Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Btn Trình Bày Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Sinh Học Và Đặc Điểm Xã Hội Của Nhân Thân Người Phạm Tội.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.46 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu..........................................................................................................2
Nội dung...............................................................................................................3
I. Khái quát chung về đặc điểm sinh học và và đặc điểm xã hội của nhân
thân người phạm tội...........................................................................................3
1. Đặc điểm sinh học.........................................................................................3
1.1. Các đặc điểm về giới tính.........................................................................3
1.2. Các đặc điểm về độ tuổi...........................................................................4
1.3. Các đặc điểm về tình trạng sức khỏe......................................................5
1.4. Đặc điểm về hoocmon............................................................................5
2. Đặc điểm xã hội của nhân thân người phạm tợi........................................5
2.1. Đặc điểm về trình độ học vấn...............................................................5
2.2. Nghề nghiệp và địa vị xã hội..................................................................6
2.3. Hồn cảnh gia đình................................................................................7
2.4. Nơi cư trú................................................................................................8
II.

Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nhân thân

người phạm tội....................................................................................................9
1. Tác động của đặc điểm sinh học đối với đặc điểm xã hội của nhân thân
người phạm tội....................................................................................................9
2. Tác động của đặc điểm xã hội của nhân thân người phạm tội với đặc
điểm sinh học người phạm tội..........................................................................10
3. Đánh giá mối quan hệ tác động qua lại của đặc điểm sinh học và đặc
điểm xã hội của nhân thân người phạm tợi....................................................12
a. Quan điểm đề cao vai trị đặc điểm sinh học.............................................12
b. Quan điểm đề cao vai trò của đặc điểm xã hội..........................................12
Kết luận..............................................................................................................14
Tài liệu tham khảo............................................................................................15


1


Lời mở đầu.
Nhân thân người phạm tội là vấn đề quan trọng được nhiều ngành khoa
học nghiên cứu như tội phạm học, tâm lí học tư pháp, khoa học luật hình sự, tâm
thần học,... Tuy cùng nghiên cứu về nhân thân người phạm tội nhưng mỗi ngành
khoa học lại có những mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu riêng. Trong
tội phạm học, nghiên cứu nhân thân người phạm tội là để nắm bắt được nội dung
ần thiết trong con người phạm tội, xác định được những yếu tố, điều kiện, mơi
trường hình thành nhân thân người phạm tội. Hệ thống các đặc điểm nhân thân
người phạm tội được chia làm ba nhóm gồm: nhóm đặc điểm sinh học, nhóm
đặc điểm tâm lý và nhóm đặc điểm xã hội. Giữa các nhóm đặc điểm này có mối
quan hệ nhất định. Xung quanh vấn đề về mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội và
sinh học của nhân thân người phạm tội cũng như về câu hỏi đặc điểm nào quyết
định việc thực hiện hành vi phạm tội cịn có nhiều quan điểm khác nhau. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu “mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội
của nhân thân người phạm tội” là vô cùng cần thiết.
Nhìn thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm đã lựa chọn đề
“Trình bày mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nhân
thân người phạm tội.”

2


Nội dung.
I. Khái quát chung về đặc điểm sinh học và và đặc điểm xã hội của
nhân thân người phạm tợi.
1. Đặc điểm sinh học.
Nhóm đặc điểm sinh học bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất

khác.
1.1. Các đặc điểm về giới tính
Xác định giới tính người phạm tội cho ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm
tội phạm theo từng giới. Trong những nghiên cứu về tình hình tội phạm qua
nhiều năm cho thấy tỷ lệ người phạm tội là nam giới chiếm một số lượng lớn
hơn nhiều lần so với tỷ lệ người phạm tội là nữ giới. Về cơ cấu của tội phạm
theo giới, nam giới thực hiện tội phạm một cách phổ biến ở nhiều nhóm tội và
nhiều thể loại tội khác nhau. Trong khi đó, nữ giới lại thường chiếm tỷ lệ cao ở
một số tội nhất định như mại dâm, tội buôn người, ma túy… Tuy nhiên, mặc dù
tỷ lệ nữ giới phạm tội chiếm phần nhỏ trong tình hình tội phạm song ngày càng
xuất hiện nhiều hơn những tội phạm do nữ giới thực hiện cũng như mức độ nguy
hiểm cho xã hội của những tội phạm này ngày càng cao.
Chẳng hạn như tháng 12/2017 vừa qua ở Bình Dương xảy ra vụ án giết
người man rợ. Theo điều tra cho thấy, Hàng Thị Hồng Diễm là nghi can giết
chồng là Trần Thanh Tú tử vong rồi phân xác thành nhiều mảnh và mang đi phi
tang. Được biết giữa hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn cãi cự. Lúc này, anh Tú
cầm dao xông vào chém Diễm nhưng người này tránh được. Khi đoạt được dao
từ tay chồng, Hồng Diễm dùng vật này chém vào cổ chồng làm nạn nhân tử
vong. Gây án xong, Diễm phân xác chồng thành nhiều mảnh rồi bỏ vào các túi
nylon, ba lô sau đó mang bỏ ở các thùng rác, bãi rác tại phường Thuận Giao để
phi tang. Sau đó, nghi can về phịng trọ xóa dấu vết và sinh hoạt bình thường.
Giải thích sự thay đổi của tội phạm do nữ giới thực hiện không chỉ đơn
thuần dựa vào yếu tố sinh học. Bởi vì các yếu tố sinh học của con người nói
chung và của nữ giới nói riêng về cơ bản là ổn định, ít thay đổi, trong khi đó tội
3


phạm nói chung và tội phạm do nữ giới thực hiện luôn biến động theo xu hướng
tăng. Sự thay đổi này do có sự thay đổi vị trí, vai trị của nữ giới trong gia đình
và xã hội đặc biệt là nữ giới được giải phóng khỏi cơng việc gia đình, ngày càng

tham gia nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và công việc xã hội khác
trong khi sự kiểm sốt xã hội lại có xu hướng giảm.
1.2. Các đặc điểm về độ tuổi
Xác định độ tuổi người phạm tội cho chúng ta thấy tính chất, mức độ, đặc
điểm tội phạm của từng lứa tuổi, ảnh hưởng của lứa tuổi đến việc thực hiện tội
phạm. Đối với lứa tuổi khác nhau thì cơ cấu tội phạm được thực hiện cũng khác
nhau. Chẳng hạn, người chưa thành niên (từ 14 đến 18 tuổi) thường phạm các
loại tội xâm phạm sở hữu mà theo thống kê tội phạm năm 2011, chủ yếu các tội
trộm cắp tài sản (chiếm 3,6% trong tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội
này), tội cưỡng đoạt tài sản (chiếm 6,6% trong tổng số các bị cáo bị đưa ra xét
xử về tội này); tội cướp giật tài sản (chiếm 4,3% trong tổng số các bị cáo bị đưa
ra xét xử về tội này). Ở độ tuổi này, họ có rất ít kinh nghiệm sống, tính tình dễ bị
kích động, khơng biết kiềm chế, vì vậy nhiều khi dẫn đến các quyết định và
hành vi sai trái dẫn đến việc phạm tội.Mức độ phạm tội phổ biến chiếm tỷ lệ cao
nhất ở nhóm người phạm tội có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi đã phản ánh một thực
tế là ở độ tuổi đó đang diễn ra q trình hình thành nhân cách và q trình hình
thành lựa chọn mơi trường vi mô ổn định. Những người ở độ tuổi này chưa
nhiều kinh nghiệm sống, trong khi đây lại là giai đoạn mà họ phải giải quyết
nhiều vấn đề sinh hoạt phức tạp, điều đó có thể thúc đẩy việc xảy ra các xung
đột với những người xung quanh và hình thành các chuyển biến tâm lý xấu ở họ.
Theo thống kê tội phạm, những người ở độ tuổi này thường phạm các tội có sử
dụng bạo lực như cố ý gây thương tích (chiếm 43,2% trong tổng số các bị cáo bị
đưa ra xét xử về tội này năm 2011), tội hiếp dâm (chiếm 44,6% trong tổng số
các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội này năm 2011), tội trộm cắp tài sản (chiếm
43,5% trong tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội này năm 2011), tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản (chiếm 31,1% trong tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử về
4


