Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận: Những yếu tố dẫn đến thành công của thương hiệu Sony pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.87 KB, 15 trang )

Thuyết trình nhóm


1










Tiểu luận

Những yếu tố dẫn đến thành công của
thương hiệu Sony












Thuyết trình nhóm




2








Bài Làm
1. Những yếu tố dẫn đến thành công của thương hiệu Sony:
1.1. Ứng dụng robot trong dây chuyền sản xuất
Sony đã robot hóa trong mọi khâu của dây chuyền sản xuất. Chẳng hạn như tại một nhà máy
của đặt tại Bayonne (Pháp), công việc sản xuất luôn chạy liên tục 7 ngày/tuần, 24 giờ/ngày,
thế nhưng khách đến đây tham quan sẽ thấy rất vắng vẻ vì người máy đã làm hết mọi việc.
Lợi nhuận và mức sản xuất tăng nhanh là nhờ đó.
1.2. Luôn có sản phẩm mới, lạ, đẹp (Tính đột phá)
Sản phẩm mới lạ, đẹp sẽ luôn luôn là yếu tố kích thích trí tò mò của người tiêu dùng, dù có bị
sức ép phải bán với giá cao cũng vẫn sẽ được tiêu thụ nhanh chóng với số lượng nhiều. Ngoài
những mặt hàng như dàn máy hifi, video, Sony còn phát triển mạnh trong lĩnh vực các sản
phẩm truyền hình, video, tin học, chất bán dẫn, radio cassette, đồ điện tử dành cho đại chúng
và cho giới chuyên nghiệp.
1.3. Phải chú ý đến khách hàng
Chú ý đến khách hàng, luôn tạo được sự tin tưởng cho khách hàng và do đó người tiêu dùng,
dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng thích dùng hàng của Nhật Bản hơn.
2. Cấu trúc thương hiệu sony
2.1 Một thương hiệu cho toàn cấu trúc
Đây là trường hợp mà thương hiệu chính ‘bao trùm’ và dùng cho hầu hết tất cả các sản phẩm

của một công ty.
Chẳng hạn: Sony Ericsson C702 , Sony Ericsson C901
Ngoài ra, Sony còn là nhà sản xuất kinh doanh hàng đầu thế giới về âm nhạc và điện ảnh với
hoạt động của công ty như Sony Picture Entertainment, Sony Music Entertainment, Sony
Thuyết trình nhóm


3


BMG,v.v…
Những lý do hình thành xu hướng nói trên:
+ Tập trung giá trị gốc và uy tín của thương hiệu công ty để bao bọc lấy thương hiệu sản
phẩm.
+ Người tiêu dùng tin tưởng và không bị nhầm lẫn, nếu họ đã tin vào Thương hiệu Công ty.
+ Có nhiều cơ hội mở rộng thương hiệu và khả năng tiết kiệm ngân sách quảng cáo.
+ Có thể giúp gia tăng giá trị của thương hiệu công ty thể hiện bằng các chiến lược quản bá
thương hiệu tổng thể của công ty và hoạt động quan hệ cộng đồng.
2.2. Gia đình thương hiệu
Chúng ta thấy rõ vai trò của một những cái tên thương hiệu độc lập và nổi bật, thậm chí đến
mức người ta không cần gọi tên ‘thương hiệu mẹ’ của chúng. Như: Bravia, Playstation,
Anpha & Cybershot (máy ảnh)…
Chẳng hạn khi SONY đầu tư vào lĩnh vực nhiếp ảnh, đã hình thành ngay từ đầu các dòng
Cyber-shot và Alpha; trong đó Cyber-shot (đối diện với Canon Power-shot) dành cho giới
nghiệp dư và bán chuyên, còn Alpha là dòng máy ảnh từ bán chuyên cho tới chuyên nghiệp
(DSLR) mà mức độ phát triển nhanh chóng đến mức chỉ trong vài năm đã được sánh ngang
với Nikon và Canon






