Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Hình tượng tác giả trong thơ chữ hán của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.21 KB, 100 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
phạm thị phơng thảo

hình tợng tác giả trong thơ chữ hán của
hồ chí minh

Chuyên ngành: Lí luận Văn học
MÃ số: 60.22.32

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:
Ts. trơng xuân tiÕu


Vinh - 2009

Lời cảm ơn
Trong quỏ trỡnh thc hin tài, chúng tơi nhận được sự giúp đỡ tận
tình của quý thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, đặc biệt là TS Trương
Xuân Tiếu - người hướng dẫn đề tài khoa học này.
Qua đây, chúng tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô giảng dạy
ở Khoa Ngữ văn, ở khoa Sau đại học trường Đại Học Vinh, đã gợi ý, động
viên chúng tơi hồn thành luận văn.
Với khuôn khổ một Luận văn Thạc sĩ, những vấn đề nêu ra mới chỉ
được giải quyết ở chừng mực nhất định, tất yếu sẽ khơng tránh khỏi
thiếu sót. Tác giả mong được sự góp ý, chỉ bảo chân tình của q thầy,
cơ giáo và q vị.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 12 năm 2009


Tác giả

Phạm Thị Phương Thảo

2


Mơc lơc
Trang
Mười phân thu hoạch chỉ vài phân” ......................................................55
Sét so¹t luôn tay tựa gảy đàn........................................................................81
Bn thỏng khụng git gi............................................................................88
Túc bc thêm mấy phần..............................................................................88

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng hề có ý định xây dựng cho mình
một sự nghiệp văn chương, nhưng thực tế Người đã trở thành một nhà văn,
nhà thơ lớn. Những sáng tác của Người để lại, dù bất cứ ở thể loại nào, cũng
đều toát lên vẻ đẹp tâm hồn của một người cộng sản vĩ đại suốt đời khơng
ngừng phấn đấu vì độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân
dân.
Sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được khởi nguồn
từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, song hành với q trình Người bơn ba
khắp năm châu bốn biển, vượt mn trùng sóng gió quyết tìm được con
đường cứu nước cho dân tộc. Dù ở bất cứ tư cách nào, ở lĩnh vực hoạt động
nào, Người vẫn có được sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, đặc biệt là
con người Hồ Chí Minh trong "Nhật ký trong tù" - một tấm gương sáng chói
về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất người cộng sản. Chính vì thế Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh và thơ văn của Người là cả một đề tài nghiên cứu

phong phú cho rất nhiều nhà khoa học.
Nhiều nhà viết kịch, soạn nhạc, điện ảnh, nhiều nhà điêu khắc, hoạ sĩ, thi
sĩ trong và ngoài nước đã lấy cảm hứng từ "Nhật ký trong tù" sáng tạo nên
những tác phẩm nổi tiếng. Nhiều nhà lý luận, phê bình văn học đã khẳng định

3


giá trị to lớn về mặt lịch sử, tư tưởng và nghệ thuật của "Ngục trung nhật ký".
Tập thơ giúp ta hiểu thêm con người Chủ tịch Hồ Chí Minh "một hình mẫu cao
đẹp của con người mới trong thời đại mới, một biểu tượng của chủ nghĩa nhân
văn với đầy đủ ý nghĩa của nó, một tấm gương tuyệt vời về người cộng sản. Hồ
Chí Minh là một con người đẹp của thế kỷ, kết hợp hài hoà trong bản thân mình
những phẩm chất khác nhau: dân tộc và quốc tế, phương Đông và phương Tây,
anh hùng và nghệ sĩ, chất trữ tình và chất thép, vừa rất mực nhân hậu lại vừa triệt
để cách mạng, vừa vô cùng bình dị mà lại vừa kiệt xuất, vĩ đại…”[28].
Từ trước tới nay, khi tiếp cận thơ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có
nhiều người hoặc tập trung tìm hiểu tập “Nhật ký trong tù”, hoặc chỉ phân tích
bình giảng một số bài thơ chữ Hán được Người sáng tác từ năm 1943- 1969.
Để có một cái nhìn hệ thống, dưới góc độ thi pháp học hiện đại về hình
tượng tác giả trong tồn bộ thơ chữ Hán của chủ tịch Hồ Chí Minh thì vẫn
đang là một vấn đề mới mẻ đặt ra cho người nghiên cứu. Và đó chính là lý do
thúc đẩy chúng tơi thực hiện luận văn cao học thạc sỹ với đầu đề “Hình tượng
tác giả trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu thơ văn nói chung và thơ chữ Hán nói riêng của Hồ Chí Minh
đã có rất nhiều cơng trình khoa học dưới dạng là sách giáo trình, sách chuyên
luận, sách chuyên khảo và những bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Tuy vậy, tìm hiểu tập trung vấn đề hình tượng tác giả trong thơ chữ Hán
của Hồ Chí Minh đã xuất hiện một số tài liệu, cơng trình cụ thể sau đây:

2.1. Hồng Xn Nhị - “Tìm hiểu thơ Hồ Chủ tịch” - Nhà xuất bản
Đại học và Trung học chuyên nghiệp – Hà Nội - 1976
Trong chương “Những bài đặc biệt hay trong thơ Hồ Chủ tịch”, Hoàng
Xuân Nhhị đã tập trung phân tích các bài thơ chữ Hán: Bài mở đầu tập “Nhật
ký trong tù”; “Tự khuyên mình”; “Nghe tiếng giã gạo”; “Bốn tháng rồi”; “Vào
nhà lao huyện Tĩnh Tây”; “Không ngủ được”; “Ốm nặng”; “Ở Việt Nam có

