khác biệt nhau không ở điểm này
thì cũng ở điểm khác. Họ có thể khác nhau về nhu cầu, tài lực, địa điểm, quan điểm
mua và thói quen mua. Bởi người mua đều có những nhu cầu và ước muốn không ai
giống ai. Thế nên việc tiếp cận và thu hút mọi khách hàng trong thị trường bằng một


phương cách như nhau là không thể. Việc phân đoạn thị trường làm cơ sở xây dựng
chiến lược thị trường và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất là điều tất
yếu mà các công ty nói chung đều phải thực hiện. Sau đó, công ty có thể tiếp cận thị
trường bằng việc định vị để có lợi thế cạnh tranh, dẫn dắt công ty hướng đến vị trí cần
phải chiếm lĩnh trong các phân khúc đã chọn.
I. Phân đoạn thị trường
1. Khái niệm phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là việc chia thị trường thành các nhóm riêng biệt với những
người mua có nhu cầu, đặc trưng và cách cư xử khác nhau. Họ đòi hỏi những sản phẩm
hay chiến lược marketing mix riêng biệt.
2. Các bậc phân đoạn thị trường
Nhu cầu và mong muốn của khách hàng là khác nhau và mỗi thị trường lại có
những khách hàng tiềm năng riêng, chính vì vậy mà người bán phải xác định các chiến
lược marketing phù hợp cho từng loại khách hàng mà họ nhắm tới. Phân đoạn thị
trường có thể được tiến hành ở các cấp độ chính sau:
Mass marketing
Mass marketing là hoạt động sử dụng cùng một loại sản phầm, hoạt động xúc tiến
và kênh phân phối cho tất cả các khách hàng.
Các quan điểm truyền thống cho rằng Mass marketing góp phần tạo ra thị trường
tiềm năng rộng lớn, với chi phí thấp, giá cả thấp và lợi nhuận biên cao. Tuy nhiên hiện
nay Mass marketing khó tiến hành hơn bởi nhiều yếu tố khác nhau như vị trí thị
trường, nhu cầu khách hàng, tầng lớp xã hội,….
Segmenting markets
Segmenting markets cải tiến hơn các quan điểm của Mass marketing. Các doanh
nghiệp sẽ quan tâm hơn tới một hoặc một số phân đoạn.
3
Ưu điểm: Doanh nghiệp tiếp cận thị trường hiệu quả hơn, tập trung hơn vào sản
phẩm, dịch vụ, kênh phân phối,…và đồng thời số lượng đối thủ cạnh tranh tại phân
đoạn ấy sẽ giảm đi.
Niche marketing hay Segment marketing

Niche marketing hướng sự quan tâm của doanh nghiệp vào một hoặc một số phân
đoạn thị trường đại diện, thường là rất nhỏ và có rất ít cạnh tranh.
Ưu điểm: Tạo cơ hội cho các công ty nhỏ cạnh tranh bằng cách dựa vào các ưu
thế đặc biệt của họ. Được xem là tiêu chuẩn và cần được áp dụng thực hiện.
Micromarketing
Một chiến lược marketing mà ở đó các công ty thiết kế chương trình marketing
của họ cho phù hợp với các phân đoạn đặc trưng.
Micromarketing bao gồm:
Local marketing
Ưu điểm: Giúp công ty thâm nhập vào thị trường hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của
đại bộ phận các nhà bán lẻ và duy trì sự đa dạng của sản phẩm.
Nhược điểm: Gia tăng sản xuất và chi phí do tính kinh tế theo quy mô giảm, gây
ra các vấn đề hậu cần trong công ty.
Individual marketing
Thiết kế các sản phẩm, chương trình marketing phù hợp với nhu cầu và sở thích
của các cá nhân cụ thể.
3. Các loại phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường người tiêu dùng
Có nhiều cách để phân đoạn thị trường. Nhà marketing phải thử với các tiêu chí
phân khúc khác nhau trong sự phối hợp nào đó để tìm ra cách nhìn tốt nhất về thị
trường. Các tiêu chí đó có thể là địa lý, dân số, tâm lý đồ học hoặc cách thể xử sự…
Phân đoạn theo địa lý (geographic segmentation)
Việc phân khúc theo địa lý đòi hỏi phải chia thị trường thành những đơn vị địa
lý, chẳng hạn như quốc gia, miền, tiểu bang, hạt hoặc khu ngoại ô. Doanh nghiệp có
thể quyết định hoạt động tại một hay một vài khu vực địa lý, hay hoạt động trên khắp
các vùng nhưng phải chú ý đến sự khác bịa địa lý trong nhu cầu và ước muốn.
4
Một trong những doanh nghiệp đã áp dụng thành công cách phân đoạn này phải
kể đến nhà máy sản xuất thuốc diệt côn trùng Raid của S.C. Johnson & Son. Nhờ đó đã
tăng thị phần của công ty lên tại 18 khu vực và tăng tổng thi phần 5% 1 năm.

