Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 1
Tiểu luận
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
QUẢN TRỊ VÀ NHỮNG SAI LẦM PHỔ BIẾN
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 2
MỤC LỤC
ĐT VN Đ 3
Phn 1: TM QUAN TRNG CA QUN TR VÀ NHÀ QUN TR TRONG T CHC 4
1. Các khái nim 4
2. Tm quan trng ca qun tr trong doanh nghip: 4
3. Vai trò ca nhà qun tr trong doanh nghip: 5
4. Tm quan trng ca nhà qun tr trong t chc : 5
Phn 2: RA QUYT ĐNH QUN TR & TM QUAN TRNG CA VIC RA QUYT ĐNH QUN TR 7
1 – Khái nim ra quyt đnh qun tr: 7
2- Tm quan trng ca vic ra quyt đnh qun tr 7
Phn 3: NHNG SAI LM THNG GP TRONG QUÁ TRÌNH RA QUYT ĐNH QUN TR - NGUYÊN NHÂN VÀ
GII PHÁP 9
Sai lm thng gp trong vic ra quyt đnh qun tr 9
2. Nguyên nhân khi của việc đưa ra quyết định sai lầm 11
3. Giải pháp để tránh sai lầm khi đưa ra quyết định quản trị 14
KT LUN 16
PH LC 17
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 3
ĐT VN Đ
Ra quyết định? Đó không là công việc duy nhất của nhà quản trị. Thực ra, nhà quản
trị nói chung không dành nhiều thời gian để ra quyết định. Tuy nhiên, quyết định là một
nhiệm vụ quản trị cụ thể và là điều mang lại kết quả/hệ quả sâu rộng nhất. Khi nhà quản trị
ra một quyết định “tốt”, thì thường dường như rằng ít có người chú ý đến, mặt khác, khi nhà
quản lý ra quyết định “tồi”, quyết định đó có thể được nhớ hàng nhiều năm chưa nguôi
ngoai. Một số nghiên cứu và thống kê gần đây cũng cho thấy rằng chỉ có 1/3 quyết định sau
khi đưa ra được xem là đúng đắn, còn 1/3 thì không đem lại được kết quả gì, và tệ nhất là
1/3 số quyết định còn lại thì dẫn đến những thất bại không thể tránh khỏi. Vì thế, nhà quản
trị phải nhận ra được những sai lầm để tránh đi khi ra quyết định.
Những nhà quản trị giỏi là những nhà quản trị biết xem xét rõ và phân tích cặn kẽ các
khía cạnh của vấn đề, biết đâu là điểm mạnh & điểm yếu của tổ chức mình, biết đâu là thuận
lợi & đâu là nguy cơ cần tránh, để từ đó chọn lựa được những phương án phù hợp và đưa ra
một quyết định đúng đắn, hoặc ít nhất cũng có những phương án dự phòng khi gặp trở ngại
bất ngờ.
“Ra quyết định” tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế xét cho cùng thì không
phải là một việc dễ dàng. Vì vậy nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tầm quan trọng
của việc ra quyết định quản trị & những sai lầm phổ biến”.
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 4
Phn 1: TM QUAN TRNG CA QUN TR VÀ NHÀ QUN TR
TRONG T CHC
1. Các khái nim
1.1 Khái niệm quản trị:
Theo Robert Kreitner thì quản trị là quá trình làm việc với con người và thông qua con
người nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức trong môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm
của quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn.
1.2 Khái niệm nhà quản trị:
Nhà quản trị là người nắm giữ vị trí đặc biệt trong một tổ chức, được giao quyền hạn và
trách nhiệm điều khiển và giám sát công việc của người khác, nhằm hoàn thành mục tiêu
chung của tổ chức đó (Phan Thị Minh Châu 20120).
2. Tm quan trng ca qun tr trong doanh nghip:
Quản trị giúp tổ chức đạt được mục tiêu: Quản trị sắp xếp các nhân tố trong sản
xuất, tập hợp và sắp xếp các nguồn lực, hợp nhất lại theo con đường đạt đến mục tiêu. Quản
trị hướng tổ chức nỗ lực đạt đến mục tiêu đã xác định trước. Đặt ra mục tiêu rõ ràng sẽ giúp
tổ chức không lãng phí công sức, thời gian và tiền bạc. nhà quản trị chuyển đổi các nguồn
nhân lực, máy móc, tiền bạc sắp xếp thiếu tổ chức thành các nguồn lực hữu dụng.
Tối ưu sử dụng nguồn lực: Quản trị giúp sử dụng tối ưu hóa tất cả các nguồn sản
xuất vật chất và con người. điều này dẫn tới hiệu quả trong quản lý. Quản trị cung cấp cách
sử dụng tối ưu các nguồn lực khan hiếm bằng cách chọn phương án sử dụng thay phiên
trong công nghiệp.
Giảm thiểu chi phí: Quản trị giúp tổ chức đạt kết quả tốt nhất thông qua chi phí tối
thiểu bằng kế hoạch chính xác. Quản trị hướng tổ chức đến việc sử dụng các nguỗn vật chất,
nhân lực, tài chính theo sự phối hợp tốt nhất, điều đó làm giảm thiểu chi phí.
Tạo nên tổ chức tốt: không có sự chồng chéo lên nhau công việc. thiết lập một tổ
chức tốt là một nhiệm vụ của quản trị nhắm tới mục tiêu của công ty và hoàn thành nó , tạo
ra những và mối liên hệ phân công quyền lực và trách nhiệm như: ai có trách nhiệm với ai,
ai hướng dẫn cho ai, ai là nhà quản lý và ai là cấp dưới. nhà quản trị bổ nhiệm đúng người,
đúng vị trí, đúng kỹ năng nghiệp vụ để tất cả công việc đều rõ ràng.
