Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Vịnh sử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.48 KB, 42 trang )

Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
thầy Trần Nho Thìn, người đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài
niên luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô giáo
trong khoa Văn học, trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn và các
bạn đã tận tình động viên và giúp đỡ em trong quá trình làm niên luận.
Trong quá trình thực hiện, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nên bài
niên luận của em còn nhiều thiếu sót. Bởi vậy, kính mong quý thầy cô và các
bạn góp ý và sửa chữa để niên luận ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!!!
Hà Nội ngày 20 tháng 12 năm 2012
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
1
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài…………………………………………
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………….
6. Bố cục đề tài……………………………………………………….
7. Quy ước trình bày…………………………………………………
NỘI DUNG…………………………………………………………
Chương 1: Các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong thơ chữ Hán
của Nguyễn Du……………………………………………………
1. Một vài nét về thơ vịnh sử………………………………
1.1. Khái niệm thơ vịnh sử………………………………
1.2. Nội dung của thơ vịnh sử……………………………


1.3. Những chặng đường phát triển của thơ vịnh sử………
1.4. Vai trò của thơ vịnh sử………………………………
1.5. Ý nghĩa của việc sử dụng loại thơ vịnh sử………….
2. Các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du……………………………………………………………….
2.1. Thống kê và mô tả……………………………………….
2.2. Phân loại…………………………………………………
2.3. Nhận xét sơ bộ………………………………………
Chương 2: Các đề tài về “ nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du……………………………………………………………….
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
2
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
1. Các đề tài về nhân vật lịch sử…………………………………………
1.1. Đề tài về những người tài hoa nhưng bạc mệnh…………
1.2. Đề tài về những bậc trung thần nghĩa sĩ, những vị vua anh
minh và đức độ………………………………………………………….
1.3. Đề tài về những tên “loạn thần tặc tử”, những tên hôn quân
bạo chúa và những tướng giặc tàn bạo xâm lược Việt Nam………………
1.4. Đề tài về những bậc cao sĩ, những viên quan đại thần cáo
quan về quê ở ẩn để bảo toàn nhân cách……………………………………
1.5. Đề tài về những người phụ nữ tiết liệt………………
2. Tổng hợp đánh giá…………………………………………………
Chương 3: Liên hệ, so sánh với Nguyễn Trãi…………………
1. So sánh giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong việc sử dụng
“các nhân vật lịch sử” làm chất liệu……………………………………
1.1. Những nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử” của
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du…………………………………………
Nhận xét khái quát về thơ “ nhân vật lịch sử” của Nguyễn Trãi….
Nhận xét khái quát về thơ viết về “nhân vật lịch sử” của Nguyễn

Du………………………………………………………………
Lý do so sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du…………………
Sự giống nhau giữa hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn
Du…
Sự khác nhau giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Du……………….
KẾT LUẬN………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
3
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến Truyện Kiều, những nhà nghiên cứu phê
bình trước đây thường chỉ quan tâm đến Truyện Kiều – tác phẩm đánh dấu
tên tuổi của Nguyễn Du. Có một thời đi đâu cũng thấy người ta bàn đến
Kiều, bình phẩm về Kiều. Truyện Kiều thực sự đã trở thành một nguồn cảm
hứng lớn để các nhà nghiên cứu, phê bình, bình luận và đánh giá trên nhiều
phương diện khác nhau.
Sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đa dạng có cả
thơ viết bằng chữ Hán và thơ viết bằng chữ Nôm. Trong đó phần thơ viết
bằng chữ Hán được coi là những tác phẩm có giá trị, đó là những bức tranh
khắc họa tâm trạng của Nguyễn Du, với những băn khoăn, suy tư, những
cảm xúc phức tạp đan xen lẫn nhau.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là một vấn đề còn khá bí ẩn và thú vị. Trước
đây người ta chỉ chú ý đến Truyện Kiều mà quên mất đi những giá trị của
những tập thơ chữ Hán. Có thể thấy thông qua những tập thơ chữ Hán, sẽ
giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc về con người Nguyễn Du – một nhà
thơ lớn của dân tộc. Mặt khác có thể nhận thấy trong tập thơ chữ Hán của
Nguyễn Du, ta thấy xuất hiện rất nhiều những “nhân vật lịch sử”, đó là một
dụng ý sáng tạo của nhà thơ. Bởi vậy, chúng tôi đã lấy các “nhân vật lịch

sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du làm đề tài cho bài nghiên cứu của
mình
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
4
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể thấy Nguyễn Du đã trở thành một trong những đề tài đã từng tốn rất
nhiều giấy mực của những nhà nghiên cứu phê bình văn học ở cả trong và
ngoài nước. Viết về Nguyễn Du người ta thường hay quan tâm đến Truyện
Kiều. Nhưng về sau giới nghiên cứu phê bình văn học đã có những hướng
nghiên cứu mới về Nguyễn Du xoay quanh vấn đề “thơ chữ Hán”, đặc biệt
là việc sử dụng hàng loạt các “nhân vật lịch sử” như là chất liệu để sáng tác
trong các bài thơ chữ Hán của mình.
Đã có những công trình nghiên cứu về “những nhân vật lịch sử” trong thơ
chữ Hán của Nguyễn Du, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như:
Tâm tình của Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán, Hoài Thanh,
TCVH, tháng 3, 1960. Đây là một chuyên luận nghiên cứu rất sâu sắc và
phác họa lên “bức chân dung nội tâm” của nhân vật trữ tình” . Ở trong đó tác
giả nói nhiều đến các nhân vật lịch sử ở Trung Quốc và Việt Nam để thể
hiện những tâm sự của mình.
Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán, Nguyễn Huệ
Chi, TCVH, tháng 11, 1996. Ở đây tác giả rất thành công trong việc phát
hiện và phân tích các nhân vật phản diện cũng như những nhân vật chính
diện trong tác phẩm. Từ đó, tác giả cũng đưa ra những con số thống kê một
cách cụ thể sự xuất hiện của các nhân vật đó trong các bài thơ khác nhau,…
Vì vậy mà Nguyễn Huệ Chi đã giúp người đọc có được cái nhìn khái quát về
các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
Bên cạnh đó chúng ta phải kể đến bài viết Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm
sự của nhà thơ, được viết trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ
XVIII đến hết thế thế kỷ XIX do Nguyễn Lộc chủ biên, NXB GD Việt

Nam, 1976. Có thể nói đây là một bài viết rất sâu sắc về những tâm sự của
Nguyễn Du qua những bài thơ chữ Hán. Đọc những dòng viết sâu lắng, thiết
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
5
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
tha của tác giả, chúng ta như hình dung được một Nguyễn Du với những suy
tư trăn trở với những nỗi niềm thầm kín của bản thân về cuộc đời và con
người. Viết về những “nhân vật lịch sử” của đất nước Trung Hoa, Nguyễn
Du đã thể hiện thái độ của mình đối với từng nhân vật, có yêu mến, kính
trọng, có căm ghét, tức giận và có cả niềm đồng cảm , thương xót. Đồng thời
qua bài viết này cũng cho chúng ta thấy được tấm lòng nhân đạo cao cả của
nhà thơ khi viết về những người lao động nghèo khổ, cơ cực. Phải là một
người am hiểu sâu sắc về Nguyễn Du và những sáng tác của ông thì Nguyễn
Lộc mới viết nên những trang văn giàu cảm xúc và mãnh liệt như vậy.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác nữa như: Con người
Nguyễn Du trong thơ chữ Hán, công trình của Xuân Diệu, hay Nguyễn
Du trong những bài thơ chữ Hán, công trình của Đào Xuân Quý, trích
trong Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, NXB GD, 2003,… Tất cả những
công trình đó đều nhắc đến các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du, mục đích hướng tới của các công trình đó nhằm làm nổi bật lên
con người Nguyễn Du – nhân vật trữ tình chứ chưa đặt vấn đề này trở thành
hệ thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ
Hán của Nguyễn Du. Theo đó, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi sẽ là nhận
diện (tập hợp, thống kê, mô tả, phân loại, phân tích, đánh giá) các “nhân vật
lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du và có sự liên hệ, so sánh với
Nguyễn Trãi. Tất nhiên, trong quá trình tiến hành, chúng tôi sẽ cố gắng mở
rộng, liên hệ với một số câu thơ, bài thơ khác để làm rõ hơn vấn đề.
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55

6
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
4. Phạm vi tư liệu
Chúng tôi sử dụng tư liệu về văn hóa văn học của Trung Quốc và Việt Nam,
có liên quan đến các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong các bài thơ chữ
Hán của Nguyễn Du. Qua việc tìm hiểu các nhân vật lịch sử trong tuyển tập
thơ chữ Hán của Nguyễn Du sẽ cho chúng ta hiểu được một cách sâu sắc về
con người Nguyễn Du.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên bình diện lý thuyết, chúng tôi tiếp cận đối tượng chủ yếu từ góc độ của
văn học so sánh và thi pháp học.
Về mặt thao tác, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp như: thống kê,
mô tả, phân tích, so sánh – đối chiếu.
6. Bố cục đề tài
Ngoài Mở đầu và Kết luận, đề tài chia làm ba chương, bám sát vào đối
tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 1: Các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du.
Chương 2: Các đề tài về “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn
Du
Chương 3: Liên hệ so sánh với Nguyễn Trãi.
7. Quy ước trình bày
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
7
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Trong quá trình triển khai để cho rõ ràng, chúng tôi xin được viết in
nghiêng, đậm đối với tên những tập thơ, các bài thơ trong tập thơ, tất cả
những tên tác phẩm, công trình nghiên cứu như: tác giả, nhà xuất bản, năm
xuất bản chúng tôi sẽ ghi cụ thể ngay bên cạnh và viết hoa toàn bộ.
Còn danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c, ở cuối

