Tổng hợp bí quyết: nghe - nói - đọc -
viết tiếng Anh hay
Một người giỏi tiếng Anh, cần hội tụ đủ 4 điều kiện cơ bản là: nghe, nói, đọc, viết.
Và với bài viết sau đây, sẽ chọn lọc ra những kinh nghiệm hay nhất để mọi người
tham khảo. Với hy vọng ngày càng nhiều người Việt biết đến tiếng Anh, thích học
tiếng Anh và giỏi tiếng Anh hơn nữa.
Mời mọi người xem nhé !
Nghe
Hãy tìm mọi cách để rút ngắn thời gian học vì thời gian là thứ quý báu nhất bạn có.
Hãy luôn luôn mong muốn tìm ra cách thức, và sẵn sàng vứt bỏ những cách thức
vốn đã chưa từng dẫn mình đến đâu. Luyện nghe cũng là một tiến trình học Anh
ngữ, đừng lầm tưởng nó là tiến trình độc lập. Nghe mà học được mới là quý, còn
nghe mà chỉ đoán, không chú tâm chỉ làm mất thời gian của bạn mà thôi. Hãy tìm
hiểu phương pháp "luyện nghe chủ động" mới này.
Phương pháp "luyện nghe chủ động"
Trước tiên, chúng ta hãy nhìn nhận lại việc luyện nghe cũng là một tiến trình học,
khổ luyện tiếng Anh. Nó không phải là một kỹ năng độc lập cần phải được tách
riêng rẽ khỏi quá trình khổ luyện này. Nhiều người tin rằng, luyện nghe là quá
trình "chỉ nghe" (như phương pháp nghe thụ động chẳng hạn), nghe mà không cần
hiểu, nghe rồi đoán, nghe mà không cần lắng nghe
Nếu bạn có nhiều thời gian, học mà không cần nhanh giỏi, giỏi cũng được, mà
không giỏi cũng không sao thì cứ việc làm theo cách này.
Nghe chủ động là một phương pháp học tiếng Anh trên cơ sở sự "hiểu biết" và
"có" được đặt lên hàng đầu. Nghe là để tập nói theo cho đúng giọng, hiểu những gì
mình nghe, mỗi khi nghe phải chắc như đinh đóng cột rằng câu từ đó là nghĩa đó,
được phát âm theo cách đó.
Vì thế trước khi nghe, hãy chọn lọc những câu từ chưa biết, chưa hiểu mà tra cứu
cho rõ, sau đó vừa nghe vừa nhìn tài liệu đọc theo, đọc cho nhuần nhuyễn, thuần
thục. Khi bạn bỏ tài liệu ra mà có thể đọc theo đúng theo nhịp điệu, chất giọng
trong băng đĩa và hiểu rõ ngọn ngành, từng câu từ một là bạn đã luyện xong 1 bài.
Nhiều người cứ theo lời khuyên "nghe mà không cần hiểu", lấy ra một bài luyện
nghe 200 từ, trong đó có đến 150 từ chưa từng nghe qua hay biết đến, rồi vừa nghe
vừa đoán, đoán mãi vẫn không hiểu mà vẫn đoán và ngồi luyện. Chỉ tính việc này
thôi thì cũng mất rất nhiều thời gian rồi.
Nếu sử dụng một tài liệu có nhiều từ mới, hãy tra cứu cho hiểu cặn kẽ trước khi bắt
đầu nghe. Khi bạn nghe, nhìn tài liệu tập theo cho đến khi đúng âm, đúng giọng và
thuộc cho đến "có" từ này luôn trong đầu, nghĩa là muốn lấy từ này ra lúc nào cũng
được mà không cần nhìn lại sách, thì nếu từ này xuất hiện trong bất kỳ tài liệu nào
sau này, bạn cũng đều nghe được cả.
Cứ tiếp tục như thế, bài thứ hai, thứ ba trở đi, từ mới xuất hiện ít dần (vì bạn đã có
chúng rồi) và vốn từ vựng của bạn sẽ tăng vùn vụt. Khi vốn từ vựng tăng, bạn đã
tập nói đúng giọng thì tất nhiên sẽ nghe được mà không cần phải ngồi luyện nữa.
Khi một người có nhiều từ vựng rồi nhưng do cách phát âm quá khác giọng chuẩn
bản xứ nên không nghe được dù là câu từ mình đã biết, thì cứ ngồi luyện nghe thụ
động. Vì xét cho cùng, họ đâu cần học, đâu cần có nữa mà chỉ cần luyện nghe.
Nhưng việc luyện nghe mà không tập theo thì đến một lúc nào đó ngưng nghe, họ
cũng quay về chất giọng sai vốn có của mình rồi trở nên xa lạ với giọng chuẩn. Khi
hai giọng quá khác biệt với nhau, họ lại e dè, không chắc chắn, rồi đâm ra ngại
ngùng trong giao tiếp, không tự tin khi nghe.