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 5
Tạo sự “cân bằng” trong tổ chức: nó giúp công ty tồn tại trong môi trường đầy biến
động. Với môi trường thay đổi không ngừng, sự sắp xếp ban đầu trong tổ chức bắt buộc phải
thay đổi theo. Quản trị phải làm cho công ty phù hợp với môi trường và thỏa mãn nhu cầu
thị trường.
Tạo sự hưng thịnh trong tổ chức: Quản trị có hiệu quả đưa tới một nền sản xuất tốt
hơn mà tại đó, mức lương của mọi người đều được cải thiện. Quản trị tốt có thể giải quyết
vấn đề khó khăn dễ dàng vẫn có thể tránh lãng phí nguồn lực. điều này giúp cải thiện đời
sống mọi người và tăng lợi nhuận cho công ty.
Quản trị đóng một vai tro quan trong đối với sự tồn tại một tổ chức, tuy nhiên các
chức năng của quản trị chỉ được thể hiện một cách triệt để và hiệu quả dưới sự điều hành của
những nhà quản trị tài ba, các nhà quản trị đóng vai trò cốt lõi trong sự thành công của tổ
chức.
3. Vai trò ca nhà qun tr trong doanh nghip:
Theo Henry Minzberg 1960 nhà quản trị có 3 vai trò chính sau:
1. Vai trò quan hệ với con người: Trong vai trò này, nhà quản là người đại diện biểu
tượng cho tập thể,có tính chất nghi lễ trong tổ chức. Ngoài ra, nhà quản trị còn là
người lãnh đạo và giữ vai trò liên lạc trong tập thể.
2. Vai trò thông tin: Nhà quản trị đóng vai trò thu thập và xử lý thông tin, phổ biến
và cung cấp thông tin cho các bộ phận có liên quan để ảnh hưởng tới thái độ và
hành vi của họ cũng như thay mặt tổ chức phát biểu thông tin ra ngoài đồng thời
sử dụng thông tin để bảo vệ quyền lọi của tổ chức.
3. Vai trò quyết định: Nhà quản trị có vai trò là nhà đại diện kinh doanh cho tổ chức
khi đưa ra một ý tưởng mới hoặc một quyết định để phát triển kinh doanh. Bên
cạnh đó, nhà quản trị giải quyết các xáo trộn, phân phối nguồn lực của tổ chức để
đảm báo tổ chức hoạt động tốt nhất vời nguồn lực có giới hạn. Nhà quản trị đồng
thời là người đàm phám, thương thuyết với đối tác trong các hoạt động kinh
doanh, trong các quan hệ với các đơn vị khác, với xã hội.
4. Tm quan trng ca nhà qun tr trong t chc :
Với những vai trò trên, nhà quản trị đóng giỏi vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự
thành công của một tổ chức. Các nhà quản lý hiệu quả là rất cần thiết cho sự thành công của
bất kỳ tổ chức nào. Các quyết định của lãnh đạo tác động đến từng khía cạnh của công ty và
ảnh hưởng đến nhân viên ở mọi cấp độ. Những nhà đầu tư thường xem xét ban quản lý của
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 6
một tổ chức khi xác định có nên đầu tư vào tổ chức đó hay không. Những nhà quản lý tốt có
thể nhận ra các cơ hội và tận dụng lợi thế từ các cơ hội đó để tạo ra lợi ích cho tổ chức. Tầm
quan trọng của nhà quản trị trong tổ chức được thể hiện như sau:
Nhà quản trị tạo nên sự gắn kết bền vững trong tổ chức. Một nhà quản trị thường thể
hiện 5 nhiệm vụ cơ bản là: Hoạch định, tổ chức, quản lý, điều khiển và kiểm soát. Vai trò
của nhà quản lý là tối ưu hóa nguồn lực hiện có của tổ chức thông qua việc kết hợp những
khả năng của con người. Nhà quản trị có vai trò rất quan trọng trong tổ chức trong vai trò
sắp xếp mục tiêu của những cá nhân vào mục tiêu chung của tổ chức, điều này có ý nghĩa
cốt lõi để đạt được thành công trong tương lai của một tổ chức.
Nhà quản trị là người truyền đạt cho nhân viên tầm nhìn của tổ chức một cách hiệu
quả và không có bất kỳ một sự sai lệch nào. Một nhà quản trị giỏi sẽ tìm ra cách hiểu quả
nhât để truyền đạt thông điệp của tổ chức đến nhân viên.
Nhà quản trị có vai trò cốt lõi trong hành trình ra quyết định của một tổ chức. Nhà quản trị là
người quyết định sự thay đổi của tổ chức và truyền đạt với nhân viên về sự thay đổi này, là
người đưa ra mực tiêu của tổ chức. Ra quyết định là một công việc rất quan trọng của nhà
quản trị và tính chính xác của quyết định ảnh hưởng đến sự tồn tại, thành công hay thất bại
của một tổ chức. Nhà quản trị giỏi sẽ là người xử lý thông tin nhanh để đưa ra những quyết
định chính xác và quản lý những rủi ro có thể phát sinh, là người đưa ra con đường tốt nhất
cho sự thay đổi của tổ chức.
Nhà quản trị là người liên hệ rất gần gũi với nhân viên nên luôn là người thấu hiểu và
thúc đẩy sự tiến bộ của nhân viên, là người động viên để nhân viên làm việc có hiệu quả. Là
người hướng dẫn, hỗ trợ, là người khen thưởng nhân viên khi có hiệu quả làm việc tốt và
đua ra những phản hồi mang tính xây dựng đối với những kết quả chưa tốt. Một nhà quản trị
giỏi sẽ tạo một môi trường làm việc mà ở đó nhân viên thể hiện sự thỏa mãn, hạnh phúc,
hiểu quả làm việc cao, và một tổ chức thành công.
Nhà quản trị là người giải quyết mâu thuẫn giữa các nhân viên và cố gắng để đạt
được một sự chấp thuận, điều này sẽ giúp nhân viên tiến bộ hơn trong chất lượng công việc.