Niên luận. Ngoài ra, với những câu thơ chúng tôi chỉ trích vào trong ngoặc
kép và để cho tiện, sau phần trích dẫn câu thơ chữ Hán, chúng tôi có trích
dẫn cả phần dịch.
Một số ký hiệu viết tắt:
NXB Nhà xuất bản
Tr Trang
HN Hà Nội
VHTT Văn hóaThông tin
KHXH Khoa họcXã hội
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
GD Giáo Dục
TCVH Tạp chí văn học
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
8
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
1. Một vài nét về thơ “vịnh sử”
1.1 Khái niệm thơ “ vịnh sử”
Thơ “vịnh sử” là loại thơ vịnh truyện cũ, người xưa “làm thơ vịnh sử chủ
yếu là để gửi gắm cái ý khen chê”. Cũng có thể tài khác thơ vịnh sử được
sáng tác theo những quan niệm truyền thống, trong đó nổi bật là “tính chất
sùng cổ” và “tính chất giáo huấn". Đồng thời với tinh chất thể tài của nó, thơ
“vịnh sử” lại chịu ảnh hưởng của phong cách viết sử về mặt đánh giá nhân
vật và sử dụng tư liệu lịch sử.
Nội dung chủ yếu của thơ “vịnh sử”
Thơ “vịnh sử” không phải chỉ đơn thuần ghi lại nhân vật và biến cố theo
biên niên sử, mà với hình thức thơ ca, thơ “vịnh sử’ nhằm soi sáng cảnh
hưng thịnh hay suy vong của những triều đại đã qua, ghi lại những thành
công và thất bại trong việc trị nước, phản ánh niềm ưu ái hoặc những hành

động xấu của những người trị nước, nêu lên những biểu tượng về số phận
may mắn bất hạnh của con người để làm gương cho hậu thế. Có thể nói thơ
“vịnh sử’ là những áng văn chương nhằm xác định giá trị của nhân vật, hoặc
sự kiện lịch sử dưới góc độ của một lý tưởng nhất định về cái đẹp.
1.2 Những chặng đường phát triển của thơ “vịnh sử”
Đầu thế kỷ XV, Lí Tử Tấn có bài ca Pháp Vân cổ tự kí kể lại truyền thuyết
Man Nương. Theo Lê Quý Đôn, bài thơ đó cũng “là thơ vịnh sử”. Đến nửa
sau thế kỷ XV, thơ “vịnh sử” bắt đầu phát triển. Tập Cổ tâm bách vịnh bằng
chữ Hán của Lê Thánh Tông nhằm ca tụng sự kiện, nhân vật Bắc sử.
Từ thế kỷ XVI trở đi, thơ “vịnh sử” tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất
lượng. Ngoài Đặng Minh Khiêm, Đỗ Nhân, Hà Nhậm Đại,… thì Phùng
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
9
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Khắc Khoan, Giáp Hải, Lê Công Triều… cũng có thơ vịnh sử để lại. Thơ
Nôm vịnh sử ra đời sau, nhưng khuynh hướng phát triển của thể tài lịch sử
đã dẫn tới sự hình thành thể loại diễn ca lịch sử.Trong thơ “vịnh sử” chữ
Hán, nhân vật và sự kiện lich sử dân tộc đã chiếm vị trí chủ yếu. Có những
thi tập chuyên vịnh về Nam sử. Việt giám vịnh sử của Đặng Minh Khiêm là
tập thơ đầu tiên vịnh Nam sử có hệ thống.
Có thể thấy các tập vịnh nhân vật Nam sử phần nhiều được viết theo thể
thất ngôn tuyệt cú và trước phần thơ vịnh thường có tiểu dẫn truyện nhân
vật, thơ nêu bật những nét chủ yếu, truyện dẫn thì ghi chép tường tận ngôn
từ, hành trạng của nhân vật. Các tập thơ vịnh Bắc sử như Chuyết Trai vịnh
sử tập, Vịnh sử thi,… thường được viết theo thể thất ngôn bát cú và thường
không có truyện dẫn. Thơ vịnh Nam sử khác với thơ vịnh Bắc sử chủ yếu là
ở khả năng thể hiện tính chất dân tộc của nội dung tác phẩm.
1.3 Vai trò của thơ “vịnh sử”
Thơ “vịnh sử” chính là một trong những tiếng nói thể hiện được, ở một mức
độ nhất định, ý thức độc lập tự chủ bền vững và mạnh mẽ đó. Sự phát triển