Vì thế, nếu vốn từ của bạn quá ít ỏi, mà đa phần là vốn từ của bạn chưa sẵn sàng,
chưa nhớ được ngay tức khắc khi bạn cần đến, thì bạn hãy thực hành luyện nghe
theo phương pháp "nghe chủ động". Đây là phương cách duy nhất giúp bạn rút
ngắn thời gian và luôn sẵn sàng cho thành công của bạn trong tiếng Anh.
Hơn nữa, nó giúp bạn chắc chắn hoàn toàn cho những câu từ mình đã luyện, và
càng ngày vốn từ càng tăng lên rõ rệt. Khi vốn từ ngày càng nhiều, nghe là nhận ra
ngay, muốn nói là sẵn có thì bạn có thể giỏi tiếng Anh.
Nói
Có thể nói tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và
phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là nhiều người đã bỏ ra khá nhiều
thời gian học tiếng Anh mà vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh được.
Để tiếng Anh giao tiếp của bạn tốt hơn, mời bạn tìm hiểu một số bí quyết sau.
1. Xác định mục đích:
Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù mục đích
trước mắt là gì đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu
cầu sử dụng được Tiếng Anh một cách chủ động và trôi chảy trong thực tế đời
sống, công việc hàng ngày.
2. Không nên tự ti về khả năng Tiếng Anh của mình
Ví dụ: khi bạn được hỏi “How is your English?”, bạn không nên trả lời: “ Oh, my
English is very poor, I have no chance to practice”, bạn nên trả lời: “ I love to
speak English” or “My English is improving”. Những câu trả lời như thế này sẽ tạo
cho bạn cảm giác tự tin. Khi bạn tự tin, bạn sẽ không còn sợ nói tiếng Anh nữa.
3. Rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác
Khi học nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp hai loại bài tập: các bài tập rèn
luyên khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm,…) và các bài
tập rèn luyện độ chính xác (trắc nghiệm, điền từ, viết câu…). Các bài tập rèn luyện
sự lưu loát giúp bạn diễn đạt tiếng Anh tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu
tiết nhỏ. Thực hành các bài tập rèn luyện độ chính xác, bạn sẽ nắm được cách diễn
đạt và văn phong của tiếng Anh.
4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh
Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ
tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào
cản ngôn ngữ.
Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn
huỷ bỏ cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp
vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ hoặc không biết các từ “cancel” và
“appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the appointment”. Nếu
chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều
cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I`m sorry. I`m not free
tomorrow” hay “I am afraid I can’t come tomorrow”, v.v.
5. Hát các bài hát tiếng Anh
Nếu bạn hát đi hát lại các bài hát tiếng Anh, tự khắc bạn sẽ nhớ được các từ, cụm
từ tiếng Anh. Ví dụ: khi một ai đó nói “Let’s sing ‘Happy Birthday’ ”, ngay lập tức
mọi người sẽ hát bài hát đó một cách chính xác. Hát các bài hát tiếng Anh còn giúp
bạn nói tiếng Anh tự nhiên hơn và thực hành phát âm nhiều hơn.
6. Tham gia các hoạt động nhóm
Mục đích chủ yếu của hoạt động nhóm, thảo luận là để mọi người có cơ hội đặt câu
hỏi, đưa ra ý kiến. Bạn chỉ trở thành một thành viên tích cực khi bạn hăng hái tham
gia các hoạt động nhóm để nói thật nhiều nhằm nâng cao kỹ năng nói.
7. Nhớ từ mới và cụm từ
Khi học nói tiếng Anh, bạn phải nhớ từ mới và các cụm từ. Bạn nên có một danh
sách từ mới ở bên mình và sử dụng chúng trong các cuộc nói chuyện hàng ngày.
8. Gọi điện cho người khác
Bạn có thể gọi điện cho bạn bè, đồng nghiệp, v.v để nói chuyện. Các cuộc nói
chuyện chỉ kéo dài một vài phút, nhưng cơ hội để thực hành tiếng Anh tăng lên rất
nhiều. Kết quả là bạn có thể phát triển khả năng nghe và hiểu người khác mà
không cần gặp họ. Cách học này giúp bạn rèn luyện phản xạ suy nghĩ, nghe và nói
bằng Tiếng Anh.
Khi bạn áp dụng những kinh nghiệm trên một cách đúng đắn và hợp lý, chắc chắn
bạn sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình học nói tiếng Anh. Chúc
các bạn thành công và có thể sử dụng Tiếng Anh lưu loát!