tội này năm 2011) - (Theo thống kê của Văn phòng tổng hợp Viện kiểm sát nhân

dân tối cao).
Sự khác nhau trong cơ cấu tội phạm do những người phạm tội có độ tuổi
khác nhau trong chừng mực nhất định có liên quan đến việc xã hội hóa cá nhân,
vị trí xã hội đặc trưng ở mỗi giai đoạn phát triển của nhân thân.
1.3. Các đặc điểm về tình trạng sức khỏe
Trong luật hình sự, ngồi vai trị xác định xem một người có trong tình
trạng khơng có năng lực hình sự hay khơng, tình trạng sức khỏe của người phạm
tội cũng là một yếu tố nhân thân trong quyết định hình phạt. Đặc điểm này được
vận dụng đúng đắn thể hiện bản chất nhân đạo của nhà nước ta trong chính sách
hình sự.
I.4. Đặc điểm về hoocmon
Hoocmon là những chất hóa học được sản xuất ở mơ nào đó và được dịch
cơ thể vận chuyển và tác động đến các mơ khác trong cơ thể. Có rất nhiều
hoocmon trong cơ thể con người nhưng đặc biệt nhất phải kể đến hoocmon
estrogen và testostoron bởi sự ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển và hành
vi ứng xử nên rất quan trọng đối với cả nam giới và nữ giới. Mặc dù cả nam và
nữ đều sản xuất cả hai loại hoomon này trong tuyến thượng thận. Tuy nhiên,
nồng độ testosterone nữ rất thấp (ít hơn nam giới 10 lần) cịn nam giới có mức
estrogen rất thấp, so với phụ nữ; do đó ảnh hưởng của estrogen là rất thấp ở nam
giới. Chính những đặc điểm đặc trưng về hoocmon này sẽ tạo nên những khác
biệt nổi bật trong hành vi và cảm xúc của nam giới và nữ giới khi đối mặt với
một số vấn đề thường ngày.
2. Đặc điểm xã hội của nhân thân người phạm tội.
Nghiêm cứu đặc điểm xã hội cuẩ nhân thân người phạm tội, chính là việc
chúng ta nghiên cứu các nội dung gắn bó mật thết với người phạm tội như trình
độ học học vấn, nghề nghiệp, tơn giáo - tín ngưỡng, khuynh hướng giá trị, hồn
cảnh gia đình... Có thể thấy rằng, đặc điểm xã hội của nhân thân người phạm tội
rất nhiều, nhưng nhìn chung lại bao gồm các đặc điểm cơ bản như trình độ học
vấn, đặc điểm nghề nghiệp và địa vị xã hội; hồn cảnh gia đình.
5



2.1. Đặc điểm về trình độ học vấn.
Trình độ học vấn cũng phản ánh sự phát triển của lý trí và hình thành
nhân cách của con người, kể cả người phạm tội. Sự phát triển của trí tuệ có ảnh
hưởng đến nhu cầu và lợi ích, đến cách sử dụng thời gian và cách xử sự của con
người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng. Nghiên cứ đặc điểm này cho
thấy rằng, trình độ học vấn của người phạm tội nhìn chung thấp hơn so với
những người khơng phạm tội ở cùng một độ tuổi. Tuy nhiên, những người phạm
tội ở các tội phạm khác nhau thì có trình độ học vấn cũng khác nhau, chẳng hạn
như, đối với những người phạm tội tham nhũng, hoặc các tội về chức vụ quyền
hạn, họ là những người có trình độ học vấn cao nhưng vẫn phạm tội. Như vậy,
có thể thấy , trình độ văn hóa có sự ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của tội
phạm.
2.2.

Nghề nghiệp và địa vị xã hội.