Phân đoạn theo nhân khẩu học (demographic segmentation)
Việc phân khúc theo nhân khẩu học bao gồm việc phân chia thị trường thành
những nhóm dựa trên các biến số như độ tuổi, giới tính, qui mô gia đình, vòng đời của
gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo, chủng tộc, và quốc tịch. Các yếu tố
nhân khảu học là những cơ sở phổ biến nhất trong việc phân khúc các nhóm khách tiêu
dùng. Lý do là nhu cầu và ước muốn của người tiêu thụ, mức độ dùng của họ thường
biến thiên chặt chẽ theo các biến số nhân khẩu học. Một lý do nữa là các biến số này dễ
đo lường hơn các biến số khác.
Mối quan hệ giữa địa lý và nhân khẩu học
Phương pháp phân khúc thị trường kết hợp giữa địa lý và nhân khẩu học đang
ngày càng trở nên phổ biến. Lần đầu được phát triển bởi nhóm phân tích thị trường
CACI, cách phân loại dân cư ở các khu dân cư (ACORN – A Classification of
Residential Neighborhoods) đã sử dụng 40 biến từ dữ liệu điều tra dân số nhóm dân cư
đến các khu vực.
Phân đoạn theo tâm lý học
Phân khúc thị trường theo tâm lý học là cách phân chia người tiêu dùng thành
những nhóm dựa trên tầng lớp xã hội, phong cách sống hay tính cách cá nhân. Những
người ở cùng phân khúc thị trường theo nhân khẩu học lại có tâm lý khác nhau.
- Tầng lớp xã hội
Tầng lớp xã hội có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Nhiều
công ty đã thiết kế những sản phẩm hay dịch vụ dành riêng cho một tầng lớp xã hội đặc
biệt.
- Phong cách sống
Rõ ràng phong cách sống có ảnh hưởng lớn đến sự quan tâm khách hàng dành
cho sản phẩm, đồng thời chính những sản phẩm đó phản ảnh ánh phong cách sống của
bản thân người tiêu dùng.
- Tính cách
5
Chiến lược phân khúc thị trường dựa vào tính cách thường được áp dụng trong
các ngành mỹ phẩm, thuốc lá và bảo hiểm.

Phân đoạn theo ứng xử
Phân khúc thị trường theo ứng xử chia người tiêu dùng thành những nhóm dựa
trên thái độ, trình độ học vấn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng căn cứ theo hành vi ứng
xử là điểm khởi đầu tốt nhất để xây dựng phân khúc thị trường.
Phân đoạn thị trường kinh doanh
Nhiều công ty sử dụng các biến số giống nhau để phân đoạn thị trường, chẳng
hạn như theo:
- Địa lý
- Lợi ích muốn có
- Loại khách hàng
- Mức độ sử dụng
- Tình trạng trung thành
Ngoài ra, còn có các biến số khác:
- Ngành nghề
- Quy mô công ty
- Đặc trưng nghiệp vụ
- Phương thức mua
- Các yếu tố tình huống
- Đặc trưng bản thân
Trong ngành đã chọn, công ty có thể phân khúc nhỏ hơn nữa dựa vào quy mô
khách hàng hoặc khu vực địa lý.
Bên trong quy mô khách hàng hay một ngành trọng điểm nào đó, công ty có thể
phân khúc theo phương thức và tiêu chuẩn mua hàng.
Phân đoạn thị trường quốc tế
Vì các quốc gia trên thế giới khác nhau về cấu trúc kinh tế, văn hóa, chính trị nên
các công ty cần nhóm thị trường quốc tế thành các phân khúc có nhu cầu và cách xử sự
mua khác hẳn nhau.
Các công ty có thể sử dụng một hay phối hợp nhiều biến số như theo:
- Vị trí địa lý
- Yếu tố kinh tế

