Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự kỳ diệu của bức tượng david pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.6 KB, 7 trang )

Sự kỳ diệu của bức tượng david


Vào năm 1463, nhà điêu khắc Agostino di Duccio được giao nhiệm vụ điêu khắc một
biểu tượng trên 1 trụ ốp tường của nhà thờ chính Florence. Ông đã chọn một khối đá cẩm
thạch rất lớn để làm việc này và cuối cùng phải bỏ dở vì quá sức mình. Sau Agostino,
Antonio Rossellini được vời đến để tiếp tục nhưng cũng đành thúc thủ trước khối đá
khổng lồ này. Phải đến hơn 30 năm sau, Italy mới tìm ra được người đủ tài năng hoàn
thành công việc khó nhằn này, đó chính là Michelangelo, người trước đó đã trở nên vô
cùng nổi tiếng sau khi hoàn thành tác phẩm Pieta.

Michelangelo đã mất gần hai năm để hoàn thành kiệt tác và cho trình làng năm 1504. Bức
tượng được làm từ đá cẩm thạch, cao 5 m và nặng 6 tấn. Sau 5 thế kỷ, tác phẩm không
mấy thay đổi so với ngày đầu ra mắt công chúng.

Để "thọ" đến tuổi 500, David đã phải trải qua khá nhiều gian nan. Ngay khi ra đời năm
1504, "cậu thanh niên" đã bị những người dân địa phương ném đá tới tấp. Đây là hành
động quá khích có mục đích chính trị. Tuy nhiên, kiệt tác vẫn không bị phá huỷ và trở
thành biểu tượng thiêng liêng của người dân Florence. Tiếp đó, tượng mất một nửa cánh
tay trái trong cuộc bạo loạn năm 1527.

Năm 1810, người ta phủ một lớp sáp ong bảo vệ và 33 năm sau, khi dùng axit để lấy lớp
sáp đi, các chuyên gia đã làm mất bề mặt tự nhiên của tác phẩm. Cuối cùng, người thợ
sơn Italy đã làm tượng mất một ngón tay năm 1991.

Tuy nhiên, cuộc tu sửa gây nhiều tranh cãi năm 2003 không xảy ra sự cố đáng tiếc.
Tháng 5 vừa qua, David đã ra mắt trở lại trong tình trạng nguyên vẹn. Sau nửa thiên niên
kỷ cọ rửa, quét sơn và dùng cả búa đục, tác phẩm điêu khắc hứa hẹn lượng lợi nhuận
khổng lồ trong sự kiện sinh nhật thứ 500. Trung bình mỗi năm, có khoảng 1,2 triệu người
đến đất nước của thành Rome để chiêm ngưỡng kiệt tác này.




Tại sao Michelangelo lại tạc tượng David với dương vật nhỏ hơn mức bình thường?


Vào thập niên 60 của thế kỷ XV, nhà thờ tại thành phố Florence (trung tâm văn hóa của
thời kỳ Phục Hưng) đã tìm được một phiến đá hoa cương trắng rất tốt, muốn dùng nó để
tạc một pho tượng trang trí trên vòng tròn của nóc giáo đường. Hai nhà điêu khắc nổi
tiếng thời đó đã nhận làm nhưng cuối cùng không hiểu vì lý do gì mà không làm được.
Phiến đá được xếp vào một xó cho tới bốn mươi năm sau khi thành phố cuối cùng cũng
đã tìm được một người để tạc nó. Đó chính là Michelangelo, người lúc đó đã nổi danh
với tác phẩm “Pietà” (Đức mẹ ai điếu Jesus).

Tại sao Michelangelo lại tạc tượng David với dương vật nhỏ hơn mức bình thường?