3. Quá trình phát triển thương hiệu Sony
3.1. Lịch sử hình thành
Năm 1946, kĩ sư Masaru và nhà vật lý học Akio Morita đã đầu tư một số tiền tương đương
845 bảng Anh hiện nay để thành lập công ty, tọa lạc tại tầng hầm của một cửa hiệu bán thức
ăn tráng miệng ở Tokyo. Ban dầu công ty có tên là Tokyo Tsunchin Kogyo với 20 nhân viên
chuyên sửa chữa thiết bị điện và bán những sản phẩm do họ tạo ra. Vận may đến với họ vào
năm 1954, khi công ty xin được giấy phép chế tạo Transistor. Transistor vốn đã được phát
Thuyết trình nhóm


4


minh ở Hoa Kỳ nhưng khi đó nó chưa được ứng dụng cho radio, một thiết bị vốn rất có giá trị
thời bấy giờ. Tháng 5 năm 1954, Sony đã tạo ra transistor đầu tiên của Nhật và máy radio
dùng transistor đầu tiên trên thế giới.
Akio Morita đã sớm nhận thức rằng công ty cần tham vọng mở rộng thị trường ra toàn cầu
chứ không thể chỉ giới hạn hoạt động kinh doanh ở Nhật. Ông cũng còn là người có tầm nhìn
chiến lược khi khẳng định rằng thương hiệu Sony sẽ nổi tiếng cùng với tất cả những sản
phẩm của nó. Với những tiêu chí đã đề ra, Sony nhanh chóng trở thành một tập đoàn quốc tế
hùng mạnh. Năm 1960, Hiệp hội Sony Hoa Kỳ ra đời và năm 1968, Sony Vương quốc Anh
được thành lập. Do Sony ngày càng phát triển, Akio Morita quyết định vừa duy trì những
thành quả đã đạt được vừa tiếp tục đổi mới. Triết lý của ông là “ toàn cầu hoá”. Chiến lược
kinh doanh của công ty là chia thành nhiều tập đoàn nhỏ hoạt dộng thông qua việc lập kế
hoạch và phát triển những sản phẩm được tung ra bởi những tập đoàn lớn.
Những năm gần đây, để phát triển sản phẩm hàng điện tử gia dụng, Sony đặc biệt chú trọng
đến việc vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực liên quan. Năm 1988, Sony tiếp nhận công ty
CBS Records Inc để thành lập nên Sony Music Entertainment và năm 1989 tiếp tục mua lại

Columbia Pictures thành lập nên Sony Picture Entertainment. Sony PlayStation khai trương
vào năm 1995 đưa tập đoàn Sony trở thành tập đoàn chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trò
chơi điện tử.




3.2 Qúa trình hình thành và phát triển của thương hiệu SONY tại Việt Nam
• Tháng 12-1994, Sony Việt Nam bắt đầu đưa ra thị trường những sản phẩm đầu tiên là tivi
màu và radio cassette.
• Tháng 3-1995, Sony Việt Nam giới thiệu những sản phẩm giải trí cao cấp như sản xuất dàn
âm thanh hifi, đầu video.
• Tháng 7-1998, Sony Việt Nam giới thiệu lần đầu tiên ra thị trường Việt Nam tivi màu đèn
hình phẳng tuyệt đối mang tên WEGA với công nghệ FD Trinitron.
Thuyết trình nhóm


5


• Cuối năm 2001, Sony Việt Nam tung ra thị trường một phiên bản mới của dàn máy nghe
nhạc hifi dùng đĩa DVD.
• Tiếp bước Phòng Bảo hành Thiết bị chuyên dụng năm 2000, Sony Việt Nam chính thức
thành lập Phòng Tiếp thị Sản phẩm Chuyên dụng và Phát thanh- Truyền hình vào tháng 4-
2002.
• Năm 2003, Sony đã giới thiệu sản phẩm máy quay kỹ thuật số Handycam tại thị trường Việt
Nam và tháng 8-2003, lần đầu tiên sản xuất máy quay kỹ thuật số Sony Handycam tại Việt
Nam, mở ra một trào lưu mới - trào lưu chuyển từ máy quay phim, máy chụp hình truyền
thống analog sang sản phẩm kỹ thuật số.
• Vào tháng 10-2005, Sony Việt Nam một lần nữa khẳng định luôn là người đi trước và đón