Như vậy, nhà quản trị có vai trò rất quan trọng trong việc cải tiến hiệu suất của nhân viên
cũng như của tổ chức. Nhà quản trị ý thức được rằng sự thành công của công ty dựa trên sự
cống hiến của nhân viên, nhân viên càng hài lòng và hạnh phúc thì công ty càng thành công.
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 7
Phn 2: RA QUYT ĐNH QUN TR & TM QUAN TRNG CA
VIC RA QUYT ĐNH QUN TR
1 – Khái nim ra quyt đnh qun tr:
“Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra những đường
lối và tính chất hoạt động của một đối tượng (tổ chức) nhằm giải quyết những vấn đề nảy
sinh và đã chín muồi, trên cơ sở phân tích các qui luật khách quan đang vận động, chi phối
đối tượng và trên khả năng thực hiện của đối tượng (tổ chức)” (Phan Thị Minh Châu 20120).
2- Tm quan trng ca vic ra quyt đnh qun tr
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản trị phải xử lý các tình huống
và ra các quyết định khác nhau, từ các quyết định quan trọng như phát triển một loại sản
phẩm mới, giải thể công ty đến các quyết định thông thường như tuyển nhân viên, xác định
kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý. Ra quyết định thâm nhập vào cả bốn chức năng của
nhà quản trị gồm hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Ra quyết định là một công việc
quan trọng của nhà quản trị, vì tính chính xác của quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn
tại và phát triển của tổ chức. Tùy thuộc vào cấp bậc quản trị khác nhau, nhà quản trị sẽ có
thẩm quyền đưa ra những quyết định quản trị khác nhau.
Các quyết định quản trị trực tiếp hướng vào các tổ chức; chỉ có nhà quản trị mới ra
quyết định.
Các quyết định quản trị có thể làm cản trở sự hoạt động bình thường hoặc làm phát
triển hoạt động của hệ thống bị quản trị.
Các quyết định quản trị liên quan đến việc sử dụng những thông tin về vấn đề cần
phải giải quyết.
Các quyết định quản trị được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về tính khách quan của
sự vận động và phát triển của hệ thống bị quản trị.
Vì tính quan trọng của quyết định quản trị đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức nên
quyết định quản trị phải đạt những yêu cầu sau:
Phải có căn cứ khoa học
Phải thống nhất, tuân theo các quy định, thể chế chung
Phải đúng thẩm quyền
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 8
Phải có định hướng
Phải thật cụ thể về mặt thời gian
Phải có định hướng
Phải thỏa mãn các yêu cầu kịp thời.
Từ đó có thể tóm lược quá trình ra quyết định gồm các bước như sau:
Bước 1: biết chắc là có nhu cầu quyết định.
Bước 2: nhận rõ tiêu chuẩn của quyết định
Bước 3: lượng hóa các tiêu chuẩn
Bước 4: phát hiện những khả năng lựa chọn
Bước 5: đánh giá các khả năng
Bước 6: lựa chọn khả năng tối ưu nhất
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 9
Phn 3: NHNG SAI LM THNG GP TRONG QUÁ TRÌNH RA
QUYT ĐNH QUN TR - NGUYÊN NHÂN VÀ GII PHÁP
1. Sai lm thng gp trong vic ra quyt đnh qun tr
Ở phần trên, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của những quyết định quản trị, nó
ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của một tổ chức, công ty. Chính vì vậy, để các
quyết định đưa ra là đúng đắn và sáng suốt cần có các yếu tố sau:
+ Nhà quản trị phải có các phẩm chất cá nhân như: kinh nghiệm, khả năng xét đoán,
óc sáng tạo và khả năng định lượng.
+ Tổ chức tốt quy trình triển khai thực hiện quyết định: phải phân công chi tiết, đảm
bảo các nhân viên hoặc bộ phận có liên quan hiểu rõ trách nhiệm và vị trí của mình trong
việc thực hiện quyết định. Đồng thời đảm bảo các điều kiện vật chất, điều kiện trao đổi
thông tin tốt, tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả
thực hiện.
+ Có các sự trợ giúp khác như: người phản biện, tham vấn đa nguyên, chất vấn biện
chứng nhằm giúp nhà quản trị có thêm cái nhìn đa chiều hơn, tăng tính hiệu của quyết định
quản trị.
Như vậy, ta có thể thấy rằng việc đưa ra quyết định quản trị là một việc không hề đơn giản,
nó đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và kinh nghiệm. Trong thực tế, mắc sai lầm khi đưa ra
những quyết định quản trị là khó tránh khỏi nếu nhà quản trị không nắm vững kiến thức các
bước ra quyết định, không có đủ kinh nghiệm cũng như các thông tin tham vấn. Sai lầm có
thể mắc phải ở bất kỳ bước nào trong tiến trình ra quyết định quản trị. Trong đề tài này,
chúng tôi xin được trình bày một số sai lầm thường gặp dọc theo quy trình ra quyết định:
a) Sai lầm 1: Không nhận biết được vấn đề
Nhận biết vấn đề là tìm sự khác biệt giữa tình trạng mong muốn và hiện trạng, là xuất
phát điểm quan trọng để xác định có hay không sự ra đời của quyết định. Tuy nhiên, vì
một số nguyên nhân mà nhà quản trị lại không nhận biết được vấn đề, do vậy không thể
sửa sai vì không biết cái sai là gì. Ví dụ như:
- Hệ thống thông tin kém: không biết quan sát, lắng nghe, trao đổi với các nhân viên,
cộng sự; không có nguồn thông tin về các công ty đối thủ;
- Nhà quản trị có trình độ nhận thức kém hoặc kinh nghiệm còn ít nên không nhìn ra
vấn đề hoặc không nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau.