của nó chứng tỏ yêu nước vẫn là một chủ đề quan trọng trong tác phẩm của
trí thức có tinh thần dân tộc này.
Thơ “vịnh sử” đã thi ca hóa hầu hết những con người tài ba, kiệt xuất, có
công tích với dân, với nước, và qua những con người ấy, thơ “vịnh sử” đã
phản ánh được truyền thống của dân tộc trên nhiều bình diện.
1.4. Ý nghĩa của việc sử dụng thơ “vịnh sử”
Thơ “vịnh sử” nghiêm khắc lên án và phê phán bọn hôn quân bạo chúa, gian
thần tặc tử, tin chắc rằng một ngày kia những kẻ có tội ác ấy sẽ bị trừng
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
10
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
phạt. Đó là thái độ của nhà thơ, đồng thời cũng là thái độ chung của dân tộc,
phù hợp với đạo lý, chính nghĩa.
Qua nhân vật lịch sử, tác giả đã thể hiện thái độ nhân sinh và phẩm chất đạo
đức. Sự khen chê của họ vẫn mang tính chất thời sự, vẫn như khen chê
những hạng người trong xã hội đương thời.
2. Các “nhân vật lịch sử” được nhắc đến trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du
2.1. Thống kê và mô tả
Để thấy được các nhân vật lịch sử xuất hiện trong tuyển tập thơ chữ Hán của
Nguyễn Du, chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát theo chiều dọc của tập thơ.
Chúng tôi có in đậm tên của các “nhân vật lịch sử” trong bài thơ ở cột 3.
Bảng 2.1.1 Bảng thống kê các nhân vật lịch sử được nhắc đến trong tập
thơ Thanh Hiên thi tập (Hay còn gọi là Thanh Hiên tiền hậu tập).
ST
T
Bài thơ Nhân vật lịch sử
được nhắc đến
Na
m

Nữ Nam
sử
Bắc
sử
1 U cư (ở nơi u tịch) Vương Xán x x
2 Tự thán (than
thân)
Trang Tử x x
3 Dao vọng càn hải
từ ( xa trông đền
cờn)
Trương Thế Kiệt
và Đế Bính
x x
Dương Thái Hậu x x
Minh Phi (Vương
Chiêu Quân)
x x
4 Ký mộng (ghi lại
giấc mộng)
Hán Vũ Đế x x
Lý phu nhân (vợ x x
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
11
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
của Hán Vũ Đế)
5 My trung mạn
hứng (cảm hứng
trong tù)
Chung Tử

(Chung Nghi)
x x
Trang Tích x x
Bá Di và Thúc Tề x x
6 Ký huyền hư tử
(gửi anh huyền
hư)
Dương Vân và
Khổng Dung (đời
Hán)
x x
7 Tặng Thực Đình
(tặng anh Thực
Đình)
Phạm Tuy (đời
Xuân Thu)
x x
8 Phúc Thực Đình (
trả lời anh Thực
Đình)
Nguyễn Tịch (đời
Tấn)
x x
9 Hành lạc từ Đạo Chích và
Trang Cược
(Xuân Thu)
x x
Vương Nhung
(đời Tấn)
x x

Phùng Đạo (ngũ
đại)
x x
10 Sơn thôn (xóm
núi)
Vương Mãng
(cuối đời Tây Hán
và Quang Vũ Đế
(Đông Hán)
x x
11 Khai song (mở
cửa sổ)

Vương Hiến Chi
và Ân Hạo (đời
Tấn)
x x
12 Điếu La thành ca
giả (viếng ca nữ
Liễu Kỳ Khanh
(đời Tống)
x x
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
12
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
đất La thành)
13 Minh Công
Thành (thành
Công Minh)
Trịnh Toàn,

Trịnh Tráng,
Trịnh Tạc, Trịnh
Cán
x x
14 Ký hữu (gửi bạn) Vua Tề, Nhan
Xúc
x x
15 Ngẫu hững Bá Nhạc x x
16 Xuân tiêu lữ thứ
(đêm xuân lữ thứ)
Tạ Huệ Liên (đời
Tấn)
x x
17 Độc Tiểu Thanh
Ký ( đọc bài Tiểu
Thanh ký)
Phùng Tiểu
Thanh
x x
Bảng 2.1.2 Bảng thống kê các nhân vật lịch sử được nhắc đến trong tập
thơ Nam trung tạp ngâm
ST
T
Bài thơ Các nhân vật lịch
sử được nhắc đến
Na
m
Nữ Nam
sử
Bắc

sử
1 Ngẫu hứng Trương Hàn (đời
Tần)
x x
2 Tặng nhân (tặng
bạn)
Phùng Mạnh và
Vương Mãng
x x
3 Đại tác cựu thú
tự quy (làm thay
người đi thú lâu
Ban Siêu (đời
Đông Hán)
x x
Liên Xưng và
Quản Chi Phủ
x x
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
13
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
năm mong về) (sách tả truyện)
4 Tống Ngô Nhữ
Sơn công xuất
trấn Nghệ An
Ngô Nhữ Sơn x x
5 Giản công bộ
Thiêm sự Trần
(gửi ông Trần
Thiêm sự bộ công)