đầu xu hướng công nghệ bằng việc tung ra sản phẩm tivi LCD BRAVIA màn hình tinh thể
lỏng đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Với tivi LCD BRAVIA, Sony Việt Nam đã mở ra một
kỷ nguyên mới cho công nghệ giải trí cao cấp hình ảnh độ nét cao.
• Tháng 7-2006, Sony trình làng dòng sản phẩm máy chụp ảnh kỹ thuật số bán chuyên nghiệp
mang nhãn hiệu Alpha. Với sự ra mắt sản phẩm này, Sony đã chính thức bước vào thị trường
máy ảnh chuyên nghiệp tại Việt Nam.
• Năm 2008, Sony giới thiệu đến công chúng Việt Nam qua các triển lãm những sản phẩm
công nghệ tiên tiến nhất như tivi màn hình OLED siêu mỏng dày 0,3 mm hay chiếc máy nghe
nhạc Rolly có thể nhảy múa được khi phát ra điệu nhạc.
• Năm 2010, Sony giới thiệu "Thế giới 3D Sony ưu việt cho người dùng Việt Nam”. Tính
đến thời điểm tháng 10/2010, chỉ duy nhất Sony chính thức mang đến người dùng Việt Nam
một thế giới giải trí 3D toàn diện, cho một trải nghiệm 3D trung thực tột bậc trong nhiều lĩnh
vực như: game 3D, ảnh 3D, phim 3D và truyền hình 3D sống động ngay tại nhà, với những
sản phẩm chất lượng, tinh tế và đẳng cấp. Điều này cho thấy nỗ lực không ngừng của Sony
trong việc mở rộng các dòng sản phẩm ưu việt phù hợp với nhu cầu đa dạng và khuynh
hướng sống tiện nghi của người dùng Việt Nam. Điểm khác biệt nổi trội của Sony so với các
nhà sản xuất khác chính là:
- Sony là nhà sản xuất máy quay 3D chuyên dụng, các thiết bị trình chiếu 3D chuyên nghiệp.
- Sony cũng đi đầu về sản xuất nội dung 3D như phim 3D của hãng phim Sony Pictures,
Thuyết trình nhóm


6


chương trình ca nhạc 3D của Sony Music, các cuộc thi đấu thể thao danh tiếng như FIFA
World Cup & PGA Tour Hawaii 2011, hợp tác với truyền hình IMAX/Discovery để triển
khai các kênh truyền hình 3D hoạt động 24/7.
- Và quen thuộc với người dùng Việt Nam, Sony chính là nhà cung cấp hàng đầu các sản
phẩm nghe nhìn tại gia 3D như TV 3D BRAVIA, máy chiếu 3D, đầu đĩa Blu-ray 3D, máy