4


biến động”; “Đốn chữ”; “Nói cho vui”; “Ở Lai Tân”; “Người vợ bạn tù đến
thăm chồng”; “Chăn bằng giấy của người bạn tù”; “Gia quyến người bị bắt
lính”; “Một người tù cờ bạc vừa chết”; “Người bạn tù thổi sáo”; “Cháu bé
trong nhà lao Tân Dương”; “Nghe gà gáy”; “Rụng mất một cái răng”; “Lính
ngục đánh cắp mất chiếc gậy”; “Cột cây số”; “Cảm tưởng đọc Thiên Gia Thi”;
“Ngắm trăng”; “Giải đi sớm”; “Nắng sớm”; “Tiết thanh minh”; “Đêm lạnh”;
“Đến Quế Lâm”; “Mưa lâu”; “Hồng hơn”; “Buổi sớm”; “Tự khun mình”;
“Trời hửng”, “Từ Long An đến Đồng Chính”; “Cảnh ngồi đồng”; “Phu làm
đường”; “Đi đường”; “Trên đường đi”; “Mới ra tù tập leo núi”. Qua việc phân
tích một số bài thơ của Hồ Chủ tịch trong “Nhật ký trong tù”, Hồng Xn Nhị đã
khái qt: “Trong bản thân cái nhìn cách mạng, vừa hiện thực vừa lãng mạn đứng
trước cuộc sống, phải yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết lắm, và nhất là phải tin
rất vững vào chính nghĩa, vào sức mạnh, sự bất khuất của ý chí, của tinh thần mình,
mặc dù mình đang bị tù, bị đói, mới sáng tác được bài thơ kỳ diệu như vậy! Bài này
cùng một mạch tư tưởng với một bài nêu trên, tuy trong cảnh tù mà vẫn tự khẳng định
mình là tự do” [ 40,69 ].
Những bài thơ chữ Hán được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết từ 1943 trở về
sau cũng được Hồng Xn Nhị chú ý phân tích: “Nguyên tiêu” (Rằm tháng
giêng), “Đối trăng”, “Lên núi”, “Sáu mươi ba tuổi”, “Không đề”, “Đêm thu”,
“Lên núi”. Điều Giáo sư Hoàng Xuân Nhị rút ra từ những bài thơ chữ Hán

của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Trong thơ Bác, chúng ta tìm thấy chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa với nhận thức luận , phương pháp tư tưởng cơ bản
của nó là phản ánh luận Mác - Lê Nin, và ngun tắc tối cao của nó là tính
Đảng Cộng sản” [ 40, 120 ].
Có thể nói Hồng Xn Nhị là người tìm hiểu khá tồn diện về thơ Hồ
Chủ Tịch, trong đó có thơ chữ Hán của Người. Tuy nhiên, tác giả cơng trình
vẫn chủ yếu dựa vào nguyên lý Mác - Lê Nin hơn là việc vận dụng thi pháp
học hiện đại để phân tích thơ Hồ Chí Minh. Vì thế cơng trình của Giáo sư

5


Hoàng Xuân Nhị chỉ mới đạt được kết quả bước đầu, mà chưa thực sự đi sâu
vào những giá trị chân, thiện, mỹ trong thơ chữ Hán của Hồ Chủ tịch.
2.2. Nhiều tác giả - “Hồ Chí Minh tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn
từ” - NXB giáo dục – Hà Nội – 2005.
Trong phần hai - Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả, tác phẩm và nghệ thuật
ngơn từ, ở chương 3 thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài viết tìm hiểu
thơ chữ Hán của Người.
Tập trung phân tích tìm hiểu “Nhật ký trong tù” có bài “Các thước đo
thời gian của Nhật ký trong tù” của Phùng Văn Tửu. Theo Phùng Văn Tửu,
nhờ tìm hiểu “Những thước đo thời gian khác nhau, tách bạch mà chi phối lẫn
nhau, tạo thành một thể thống nhất, giúp ta hiểu thêm tâm hồn của nhà thơ
cũng như vẻ đẹp của tập thơ” [ 52,382 ]. Từ đó Giáo sư Phùng Văn Tửu chỉ
rõ “Nhật ký trong tù là thơ tâm trạng, nó vượt ra ngồi khơng gian và thời gian
cụ thể” [ 52,383 ]. Và cuối cùng, Phùng Văn Tửu đi đến kết luận: “Bác Hồ coi
thường những thiếu thốn, đau khổ ghê gớm về thể chất trong cảnh tù đày,
nhiều khi còn cười cợt với chúng nhưng ngược lại Người bị dày vò dữ dội về
nỗi niềm cháy bỏng sốt ruột chờ đợi ngày này qua ngày khác tháng khác, giờ
phút được băng mình vào khoảng khơng gian bát ngát biểu tượng của tự do

để tiếp tục sự nghiệp cách mạng” [ 52, 386 ].
Cùng tìm hiểu về “Nhật ký trong tù” - Tập thơ chữ Hán nổi tiếng của Hồ
Chí Minh, Lê Đình Kỵ trong bài “Thơ Bác” lại nhấn mạnh sự quan tâm của Hồ
Chủ tịch đối với những số phận, những con người và từ đó Giáo sư kết luận:
“Thơ Bác là một sự kết tinh, là một sự hài hoà giữa lãnh tụ và nhân dân, giữa
thời đại và dân tộc, giữa chính trị và tình đời, tình người, giữa cao siêu và bình
dị, giữa đa dạng và thống nhất. Đó là thơ ca của một nhà chiến lược cách mạng
kiêm một nhà thơ lớn, của một người cộng sản chân chính tồn diện” [52, 375 ].