Đọc
Cuốn sách bạn ấy có gì mà bạn muốn mua nó? Có thể tên sách ám chỉ phần nội
dung bên trong, nhưng nhiều khi nó lại gây ra sự hiểu lầm của người đọc, vì cùng
một tiêu đề, nhưng ở các lĩnh vực khác nhau, có những nội dung khác nhau, những
tác giả. Hãy lưu ý nhé!
Xem lời mở đầu và mục lục
Hãy chú ý hai điều này đầu tiên nhé. Chúng sẽ giúp bạn tìm thấy được mọi thứ có
trong cuốn sách, từ đó, phát hiện xem có phần bạn đang tìm không?
Giờ bạn đã có trong tay cuốn sách mà mình muốn. Đối với những cuốn sách mà
mình ưa thích thì chắc chắn bạn sẽ lao vào đọc ngay rồi. Nhưng với các cuốn sách
học thuật, đòi hỏi các bạn phải làm báo cáo, tóm tắt hoặc tìm lời giải thích trực tiếp
cho một vấn đề, và nhất là bạn không thích phí thời gian đọc nó chút nào thì sao
đây? Chắc chắn bạn không có thời gian để đọc hết cả cuốn, hay thậm chí cả một
chương.
Mục lục
Xem ngay mục lục để tìm phần mình đang cần giải quyết.
Skimming
Nghe có vẻ khá quen thuộc đối với việc học reading trong Anh Văn nhỉ?
Skimming- đọc lướt qua- là cách tốt nhất để bạn đọc nhanh một cuốn sách, mà vẫn
có được những gì mình cần. Đọc qua và kiếm những keywords- từ khoá mà mình
đang tìm nhé! Ví dụ như bạn đang tìm cách dùng phrasal verb trong một chương
ngữ pháp tiếng Anh chẳng hạn, hãy tìm chữ “phrasal verb” và chỉ đọc kĩ phần ấy
đầu tiên nhé!
Với cách này, bạn sẽ giải quyết một cách nhanh chóng một cuốn sách to đùng đấy!
Viết
Bạn băn khoăn làm thế nào để có thể viết một CV tiếng anh gây ấn tượng cho nhà
tuyển dụng hay một bức thư tay hoàn chỉnh và lôi cuốn để gửi tới những trường đại
học bạn đang muốn xin học bổng.
Hoặc đơn giản bạn đang muốn: “ Viết tiếng anh tốt hơn”.
“Quy trình viết tiếng anh” sau hy vọng có thể giúp ích cho các bạn
Có 4 bước trong Quy trình viết
Bước 1: Hình thành ý tưởng (có 4 phương pháp thông dụng)
Động não:có nghĩa là bạn viết ra tất cả những ý tưởng có trong đầu bạn .Khi bạn
động não, bạn viết tất cả những ý tưởng và những từ mà bạn nghĩ đến thuộc chủ đề
bài. Đững bao giờ nói "ý tưởng này là ý tưởng tồi". Khi bạn động não, mọi ý tưởng
đều là ý tưởng tốt.
Lập nhóm: nghĩa là xếp những từ giống nhau vào thành nhóm. Mỗi nhóm có một
số những từ liên quan tới nhau. Lập nhóm cũng giống như Động não. Bạn cần phải
cố gắng nghĩ ra càng nhiều từ càng tốt. Khi bạn lập bản đồ nhóm, bạn viết tất cả
các từ và cụm từ trong nhóm đó.
Lập danh sách: là một cách để nghĩ ra ý tưởng mới. Khi bạn lập một danh sách,
hay cố gắng nghĩ những ý tưởng một cách có tổ chức. Ví dụ, bạn có thể lập một
danh sách về các hành động, địa điểm và con người.
Tự đặt câu hỏi: là một cách để nghĩ ra ý tưởng mới. Khi bạn trả lời những câu hỏi
thì bạn cũng nghĩ ra ý tưởng mới.
Bước 2: Tổ chức ý tưởng
Trước khi bạn viết một bài văn bằng tiếng anh, bạn cần phải tổ chức ý tưởng mà
bạn đã nghĩ ra ở giai đoạn Trước khi viết. Có rất nhiều cách để bạn tổ chức ý
tưởng. Ở đây, bạn sẽ học hai cách phổ biết nhất để tổ chức ý tưởng là theo không
gian và thời gian.
Bước 3: Viết nháp
Sau khi bạn viết đoạn bản nháp đầu, bạn cần đọc lại lần nữa. Bạn sẽ thấy một số lỗi
và một số câu cần thay đổi. Bản nháp thư hai để bạn thay đổi bài viết và sửa lỗi.
Bước 4: Hoàn chỉnh bài viết
Nếu đã hoàn thành các bước trên thì giờ là việc nắn nót ghi lại thành quả lao động
của mình.