game PS3, máy ảnh NEX, máy ảnh Alpha DSLR, Cyber-shot hỗ trợ 3D Panorama và dàn âm
thanh tương thích 3D.
• Năm 2011, Sony giới thiệu đến người dùng Việt Nam trọn bộ Sony Internet TV ấn tượng về
khả năng kết nối mạnh mẽ và những tính năng thông minh giúp người dùng tha hồ tận hưởng
thế giới online với hình ảnh tuyệt sắc và âm thanh tuyệt đỉnh. Vượt lên khỏi chuẩn mực của
một chiếc TV thông thường, Sony Internet TV được trang bị từ A đến Z cho những “cuộc
phiêu lưu” kỳ thú vào thế giới online.
Với hệ thống bán lẻ gồm 11 Sony Shop và Sony Center, hơn 160 đại lý chính thức và 70 trạm
bảo hành ủy quyền trải rộng trên khắp cả nước, Sony đang ngày càng hiện diện mạnh mẽ
trong cuộc sống của mọi gia đình Việt Nam, đem đến cho khách hàng cơ hội thụ hưởng
những tuyệt tác về công nghệ hàng đầu trên thế giới.
Sony là một thương hiệu công nghệ với kinh nghiệm sâu sắc về những khả năng sáng tạo ra
nội dung giải trí: phim ảnh, thể thao, âm nhạc, truyền hình và game. Sony là một thương hiệu
giải trí có sự thấu hiểu sâu sắc về công nghệ. Không có một tên tuổi nào trên thế giới có được
cả hai điều này. Vì thế, công nghệ hình ảnh và âm thanh của Sony là để thể hiện tất cả các
nội dung giải trí một cách hoàn hảo.
3.2. Sản phẩm
Sản phẩm nổi tiếng nhất của Sony - máy Walkman - được tung ra thị trường vào năm 1979.
Thoạt tiên, nó được coi như là một ‘’máy cassette có tai nghe cơ động’’. Chính walkman đã
tạo ra khái niệm giải trí lưu động. Nhưng, khi sản phẩm được đưa ra, Walkman gặp phải
phản ứng rất dữ dội từ phía những người bán lẻ. Họ cho rằng không có chỗ đứng nào cho
dòng máy cassette không có chức năng ghi âm. Không như họ nghĩ, sau 2 năm tung ra thị
trường, Sony đã bán được 1.5 triệu máy Walkman.
Thuyết trình nhóm


7


Ngày nay, danh mục của Sony có trên 5.000 sản phẩm bao gồm đầu DVD, máy chụp ảnh,

máy tính cá nhân, TV, các thiết bị âm thanh nổi, thiết bị bán dẫn và chúng được thiết lập
thành những danh mục có thương hiệu như máy nghe nhạc cá nhân Walkman, TV Trinitron,
máy vi tính Vaio, TV màn ảnh rộng Wega, máy ghi hình HandyCam, máy chụp ảnh kỹ thuật
số Cybershot và bộ trò chơi PlayStation.

3.3. Gía trị thương hiệu
Theo một công trình nghiên cứu cuả Milward Brown, Sony là một trong những thương hiệu
được tin cậy nhất trên thế giới. Trong số những người được khảo sát, 65% cho rằng họ thích
sử dụng những sản phẩm được tạo ra bởi Sony, 57% nói trong tương lai họ sẽ mua thêm
những sản phẩm cuả Sony . Để giữ được vị trí hàng đầu trên thương trường, toàn bộ thành
viên cuả Sony phải nỗ lực để giữ vững hình ảnh thương hiệu, đó là độc đáo, độc nhất, kỹ
thuật cao, thiết kế tinh tế và dể sử dụng.
Và kết quả là năm 2005 chúng ta đã nhìn thấy một Sony không ngừng lớn mạnh. Đó là kết
quả cuả một quá trình phát triển không ngừng để chiếm lĩnh thị trường, tăng trưởng vượt bậc
trong lĩnh vực hàng điện tử gia dụng đầy cạnh tranh. Và ở vị trí mới, dòng quảng cáo mới
cũng được công ty đưa ra đó là “like. no.other”. Nó thay thế cho dòng quảng cáo hiện tại
“You make it a Sony”.
Chiến dịch “like. no. other” dựa trên những chiến lược và nguyên tắc rất cơ bản mà công ty
đã đề ra để từ đó đổi mới và cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng hiện đại. Và
Sony coi đây là cơ hội để tạo nên bước phát triển mới trong tương lai.

3.4. Những điều có thế bạn chưa biết về thương hiệu Sony
 Thương hiệu Sony được tạo ra bởi sự ghép lại của 2 từ. Từ thứ nhất là “sonus”, bằng tiếng
Latin, là từ gốc cuả “sound” và “sonic”. Từ thứ 2 là “sonny” nghĩa là “đứa con trai bé bỏng”.
Từ Sony được dùng với nghĩa rằng đây là một công ty nhỏ của một những người trẻ tuổi có
tâm huyết và đam mê sáng tạo vô tận.
 Sản phẩm đầu tiên của Sony là nồi cơm điện.
Thuyết trình nhóm



8


 Trước khi máy nghe nhạc cá nhân của Sony được cả thế giới gọi là Walkman, nó dược gọi
với những cái tên rất khác nhau: Soundabound ở Mỹ, Stowaway ở Anh và Freestyle ở Úc.
 Từ khi PlayStation ra đời năm 1994, có hơn 13.000 trò chơi mới được phát triển, tạo ra một
thị trường phần mềm bán được hơn 250 triệu game mỗi năm.