6


Tương tự, Xuân Diệu trong bài “Yêu thơ Bác” đã bày tỏ nỗi niềm của
mình, của một thi sỹ đối với nhà thơ Hồ Chí Minh như sau: “Bác Hồ cha của
chúng con, hồn của muôn hồn”.
“Câu thơ Tố Hữu hơm nay nói hộ tơi lịng u thương Hồ Chủ tịch. Tơi
nói u thương vì dĩ nhiên là chúng ta kính yêu Bác, kính yêu lên đến cao tột
là yêu thương. Yêu Bác, yêu thơ, yêu tâm hồn và trí tuệ của Bác. Bác là niềm
giác ngộ cao nhất của tâm hồn, Bác là sở hữu sâu sắc nhất của mỗi tâm hồn
“[ 52, 48 ].
Hồng Trung Thơng trong bài”Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác” đã dựa
trên sự khảo sát nội dung và nghệ thuật đi sâu phân tích quan điểm nghệ thuật
của Bác và nhấn mạnh: “Đọc lại thơ Bác, hiểu sâu một tâm hồn thơ phong phú
mà nhất quán, rất nghệ thuật mà không chịu dừng lại ở một lối diễn tả nghệ
thuật nào. Nhà thơ Cộng sản ấy thật là vĩ đại” [ 52, 430 ].
Ngoài ra các bài viết “Tư duy nghệ thuật trong thơ Hồ Chí Minh” của
Trần Đình Sử, “Vài suy nghĩ nhỏ về tư tưởng mỹ học của Hồ Chí Minh qua
sáng tác thơ” của Nguyễn Đăng Mạnh, “Đọc lại tập thơ Ngục Trung nhật ký”
của Đặng Thai Mai, “Một tiếng nói hướng nội, thế giới nhà thơ và con người
kiên nghị, trữ tình của tác giả” của Trần Thị Băng Thanh và Nguyễn Huệ Chi

đều có những khám phá khoa học, chính xác, sinh động về thơ chữ Hán của
Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó với bài viết “Góp phần lý giải ý nghĩa và vẻ đẹp của bài thơ
Vãn cảnh” của Nguyễn Khắc Phi góp một phần tìm hiểu về “Tầm vóc vĩ đại
của Hồ Chí Minh” [ 52, 406 ].
2.3. Viện Văn học - “Suy nghĩ mới về Nhật Ký Trong Tù” - NXB giáo
dục Hà Nội
Ở chương 2 của cơng trình (“Những vấn đề thi pháp và một số phương
hướng tiếp cận tập thơ “) nổi lên những vấn đề sau:

7


Tiếng cười trong tập thơ do Nguyễn Huệ Chi, Đặng Thị Hảo, Nguyễn
Phạm Hùng viết; Cái mới trong tư duy nghệ thuật do Trần Đình Sử viết
Những vấn đề khoa học đó ít nhiều đã đề cập đến vấn đề hình tượng tác giả
trong thơ chữ Hán của Hồ Chủ tịch, mà cụ thể là tập thơ “Nhật ký trong tù”.
Theo Trần Đình Sử thì “Nhật ký trong tù” chẳng những hay vì thể hiện
sinh động một nhân cách lớn, một tinh thần cứng cỏi, tha thiết tinh đời, vì có
những tác phẩm sánh ngang với thi ca cổ điển q khứ, mà cịn hay vì bên
cạnh đó cịn có hàng loạt bài thơ thể hiện lối tư duy mới, xuất hiện như là
những mẫu mực mới) [ 52, 163 ].
Theo Nguyễn Huệ Chi, Đặng Thị Hảo, Nguyễn Phạm Hùng thì “Nếu ta
tìm thấy trong con người Hồ Chí Minh “Tinh hoa của dân tộc”, trong văn
chương của Hồ Chí Minh phong cách, sắc thái của văn hoá dân tộc thì ta
cũng dễ dàng nhận thấy trong nghệ thuật trào lộng của ông những nét đặc sắc
gây cười truyền thống, cái hồn nhiên, trẻ trung, phóng khống của người dân
lao động, cái hóm hỉnh, sâu sắc, tao nhã của nhà nho, cái tự nhiên, đời
thường của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương”[ 54,179 ].
Lương Duy Thứ trong bài “Âm vang Thơ Đường” lại nhấn mạnh “sự gặp

gỡ, tiếp nối, giữa cách cảm hứng, cách cấu tứ , cách thể hiện của thơ ca cổ
điển phương Đông, từ Đường, Tống qua hàng loạt nhà thơ cổ điển Việt Nam
và Trung Quốc, trong đó yếu tố nổi bật là sự thống nhất giữa con người và
thiên nhiên, giữa chủ thể và khách thể….” [ 54,189 ].
2.4. Tập thể tác giả - “Nhật Ký Trong Tù và những lời bình” - NXB
Văn hóa - thơng tin - Hà Nội - 1997
Những bài viết có tính chất nghiên cứu về hình tượng tác giả trong
“Ngục trung nhật ký” của Hồ Chủ tịch được in trong cuốn sách này là: “Tiếng
hát tự do” của Hồi Thanh, “Mong manh áo vải hồn mn tượng” của Nguyễn
Đăng Mạnh; “Bài thơ đề từ” của Lê Xuân Đức, “Một khát vọng tự do” của Vũ
Quần Phương, “Ngắm trăng” của Lê Trí Viễn, “Mộ - Chiều tối” của Nguyễn