- Yếu tố chính trị & luật pháp
- Yếu tố văn hóa
Ngoài ra, nhiều công ty còn sử dụng sự phân khúc liên thị trường, nghĩa là: Hình
thành các phân khúc người tiêu thụ có nhu cầu và hành vi mua giống nhau mặc dù họ
đang sống trên nhiều nước khác nhau.
6
4. Phân đoạn đa biến ngẫu nhiên
Hầu hết các công ty đều kết hợp các cách phân đoạn thị trường trong chiến lược
marketing của mình. Ở đây có một số cách kết hợp các phân đoạn
Phân đoạn đa biến ngẫu nhiên đơn giản
Nhiều công ty phân đoạn thị trường bằng cách kết hợp 2 hay nhiều đặc điểm. Ví
dụ, trong thị trường xà phòng tắm, người ta chọn hai biến là giới tính và độ tuổi để
phân đoạn thị trường. Những đặc điểm này thường đơn giản, cụ thể, dễ tìm hiểu…
Phân đoạn đa biến ngẫu nhiên phức tạp
Với loại phân đoạn này, ta sử dụng những đặc điểm phức tạp nghiêng về tâm lý,
phong cách sống của khách hàng và sự kết hợp cũng đa dạng hơn.
Phân đoạn thị trường chia thành nhiều bước
Việc phân đoạn thị trường theo nhiều cấp độ:
Ở cấp độ vĩ mô, ta dựa vào các đặc điểm địa lý, quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tổ
chức…
Ở cấp độ vi mô thì đa dạng hơn với mục tiêu công ty, thị trường ngách, sự cạnh
tranh, lợi thế cạnh tranh, mở rộng kế hoạch, nhu cầu cá nhân, loại công việc thực hiện,
loại khách hàng…
Đôi khi phân đoạn còn có thể đạt ba hay nhiều cấp độ.
5. Phát triển phân đoạn thị trường
Phát triển việc phân đoạn thị trường, ta cần tiến hành như sau;
- Nghiên cứu chất lượng
- Nghiên cứu định lượng
- Phân tích
- Xác nhận

- Hồ sơ
Yêu cầu của phân đoạn có hiệu quả
+ Tính đo lường được: Đo lường về quy mô, sức mua và chân dung của các phân
khúc.
+ Tính tiếp cận được: Nghĩa là ta có thể thâm nhập và phục vụ phân khúc thị
trường có hiệu quả.
7
+ Tính quan trọng: Các phân khúc thị trường phải lớn đáng để phục vụ. Một phân
khúc phải là một nhóm có sự đồng nhất trong chừng mực nào đó và có giá trị đáng để
theo đuổi bằng những chương trình marketing phù hợp.
6 Thị trường mục tiêu
Phân đoạn thị trường cho thấy cơ hội phân khúc thị trường của công ty. Ngày nay
các công ty buộc phải đánh giá các phân đoạn khác nhau và quyết định bao nhiêu và
cái nào để đạt được mục tiêu. Khi đó, chúng ta sẽ xem làm thế nào các công ty đánh
giá và lựa chọn phân đoạn mục tiêu.
Đánh giá phân đoạn thị trường
Để đánh giá phân đoạn thị trường khác nhau, công ty phải xem xét hai khía cạnh:
sự hấp dẫn của phân đoạn thị trường và sự phù hợp của công ty.
Sự hấp dẫn của phân đoạn thị trường
Đầu tiên các công ty phải thu thập và phân tích dữ liệu về giá trị doanh thu hiện
hành, tỉ lệ tăng trưởng bán hàng dự kiến và lợi nhuận cho mỗi phân đoạn khác nhau.
Cần chú ý đến các phân đoạn với kích thước và đặc điểm tăng trưởng. Một số công ty
sẽ nhằm vào phân đoạn với doanh số hiện lớn, tỉ lệ tăng trưởng cao và lợi nhuận biên
cao. Tuy nhiên, phân đoạn phát triển nhanh nhất, lớn nhất luôn luôn không phải là điều
hấp dẫn nhất với các công ty. Những công ty nhỏ hơn có thể thấy rằng họ thiếu kĩ năng
và nguồn lực cần thiết để phục vụ cho phân đoạn lớn hơn hoặc là các phân đoạn này
quá cạnh tranh. Với ý nghĩa tuyệt đối, các công ty như vậy có thể lựa chọn phân đoạn
nhỏ hơn và kém hấp dẫn nhưng có khả năng mang lợi hơn cho họ. Một phân đoạn có
thể có tăng trưởng và kích thước như mong muốn. Các công ty phải xem xét một vài
yếu tố cấu trúc quan trọng mà ảnh hưởng đến sự hấp dẫn phân khúc lâu dài.