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 10
- Thiếu theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện & kết quả các công việc.
b) Sai lầm 2: Xác định vấn đề không đúng
Nhiều vấn đề không xuất hiện rõ ràng nên nếu không có tầm nhìn và kinh nghiệm,
nhà quản trị sẽ không thể hiểu được triệu chứng cũng như có cái nhìn tổng thể, nhiều
góc độ để xác định chính xác vấn đề nằm ở đâu.
c) Sai lầm 3: Chưa xem xét đầy đủ các phương án
Để tập hợp các phương án, tùy theo tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề nhà
quản trị phải xây dựng được hệ thống các kênh thu thập ý kiến, ý tưởng cho phù hợp.
Nếu nhà quản trị không biết tôn trọng, lắng nghe những đóng góp ý kiến của nhân viên
hoặc không tạo điều kiện để nhân viên bày tỏ ý kiến riêng của mình thì các phương án
có được sẽ không đầy đủ và mất đi các phương án ưu tú, làm sai lệch nhận thức của
người ra quyết định. Do đó, các quyết định sẽ không hiệu quả được, và hơn thế nữa, rất
có thể sẽ kéo theo việc ra một quyết định khác nhằm khắc phục nhược điểm của quyết
định này.
d) Sai lầm 4: Đánh giá rủi ro chưa đầy đủ
Mỗi phương án được đưa ra phải được nhà quản trị đánh giá về tính khả thi, hiệu quả,
chi phí bỏ ra, độ rủi ro, Một khi nhà quản trị không xây dựng, bao quát được ưu điểm,
nhược điểm của từng phương án thì sẽ không chọn ra được phương án tốt nhất. Từ đó,
có thể gây ra việc quyết định một phương án thực hiện với chi phí cao, giải pháp phức
tạp mà mang lại ít hiệu quả.
e) Sai lầm 5: Quyết định lập lại
Nhà quản trị phải luôn có tư tưởng xác định rằng mỗi vấn đề phát sinh đều là một vấn
đề mới, không thể áp dụng lập lại một giải pháp cho nhiều vấn đề. Các yếu môi trường
bên trong và bên ngoài luôn luôn thay đổi, nhiều vấn đề có thể cùng có những biểu hiện
giống nhau nhưng chưa chắc nguyên nhân vấn đề là giống nhau. Do vậy, phải xây dựng
từng phương án cho từng vấn đề cụ thể để đạt được hiệu quả và hiệu suất hơn.
f) Sai lầm 6: Quyết định không cần thiết
Việc quyết định “Không đưa ra một quyết định nào cả” cũng là một quyết định. Do
đó, trường hợp các phương án đưa ra đều có độ rủi ro cao, hiệu quả thấp thì nên chọn
cách dừng lại quan sát, thu thập thêm thông tin để tìm các phương án khác tối ưu hơn.
g) Sai lầm 7: Hoãn quyết định
Không phải thời gian ra quyết định càng lâu thì kết quả thu được sẽ càng cao.
Những quyết định nhanh, kịp thời sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt được cơ hội, đồng thời
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 11
có nhiều thời gian sửa sai nếu có sai sót. Đôi khi nhà quản trị cần phải có những quyết
định có tính táo bạo, chấp nhận rủi ro để đạt được những mục tiêu lớn.
h) Sai lầm 8: Thiếu theo dõi
Bất kỳ sự thực thi quyết định quản trị nào cũng cần đi song song với việc theo dõi, kiểm
tra, đánh giá. Việc này sẽ giúp nhà quản trị phát hiện kịp thời bất kỳ một sự thực thi nào
đi không đúng mục tiêu đã chỉ định hoặc quyết định đưa ra có một số vấn đề cần chỉnh
sửa, có ý nghĩa rất lớn trong việc đạt chỉ tiêu đề ra với kết quả tt vi hiu qu cao.
Ví dụ về 2 sai lầm trong việc ra quyết định quản trị của Keyllogg’s – một thương hiệu
mạnh về ngũ cốc trên thế giới (xem chi tiết ở phần Phụ lục)
1) Chiến lược 1: Đầu tư 65 triệu USD để tung ra sản phẩm hàng đầu của họ vào thị
trường Ấn Độ.
- Kết quả: người dân Ấn Độ chỉ mua 1 lần để thử cảm giác mới lạ và chiến lược
này thất bại.
2) Chiến lược 2: Tung sản phẩm mới – Mates (Ngũ cốc có kèm 1 hộp sữa tươi
không cần giữ lạnh) vào thị trường Mỹ
- Kết quả: Sau 2 năm nằm ì tại tủ lạnh của các cửa hàng, Kellogg’s đã đặt dấu
chấm hết cho sản phẩm này.
Nguyên nhân sai lầm:
+ Cả 2 chiến lược trên đều rơi vào sai lầm chưa xác định đúng vấn đề và phương án
chọn lựa để thực hiện quyết định chưa tốt. Cụ thể:
Chiến lược 1: không tìm hiểu kỹ về văn hóa Ấn Độ mà đã thực hiện một sự
đầu tư quá lớn; không có chiến lược cụ thể để khách hàng hướng đến sản phẩm
của mình (thay đổi thói quen ăn sáng của người Ấn Độ, thiết lập mức giá phù
hợp).
Chiến lược 2: chưa nghiên cứu kỹ về tâm lý người tiêu dùng, chưa có chiến
lược quảng bá sản phẩm tốt, giá cao.
2. Nguyên nhân khi của việc đưa ra quyết định sai lầm
Thương trường luôn khắc nghiệt, hàng ngày nhà quản trị phải đối mặt với vô số tình
huống cần phải đưa ra quyết định và có thể nói công việc chính và chiếm nhiều thời gian.