8


Hoành Khung; “Tảo giải - giải đi sớm” của Hoàng Dung; “Thuỵ bất trước”
của Nguyễn Công Khai, “Tứ cá nguyệt liễu” của Đỗ Kim Hồi. Có thể nói ở
những bài viết đó đã có những phát hiện tinh tế về hình tượng tác giả trong
những bài thơ chữ Hán của Hồ Chủ tịch.
2.5. Nhiều tác giả- “Nửa thế kỷ nghiên cứu học tập thơ, văn Hồ Chí
Minh” - NXB Nghệ An - 2000
Cái mới ở cơng trình này là việc giới thiệu bài nghiên cứu về thơ chữ
Hán của Hồ Chí Minh ( chủ yếu là tập “Nhật ký trong tù” của một số học giả
nước ngoài): Viên Ưng với bài “Bác Hồ, một nhà thơ lớn” [ 15,1065 ], Quách
Mạt Nhược với bài “Nay ở trong thơ nên có thép”. Cảm tưởng sau khi đọc tập
thơ “Nhật ký trong tù” [15,1069], Axtơroginđopery với bài “Những bài thơ
đẹp nhất”[15,1081], Rôgerdenux ( Pháp ) với bài “Hồ Chí Minh, nhà thơ”
[15,1084], Goxtamon mơcơvip với bài “Những bài thơ tù” [15,1088],
Pherren xơxdigagi với bài “Nhật ký trong tù, một bức tranh tự họa của Hồ
Chí Minh” [15, 1090],


Phelicpitarođri với “Nhật ký trong tù” [15,1093],

Pavenautôpnxky với bài “Gặp tác giả Nhật ký trong tù” [15,1097],
Rơnedopestre với “Một anh hùng của thời đại chúng ta” [15, 1104 ], G.L.
Buđaren với bài “Một cốt cách cổ điển và những sáng tạo hiện đại” [15,1110],
Lelio Basso với bài “Viết lúc chờ tự do” [15,1116], E Chac Sach No với bài
“Nhật ký trong tù” là sự bộc lộ bằng văn học của một nhân vật cách mạng đầy
sức sống, cực kỳ uyên thâm” [15,1121].
Có thể nói hơn chục bài viết của các tác giả ngoài nước đã khám phá
sâu sắc tinh tế vẻ đẹp Hồ Chí Minh trong tập thơ chữ Hán “ Nhật ký trong
tù”.Đó là vẻ đẹp của một anh hùng, một nhà thơ. Những bài thơ chữ Hán
được Hồ Chí Minh viết sau “Nhật ký trong tù” khơng được các học giả
nước ngồi tìm hiểu, do đó nhân cách bình dị mà vĩ đại của tác giả Hồ Chí
Minh vẫn chưa được họ khám phá toàn diện.

9


2.6. Lê Xuân Đức “Đến với những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
- NXB GD- HN – 2002
Trong phần II - Đến với những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả
Lê Xuân Đức tập trung phân tích những bài thơ chữ Hán sau đây: Bài thơ
“Đề từ”, “Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây”, “Buổi trưa”, “Lời hỏi”, “Người bạn
tù thổi sáo”, “Học đánh cờ”, “Ngắm trăng”, “Đi đường”, “Chiều tối”, “Vợ
người bạn tù đến nhà lao thăm chồng”, “Giải đi sớm”, “Đêm lạnh”, “Rụng
mất một chiếc răng”, “Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh”, “Hoàng hơn”,
“Nhớ bạn”, “Nghe tiếng giã gạo”, “Phu làm đường”, “Lính ngục đánh cắp
mất chiếc gậy”, “Nửa đêm”, “Bốn tháng rồi”, “Ốm nặng”, “Cảnh chiều hôm”,
“Trời hửng”, “Mới ra tù tập leo núi”, “Lên núi”, “Rằm tháng riêng”, “Tin thắng

trận”, “Tặng cụ Bùi”, “Tặng cụ Võ”, “Đêm thu”, “Không đề”, “Nhớ chiến sỹ”,
“Đối trăng”, “Lên núi”, “Thăm Khúc phụ”, “Hai chớ”. Như vậy, so với những
cơng trình khoa học trước đây thường tập trung nghiên cứu Hồ Chí Minh qua tập
thơ chữ Hán “Ngục trung nhật ký”, thì ở cơng trình khoa học này, Lê Xuân Đức
đã chú ý phân tích những bài thơ chữ Hán được Hồ Chí Minh sáng tác sau “Ngục
trung nhật ký”( từ 1944 - 1969 ). Tuy vậy, Lê Xuân Đức cũng chỉ phân tích một số
bài điểm xuyết, chứ chưa phân tích đầy đủ tồn bộ thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh,
do đó vẫn chưa có những cái nhìn biện chứng trong thơ chữ Hán của Hồ Chủ
Tịch.
2.7- Hà Minh Đức -”Sự nghiệp báo chí và văn học Hồ Chí Minh” NXB Giáo dục – Hà Nội- 2003
Phần “Hồ Chí Minh - Nhà thơ lớn của dân tộc” được tác giả trình bày
qua bảy chương, trong đó các chương 1, 2, 3, 4, 5 tập trung thể hiện những
nội dung trong thơ của Hồ Chí Minh
Ngồi tập thơ “Ngục trung nhật ký” rất được tác giả cơng trình chú ý tìm
hiểu, thì một số bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh sáng tác thời kháng chiến