3.5. Thành tích đạt được
Sony là một tập đoàn công nghệ thông tin và thiết bị điện tử nghe nhìn hàng đầu thế giới.
Đây là một công ty cổ phần. Cổ phiếu của nó được niêm yết ở 16 thị trường chứng khoán
trên thế giới bao gồm Tokyo, New York và London. Hiện nay, Sony là công ty âm nhạc lớn
thứ 2 trên thế giới, công ty hàng đầu về sản xuất TV, phim ảnh và là môt công ty đang phát
triển mạnh về CD, VCD và Super Audio CD.
Trong lịch sử gần 60 năm phát triển cuả công ty, Sony đã phát minh, phát triển, sản xuất và
đưa ra thị trường những dòng sản phẩm điện tử nghe nhìn gia dụng. Chính những sản phẩm
này đã làm thay đổi lối sống của rất nhiều người bao gồm máy Walkman, máy quay phim kỹ
thuật số, TV màn hình phẳng Wega, máy chụp ảnh Mavica, máy tính xách tay Vaio, máy
nghe nhạc Mini Disc, thẻ nhớ Memory Stick IC, bộ trò chơi điện tử Play Station, Play Station
2 và tương lai là Play Station 3.
Theo số liệu thống kê vào tháng 3 năm 2004, doanh thu hàng năm của Sony ở Châu Âu thu
được trong lĩnh vực điện tử, âm nhạc, điện ảnh và trò chơi điện tử là 13,47 tỉ đô. Sony Châu
Âu, trụ sở đặt tại Berlin, chịu trách nhiệm về việc kinh doanh hàng điện tử cũng báo cáo thu
được 8.17 tỉ đô.
Thương hiệu Sony nhanh chóng trở nên nổi tiếngở quê hương Nhật Bản của họ với những
sản phẩm mang tính đột phá như máy thu thanh bán dẫn đầu tiên vào năm 1958, và sau đó là
máy thu hình bán dẫn đầu tiên vào năm 1960. Từ những đột phá này, Sony dần dần phát triển
ra khắp Á châu, sau đó là Âu châu và Mỹ quốc. Năm 1961, Sony là công ty đầu tiên của Nhât
Bản được niêm yết trên thị trường chứng khoán Wall Street - Hoa Kỳ.


3. Phát triển một thương hiệu mới của công ty
Phát triển thêm dòng sản phẩm mới:
Thuyết trình nhóm


9


Là đồng hồ điện tử với thương hiệu Sony Venus.
Như chúng ta đã biết Sony hiện tại đang có dòng laptop được người tiêu dùng ưa thích với
thương hiệu là Sony Vaio. Dòng laptop này đã ăn sâu trong tâm trí người tiêu dùng là dòng
máy tính xách tay cao cấp. Với các mẫu thiết kế độc đáo, chất lượng, sang trọng.
Do đó, Nhóm quyết định phát triển thêm dòng sản phẩm đồng hồ điện tử với thương hiệu
Sony Venus.

















NHỨNG MẪU THIẾT KẾ SẼ TRIỂN KHAI

Model 1: Vừa kim vừa số,có báo thức + giờ thể thao, thứ - ngày - tháng. Kiểu dáng năng
động và hiện đại.
Thuyết trình nhóm


10












Model 2: Tròn, nam. Thiết kế kim hình, có đèn, báo thức, giờ thể thao, ngày tháng thứ.















Model 3: xài nước đi bơi, tắm biển thoải mái, có ngày, tháng, thứ, giờ thể thao
Thuyết trình nhóm


11




Model 4: có đèn, báo thức, giờ thể thao. Kiểu dáng sport, mạnh mẽ và phong cách. Mặt số
lớn rất ngầu









4. Xây dựng thương hiệu mới này
Bước 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu
- Các nhận biết cơ bản của thương hiệu:
+ Logo: Là chữ Sony Venus => gần giống logo của laptop sony vaio.
+ Màu đen, in đậm, chữ Sony được in nhỏ hơn chữ Venus.