Trần Tuân và
Hoài Nam Tiểu
Sơn (đời Hán)
x x
Bảng 2.1.3. Bảng thống kê các nhân vật lịch sử được nhắc đến
trong tập thơ Bắc hành tạp lục
STT Bài thơ Các nhân vật lịch sử
được nhắc đến
Nam Nữ Nam
sử
Bắc
sử
1 Long thành cầm
giả ca ( bài ca của
người gảy đàn ở
Long Thành)
Phạm Trọng Yêm
(đời Tống)
x x
2 Quỉ môn quan (cửa
ải quỉ môn)
Mã Viện (đời Đông
Hán)
x x
3 Giáp thành Mã
phục ba miếu
(miếu thờ mã phục
ba ở giáp thành)
Mã Viện x x
4 Đề đại than mã

phục 3 miếu (đề
miếu mã phục ở đại
Thiếu Du (em họ
Mã Viện)
x x
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
14
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
than)
5 Hoàng Sào binh
mã(Hoàng Sào
đóng binh mã)
Hoàng Sào x x
6 Thái Bình mại ca
giả (người hát rong
ở Thái Bình)
Thế Dân, Kiến
Thành (đời Đường)
x x
7 Thương Ngô tức
sự
Ngu Đế (vua Thuấn) x x
Nga Hoàng và Nữ
Anh (hai người là vợ
của vua Thuấn
x
8 Thương Ngô trúc
chi ca (ca điệu trúc
chi làm khi qua đất
Thương Ngô)

Linh Quân (Khuất
Nguyên)
x x x
9 Ngũ nguyệt quan
cạnh độ (tháng
năm xem đua
thuyền)
Hoài Vương nước
Sở
x x
Trương Nghi (đời
Tấn)
x x
Tống Ngọc (nước
Sở)
x x
10 Quế Lâm Cù Các
Bộ (Ông Các bộ họ
cù ở Quế Lâm)
Cù Các Bộ (đời
Minh)
x x
11 Triệu Vũ Đế cố
cảnh (đât của Triệu
Vũ Đế)
Triệu Vũ Đế (tức là
Triệu Đà)
x x
12 Dương Phi cố
hương lý (quê cũ

của Dương Phi)
Dương Phi (tức là
Dương Ngọc Hoàn –
đời Đường
x x
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
15
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
13 Tam liệt miếu
(miếu ba liệt nữ)
Trương Thị, Quách
Thị, Lưu Thị (đời
Minh)
x x
Thái Nữ và Trác
Nữ (đời Hán”
x x
14 Đề Vi, Lập tập hậu
(đề sau tập thơ của
hai ông Vi, Lư)
Vi Ứng Vật (đời
Đường)
x x
15 Vĩnh Châu liễu tử
hậu cố trạch (nhà
cũ của Liễu Tử Hậu
ở Vĩnh Châu)
Liễu Tử Hậu (đời
Đường)
x x

16 Sơ thu cảm hứng
(cảm hứng đầu thu)
Ban Định Viễn (đời
Hán)
x x
17 Phản chiêu hồn Cao Dao và Quỳ,
Ngu Thuấn
x x
Thượng quan Ngận
Thượng (đời Sở)
x x
18 Biện Giả (Bác Giả
Nghị)
Giả Nghị (đời Hán) x x
19 Trường Sa Giả
thái phó (Gia thái
phó Trường sa)
Giáng Hầu và Quán
Anh (đời Hán)
x x
20 Lỗi Dương Đỗ
Thiếu Lăng mộ
(mộ Đỗ Thiếu Lăng
ở Lỗi Dương)
Đỗ Thiếu Lăng (Đỗ
Phủ - đời Đường)
x x
21 Đăng nhạc Dương
Lâu (lên lầu Nhạc
Dương)

Lã Động Tân x x
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
16
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
22 Yển thành Nhạc
Vũ ban sư xứ (chỗ
Nhạc Vũ rút quân
về ở Yển thành)
Tống Cao Tông x x
23 Nhạc Vũ Mục mộ
(mộ Nhạc Vũ Mục)
Nhạc Vũ Mục (Nam
Tống)
x x
24 Hoàng Hạc lâu
(lầu Hoàng Hạc)
Lư Sinh Thi x x
25 Tần Cối tượng
(tượng Tần Cối)
Tần Cối (đời Nam
Tống)
x x
26 Độ hoài hữu cảm
hoài âm hầu (Âm
Hầu qua sông hoài
nhớ hoài)
Hoài Âm Hầu (Hàn
Tín)
x x
27 Độ hoài hữu Văn

Thừa Tướng (qua
sông hoài nhớ
Văn Thừa Tướng)
Thiên Tường (đời
Tống)
x x
28 Âu Dương văn
trung mộ (Mộ ông
Âu Dương văn
trung)
Âu Dương Văn
Trung (Âu Dương
Tu – đời Tống)
x x
29 Bùi Tấn Công mộ
(mộ Bùi Tấn Công)
Bùi Tấn Công (đời
Đường)
x x
30 Cựu hứa đô Tào Tháo (đời Hán) x x
31 Hoàng Hà Trương khiên (đời
Hán)
x x
32 Tỉ Can mộ (mộ Tỉ
Can)
Tỉ Can (đời Ân) x x
33 Kê Khang cầm đài Kê Khang tự Thúc x x
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
17
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du