Ví dụ công ty nên đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm tàng. Một phân
đoạn kém hấp dẫn nếu như nó có chứa nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ và hung dữ.
Sức mạnh tương đối của người mua cũng ảnh hưởng đến sức hấp dẫn phân khúc. Nếu
người mua trong một phân đoạn có lực lượng mạnh hoặc tăng khả năng thỏa thuận với
người bán, họ sẽ cố gắng để buộc giá xuống, nhu cầu chất lượng hoặc dịch vụ cao hơn
và khiến cho các đối thủ cạnh tranh với nhau hơn. Tất cả những hành động này sẽ làm
giảm lợi nhuận của người bán. Cuối cùng sức hấp dẫn của phân đoạn phụ thuộc vào
8
sức mạnh tương đối của nhà cung cấp. Một phân đoạn sẽ kém hấp dẫn nếu như các nhà
cung cấp nguyên liệu, thiết bị, lao động và các dịch vụ trong phân đoạn là đủ mạnh để
tăng giá hoặc giảm chất lượng hay số lượng hàng hóa và dịch vụ đặt hàng. Các nhà
cung cấp có xu hướng trở nên mạnh mẽ khi họ đang lớn và được chú ý, khi rất ít sản
phẩm thay thế tồn tại hoặc khi sản phẩm được cung cấp là một đầu vào quan trọng.
Sức mạnh kinh doanh
Ngay khi cả một phân đoạn có kích thước, tăng trưởng và có cấu trúc hấp dẫn,
công ty phải xem xét mục tiêu và nguồn lực cho phân đoạn đó. Loại bỏ một số phân
đoạn hấp dẫn nhanh chóng là tốt nhất, bởi vì chúng không khớp với mục tiêu lâu dài
của công ty. Mặc dù bản thân các phân đoạn đó là hấp dẫn nhưng chúng có thể chuyển
sự chú tâm và năng lượng của công ty ra khỏi các mục tiêu chính. Đấy có thể là một sự
lựa chọn kém từ một quan điểm môi trường, chính trị hoặc trách nhiệm xã hội.
Ngay cả các công ty lớn mạnh cũng thấy khó khăn khi tiến triển trong thị trường
nơi mà họ bắt đầu yếu. RTZ là công ty khai thác khoáng sản lớn nhất thế giới nhưng
khi nó bắt đầu kinh doanh hóa chất và dầu khí với số lượng lớn, nó nhận ra nó không
thể cạnh tranh được. Trước khi kinh doanh ở một phân đoạn, công ty này cần xem xét
vị trí hiện tại của mình tại thị trường. Thị phần ngày càng tăng của một công ty cho
thấy sức mạnh, trong khi đó, thị phần giảm cho thấy điểm yếu mà việc thâm nhập vào
phân khúc mới có thể không giúp đỡ. Nếu một phân đoạn sử dụng khả năng tiếp thị của
một công ty thì nó sẽ phù hợp với thế mạnh của công ty đó. Nếu không, các phân đoạn
sẽ tốn kém để phát triển.
Lựa chọn phân đoạn thị trường

Khi một phân đoạn phù hợp với thế mạnh của công ty, công ty này phải quyết
định xem liệu nó có các kĩ năng và nguồn lực cần thiết hay không để thành công trong
phân đoạn đó. Mỗi phân đoạn có yêu cầu thành công nhất định. Nếu công ty thiếu và
không thể dễ dàng có được những điểm mạnh cần thiết để thành công thì không nên
thâm nhập vào phân đoạn này. Thậm chí nếu công ty sở hữu những điểm mạnh cần
thiết, nó cần phải sử dụng kỹ năng và nguồn lực tốt hơn những đối thủ cạnh tranh để
thực sự giành chiến thắng trong phân đoạn thị trường. Các công ty chỉ nên thâm nhập
9
vào phân đoạn mà nó có thể cung cấp giá trị cao hơn và giành được lợi thế hơn đối thủ
cạnh tranh.
7. Chiến lược phân đoạn thị trường
Marketing chưa phân hóa