+ Hiện tại trên thị trường đang tồn tại cùng loại sản phẩm (đồng hồ điện tử) với thương hiệu
là Casio. => Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của thương hiệu Sony Venus sẽ là Casio.
Thuyết trình nhóm


12


+ Chữ Venus: Khi nhắc đến chữ Venus thì mọi người điều nghĩ ngay trong đầu là một vị thần
=> Vị thần tình yêu.
 Sony Venus: Khi đeo chiếc đồng hồ với thương hiệu sony Venus mang ý nghĩa “Thần
tình yêu luôn bên bạn, mang đến niềm hạnh phúc cho bạn” và nếu bạn là một vận động viên
đam mê thể thao thì Sony Venus sẽ là vị thần phù hộ cho bạn được được ước nguyện.
 Sogan: “Venus đẳng cấp và may mắn song hành cùng bạn!”
- Lợi ích thương hiệu: Lấy từ ý tưởng “Ý nghĩa của 1 giây !!!”
Một giây không nhiều nhưng cũng không ít đâu. Một giây không làm được gì nhưng có thể
làm được tất cả. Những con người khoẻ mạnh, một giây chỉ thoáng qua. Những bệnh nhân
nan y, một giây là sự sống. Trên đường đua, một giây quyết định kẻ thắng người thua. Bao
tháng ngày trui rèn, một giây nói lên tất cả.
 Sony nổi tiếng với thiết kế độc đáo, công nghệ hiện đại, chất lượng và độ chính xác cao.
 Áp dụng cấu trúc thương hiệu “Một thương hiệu cho toàn cấu trúc” giống như Sony
đang áp dụng.
Bước 2: Định vị Thương hiệu
Sau khi đã xác định được cấu trúc nền móng của thương hiệu Sony Venus. Nhóm tiến hành
định vị thương hiệu để xác định vị trí của thương hiệu Venus trong “não” người tiêu dùng với
những tiêu chí sau:
- Phong cách và đẳng cấp. (thu nhập khá trở lên)
- Chính xác từng giây. (khoảng khắc quý giá từng giây) => Công nghệ tiên tiến có sẵn.
- Đối tượng là những vận động viên, huấn luyện viên, những người yêu thích thể thao, năng
động.

Sogan: “Venus đẳng cấp và may mắn song hành cùng bạn!”






Thuyết trình nhóm


13


Bước 3: Xây dựng chiến lược thương hiệu
- Xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn: 3 năm
Gói cước phát sóng tháng 8/2011 là 5 phút/ngày x 270 ngày (9 tháng) = 1.350 phút, với giá
trị là 1 tỷ đồng. => Chi phí quảng cáo mỗi một phút = 7 tỷ / 1.350 phút = 5,185.185 đồng
ĐVT: Tỷ đồng
Danh mục Quảng cáo Năm 1 Năm 2 Năm 3
Tivi
7 5 3
Báo
1 1 1
Tạp chí
1 1 1
Pano
1 1 1
Tài trợ các chương trình thể thao
5 7 2
Tổng cộng 15 10 8


+ Năm thứ nhất: Do mới thời gian đầu tung sản phẩm nên đẩy mạnh quảng cáo trên tivi. (15
tỷ), thuê công ty quảng cáo, thực hiện một đoạn quảng cáo. => đẩy mạnh để người tiêu dùng
biết đến thương hiệu.
+ Năm thứ hai: Do các sự kiện thể thao lớn tầm cỡ khu vực diễn ra nên vẫn duy trì mức chi
phí quảng cáo như năm đầu tiên. Tuy nhiên, do đoạn quảng cáo đã được sản xuất năm đầu
tiên nên giảm chi phí quảng cáo tivi xuống và tăng chi phí tài trợ các chương trình thể thao
như cúp bóng đá quốc gia, Seagame 26, các cuộc thi bơi lội, chạy đua, đua xe đạp,…
+ Năm thứ ba: Vẫn duy trì các kênh quảng cáo trên, tuy nhiên giảm tần suất phát, chỉ phát
trong những chương trình mang lại hiệu quả. Và duy trì tài trợ các sự kiện quảng cáo nhưng
chọn lọc hơn.
Bước 4: Xây dựng chiến dịch truyền thông
- Các kênh để quảng cáo:
+ Quảng cáo trên tivi như HTV, VTV3, các chương trình thể thao 24/7, các phóng sự thể
thao.
+ Vài tạp chí thể thao, báo thể thao.
Thuyết trình nhóm