Nghề nghiệp: có cơng ăn, việc làm ổn định; chức vụ quyền hạn nhất định
theo quy định của pháp luật . Ví dụ: Điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên, thư
kí tịa án,… Địa vị xã hội: Họ là những người có vị thế đặc biệt trong xã hội;
Họ là người được trao quyền lực nhà nước để thực thi cơng vụ.
Ví dụ: Hoạt động điều tra là một nghề có tính đặc thù và có ảnh hưởng
trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ, tính mạng của con người. điều tra viên với tư
cách là chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra theo luật định. họ là người
đại điện cho cơ quan pháp luật, có quyền sử dụng các biện pháp điều tra do Bộ
luật tố tụng hình sự quy định nhằm phát hiện thu thập đầy đủ, chính xác các
thơng tin về vụ án, về đối tượng điều tra.
Nghề nghiệp của người phạm tội có vị trí quan trọng khi phân tích đặc
điểm nhân thân của người phạm tối. Địa vị xã hội cao và nghề nghiệp ổn định sẽ

tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhân cách con người, đồng thời bảo
đảm cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết mâu thuẫn xã hội mà trực
tiếp là kinh tế khi cần thiết. Thơng thường, khi trình độ văn hóa thấp thì sẽ khó
tìm được được việc, nhất là đối với nền kinh tế thị trường hiện nay. Khi đã
khơng có nghề nghiệp ổn định, đồng nghĩa với việc khơng có nguồn thu nhập ổn
6


định và vị trí trong xã hội thấp. Đa số những người phạm tội là những người
khơng có nghề nghiệp ổn định, khơng có địa vị trong xã hội, thuộc thành phần
lười lao động,lười học tập, chỉ muốn sống dựa dẫm vào người khác, ăn bám vào
người khác, mong muốn giàu có nhưng khơng có thực lực, họ chỉ mong và bằng
mọi cách kiếm ra tiền nhanh nhất mà không cần lao động và đó chính là con
đường phạm tội.
Tuy nhiên, sự thành thạo nghề nghiệp và có một địa vị nhất định trong xã
hội có thể giúp người phạm tội phát hiện của những sở hở của pháp luật để “lách
luật”, gây khó khăn cho việc phát hiện điều tra ( các tội về chức vụ uyền hạn,
tham nhũng ...)
Nghiên cứu đặc điểm nghề nghiệp cho thấy, giải quyết về vấn đề tội phạm
trong xã hội đi liền với vấn đề giáo dục, vấn đề đào tạo nghề nghiệp cho người
lao động, tạo cho họ có khả năng lao động, nhằm thõa mãn các nhu cầu cá nhân
và giáo dục nhân cách phù hợp với đạo đức, chuẩn mực và nếp sống xã hội là
quan trọng nhất. Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, cần tập trung vào
những loại nghề nghiệp nhất định có khả năng thực hiện tội phạm, vào từng laoij
người nhất định để đề ra các biện pháp phịng ngừa thích hợp, có hiệu quả nhất.
2.3.

Hồn cảnh gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, nếu gia đình phát triển tốt thì xã hội mới trở

nên tốt đẹp. Gia đình xét trên mọi khía cạnh đều rất quan trọng và khi nghiên
cứu nhân thân người phạm tội thì cũng khơng ngoại lệ. Có thể nói gia đình cũng
là một trong những ngun nhân tác động làm cho người phạm tội thực hiện
hành vi phạm tội
Hồn cảnh gia đình và sự thay đổi của nó có tác động lên sự hình thành
nhân cách của con người và nhr hưởng đến khuynh hướng và sự kiện định thực
hiện tội phạm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhưng người có gia đình phạm tội ít hơn
những người chưa có gia đình. Việc hình thành định hướng xấu trong con người
thường xuất phát từ những gia đình có kinh tế khó khăn, gia đình có vợ chồng ly
hơn, gia đình có cuộc sống khơng hịa thuận hoặc gia đình có thành viên sống
7


khơng có trách nhiệm với gia đình, thậm chí có quan niệm, xử sự trái đạo đức,
trái pháp luật.
Hoàn cảnh gia đình, kinh tế: nền kinh tế thị trường với những quy luật của
nó đã tạo ra và đẩy nhanh q trình phân hóa giàu nghèo trong xã hội. trong khi
đó, đời sống của cơng chức nhà nước hiện nay cịn khó khăn, một phần là do
tiền lương thấp, khó có thể bảo đảm cuộc sống. một bộ phận khơng nhỏ cán bộ
cơng chức nhà nước suy thối về đạo đức, tìm cách lợi dụng chức vụ quyền hạn
nhũng nhiễu nhân dân, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của Nhà nước, của
xã hội.
Q trình giáo dục, đào tạo: thường xuyên được đào tạo, tập huấn và bồi
dưỡng về lý luận chính trị nhưng chỉ mang tính hình thức. khơng chú tâm tới
việc tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nâng cao năng lực, chuyên môn của mình.
2.4.