Mất gần bốn năm trời (1501-1504), bức tượng David đã ra đời. Tượng David từ đá cẩm
thạch cao 4.34 m miêu tả Vua David theo Kinh Thánh tại thời điểm ông quyết định đánh
nhau Goliath. Nó đã là biểu tượng của Cộng hòa Fiorentina, một quốc gia thành phố bị đe
dọa tứ phía bởi các cường quốc đối thủ mạnh vào lúc đó. Bức tượng hoàn chỉnh được làm
lễ vén màn vào ngày 8 tháng 9 năm 1504.

Cho tới nay, bức tượng David được công nhận như một trong những bức tượng hoàn
chỉnh và đẹp nhất trên thế giới. Cùng với David, bức tranh “Bữa tối cuối cùng” của Da
Vinci và tác phẩm “Sistine Madona” của Raphael đã trở thành mẫu mực của nền mỹ
thuật Ý trong giai đoạn Phục Hưng.

Tuy vậy, có một chi tiết dường như không hoàn chỉnh ở bức tượng David. Bộ phận sinh
dục của David nhỏ hơn so với mức bình thường. Giải thích điều này, các ý kiến cho rằng
Michelangelo đã tạc bức tượng theo hình mẫu Hy Lạp cổ điển, nơi mà cơ bắp quan trọng
hơn … chỗ ấy. Thậm chí, dương vật to chỉ được coi là để dành cho thú vật (Wikipedia)

và những người có dương vật nhỏ mới được tôn trọng.

Thêm nữa, một câu hỏi tới giờ vẫn chưa có lời giải đáp của các nhà khoa học là tại sao
tượng David lại không được … cắt bao quy đầu trong khi vua David là người Do Thái và
100% theo tục lệ Do Thái vào lúc đó là đàn ông sẽ phải cắt bao quy đầu? Theo các nhà
khoa học, lời giải đáp cũng cùng lý do với câu hỏi phía trên : tác giả đã tạc tượng theo
phong cách Hy Lạp cổ mà ở Hy Lạp cổ thì việc cắt bao quy đầu không được ủng hộ.

David - Vẻ đẹp nam tính hoàn hảo nhất

Nếu như David của Donatello, Verocchio hay Lorenzo Bernini chạm khắc David theo
góc nhìn giải phẫu thì chàng chăn cừu David của Michelangelo ra đời từ góc độ hình học.
Michelangelo áp dụng triệt để luật xa gần để tạo nên kiệt tác này. Nhà phê bình nghệ
thuật James Leonard Amodeo đã cho rằng: “David của Michelangelo là tổng hợp những
chỉ số bất xứng hài hòa trong một tổng thể cân xứng đến tuyệt vời”.

Ra đời từ huyền thoại

Theo truyền thuyết, chàng chăn cừu David đã chiến thắng gã khổng lồ Goliath ở thung
lũng Elah. Trận chiến huyền thoại này không chỉ làm cho David trở thành anh hùng mà
còn trở thành cảm hứng nghệ thuật của bao người. Dưới bàn tay tài hoa của
Michelangelo, chàng David được tái hiện với một hình thức có vẻ đẹp nam tính hoàn hảo.

Bức tượng được Michelangelo bắt đầu chế tác vào tháng 8 năm 1501 và ông hoàn thành
vào năm 1504 lúc ông mới 29 tuổi. Bức tượng được tạc theo phong cách cổ điển. Nó
đứng đầu trong danh sách 10 bức tượng nổi tiếng nhất thế giới. Chúng ta có thể nhìn thấy
bức tượng tại Palazzo Vecchio (Florence - Ý) và phiên bản của nó trên khắp thế giới.

Michelangelo đã mất gần hai năm để hoàn thành kiệt tác và cho trình làng năm 1504. Bức
tượng được làm từ đá cẩm thạch, cao 5 m và nặng 6 tấn. Sau 5 thế kỷ, tác phẩm không

mấy thay đổi so với ngày đầu ra mắt công chúng.