(đài gảy đàn của Kê
Khang)
Dạ
34 Kê Thị Trung từ
(đèn thờ ông Thị
Trung họ Kê)
Kê Thị Trung (Kê
Thiệu – con Kê
Khang) và Tấn Huệ
Đế
x x
35 Lạn Tương Như
cố lý (làng cũ của
Lạn Tương Như)
Lạn Tương Như và
Liêm pha (thời
Chiến quốc)
x x
36 Liêm Pha bi (bia
của Liêm Pha)
Võ An (tức Bạch
Khởi –Chiến quốc)
Lý Mục (đời Triệu)
x x
37 Tô Tần Đình (đình
Tô Tần)
Tô Tần (đời Chiến
quốc)
x x
38 Dư Nhượng chủy

thủ hành (bài hành
về cái dao găm của
Dư Nhượng)
Dư Nhượng, Triệu
Tương Tư
x x
Kinh Kha (nước
Tề)
x x
Nhiếp Chính (người
nước Hàn sang lánh
nạn nước Tề)
x x
39 Kinh Kha cố lý
(làng cũ Kinh Kha)
Tần Vũ Dương,
Yên Đan,Điền
Quang, Phàn Ô kỳ
(nước yên)
x x
40 Hàn Tín giảng
binh xứ (chỗ Hàn
Tín luyện binh)
Phàn Khoái và Hán
Cao Tổ (đời Hán)
x x
41 Đế Nghiêu miếu
(Miếu thờ vua
Vua Nghiêu, Hứa
Do

x x
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
18
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Nghiêu)
42 Lưu linh mộ (mộ
Lưu linh)
Lưu Linh (đời Tấn) x x
43 Kỳ lân mộ (mộ kỳ
lân)
Vĩnh Lạc (tức là
Minh Thành Tổ) và
Yên Đệ (Chu
Nguyên Trương),
Minh Huệ Đế
x x
44 Đông A sơn lộ
hành ( Trên đường
núi huyện Đông A)
Vợ Đào Đáp Tử
(liệt nữ truyện).
x x
45 Quản Trọng tam
qui đài (đài tam qui
của Quản Trọng)
Quản Trọng (đời
Xuân Thu)
x x
46 Sở Bá Vương mộ
(mộ của Sở Bá

Vương)
Sở Bá Vương (Hạng
Vũ)
x x
47 Mạnh Tử Từ cố
liễu (cây liễu cổ
trước đền Mạnh
Tử)
Mạnh Tử (nước
Trâu)
x x
48 Liễu Hạ Huệ mộ
(mộ Liễu Hạ Huệ)
Liễu Hạ Huệ (Xuân
Thu)
x x
49 Á Phủ mộ (mộ Á
Phủ)
Á Phủ (Phạm Tăng) x x
50 Chu Lang mộ (mộ
Chu Lang)
Chu Lang (Chu Du
– sống ở đời Đông
Ngô
x x
51 Vinh Khải Kỳ thập
tuế xứ (Nơi Vinh
Vinh Khải Kỳ
(Xuân thu)
x x

Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
19
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Khải Kỳ mót lúa)
52 Đào Hoa Đầm Lý
Thanh Liên (Đầm
Đào Hoa, dấu tích
cũ của Lý Thanh
Liên)
Lý Thanh Liên (Lý
Bạch – đời Đường)
x x
Đường Huyền Tôn
(đời Đường)
x x
53 Lương Chiêu
Minh Thái tử
phân kinh thạch
đài (Đài đã phân
kinh của Thái tử
Lương Chiêu
Minh)
Lương Chiêu Minh
Thái tử (thời Nam
Tống)
x x
Hầu Cảnh ( tướng
Đông Ngụy)
x x
2.2. Phân loại

Sau khi khảo sát thống kê chúng tôi thấy trong tập thơ chữ Hán của mình
Nguyễn Du đã nhắc đến rất nhiều những nhân vật lịch sử, đó là những nhà
thơ, nhà văn lỗi lạc như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lý Bạch, Âu Dương Tu,
Liễu Tôn Nguyên. Những bậc trung thần nghĩa sĩ của đất nước như Cù Thức
Trĩ , Khuất Nguyên, Nhạc Phi, Liêm Pha, Lạn Tương Như, Văn Thiên
Tường, Hàn Tín, Kê Thiệu, Giả Nghị Những người phụ nữ danh tiếng
như Dương Quý Phi, Nga Hoàng và Nữ Anh và 3 người phụ nữ Trương Thị,
Quách Thị và Lưu Thị (vợ của Cù Thức Trĩ, sống ở đời Minh). Rồi đến
những tên gian hùng, phản bội như Tô Tần, những tên xâm lược Việt Nam
như Mã Viện, Minh Thành Tổ và có cả Hoàng Sào, một vị lãnh tụ của phong
trào khởi nghĩa nông dân.
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
20
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
2. 3. Nhận xét sơ bộ
Qua bảng thống kê trên có thể thấy, đa phần các “nhân vật lịch sử” là nam,
số lượng các “nhân vật lịch sử” là nữ xuất hiện với tần số rất ít với 11/75
(chiếm khoảng 14.7 %). Bên cạnh đó số lượng các “nhân vật lịch sử” thuộc
Nam sử cũng rất ít với tần số xuất hiện là 5/75 (chiếm khoảng 6.7 %), còn
lại là các “nhân vật lịch sử” thuộc Bắc sử.
Đồng thời những tên hôn quân bạo chúa, những “loạn thần tặc tử” cũng
xuất hiện với một tần số thấp hơn so với những bậc trung thần nghĩa sĩ của
đất nước (Mã Viện, Minh Thành Tổ, Tô Tần, vợ chồng Tần Cối…), còn chủ
yếu là những bậc trung thần nghĩa sĩ của mỗi triều đại (Lạn Tương Như,
Liêm Pha, Giả Nghị, Nhạc Vũ Mục, Khuất Nguyên , Quản Trọng, Kê Thị
Trung, Văn Thừa Tướng, Bùi Tấn Công, Tỉ Can, Cù Các Bộ, Cù Thức
Trĩ….).