 Theo đuổi thị trường bằng một mặt hàng
 Một sản phẩm và một chương trình tiếp thị hướng tới đại đa số khách mua.
 Trông cậy vào kiểu phân phối hàng loạt,tràn lan.
 Tạo một hình ảnh hảo hạng trong ý nghĩ công chúng.
 Ưu điểm : tiết kiệm chi phí.
Marketing phân hóa

Marketing mix 1
Marketing mix 2
Marketing mix 3

 Hoạt động trong nhiều khúc thị trường,và tung ra ở mỗi khúc tuyến những cống
hiến khác nhau.
 Ưu điểm : doanh số cao hơn tiếp thị không phân biệt, tuy nhiên nó cũng
làm tăng thêm nhiều chi phí.

Marketing tập trung
Marketing mix



 Công ty thay vì theo đuổi 1 phần nhỏ chiếm được trong một thị trường lớn thì
nên theo đuổi chiếm lấy một phần lớn của 1 hay vài tiểu thị trường.
 Marketing tập trung có thể gặp nhiều bất trắc hơn thường lệ. Khu vực thị
trường đó có thể bị mất trắng.
Lựa chọn chiến lược bao phủ cả thị trường
Khúc thị trường 1
Khúc thị trường 2
Khúc thị trường 3
Khúc thị trường 1
Khúc thị trường 2
Khúc tị trường 3
Marketing mix Thị trường
10
Phải dựa trên các căn cứ sau
- Nguồn lực công ty: nếu nguồn lực công ty còn hạn chế thì marketing tập trung
là thích hợp nhất
- Tính đồng nhất của sản phẩm
+ Sản phẩm đồng nhất: marketing chưa phân hóa
+ Sản phẩm không đồng nhất: marketing chưa phân hóa hay tập trung
- Mức thâm niên của sản phẩm
+ Sản phẩm đang trong giai doạn đầu cùa chu kì sống: marketing chưa phân
hóa hay tập trung
+ Tồn tại lâu trên trị trường: marketing phân hóa.
- Tính đồng nhất của thị trường: nều khách hàng đồng nhất thị nên áp dụng
marketing chưa phân hóa.

- Các chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh
+ Phân khúc sâu: ta nên sử dụng marketing phân hóa hay tập trung.
+ Marketing chưa phân hóa: ta có thể chiếm lợi thế bằng marketing phân hóa
hay tập trung.
8. Chiến lược cốt lõi
Chiến lược cốt lõi là nơi mà thế mạnh của công ty gặp gỡ với cơ hội của thị
trường. Nó gồm hai phần: thứ nhất là xác định nhóm khách hàng mà công ty có lợi thế
khác biệt, thứ hai là ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
9. Sự khác biệt – thị trường khác biệt
Sự khác biệt về sản phẩm: Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với nhau qua
các hình thức khác biệt về sản phẩm. Tùy từng mục đích và lợi thế cạnh tranh của mỗi
doanh nghiệp mà có những chiến lược cạnh tranh về sản phẩm như chất lượng, đặc
điểm, thiết kế, mẫu mã, kiểu dáng, sự cải tiến, độ tin cậy …
Sự khác biệt về dịch vụ: Bên cạnh sự khác biệt về sản phẩm, các doanh nghiệp
cũng có thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt của dịch vụ kèm theo sản
phẩm đó. Chẳng hạn như về tốc độ chuyển giao hàng, các khách hàng sẵn sàng trả với
một mức phí cao hơn nếu như họ thực sự tin cậy với dịch vụ chuyển hàng của doanh
11
nghiệp. Ngoài ra còn có các dịch vụ như dịch vụ cài đặt và sữa chữa, dịch vụ hướng
dẫn sử dụng sản phẩm…
Sự khác biệt về nhân sự: Các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh
thông qua việc thuê và huấn luyện nhân viên của mình tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.
Nhân viên cũng tạo ra sức hút nhất định đối với khách hàng với những kiến thức và kĩ
năng riêng biệt như thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng khách hàng, hiểu khách hàng và
nhạy bén trong việc giải quyết các vấn để phát sinh liên quan đến khách hàng.
Sự khác biệt về hình ảnh: Khách hàng có thể nhận biết được sự khác nhau giữa
hai loại sản phẩm tương tự nhau nhờ vào hình ảnh nhãn hiệu của mỗi công ty. Hình
ảnh nhãn hiệu (logo) mang một biểu tượng đặc trưng cho sản phẩm hay doanh nghiệp
đó, nó truyền tải những thông điệp hay lợi ích của sản phẩm mà làm cho khách hàng
rất dễ nhận biết.