10


chống Pháp như: “Báo tiệp” - 1948; “Đăng Sơn” – 1950, cũng được phân tích
để thấy được tầm tư tưởng của nhà thơ.
Đi vào cụ thể ở chương 3 “Nay ở trong thơ nên có thép”, Hà Minh Đức nhấn
mạnh quan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh trong sáng tác thơ chữ Hán không chỉ
thể hiện ở rất nhiều bài thơ trong Nhật ký trong tù mà còn thể hiện ở nhiều bài thơ
chữ Hán được Người sáng tác từ 1944 đến 1969 (“Không đề”, “Sáu mươi ba tuổi”)
Ở chương 4 “Vẻ đẹp trí tuệ và chiều sâu cảm xúc trong thơ Hồ Chí Minh”,
Hà Minh Đức đặc biệt nhấn mạnh “Chủ nghĩa nhân đạo cách mạng trong thơ
Hồ Chí Minh mang sâu sắc tinh thần vị tha nhân dân, vì quần chúng lao khổ…
đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo cách mạng của Hồ Chí Minh là
ở khả năng cảm hoá thức tỉnh quần chúng lao khổ” [7, 289].

Ở chương 5 “Tình cảm thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh”, Hà Minh
Đức tập trung phân tích những bài thơ chữ Hán viết về thiên nhiên của Hồ
Chí Minh từ thời Người là tù nhân trong nhà giam của Tưởng Giới Thạch
cho đến khi được tự do và trở thành vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam. Người
vẫn thường hay qua lại tham quan cảnh đẹp thiên nhiên Trung Quốc và có
chung một cảm xúc “Tìm thấy ở thiên nhiên vẻ đẹp thưởng ngoạn và những
điều kiện để nương tựa cho con người. Chính Người cũng đến với thiên nhiên
với tấm lòng chở che xây dựng….với thiên nhiên, Hồ Chí Minh là bạn… Cuộc
sống của Người hoà trong trời đất bao la. Người hiểu rõ lẽ sống của tạo vật và
luôn xem cỏ cây hoa lá như một sinh mệnh cần chở che, chăm sóc”
[7,314 ].
Như vậy với cách phân tích theo lối chia những chương mục khi nghiên
cứu về thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Hà Minh Đức đã có những phát hiện về
những giá trị thẩm mỹ trong thơ chữ Hán của Người và bước đầu đã có những
nhận xét tinh tế về tác giả Hồ Chí Minh trong thơ chữ Hán.
2.8. Nguyễn Đăng Mạnh -”Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân
tích thơ Hồ Chí Minh”- NXB Giáo dục- Hà Nội – 2003

11


Đây là một chun luận có tính chất phương pháp luận để tìm hiểu thơ Hồ
Chí Minh .Trừ hai bài thơ viết bằng Tiếng Việt “Cảnh khuya”- 1947, “Cảnh
rừng Việt Bắc”- 1947, thì tồn bộ những bài thơ của Hồ Chí Minh được Nguyễn
Đăng Mạnh trích tuyển để bình giảng trong phần phụ lục của chuyên luận đều là
thơ chữ Hán. Theo Nguyễn Đăng Mạnh thì thơ nói chung và thơ chữ Hán nói
riêng của Hồ Chí Minh là “Một di sản văn hoá quý báu của dân tộc” [32,7]. Từ
quan niệm đó Nguyễn Đăng Mạnh đã khảo sát thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh trên
ba phương diện:
- Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.

- Đặc điểm về mặt thể loại của thơ Hồ Chí Minh.
- Phong cách thơ Hồ Chí Minh.
Chuyên luận của Nguyễn Đăng Mạnh đã quán xuyến toàn bộ nội dung và
nghệ thuật của thơ, nhất là thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do mục
đích của cơng trình, Nguyễn Đăng Mạnh nghiêng về phân tích thơ, hơn là
việc tìm hiểu hình tượng tác giả thơ Hồ Chí Minh.
2.9. Nguyễn Xn Lạn - “Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
trong nghiên cứu phê bình” – NXB Đại học quốc gia - Hà Nội - 2001
Ở cơng trình này, Nguyễn Xuân Lạn tập trung tìm hiểu tình hình tư liệu,
hướng tiếp cận và những vấn đề đặt ra đối với thơ văn Hồ Chí Minh. Trong số
4 chương của cơng trình, Nguyễn Xuân Lạn đã dành trọn chương 4 để nghiên
cứu Các cơng trình nghiên cứu, phê bình về thơ Hồ Chí Minh trong mục thứ
nhất tình hình tư liệu, Nguyễn Xuân Lạn đã phân loại và thống kê:
- Những bài viết chung về thơ Hồ Chí Minh.
- Những cơng trình viết riêng về từng tập thơ của Hồ Chí Minh.
+ Những bài viết về thơ “Nhật ký trong tù”
+ Những bài viết về thơ ngoài “Nhật ký trong tù”.
Ở mục 2 “Giới thiệu một số cơng trình cụ thể” Nguyễn Xuân Lạn nêu
những bài viết chung về thơ gồm có:

12


- “Yêu thơ Bác” của Xuân Diệu.
- “Đọc thơ Bác” của Lưu Trọng Lư.
- “Vẻ đẹp trí tuệ trong thơ Bác” của Hà Minh Đức.
- “Thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh” của Hà Minh Đức.
- “Tìm hiểu thơ Hồ Chủ tịch” của Hoàng Xuân Nhị.
- “Thơ người toả sáng” của Vũ Minh Tâm - Lương Duy Thứ.
- “Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ lớn của dân tộc” của Hà Minh Đức.

- “Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ chủ tịch” của
Nguyễn Đăng Mạnh.
- “Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại” của Phong Lê
Nguyễn Xuân Lạn đã mạnh dạn nêu ra những ưu, nhược điểm của những
cơng trình nói trên và cho biết vấn đề hình ttượng tác giả trong thơ Hồ Chí
Minh chưa được đề cập một cách sâu sắc [31,436 - 444 ].
Ở mục hai, bài viết về thơ ngoài Nhật ký trong tù, Nguyễn Xuân Lạn đã
nhận xét những cơng trình sau đây:
- “Học tập một số thơ văn của Hồ Chủ tịch” của Trần Thanh Mại.
- “Đọc một số thơ ca Hồ Chủ Tịch từ sau Cách mạng tháng 8 ” của Hồ
Tuấn Niêm.
- “Bỗng nghe vầng thắng vút lên cao” của Chế Lan Viên.
- “Tìm hiểu thơ ca chiến khu của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Vũ Châu
Quán và Nguyễn Huy Quát.
Về những cơng trình nói trên, Nguyễn Xn Lạn cũng có nhiều ý kiến
nhận xét rất mạnh dạn và rất xác đáng.
Ở mục ba, những bài viết về “Nhật ký trong tù”, Nguyễn Xn Lạn giới
thiệu những cơng trình sau:
- “Quyển nhật ký trong tù của Bác” của Nguyễn Tâm.
- “Học tập thơ Hồ Chủ Tịch qua tập Nhật ký trong tù” của Nguyễn Viết
Lãm.

13


- “Đọc tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch” của Trần Huy Liệu.
- “Đọc Nhật ký trong tù” của Hồi Thanh.
- “Thơ Bác” của Lê Đình Kỵ.
- “Đọc lại tập thơ Nhật ký trong tù” của Đặng Thai Mai.
- “Tình cảm thiên nhiên trong Nhật ký trong tù” của Nguyễn Đăng Mạnh.

- “Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác” của Hồng Trung Thơng.
- “Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù” của nhiều tác giả.
Ở những bài viết này, Nguyễn Xuân Lạn đã nêu lên được đóng góp khoa
học rất có giá trị của các nhà khoa học khi nghiên cứu về tập thơ chữ Hán nổi
tiếng “Nhật ký trong tù”. Đặc biệt khi nhận xét về cơng trình “Suy nghĩ mới về
Nhật ký trong tù” của nhiều tác giả ( do Nguyễn Huệ Chi chủ biên ), Nguyễn
Xn Lạn nêu rõ cơng trình đã “Mở ra một hướng tiếp cận mới, hướng tiếp
cận thi pháp với thơ Hồ Chí Minh[31,157 ).
Ngồi ra, Nguyễn Xn Lạn giới thiệu cách hiểu của các nhà khoa học
về một số bài thơ chữ Hán tiêu biểu: bài “Thướng Sơn” (Lên núi); bài “Thu
dạ” (Đêm thu); bài “Nhập Tĩnh Tây huyện ngục” (Vào nhà lao huyện Tĩnh
Tây), bài “Tảo giải” ( Giải đi sớm ), bài “Mộ” (Chiều tối), bài “Nạn hữu xuy
địch” (Người bạn tù thổi sáo ), bài “Vọng nguyệt” ( Ngắm trăng). Từ đó, ở
mục ba, Nguyễn Xuân Lạn đã nêu lên “Những vấn đề đặt ra qua các cơng
trình nghiên cứu phê bình về thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh”. Trước
hết, Nguyễn Xuân Lạn khẳng định “Mặc dầu Hồ Chủ tịch chưa bao giờ tự
nhận mình là nhà văn, nhà thơ , nhưng tất cả các cơng trình nghiên cứu đều
đánh giá cao giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Người, đều công nhận Hồ Chí
Minh là nhà thơ lớn” [31,177].
Nguyễn Xuân Lạn nêu lên được những quan điểm tiếp cận thơ Hồ
Chí Minh như sau:
- Khuynh hướng “Thần thánh hoá con người và thơ Hồ Chí Minh”

14


- Về tập thơ Nhật ký trong tù, Nguyễn Xuân Lạn qua khảo sát các cơng
trình, đã nêu lên bốn vấn đề khoa học có tính thời sự:
- Vấn đề tác giả, tác phẩm.
- Vấn đề giá trị hiện thực của tập thơ Nhật ký trong tù.