Nơi cư trú.


Ví dụ: vụ án Nguyễn Hồng Qn (38 tuổi, nguyên Điều tra viên, Đội
trưởng Đội hướng dẫn, điều tra án xâm phạm nhân thân, Phịng PC45, Cơng an
tỉnh Sóc Trăng) và Triệu Tuấn Hưng (34 tuổi, nguyên Điều tra viên, Đội phó
Đội hướng dẫn, điều tra án xâm phạm nhân thân, Phịng PC45, Cơng an tỉnh Sóc
Trăng) xét xử về tội "Dùng nhục hình"; bị cáo Phạm Văn Núi (57 tuổi, nguyên
Kiểm sát viên, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng” là có cơ sở nên HĐXX chấp nhận cáo trạng truy tố của Viện
KSNDTC.
Còn đối với bị cáo Phạm Văn Núi nguyên là Kiểm sát viên Viện KSND
tỉnh Sóc Trăng, được phân công trực tiếp kiểm sát hoạt động điều tra của Cơ
quan CSĐT Cơng an tỉnh Sóc Trăng đối với vụ án giết ông Lý Văn Dũng nên
hơn ai hết bị cáo phải biết nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát viên theo BLTTHS
cũng như các văn bản hướng dẫn của TANDTC, Viện KSNDTC. Nhưng bị cáo
Núi đã không kiểm tra chặt chẽ hoạt động điều tra vụ án giết người, không phát
hiện những mâu thuẫn những chứng cứ, không lập ra các yêu cầu điều tra đối
với điều tra viên nên đã đề xuất lãnh đạo ký các quyết định phê chuẩn không
đúng pháp luật dẫn đến oan sai và Viện KSND Sóc Trăng đã phải bồi thường số
8


tiền gần 500 triệu đồng cho người bị oan. Do đó, bị cáo Núi cũng cần phải có
mức án tương xứng.
II. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nhân
thân người phạm tội.
1. Tác động của đặc điểm sinh học đối với đặc điểm xã hợi của nhân
thân người phạm tợi.
Nhóm đặc điểm sinh học bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể
chất khác. Với các dấu hiệu này không thể khám phá những cơ thể của hành vi
phạm tội, không phân biệt được người phạm tội với những người không phạm
tội. Những số liệu về đặc điểm sinh học tuy chưa đủ để giải thích sự phạm tội

của họ nhưng nó có mối quan hệ qua lại, tác động đến điều kiện hình thành nhân
cách con người, những nhu cầu và lợi ích, vị trí xã hội và những mối quan hệ
giao tiếp của người đó trong xã hội nên nó cung cấp cho chúng ta những thơng
tin mang tính chất tội phạm học rất quan trọng.
Giới tính ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của con người trong xã hội.
Những đặc điểm giới tính quy định hoặc chi phối phạm vi hoạt động, lĩnh vực
hoạt động và phần nào chi phối hiệu quả hoạt động của con người. Là một tiêu
chuẩn phổ quát trong nhiều xã hội khác nhau, có nhiều xã hội cho rằng giá trị
của nam giới cao hơn nữ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn cịn tồn tại trong
nhiều xã hội. Trong xã hội, có những lĩnh vực hoạt động mà nam giới dễ đạt
hiệu quả cao hơn và ngược lại, có những cơng việc phù hợp với nữ hơn. Giới
tính có mối quan hệ mật thiết với đạo đức và phong tục, tập quán xã hội góp
phần hình thành phong tục tập qn, đạo đức. Nhiều biểu hiện, nhiều đặc điểm
của giới tính được coi là yếu tố của đạo đức, trở thành phong tục tập quán của xã
hội, hoặc góp phần tạo nên những phẩm chất đạo đức, những nếp sống văn hoá
xã hội nhất định. Chính vì vậy giới tính có ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi
trường, q trình được giáo dục, đào tạo,... của người phạm tội.
Tuổi tác cũng là một tiêu chuẩn phổ quát. Tuổi trẻ thường được coi trọng
hơn. Nhưng sự áp dụng tiêu chuẩn này cũng đã có sự thay đổi lớn, có những xã
hội thì những người lớn tuổi được coi trọng hơn do họ có kinh nghiệm dày dặn
9