Trước khi bắt tay vào làm bức tượng này, ông đã phác thảo chi tiết nó ở tương lai, từ độ
cao, khoảng cách từ bức tượng cho đến hang rào bảo vệ xung quanh. Không dễ để hoàn
thành một ý tưởng như vậy, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải am tường những con số như
một nhà khoa học, những cấu trúc cơ thể như một nhà giải phẫu học và tư tưởng của một
nhà sử học. Mọi sự chuyển động, thần thái của David được Michelangelo tính toán kỹ
càng đến từng góc cạnh.

Không cân xứng

Mới đây, bằng công nghệ quét ảnh kỹ thuật số, những nhà nghiên cứu mới phát hiện ra
rằng 2 mắt của chàng David không cùng nhìn về một hướng: mắt phải nhìn thẳng về phía
trước, mắt còn lại nhìn lệch về bên trái. Bạn không thể nào phát hiện được điều này nếu
không có sự trợ giúp của khoa học hiện đại cũng như nếu không có một giá đỡ cao 7 m
để có thể nhìn trực diện.

Nếu đi vòng quanh bức tượng, dù phải hay trái thì cũng chỉ nhìn thấy được một mắt của
David và mắt nào cũng có một ánh nhìn thẳng. Những nhà nghiên cứu lý luận rằng (sau
khi khám phá thêm vẻ đẹp của bức tượng bằng kỹ thuật số), có thể mắt trái của David lúc
này đang xác định tọa độ của đối thủ trước mặt để làm điểm đến cho hòn đá, còn mắt
phải thể hiện sự cương nghị, không hề e dè, run sợ.

Cũng bằng công nghệ quét ảnh kỹ thuật số, người ta phát hiện ra sự không cân xứng thể
hiện khắp các bộ phận của bức tượng. Cái đầu quá to so với cơ thể, vậy mà không ai nhận
ra điều đó. Bàn tay phải gân guốc thể hiện sức mạnh đàn ông cũng to quá khổ. Trong khi
cánh tay được cho là quá dài thì hai chân lại quá ngắn.

Sự hài hòa tuyệt đối


Nếu như David của Donatello, Verocchio hay Lorenzo Bernini chạm khắc David theo
góc nhìn giải phẫu thì chàng chăn cừu David của Michelangelo ra đời từ góc độ hình học.
Michelangelo áp dụng triệt để luật xa gần để tạo nên kiệt tác này. Nhà phê bình nghệ
thuật James Leonard Amodeo đã cho rằng: “David của Michelangelo là tổng hợp những
chỉ số bất xứng hài hòa trong một tổng thể cân xứng đến tuyệt vời”.

Những chỉ số chính xác đến lạ lung: thắt lưng chính là khoảng giữa của bức tượng, nó
chia đều 2 nửa đường thẳng từ đầu đến chân; những điểm quan trọng trên cơ thê nối lại
với nhau thành những tam giác đối xứng, tựa như đó là những chỉ số chuẩn của một vẻ
đẹp Hi Lạp xưa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ngắm một chàng David 7 m giống
như khi người ta ngắm nhìn chàng David cao 2 m đang hiện diện trước mặt mình.

Nói ngắn gọn kiểu như Michelangelo: “Đối xứng hay không là qua cách nhìn của người
thưởng ngoạn”. Từ đó có thể hiểu rằng bàn tay phải to quá khổ cũng chỉ là một cách
“thậm xưng” sức mạnh của David trước gã khổng lồ Goliath mà thôi. Đây chính là bàn
tay cầm hòn đá để lắp vào chiếc ná nhỏ làm nên chiến tích anh hung. Cũng từ đó, nó tạo
cho người xem cảm giác “thật” về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu để nhận ra rằng tổng
thể bức tượng là sự hài hòa tuyệt đối

Điểm đặc biệt nhất mà người xem có thể nhận ra mà tới tận bây giờ vẫn chưa tìm được
lời giải đáp là " Tại sao trong mắt của tượng David lại có hình trái tim" . Đó là sự kết nối
của người đàn ông với cuộc sống hay còn một có một bí ẩn nào sâu xa hơn mà
Michelangelo muốn gửi lại cho thế hệ sau tìm hiểu ?

×