- Vị trí của Nhật ký trong tù trong lịch sử dòng thơ chữ Hán của dân tộc.
- Vấn đề đặt ra từ cuốn sách “Hồ Chí Minh khơng phải là tác giả Ngục
trung nhật ký” của Lê Hữu Mục.
Về những vấn đề nghiên cứu thơ Hồ Chí Minh ngồi Nhật ký trong tù,
Nguyễn Xn Lạn khẳng định: “Nhìn chung, thơ Hồ Chí Minh là đối tượng
thu hút tập trung nhất các cây bút nghiên cứu, phê bình cả trong nước và
ngồi nước, đặc biệt là tập thơ Nhật ký trong tù". Nguyễn Xuân Lạn nêu rõ
những tồn tại trong nghiên cứu phê bình về thơ Hồ Chí Minh là “Khuynh
hướng chính trị hố một cách hẹp hịi thơ thiển về nội dung thơ Hồ Chí
Minh… đã chi phối quan điểm và tiếp cận tác giả và tác phẩm thơ Hồ Chí
Minh…” [31,192].
Cơng trình của Nguyyễn Xn Lạn có tính chất nghiên cứu về thành tựu
nghiên cứu phê bình thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Qua cơng trình
này, Nguyễn Xn Lạn báo hiệu một hướng nghiên cứu mới ưu thế hơn so với
hướng nghiên cứu phê bình truyền thống chính là hướng nghiên cứu thi pháp học.
Với hướng nghiên cứu thi pháp học thì vấn đề hình tượng tác giả
trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh sẽ được đặt ra toàn diện và khoa học.
2.10. Nguyễn Xuân Lạc - “Toả sáng những vần thơ” - NXB Giáo
dục- Hà Nội – 2005
Đây là cơng trình tuyển chọn và thể hiện lời bình về 30 bài thơ hay
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những bài thơ ngoài tập Nhật ký trong tù là:
“Thướng Sơn”; “Nguyên Tiêu”, “Báo tiệp” , “Thu dạ”, “Vô đề - 1948” ,
“Đăng Sơn”, “Tầm hữu vị ngộ”, “Phỏng Khúc phụ”, “Vô đề - 1968”.
Những bài thơ trong Nhật ký trong tù: “Ngục Trung Nhật ký” , “Nhập

15


Tĩnh Tây huyện Ngục”, “Nạn hữu xuy địch”, “Học dịch kỳ”, “Vọng nguyệt”
“Tẩu lộ”, “Mộ”, “Tảo giải”, “Bán lộ tháp thuyền phó Ung”, “Thuỵ bất trước”,

“Ức hữu”, “Ngục đinh thiết ngã chi sỹ đích”, “Lai tân”, “Thanh minh”, “Vãn
cảnh”, “Khán thiên gia thi Hữu cảm”, “Tân xuất ngục học đăng Sơn”. Ngoài
ra, ở phần phụ lục, Nguyễn Xuân Lạc tập trung bình giảng: Chùm thơ “Đăng
Sơn” của Hồ Chủ tịch và “Thơ trăng Bác Hồ”.
Từ những bài viết đó, Nguyễn Xuân Lạc đã nêu bật cái hay cái đẹp trong
những bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh và phần nào nêu lên được những
đặc điểm cao đẹp của chủ thể trữ tình trong những bài thơ của Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, những bài viết được tuyển chọn trong công trình của Nguyễn
Xn Lạc vẫn nặng về phân tích bình giảng theo kiểu thi pháp học truyền
thống, mà chưa đạt đến cách phân tích hình tượng tác giả theo thi pháp hiện
đại.
2.11. Nhiều tác giả - “Thơ Hồ Chí Minh và lời bình” - NXB văn
hóa thơng tin- Hà Nội- 2006
Đây là cuốn sách nằm trong “Tủ sách văn học trong nhà trường” . Ngoài
những tác giả nghiên cứu quen thuộc như Xn Diệu, Hồng Trung Thơng,
Hồi Thanh, Lưu Trọng Lư, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Xuân
Nhị, Trần Huy Liệu, Lê Đình Kỵ, Hồ Tuấn Niêm, thì ở cơng trình này xuất
hiện thêm một số tác giả mới, với những bài viết thiên về tìm hiểu thơ chữ Hán
của Hồ Chí Minh . Đinh Xuân Dũng với bài “Tìm thêm một vẻ đẹp trong thơ
của Bác Hồ” [14, 229], Mã Giang Lân với các bài phân tích về: “Giải đi sớm”
[14,323 ], “Chiều tối” [14,329 ], “Cảnh chiều hôm”[334 ], “Mới ra tù tập leo
núi” [14,339 ], “Rằm tháng giêng” [14,388]. Đỗ Kim Hồi với bài “Tứ cá
Nguyệt Liễu - bài thơ chứa đựng chân lý sâu xa về giá trị con người” [14,353]
Nguyễn Công Khai với “Thuỵ bất trước” (Không ngủ được) [14,368]. Nguyễn
Sỹ Đại với “Bài thơ Báo Tiệp” [14, 401].