về nhiều mặt trong cuộc sống lẫn công việc. Thông thường, những người trẻ tuổi
sẽ có cơ hội việc làm cao hơn những người lớn tuổi. Đối với những lứa tuổi
khác nhau thì cơ cấu tội phạm được thực hiện cũng khác nhau. Sự khác nhau
trong cơ cấu tội phạm do những người phạm tội có độ tuổi khác nhau trong
chừng mực nhất định có liên quan đến việc xã hội hóa cá nhân, vị trí xã hội đặc
trưng ở mối giai đoạn phát triển của cá nhân. Ví dụ, những người từ 30 tuổi trở
lên thực hiện phổ biến các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế và các tội phạm

về chức vụ.
Một sô đặc điểm khác về thể chất như sắc đẹp, sức khỏe,... cũng có ảnh
hưởng đến đặc điểm xã hội. Sắc đẹp về thể chất có mối quan hệ chặt chẽ với
giới tính và tuổi tác. Những tiêu chuẩn của sắc đẹp như: chiều cao, cân nặng,
thân hình, khn mặt, màu da. Thậm chí tàn tật cũng được xem là một yếu tố tác
động đến đặc điểm xã hội. Những người tàn tật thường khơng được đánh giá
ngang bằng với những người bình thường khác. Mặc dù họ rất tài năng nhưng
cũng khó để có thể có một vị trí xã hội xứng đáng với trí óc của mình do những
khiếm khuyết trên cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các điều kiện về
mơi trường sống, giáo dục, đào tạo có thể khơng hồn thiện.
Khoa học chưa biết rõ, tác động của gen di truyền là như thế nào đối với
những đặc tính như tài năng, tinh thần sự nghiệp, khuynh hướng nghề nghiệp,
việc lựa chọn tơn giáo, thái độ chính trị… Đối với những vấn đề này, các cuộc
tranh luận vẫn cịn chưa đưa đến những kết luận dứt khốt. Tuy nhiên có thể
thấy rằng, gen di truyền ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến những đặc tính này.
2. Tác đợng của đặc điểm xã hội của nhân thân người phạm tội với đặc
điểm sinh học người phạm tội.
Các nhà tội phạm học chỉ ra rằng thực tế khơng có sự khác nhau nào có ý
nghĩa về sinh học, kiểu cơ thể, sinh lí giữa người phạm tội với người tuân theo
chuẩn mực xã hội. Khơng có gen di truyền về những đặc điểm của nhân cách mà
chúng thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện hành vi phạm tội.
Cụ thể, trong suốt thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đều quy kết
yếu tố di truyền chính là căn nguyên của tội ác. Nhiều người cho rằng hành vi
10


phạm tội có liên hệ mật thiết tới các đặc điểm sinh lý của cơ thể. Franz Gall
(1758 – 1828) là người đầu tiên trình bày luận điểm này bằng phương pháp khoa
học. Ơng tin rằng hình dạng của bộ não và hộp sọ có thể cho biết tính cách cũng
như quá trình phát triển tâm lý của một người. Bất chấp sự thất bại của não