CHƯƠNG HAI
CÁC ĐỀ TÀI VỀ “NHÂN VẬT LỊCH SỬ” TRONG THƠ CHỮ HÁN

CỦA NGUYỄN DU
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
21
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
1.Các đề tài về “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn
Du
Có thể thấy những bài thơ viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Du không giống
với thứ thơ vịnh sử thường thấy trong lich sử Văn học Việt Nam. Thơ vịnh
sử nói chung là thứ thơ nhằm mục đích giáo huấn về đạo đức, nên thường
khô khan và đạo mạo. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thơ Nguyễn Du
không phải là thơ vịnh sử mà là thơ viết về đề tài lịch sử, bởi những bài thơ
của ông viết về lịch sử tràn đầy cảm xúc và cách nhìn nhận của ông về cuộc
sống và con người. Những cảm xúc chân thật ấy không chỉ đơn giản xuất
phát từ quan điểm đạo đức mà chủ yếu từ những thể nghiệm trong cuộc
sống, từ một tình thương, một chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ.
Trong các tập thơ chữ Hán của mình, khi viết về các “nhân vật lịch sử” thì
Nguyễn Du đã đề cập tới nhiều đề tài khác nhau. Qua từng đề tài, Nguyễn
Du đã thể hiện những niềm cảm xúc khác nhau của mình, có ca ngợi, có
thương xót và có cả niềm căm phẫn đối với những tên tướng giặc tàn bạo đã
gây ra bao đau khổ cho người dân Việt Nam.
1.1. Đề tài về những người tài hoa nhưng bạc mệnh
Với các nhân vật tiêu biểu như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lý Bạch, Liễu Tôn
Nguyên, Âu Dương Tu, Giả Nghị, Dương Quý Phi và Phùng Tiểu Thanh.
Khi viết về những người có tài năng và đức độ nhưng lại có một cuộc đời
với nhiều sóng gió, bão táp, Nguyễn Du đã thể hiện niềm cảm thương sâu
sắc và niềm trân trọng đối với tài năng của họ.
Khuất Nguyên (Linh Quân): Là một nhà yêu nước vĩ đaị, một con người
tài hoa lỗi lạc, một nhà thơ lớn đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc,
với tập thơ Ly tao bất hủ. Thế mà con người ấy cuối cùng bị ruồng rẫy đến
mức không sống nổi, phải nhảy xuống sông Mịch La tự tử. Cuộc đời của

Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
22
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Khuất Nguyên có cái gì như một điển hình, một tượng trưng đau đớn cho số
phận của con người ưu tú, tài hoa trong xã hội cũ, không phải chỉ riêng của
Trung Quốc mà của Việt Nam, của cả cái “nhân loại này”. Bởi vậy, khi viết
về Khuất Nguyên, Nguyễn Du đã thể hiện niềm cảm thương chân thành và
sâu sắc nhất của mình đối với một người con tài hoa, hết mực trung thành
với nước Sở. Đặc biệt nhà thơ ca ngợi tấm lòng “cô trung son sắt”, “liệt nữ
không thờ hai chủ” của Khuất Nguyên:
“Bất thiệp Hồ Nam đạo
An tri tương thủy thâm?
Bất độc Hoài Sa phú,
An thức Khuất Nguyên tâm?
Khuất Nguyên tâm, Tương giang thủy,
Thiên thu, vạn thu thanh kiến để…”
(Không đi qua Hồ Nam
Biết sao được sông Tương sâu?
Không đọc bài phú Hoài Sa,
Biết sao được nỗi lòng của Khuất nguyên?
Nghìn năm, vạn năm vẫn thấy trong suốt
thấy đáy).
Có thể thấy, Nguyễn Du đã giành cho Khuất nguyên một niềm cảm thương
sâu sắc. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ viết năm bài về Khuất
Nguyên, chưa kể một số bài khác có nhắc đến Khuất Nguyên.
Đỗ Phủ: Không viết nhiều bài như về Khuất Nguyên, nhưng sự rụng động
của Nguyễn Du cũng không kém phần sâu sắc, đó là trường hợp ông viết về
Đỗ Phủ. Đỗ Phủ có lẽ là nhà thơ có nhiều ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với
Nguyễn Du. Chính ông đã nói về Đỗ Phủ: “Tôi bình sinh khâm phục ông
không lúc nào xa rời” (Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ). Đồng thời có thể

Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55
23
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
thấy, cuộc đời của Đỗ Phủ cũng giống như Khuất Nguyên và giống với cả
Nguyễn Du, họ đều là những người tài hoa nhưng bạc mệnh. Bởi vậy, viết
về Đỗ Phủ, một mặt Nguyễn Du hết lời ca ngợi, mặt khác ông lại xót xa cho
cuộc đời bạc mệnh của Đỗ Phủ và nói lên sự đồng cảm của mình:

“Dị đại tương liên không sái lệ
Nhất cùng chí thử khởi công thi?
Trao đầu cựu chứng y thuyên vị?
Địa hạ vô linh quỷ bối xy”
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ)
((Ông với tôi) ở hai thời đại khác nhau,
thương nhau luống rơi nước mắt,
Ông cùng khổ như thế há phải vì hay thơ?
Cái bệnh lắc đầu cũ bây giờ đã khỏi chưa?
Dưới suối vàng đừng để bọn quỷ cười”).
Phùng Tiểu Thanh: Là một người con gái có tài sắc, sống ở đầu đời Minh.
Nàng họ Phùng, lấy lẽ một người cũng tên là Phùng, vì tránh tên chồng nên
gọi là Tiểu Thanh. Vợ cả ghen, bắt ở riêng trong một ngôi nhà trên núi Cô
Sơn, cạnh Tây Hồ, chẳng bao lâu buồn mà chết. Lúc này nàng mới 18 tuổi.
Sau khi nàng chết thì những tập thơ mà nàng sáng tác cũng bị đem đốt hết.
Khi viết về Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc
của mình đối với số phận bất hạnh của người con gái tài sắc.
Dương Quý Phi: Tức Dương Ngọc Hoàn, người huyện Thụ Hương, thuộc
tỉnh Hồ Nam, vị trí vào bờ phía Nam Hoàng Hà, mồ côi sớm, chú là Dương
Huyền Yêu nuôi. Nàng là vợ của Thọ Vương Mao, con thứ 18 của Đường
Huyền Tông, được Huyền Tông tuyển vào cung, phong làm Quý Phi. An
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55

24
Các “nhân vật lịch sử” trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Lộc Sơn nổi loạn, Huyền Tông chạy vào đất Thục, đến Mã Ngôi quân lính
không chịu đi đòi trừng trị Dương Quốc Trung – anh họ của Dương Quý
Phi, bấy giờ làm Tể tướng và Dương Quý Phi. Sau đó nàng bị thắt cổ chết.
Khi viết về Dương Quý Phi, Nguyễn Du đã góp phần minh oan cho nàng.
Nhà thơ chỉ ra rằng cái loạn An Sử và sự suy vi của nhà Đường, không phải
là do sắc đẹp của Dương Quý Phi gây ra mà nó là kết quả của chính sách cai
trị của các bậc vua chúa, của chính sự thối nát của chế độ phong kiến. Cách
nhìn của Nguyễn Du là cách nhìn mới mẻ, trái với quan niệm thông thường.
1.2. Đề tài về những bậc trung thần nghĩa sĩ, những vị vua anh
minh, đức độ
Khi viết về tấm lòng cô trung, một lòng vì nước vì dân của những bậc trung
thần nghĩa sĩ của Trung Quốc, Nguyễn Du đã hết mực ca ngợi khí phách của
họ: Khuất nguyên, Cù Các Bộ, Dự Nhượng, Phạm Tăng, Lạn Tương Như,
Liêm Pha, Quản Trọng, Điền Quang, Phàn Ô Kỳ, Kinh Kha, Nhiếp Chính,
Kê Thị Trung, Âu Dương Văn Trung, Bùi Tấn Công, Nhạc Vũ Mục, Giả
Nghị, Cao Dao và Cao Quỳ, Hàn Tín, Tỉ Can, Văn Thừa Tướng…
Cù Các Bộ: Tức Cù Thức Trĩ, tự Khởi Điền, người đời Minh, đỗ tiến sĩ,
làm Tuần phủ tỉnh Quảng Tây, sau thăng lên Đông các đại học sĩ, tước Lâm
Quế Bá. Lúc người Mãn - Châu chiếm Trung Quốc, vua Minh chạy vào Vân
Nam, ông ở lại giữ thành Quế Lâm. Thành bị vây, sau đó ông chết theo
thành. Ở đây Nguyễn Du đã ca ngợi nghĩa khí anh hùng của Cù Các Bộ, thà
chết theo thành chứ không chịu cúi đầu ô nhục và làm tay sai cho giặc.
Dự Nhượng: Là một người nổi tiếng với tấm lòng “cô trung son sắt”, “đại
nghĩa vua tôi”, xứng đáng là một bậc trượng phu với ý chí sắt thép. Khi bắt
được Dự Nhượng, Triệu Tương Tử hỏi: “Không phải trước kia anh làm tôi
cho Phạm Trung Hàng, sao anh không báo thù mà lại làm tôi Trí Bá? Bây
giờ Trí Bá chết rồi, sao anh lại cứ khăng khăng báo thù cho được”. Dự
Phạm Thị Thùy - Lớp Văn k55

25

×