Nhà quản trị cho dù có năng lực và tài năng kinh doanh đến đâu vẫn có thể có lần thất bại do
chính quyết định của mình. Do vậy, các nhà quản trị cần phải căn cứ vào tình thế lợi hay hại
có thể xảy ra và có sự chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch để hạn chế và kiểm soát được tổn thất
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 12
đáng tiếc có thể xảy ra. Một doanh nhân người Mỹ trước khi nộp đơn phá sản cho công ty
mình đã nói: “Chấp nhận thất bại thì dễ, nhưng hiểu chính xác tại sao mình thất bại mới là
khó”. Lời tâm sự của chủ doanh nghiệp lúc công ty buộc phải đóng cửa này cũng khiến cho
những người làm quản trị cần phải quan tâm.
Công việc quản trị là sản phẩm của con người và thất bại là chuyện thường tình trong
kinh doanh. Bất cứ nhà quản trị nào cũng nỗ lực hết mình để đưa công ty đi đến thành công,
điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc năng lực của nhà quản trị. Nhiều nhà quản trị luôn tin
rằng họ đã có đủ mọi thông tin họ muốn, mọi lời tham vấn họ cần và lường trước hết mọi
tình huống có thể xảy ra. Nhưng thực tế rất hiếm có những nhà quản trị lúc nào cũng đưa ra
quyết định chính xác mà không ít lần phạm phải sai lầm. Những người thành công thường là
những người biết tìm ra nguyên nhân dẫn đến quyết định sai lầm để rồi từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm quý giá vì bất cứ thất bại nào dù nhỏ nhất cũng đều có những nguyên
nhân sâu xa của nó.
Khi đứng trước những quyết định sai lầm trong kinh doanh, không ít nhà quản trị chỉ biết
dựa vào hai lí do là nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái và do công ty mình thiếu nguồn
vốn. Thực tế đôi khi không hẳn là như vậy, mà phía sau mỗi sự thất bại trong kinh doanh
đều ẩn chứa một nguyên nhân chủ quan nào đó. Có nhiều trường hợp những sai lầm đáng
tiếc xảy ra đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp
và điều đó cũng là những kinh nghiệm đáng để học hỏi để tránh rơi vết xe đổ của những
người đi trước.
Với vai trò là một nhà quản trị, một số nguyên nhân có thể dẫn đến ra quyết định sai
lầm:
- Đánh giá vấn đề chủ quan : Quyết định thường xảy ra trong hai giai đoạn – đầu tiên khi
người lãnh đạo hoặc nhóm trưởng phạm sai lầm trong việc phán xét. Và sau đó là quá trình
ra quyết định sai lầm và nếu không sửa chữa sai lầm đó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng. Hai lý do đầu tiên đó là kinh nghiệm lãnh đạo đi không đúng hướng và nhìn nhận vấn
đề sai lệch. Đó là minh chứng của một khẳng định bộ não chúng ta xử lý thông tin thông qua
việc nhận diện các khuôn mẫu. Khi ra một quyết định và gặp phải thông tin đầu vào không
tương thích, chúng ta có thể vẫn nghĩ rằng đó là thông tin chuẩn cho dù nó không thực sự
tồn tại. Câu chuyện mua lại Snapple và Gatorade của Quaker Oats là một ví dụ điển hình về
kinh nghiệm lãnh đạo đã đi sai hướng. Thứ hai nữa là, những phán xét được hình thành
trước đó của chúng ta có thể không phù hợp trong tình hình mới. Ngoài ra, những biểu hiện
tình cảm gắn liền với chúng ta trong cả đời sống cá nhân và trong công việc – nó chính là tác
nhân cho những quyết định sai lầm. Để những yếu tố cảm xúc ảnh hưởng tới thực hiện chiến
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 13
lược hoặc giao việc cho người không đúng chức năng; đặt quá nhiều nỗ lực, thời gian và tiền
bạc vào một dự án đầu tư không được trả tiền; yếu tố cảm tính này nhiều khi không phù hợp
và là nguyên nhân của các quyết định sai lầm.
- Lập kế hoạch không phù hợp : Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến, bên
cạnh nguyên nhân thiếu vốn kinh doanh hay hoạt động lưu chuyển tiền mặt yếu kém. Sẽ rất
quan trọng nếu vạch ra một kế hoạch kinh doanh càng toàn diện và chi tiết bao nhiêu càng
tốt bấy nhiêu. Việc này có thể mất nhiều thời gian và khi một kế hoạch được chuẩn bị xong
thì có thể cần thêm thời gian nhiều tuần hoặc nhiều tháng để hoàn thành. Tuy nhiên, khoảng
thời gian đó không bị bỏ phí, mà chính là thời gian để có được những thành công chắc chắn
hơn.
- Thiếu năng lực và kinh nghiệm quản trị : Nhiều hoạt động kinh doanh được bắt đầu từ một
người có rất ít kinh nghiệm về quản trị hoặc chưa qua đào tạo về quản trị, bởi vì tiền thân
của hầu hết các nhà kinh doanh là những người tự lập. Một số người nghĩ rằng lĩnh vực quản
trị chỉ là ý thức chung. Nhưng nếu các nhà quản trị không biết đưa ra những quyết định kinh
doanh thích hợp, thì họ sẽ không thể đạt được thành công trong tương lai.
- Rủi ro kinh doanh, thâm hụt tài chính : Quản lý tài chính là công việc nhận định các rủi ro
và chế ngự rủi ro đó. Những sai sót sẽ xảy ra khi những rủi ro trên không được phòng ngừa
đầy đủ. Thông thường, sai sót bắt nguồn từ một điểm yếu kém nào đó trong kinh doanh và
khi không ai chú ý đến hoặc không ai nói ra, nó sẽ nhanh chóng biến thành một vụ bê bối tài
chính, chẳng hạn như một vị giám đốc tài chính không kịp báo trước cho các nhà đầu tư lúc
tình hình xấu diễn ra, để rồi hậu quả là giám đốc điều hành và công ty không thể đạt được
mục tiêu đã đặt ra.