14


+ Các biển quảng cáo, pano ở các sân vận động, dọc đường thi đấu, trường đua, … nơi diễn
ra các sự kiện thể thao.
+ Có thể thuê hoặc tặng những chiến đồng hồ sang trọng, đẳng cấp cho một vài vận động
viên có tiếng, trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên bơi lội đeo.
Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông
- Sau 6 tháng đầu tiên phát quảng cáo, tiến hành thăm dò mức độ nhận biết của thương hiệu
bằng cách tham gia vào các gameshow như nhận diện thương hiệu. Sau đó cho ra kết luận để
tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.

- Sau 1 năm thuê công ty nghiên cứu thị trường để thăm dò mức độ nhận biết thương hiệu.
Bằng các lá phiếu và các cuộc khảo sát.

5. Quản bá thương hiệu Sony Venus
1.1 Xây dựng hệ thống nhận diện
- Logo Công ty. => in trên các sản phẩm
- Khẩu hiệu được phát gắn liền với mỗi lần xuất hiện của một chương trình quảng cáo.
- Băng rôn, pano được đặt tại các sân vận động, khu thể thao, các cuộc thi đấu thể thao,…
- Hệ thống phân phối là các showroom được thiết kế cùng màu sắc, phong cách, kiểu dánh,…
Nhân viên bán hàng có đồng phục riêng.
- Luôn là nhà tài trợ chính, nhà tài trợ tuyên phòng trong các đại hội thể thao, các cuộc thi thể
thao,…
1.2 Đối tượng khách hàng
- Thu nhập khá trở lên.
- Năng động, yêu thích thể thao.
- Phong cách, sang trọng và đẳng cấp
- Các vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài,
- Những người yêu thích sự động đáo, thể thao, phong cách.
1.3 Thông điệp quảng cáo
“Venus đẳng cấp và may mắn song hành cùng bạn!”
Năng động, đẳng cấp, chính xác từng giây => mang đến chiến thắng
Thuyết trình nhóm


15


1.4 Các kênh quảng cáo
- Tivi: Sản xuất một đoạn quảng cáo. Sẽ xây dựng theo phác thảo ý tưởng ban đầu với nội
dung như sau:

+ Thuê một vận động viên bóng đá có tiếng xuất hiện trong đoạn quảng cáo, kèm câu nói
“bạn đồng hành cùng tôi trong các cuộc tập luyện thi đấu là đồng hồ Sony Venus”
+ Tạo hình một trọng tài trong một trận thi đấu sử dụng đồng hồ Sony Venus => chính xác
từng giây => mang lại công bằng cho các đội thi đấu, cùng hình ảnh chiếc đồng hồ Sony
Venus.
+ Vận động viên chạy đua: Về đích chiến thắng với chiếc đồng hồ Sony Venus trên tay cùng
niềm vui chiến thắng.
- Quảng cáo trên các tập chí thể thao, báo thể thao: Hình ảnh vận động viên nổi tiếng đeo
đồng hồ Sony Venus.
- Tài trợ cho các cuộc thi đấu, cuộc đua, các chương trình thể thao,…
- Các pano, băng rôn quảng cáo tại các sân vận động, các trường đua, các nhà thi đâu thể
thao.
- Đẩy mạnh quảng cáo, PR về hình ảnh trong các sự kiện thể thao lớn của khu vực như
Seagame,…









The End

×