tướng học, một số nhà nghiên cứu trong đó có Cesare Lombroso vẫn tiếp tục
duy trì ý tưởng về mối liên hệ giữa tội ác và các đặc điểm sinh lý cơ thể. Tuy
nhiên, Charles Goring, một bác sĩ người Anh đã khai tử học thuyết về “những
tên tội phạm bẩm sinh” của Lombroso khi ông tiến hành một nghiên cứu vào
năm 1913. Goring so sánh đặc điểm sinh lý của hàng ngàn tù nhân trên khắp
nước Anh với những người lính thuộc lực lượng cơng binh hồng gia. Kết quả
cho thấy khơng có điểm khác biệt quan trọng giữa hai nhóm người nầy.
Có thể thấy, nguyên nhân sinh ra tội phạm đều được biểu hiện trong từng
con người phạm tội cụ thề. Con người khơng chỉ là thực thể tự nhiên mà cịn là
thực thể xã hội. Trong mỗi con người, quá trình xã hội hố do tính tích cực và
khả năng cảm nhận mơi trường của người đó trở thành thuộc tính cá nhân. Cịn
tính sinh vật chỉ là điều kiện vật chất để phát triển bản chất xã hội của con người
đó mà thơi. Học thuyết Mác - Lênin khẳng định: Bản chất con người là tổng hòa
các mối quan hệ xã hội, nhưng không hề phủ nhận mặt tự nhiên, cái sinh học
trong việc xác định bản chất con người. Trong khi nhấn mạnh bản chất xã hội
của con người phải nhận thấy cái xã hội không thể tách rời cái sinh học, mặc dù,
cái xã hội chiếm vị trí cơ bản trong bản chất con người. Nguyên nhân dẫn tới
việc phạm tội của con người là kết quả của sự tác động qua lại giữa phẩm chất
tâm lí tiêu cực với môi trường xã hội tiêu cực.
Không thể giải thích nguyên nhân của tội phạm thuần túy dựa vào tính
sinh học hoặc tính di truyền của con người. Chúng ta tuy khơng cơng nhận tính
sinh học trong người phạm tội có tính quyết định đến việc thực hiện hành vi
phạm tội nhưng chúng ta không được bỏ qua mà phải nghiên cứu nó để xác định
q trình hình thành con người phạm tội và điều kiện thúc đẩy người đó thực
hiện tội phạm..
11


Con người sẽ như thế nào trong tưcmg lai, trung thực hay dôi trá, tốt hay
độc ác, chăm hay lười, lạc quan hay bi quan đều không phải được xác định ngay

khi mới được sinh ra. Tất cả những thuộc tính đó được hình thành dần dưới
những tác động của mơi trường bên ngồi trước tiên là gia đình sau lằ nhà
trường và những môi trường xã hội. Nhân thân người phạm tội là tấm gương
phản chiếu tất cà những yếu tố tiêu cực ở từng môi trường xã hội mà người đó
đã tỉếp thu, lĩnh hội và trở thành thuộc tính cơ bản trong nhân cách, các đặc
điểm xã hội.
3. Đánh giá mối quan hệ tác động qua lại của đặc điểm sinh học và đặc
điểm xã hội của nhân thân người phạm tội.
a. Quan điểm đề cao vai trò đặc điểm sinh học
Quan điểm này cho rằng những đặc điểm sinh học của nhân thân người
phạm tội giữ vai trò quyết định đối với việc thực hiện tội phạm (phạm tội bẩm
sinh) đồng thời nó phủ nhận vai trò của các đặc điểm xã hội thuộc người phạm
tội
Quan điểm này đã loại bỏ hồn tồn vai trị của các nhân tố xã hội, môi
trường, giáo dục, sự kiểm soát xã hội đối với hành vi và xử sự của con người.
Đồng thời cũng loại trừ hoàn toàn sự tự do về ý chí của con người khi lựa chọn
hành vi xử sự. Từ đó phủ nhận vấn đề lỗi trong trach nhiệm hình sự, mâu thuẫn
giai cấp trong xã hội có nhà nước, vai trị xã hội đối với việc thực hiện tội phạm
của con người và không có sự chia sẻ cần thiết về trách nhiệm xã hội.
b. Quan điểm đề cao vai trò của đặc điểm xã hội
Quan điểm này cho rằng các đặc điểm xã hội của người phạm tội giữ vai
trò quyết định đối với việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên quan điểm này khơng
loại trừ hồn tồn vai trị của các đặc điểm sinh học trong cơ chế hành vi phạm
tội mà quan điểm này thừa nhận yếu tố sinh học là tiền đề vật chất cần thiết cho
sự phát triển đặc điểm xã hội. Yếu tố sinh học cũng ảnh hưởng một cách xác
định đến việc lựa chọn phương thức thủ đoạn, công cụ, phương tiện khi thực
hiện tội phạm của cá nhân.
12