- Thông tin nghiên cứu thị trường chưa chính xác : có thể nói trong quá trình đưa ra quyết
định thì thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng cho nhà quản trị để có thể đưa ra quyết
định thành công,đặc biệt trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tung
ra sản phẩm mới thì công tác nghiên cứu thị trường là hết sức cần thiết. Thông tin nghiên
cứu thị trường đầy đủ và đáng tin cậy dễ giúp nhà quản trị đưa ra được quyết định nhanh
chóng và chính xác đem về lợi nhuận và ngược lại thông tin nghiên cứu chưa kĩ nhất là sự
khác biệt về văn hóa, tâm lý khách hàng…dễ dẫn đến quyết định sai lầm và gây thiệt hại
nghiêm trọng cho Công ty.
Trong quá trình quản lý doanh nghiệp, cũng có nhiều trường hợp có thể chuyển bại thành
thắng và sản phẩm máy quạt gió không có tiếng ồn là một ví dụ như vậy. Công ty điện cơ
Fukoma của Nhật chuyên sản xuất máy quạt gió nóng và máy nén khí loại nhỏ. Do nhu cầu
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 14
bảo vệ môi trường ngày càng bức xúc lại thêm dư luận lúc đó phản đối vấn đề độc hại, thế là
ngay trong nhà máy của hãng cũng có những đòi hỏi về thiết bị có lợi cho môi trường, giảm
tiếng ồn, trong đó có quạt gió không tiếng ồn. Fukoma đã nghiên cứu và thử nghiệm nhiều
lần, nhưng đều đi đến thất bại. Trong một lần thử nghiệm, một công nhân do vô ý nên đã
thao tác sai, lắp ngược hoàn toàn cánh quạt của máy quạt gió, thế nhưng sự việc lại đưa đến
một thay đổi không ai ngờ tới. Máy quạt gió lắp ngược cánh quạt, tiếng ồn lại giảm đi rõ rệt.
Một thành viên trong Hội đồng quản trị vốn trải qua thời gian dài làm kỹ thuật tham gia cuộc
thử nghiệm thấy vậy bèn cho thử nghiệm tiếp, kết quả là máy quạt gió không tiếng ồn đã
ngẫu nhiên, hay nói cách khác - do sai lầm - mà ra đời. Sau đó, các đơn đặt hàng đã liên tục
đến với công ty, sản phẩm này bỗng trở thành mặt hàng chủ lực của công ty, thị phần ngày
càng được mở rộng, mở đường cho công ty Fukoma trở thành “đại gia” ngành cơ khí của
Nhật Bản.
Một ví dụ khác, Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty Mỹ lúc đầu lập nghiệp đã lần
lượt nghiên cứu chế tạo ra những sản phẩm dùng cho xe hơi. Về chất lượng mà nói, sản
phẩm của ông lúc ấy không ai có thể phê bình vào đâu được nhưng sản phẩm vẫn không có
người mua. Đứng trước thất bại này, vị chủ tịch đã tự phân tích, suy nghĩ lại và cuối cùng
tìm ra nguyên nhân : Một là sản phẩm đã có người phát minh và, hai là, giá cả không hấp
dẫn lắm. Sau đó, từ chỗ giao nhau giữa thị trường và kỹ thuật, ông đã phát minh ra sản phẩm
mới là máy ảnh chụp ảnh lấy ngay sau một phút nổi tiếng trên toàn thế giới khiến công ty
của ông nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và đi đến thành công.
3. Giải pháp để tránh sai lầm khi đưa ra quyết định quản trị
Việc ra quyết định đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động - quyết định sự
thành bại của mọi tổ chức kinh doanh. Chính vì thế, để mang lại hiệu quả cần có những biện
pháp khắc phục những sai lầm phổ biến trong quá trình ra quyết định.
Nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo: Đứng trước một tình huống nào đó, cần xem
xét một cách kỹ lưỡng trên mọi khía cạnh để có thể có một cái nhìn bao quát về nó. Quan sát
các triệu chứng, phân tích, tìm hiểu để có thể biết được đâu là vấn đề cần giải quyết. Bởi chỉ
khi có thể đánh giá vấn đề một cách đúng đắn mới có thể đưa ra quyết định một cách chính
xác, và là một bước quan trọng để soi đường cho các bước tiếp theo trong quá trình thực
hiện, hạn chế tối đa việc hao phí tiền bạc và công sức để thực hiện một công việc không
mang lại hiệu quả tốt.
Tìm kiếm thông tin một cách đầy đủ: Thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng
trong quá trình đưa ra quyết định, thông tin chính xác sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn thấu
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 15
đáo, đúng đắn về tình huống mà họ đang đối mặt, từ đó họ sẽ đưa ra được những quyết định
chính xác để giải quyết vấn đề. Do đó cần tiếp cận tất cả các kênh thông tin có thể để nắm
bắt được vấn đề.
Lập kế hoạch rõ ràng, phù hợp: Khi nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ, phải lập kế
hoạch rõ ràng, chi tiết phù hợp với tình huống hay vấn đề đang gặp phải; như vậy sẽ giúp
các bộ phận, đơn vị liên quan xác định được nhiệm vụ cụ thể của mình để thực hiện nó một
cách hiệu quả. Người ta thường bảo bước xây dựng kế hoạch là bước quan trọng, vì nó chính
là ngọn đuốc dẫn đường cho những người thực hiện trong các bước tiếp theo. Dù có mất
nhiều thời gian đi chăng nữa thì cũng phải đầu tư cho khâu này, vì khi thực hiện tốt khâu này
thì những khâu sau sẽ thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bổ nhiệm những người có tài năng và kinh nghiệm vào vai trò quản trị: Một nhà
quản trị không cần phải có kiến thức chuyên sâu như một nhân viên chuyên trách cho từng
vị trí cụ thể, nhưng người đó cần có tầm nhìn, có cách thức nhìn nhận ra mấu chốt vấn đề
nhanh chóng và thực hiện việc đưa ra quyết định một cách đúng đắn để có thể giải quyết kịp
thời và nắm lấy cơ hội trên thị trường. Điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng.