Sự khác biệt về định vị giá trị: Khách hàng luôn chọn cho mình những sản
phẩm hoặc dịch vụ có giá trị lớn nhất. Do đó, các nhà Marketing cần phải biết được
những lợi ích chính của sản phẩm hay dịch vụ mà mình cung cấp để làm nổi bật lên
những yếu tố đó nếu họ muốn có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác.
II. Chiến lược định vị
1. Định vị sản phẩm
Định vị sản phẩm là cách người tiêu dùng xác định nên sản phẩm dựa vào các
thuộc tính quan trọng – nơi mà sản phẩm đang đứng trong suy nghĩ của người tiêu
dùng so với các sản phẩm cạnh tranh.
Vị trí của một sản phẩm là một phức hợp những ấn tượng, khái niệm và cảm giác
mà người tiêu dùng đang có đối với sản phẩm đó so với các sản phẩm cạnh tranh khác
và có thể bị tác động bởi các nhà làm marketing.
2. Chiến lược định vị
Các nhà marketing có thể đi theo một trong số các chiến lược định vị sau:
- Định vị sản phẩm dựa vào thuộc tính sản phẩm (product attributes);
- Định vị sản phẩm dựa vào nhu cầu chúng đáp ứng hay lợi ích chúng mang lại
(benefits);
- Định vị sản phẩm theo dịp sử dụng (usage occasions);
12
- Định vị sản phẩm theo tầng lớp người dùng (classes of users);
- Định vị sản phẩm bằng cách đối sánh trực tiếp với một đối thủ cạnh tranh
(against a competitor);
- Định vị sản phẩm theo thế khác hẳn với đối thủ cạnh tranh (away from
competitors);
- Định vị sản phẩm theo những sản phẩm khác nhau (product classes).
3. Lựa chọn và tiến hành chiến lược định vị
Công việc định vị bao gồm 3 bước: nhận diện lợi thế cạnh tranh có thể có, xác
định lợi thế cạnh tranh đúng đắn, truyền đạt và tiến hành chiến lược định vị đã chọn.
Nhận diện lợi thế cạnh tranh có thể có
- Dị biệt hóa bằng sản phẩm

- Dị biệt hóa bằng dịch vụ
- Dị biệt hóa bằng nhân sự
- Dị biệt hóa bằng hình ảnh
Xác định lợi thế cạnh tranh đúng đắn
- Cần quảng cáo bao nhiêu cái khác biệt
+ Một số công ty triển khai một đề nghị bán duy nhất (unique selling proposition-
USP) cho mỗi nhãn hiệu và bám chắc vào đó.
+ Nếu có 2 hay nhiều công ty đều tuyên bố là mình giỏi ở thuộc tính giống y như
vậy, thì họ nên định vị mình dựa vào nhiều yếu tố tạo khác biệt.
Tuy nhiên, các công ty gia tăng số lượng tuyên bố cho nhãn hiệu của mình, nên
tránh 3 lỗi lầm:
+ Định vị chưa đến nơi đến chốn (underpositioning)
+ Định vị quá lố (overpositioning)
+ Định vị rắc rối (confused positioning)
- Nên quảng cáo khác biệt có giá trị trong chừng mực đáp ứng một số tiêu chuẩn:
+ Quan trọng
+ Riêng biệt
+ Tuyệt vời hơn
+ Có thể thông đại được
+ Có tính chất độc quyền
+ Có thể mua được
+ Có lãi
13
Truyền đạt và tiến hành chiến lược định vị đã chọn
Một công ty muốn có được “vị trí chất lượng cao” thì phải thiết kế phối thức tiếp
thị với:
+ Sản phẩm: sản xuất có chất lượng cao
+ Giá cả: đề ra mức giá cao
+ Phân phối: thông qua các đại lý chất lượng cao
+ Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh: quảng cáo bằng các phương tiện truyền thông

cao cấp.
Khi xây dựng được chỗ đứng theo mong muốn, công ty phải biết theo dõi chặt
chẽ và thích nghi chỗ đứng theo thời gian, đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu
cầu người tiêu dùng và chiến lược của đối thủ cạnh tranh.


×