Khẳng định yếu tố lỗi trong trách nhiệm hình sự cũng như việc chia sẻ
trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc phát sinh tội phạm.
Các nhà tội phạm học đã chỉ ra rằng thực tế khơng có sự khác nhau nào có
ý nghĩa về sinh học, kiểu cơ thểm sinh lí giữa người phạm tội với người tn
theo chuẩn mực xã hội. Khơng có gen di truyền về những đặc điểm của nhân
cách mà chúng thúc đẩy hoặc cản trở việc thưc hiện hành vi phạm tội. Nguyên
nhân sinh ra tội phạm đều được biểu hiện trong từng con người phạm tội cụ thể.
Con người không chỉ là thực thể tự nhiên mà còn là thực thể xã hội. Trong mỗi
con người, q trình xã hội hố do tính tích cực và khả năng cảm nhận mơi
trường của người đó trở thành thuộc tính cá nhân. Cịn tính sinh vật chỉ là điều
kiện vật chất để phát triển bản chất xã hội của con người đó mà thơi. Khơng thể
giải thích ngun nhân của tội phạm thuần tuý dựa vào tính sinh học hoặc tính di
truyền của con người. Chúng ta tuy khơng cơng nhận tính sinh học trong người
phạm tội có tính quyết định đến việc thực hiện hành vi phạm tội nhưng chúng ta
không được bỏ qua mà phải nghiên cứu nó để xác định quá trình hình thành con
người phạm tội và điều kiện thúc đẩy người đó thực hiện tội phạm.
Tóm lại, sự khơng hồn thiện về thể chất và tinh thần dẫn đến sự phát
triển khơng đúng của nhân cách. Nó khơng xác định nội dung xã hội của nhân
thân và không sản sinh ra hành vi phạm tội cũng như cách xử sự tốt của người
đó. Nhân cách có thể thay đổi, khơng có những người phạm tội mà khơng thể
giáo dục cải tạo được và cũng khơng có những người bẩm sinh có tính

13


Kết luận.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
đề ra chính sach hình sự, quy định trách nhiệm hình sự, trong việc tìm ra nguyên
nhân phạm tội và đưa ra các biện pháp phịng chống tội phạm có hiệu quả. Khi
nghiên cứu nhân thân người phạm tội cần thiết phải hiểu biết và xem xét các dấu

hiệu, đặc điểm cá biệt nào của nhân thân mà trong sự tác động qua lại với các
điều kiện nhất định sẽ dẫn đến một kết quả nguy hại cho xã hội; nguyên nhân và
điều kiện làm xuất hiện các đặc điểm đó, chiều hướng phát triển và tác động như
thế nào đến xã hội. Chỉ dựa trên cơ sở nghiên cứu như vậy mới đảm bảo được,
thứ nhất là sự hình thành đạo đức cần thiết cho con người khi nghiên cứu đặc
điểm cá biệt của họ và thứ hai là đấu tranh chống và phòng ngừa có hiệu quả các
biểu hiện tiêu cực gây nguy hiểm cho xã hội.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phịng ngừa, chống tội
phạm nói chung thì chúng ta phải có các giải pháp đồng bộ. Liên quan đến vấn
đề nhân thân người phạm tội cũng cần phải có các giải pháp. Cụ thể: hồn thiện
pháp luật hình sự và tố tụng hình sự nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật
cụ thể, rõ ràng hơn, tăng cường công tác hướng dẫn thi hành pháp luật và tổng
kết công tác thực tiễn trong điều tra, truy tố, xét xử; tăng cường công tác nghiên
cứu tội phạm học liên quan đến nhân thân người phạm tội; nâng cao chất lượng
cán bộ, năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thục thi
pháp luật lấy con người làm trung tâm và coi đây là khâu đột phá.

14


Tài liệu tham khảo.
1. Giáo trình Tội phạm học – Trường Đại học Luật Hà nội.
2. Tội phạm học đương đại – PGS-TS Dương Tuyết Miên – Nhà xuất bản
chính trị – hành chính Hà Nội – 2013.

15




×