Vì thế nhà quản trị phải là người có năng lực và kinh nghiệm thương trường. Đôi lúc một
quyết định mang lại nhiều thành công cho công ty lại không cần phải tốn nhiều thời gian
xem xét mà là dựa vào kinh nghiệm của người lãnh đạo để phát hiện ra vấn đề. Để có thể lèo
lái con thuyền đi đúng hướng thì người được bổ nhiệm vào vị trí quản trị phải là những
người thực sự có năng lực, kinh nghiệm.
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 16
KT LUN
Ra quyết định là một công việc đầy khó khăn và thách thức đối với nhà quản trị, khi
môi trường tác động vào tổ chức ngày càng phức tạp và thay đổi nhanh, đòi hỏi nhà quản trị
phải nắm vững lý thuyết ra quyết định. Quyết định quản trị vừa mang tính khoa học vừa
mang tính nghệ thuật vì vậy nhà quản trị phải không ngừng thu thập thông tinh và kiến thức
về về môi trường xung quanh và nâng cao kỹ năng ra quyết định quản trị.
Việc ra quyết định quản trị gắn liền với trình độ và nghệ thuật của nhà quản trị, muốn
có một quyết định hiệu quả nhà quản trị cần tới 4 phẩm chất cá nhân quan trọng là: kinh
nghiệm, khả năng xét đoán, óc sang tạo và khả năng định lượng.
Quyết định quản trị đóng vai trò cốt lõi cho sụ tồn tại và phát triển của tổ chức nên
nhà quản trị cần tuân thủ các bước của quá trình ra quyết định quản trị để lựa chọn một
quyết định đúng đắn nhất cho tổ chức.
Môi trường vĩ mô ngoài doanh nghiệp luôn vận động và thay đổi, vậy nên cho dù nhà
quản trị có năng lực, óc phán đoán và tài năng đến đâu cũng có khả năng đưa ra quyết định
quản trị sai lầm. Những sai lầm dù nhỏ trong quyết định quản trị cũng cần được xem xét
điều tra nguyên nhân cốt lõi để làm bài học kinh nghiệm cho cá nhân và tổ chức. Để tránh
sai lầm trong quyết định quản trị, khi ra quyết định quản trị cần: nhìn nhận vấn đề một cách
thấu đáo, tìm kiếm thông tin đầy đủ,lập kế hoạch rõ ràng và phù hợp. Tổ chức cần bổ nhiệm
những người có tài năng và kinh nghiệm phù hợp vào cấp quản trị phù hợp.
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 17
PH LC
I. SỰ THẤT BẠI CỦA KELLOGG’S
1. Thất bại 1:
Ai cũng biết Kellogg’s là một thương hiệu mạnh. Các loại ngũ cốc của họ được tiêu thụ
trên toàn cầu nhiều hơn bất cứ một thương hiệu đối thủ nào. Những thương hiệu phụ như
Corn Flakes, Frosties và Rice Krispies là những thứ ăn sáng ưa chuộng của hàng triệu
người.
Vào cuối thập niên 80, công ty này đã đạt đến đỉnh cao của mọi thời, chi phối trên dưới
40% thị trường thức ăn làm sẵn của Mỹ chỉ riêng với các sản phẩm ngũ cốc của họ. Vào
thời gian đó, Kellogg’s có hơn 20 nhà máy ở 18 nước trên thế giới với mức doanh thu
hàng năm lên đến 6 tỉ USD.
Dù sao vào thập niên 90, thương hiệu Kellogg’s cũng bắt đầu chật vật. Sự cạnh tranh bắt
đầu khó khăn hơn đặc biệt là áp lực của đối thủ lớn nhất General Mills với thương hiệu
Cheerios.
Trong những thị trường chính như Anh và Mỹ, ngành công nghiệp ngũ cốc đang chựng
lại từ hơn một thập niên vì không còn bao nhiêu chỗ trống dành cho phát triển. Vì vậy v
ào
đầu thập niên 90, Kellogg’s đã nhìn xa hơn những thị trường truyền thống châu Âu và Mỹ
để tìm thêm những người tiêu dùng tiêu thụ ngũ cốc. Chẳng bao lâu sau, Công ty quyết
định Ấn Độ là một thị trường thích hợp cho những sản phẩm ngũ cốc của họ. Hơn nữa,
đây là một đất nước với hơn 950 triệu dân cư, 250 triệu trong số đó là thành phần trung
lưu, một thị trường tiềm tàng còn chưa được khai thác.
Năm 1994, 3 năm sau khi hàng rào thương mại quốc tế được dỡ bỏ ở Ấn Độ, Kellogg’s
quyết định đầu tư 65 triệu USD để tung ra sản phẩm hàng đầu của họ - Corn Flakes vào
thị trường này. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng “Ngay cả nếu Kellogg’s chỉ chiếm
được có 2% thị phần, tương đương 18 triệu người tiêu dùng, họ cũng có được một thị
trường lớn hơn ở Mỹ”
Tuy nhiên, đối với dân cư ở tiểu lục địa Ấn Độ thì việc ăn sáng với ngũ cốc cũng là một
khái niệm hoàn toàn mới lạ. Thông thường để bắt đầu một buổi sáng với phần lớn người
Ấn là một tô súp rau nóng. Do vậy, Kellogg’s phải có nhiệm vụ đưa dần ý tưởng ăn sáng
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 18
với ngũ cốc vào trong đời sống dân cư.
Ban đầu, tốc độ tiêu thụ rất đáng khích lệ tuy nhiên không lâu sau, mọi chuyện đã rõ ràng:
Đó chỉ là những người mua một lần để thử một thứ mới lạ.
Một hộp ngũ cốc có trong lượng 1/2 ký nhưng lại đắt hơn 1/3 so v
ới sản phẩm của đối thủ
gần nhất. Tuy nhiên, họ vẫn giữ nguyên giá và thu hút khách hàng b
ằng việc tung ra nhiều
sản phẩm (Wheat Flakes, Frosties, Rice Flakes, Honey Crunch, All Bran, Specia K và
Chocos Chocolate
Puffs) nhưng không một nhãn hiệu nào lặp lại những thành công công của chúng đã đạt
được ở phương Tây.
2. Thất bại 2:
Kellogg’s không chỉ gặp vấn đề khi tiếp thị sản phẩm ở một số lãnh thổ ở nước ngo
ài như
Ấn Độ mà còn ngay cả ở quê nhà của họ, đáng ghi nhận nhất là trường hợp sản phẩm Ngũ
cốc Mates của họ.
Ý tưởng thật là đơn giản: Ngũ cốc Mates là những hộp nhỏ đựng ngũ cốc của Kellogg’s
kèm theo một hộp sữa tươi và một muỗng nhựa. Lợi thế của sản phẩm này rất rõ ràng
chính là sự tiện lợi. Giờ làm việc tăng thêm cộng với sự lớn dậy của các chuỗi của hàng
th
ức ăn nhanh khiến cho Kellogg’s tin rằng phải có nhu cầu về một khẩu phần ăn sáng “tất
cả trong một”
Đặc điểm sản phẩm ngũ cốc Mates là có một hộp sữa tươi được đóng hộp vô trùng hoá
nên không cần phải giữ lạnh. Tuy nhiên, người dân Mỹ lại thích dùng sữa lạnh thay vì sữa
ấm. Để thích ứng với thói quen này, Kellogg’s phải quyết định trữ ngũ cốc Mates trong tủ
lạnh. Hộp ngũ cốc Mates được đóng gói rất cẩn thận và chắc chắn với loại bao bì rất dai
để tránh bị rách khi vận chuyển Mỗi hộp Mates được định giá lẻ trên 1 USD
Nhằm hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu
dùng, Kellogg’s đã sử dụng một chương trình quảng cáo khá hấp dẫn với hình ảnh những
đứa trẻ tự lo ăn sáng khi cha mẹ chúng vẫn còn ngủ trên giường.
Vào tháng 02/2000, một bài báo trên tờ Newsweek đã đưa những dòng thông tin như
sau:”Sự vội vã thông thường của một ngày mới đang đem lại những thương t
ổn tai hại cho
công ty Kellogg’s. Việc di chuyển từ nhà đến nơi làm việc khó khăn khiến cho người ta
không còn đến cả thời gian dành cho bữa sáng. Theo một thăm dò mới đây của nhóm
NPD về thói quen ăn uống của dân Mỹ, người ta ao ước có thể ăn sáng theo kiểu giống
như là chích thuốc vào cơ thể trên đường đi làm”
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 19
Vậy là sau 2 năm nằm ì trên các kệ hàng (hay trong tủ lạnh), Kellogg’s cuối cùng ph
ải đặt
dấu chấm hết cho sản phẩm này.
II. THẢO LUẬN:
1.
1. Phân tích ma trận SWOT:
Điểm Mạnh:
- Đã là một thương hiệu nổi tiếng trên thị
trường
- Có cơ sở vật chất và tiềm lực tài chính
vững mạnh
Cơ Hội:
- Hàng rào thương mại quốc tế được dỡ bỏ
ở Ấn Độ.
- 31% dân số Ấn Độ là người ăn chay
- Với nhịp sống hối hả người dân Mỹ cần
thức ăn nhanh cho bữa sáng, ngũ cốc đáp
ứng được nhu cầu này
Điểm Yếu:
Giá thành của bột ngũ cốc là cao hơn so
với đối thủ cạnh tranh
Thách Thức:
- Nhiều đối thủ
- Nhu cầu tiêu thụ không cao. Ấn Độ có
29 bang, mỗi bang có một xu hướng văn
hóa, giải trí và khẩu vị riêng biệt.
- Thị trường hiện tại của kellogg’s đã bắt
đầu bão hòa, tăng trưởng chậm trong
những năm 90.
2. Nguyên nhân thất bại
Đầu tư quá nhiều tiền vào một thị trường mới mà chưa có tìm hiểu kỹ về thói quen của
người tiêu dùng
Chưa có một kế hoạch, một chương trình cụ thể để thay đổi thói quen tiêu dùng của người
Ấn Độ
Việc thiết lập mức giá quá cao so với đối thủ cạnh tranh là không hợp lý
Không tìm hiểu kỹ về văn hóa tiêu dùng của người Ấn Độ
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 20
3. Đề xuất giải pháp
Xây dựng thông điệp sản phẩm phải rõ ràng
Chiến dịch marketing về sản phẩm phải được thực hiện liên tục và thực hiện trong những
khoảng thời gian hợp lý để nâng cao hình ảnh, sự tò mò và thói quen v
ề sử dụng sản phẩm
Thay đổi sản phẩm để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Tập trung xây dựng một số sản phẩm chính và chủ yếu, không nên giàn trải nhiều mặt
hàng
4. Bài học kinh nghiệm
Tình huống 1:
+ Nghiên cứu kỹ thị trường, thói quen và văn hóa của người tiêu dùng ở thị trường mới
+ Thay thế sản phẩm phù hợp với văn hóa và thị hiếu người tiêu dùng
Tình Huống 2:
+ Đừng pha trộn các thông điệp. Sản phẩm phải đúng chức năng và không lẫn lộn
+ Sản phẩm phải được trưng bày đúng vị trí
+ Phải có lợi thế ít nhất về một mặt nào đó
+ Có chiến lược định giá phù hợp với nhu cầu thị trường, khảo sát thị trường để đưa ra
mức giá phù hợp với từng loại sản phẩm
+ Ngưng cung cấp sản phẩm nếu nó không còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Đề tài: Tầm quan trọng của việc ra quyết định quản trị và những sai lầm phổ biến
Nhóm 5 – Ngày 3 – K21 Page 21