16


Những bài viết của những tác giả đó vừa dựa trên hướng bình giảng và

phân tích truyền thống, vừa vận dụng ít nhiều thi pháp học hiện đại nên đã có
những khám phá mới và sâu sắc về thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại ở một bài thơ, chứ chưa vươn lên tới
tầm khái qt tồn bộ thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
2.12. Phong Lê - “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, hành trình thơ
văn, hành trình dân tộc”- NXB Đại học quốc gia Hà Nội- 2003
Cơng trình của Phong Lê có 7 chương, trong đó Chương 3, Chương 4,
Chương 5 tập trung nghiên cứu về thơ văn Hồ Chí Minh, thơ chữ Hán của Hồ
Chí Minh. Tác giả cơng trình đã rút ra được những khái niệm ít nhiều đề cập đến
hình tượng tác giả trong thơ, nhất là thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh qua các
tiêu đề:
- Thơ trong tù - Người tự do.
- Lời non nước.
- Người là Cha, là Bác, là Anh.
- Nhà văn hoá Việt Nam.
- Nhà thơ không chủ định.
- Con người đẹp nhất.
Với một phương pháp tư duy sắc bén và khả năng khái qt vấn đề
tồn diện, Phong Lê ở cơng trình này đã khẳng định: “ Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã để lại một sự nghiệp văn thơ in đậm tinh thần thời đại, chứa
đựng bao bài học sống và tu dưỡng cho mọi tầng lớp, mọi thế hệ …” [26,223].
Phong Lê đặc biệt nhấn mạnh: “Không chỉ là nhà thơ lớn của dân tộc, Hồ Chí
Minh cịn là danh nhân văn hoá thế giới, do tầm bao quát và tác động sâu rộng
của một cuộc đời hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực của đời sống văn hoá - tinh
thần dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ thế kỷ XX “[26, 224].

17


Có thể nói những ý kiến của Phong Lê có tính chất gợi mở rất lớn cho

chúng tơi khi đi vào tìm hiểu vấn đề hình tượng tác giả trong thơ chữ Hán
của Hồ Chí Minh.
Trên đây là những cơng trình cơ bản ít nhiều gián tiếp và trực tiếp tìm hiểu
về thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh. Đó là một q trình nghiên cứu tồn diện từ
thi pháp học truyền thống đến thi pháp học hiện đại, từ việc bình giảng phân tích
từng bài thơ lẻ đến việc tìm hiểu tư duy nghệ thuật, tìm hiểu khơng gian thời
gian trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh và đã có rất nhiều thành tựu. Tuy
nhiên, vấn đề hình tượng tác giả trong thơ chữ Hán Hồ Chí Minh dưới góc nhìn
thi pháp học hiện đại (cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu, sự tự biểu hiện) vẫn chưa
được nhiều người nghiên cứu, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu tập trung
và hệ thống về vấn đề này. Đó chính là vấn đề mà chúng tơi tiếp tục tìm hiểu
trong phần nội dung của luận văn.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm chỉ ra thơ chữ Hán của Hồ Chí
Minh, cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ (quan niệm về con người, về thế giới).
Nhằm miêu tả toàn diện đặc điểm giọng điệu trong thơ chữ Hán của Hồ Chí
Minh, chứng minh sự tự biểu hiện của tác giả trong toàn bộ thơ chữ Hán. Đồng
thời đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những cái đẹp trong hình tượng tác giả
Hồ Chí Minh.
Thơ văn Hồ Chí Minh rất phong phú bao gồm: văn chính luận, văn báo chí,
văn nghệ thuật, thơ chữ Hán, tiểu phẩm nghệ thuật…và tập thơ “Nhật ký trong
tù”. Chúng tôi chỉ giới hạn đề tài nghiên cứu thơ chữ Hán của Hồ chí Minh gồm
Thơ chữ Hán trong “Nhật ký trong tù” và thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết từ
1943 đến 1968.
Đối tượng nghiên cứu ở luận văn này chủ yếu là cuốn sách “Thơ chữ Hán
của Hồ Chủ Tịch” ( Trần Đắc Thọ dịch nghĩa, chú giải, tuyển các bản dịch thơ) –
NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội - 2003.

18



4. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu “Hình tượng tác giả trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh” là
một vấn đề lý luận về thi pháp học hiện đại.Trên cơ sở đó dưới góc độ nghiên
cứu bằng thi pháp học chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu.
Phương pháp hệ thống.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Đóng góp của luận văn
Qua việc tìm hiểu về hình tượng tác giả trong thơ chữ Hán của Hồ Chí
Minh, luận văn sẽ cho thấy quan niệm nghệ thuật của tác giả về hiện thực về
con người và xã hội. Trên cơ sở đó góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết
về hình tượng tác giả và việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong thơ trữ tình,
đồng thời thấy được cái nhìn nghệ thuật và giọng điệu nghệ thuật như một biểu
hiện của hình tượng tác giả trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm
có ba chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý thuyết về hình tượng tác giả và việc nghiên
cứu hình tượng tác giả trong thơ trữ tình.
Chương 2. Cái nhìn nghệ thuật và sự tự biểu hiện của hình tượng tác
giả trong thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.
Chương 3. Giọng điệu nghệ thuật như một biểu hiện của hình tượng
tác giả trong thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.

19


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ VÀ

KHÁI LƯỢC VỀ THƠ CHỮ HÁN CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1. Khái niệm hình tượng tác giả
1.1.1. Những quan niệm phổ biến
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (chủ biên) - NXB Đại học quốc gia– Hà Nội – 1999 (tái bản) thì
hình tượng tác giả là “Phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trị
xã hội và vai trị văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc
chờ đợi"[24, 124].
“Cơ sở tâm lý của hình tượng tác giả là hình tượng cái “Tôi” trong nhân
cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả
trong văn học chính là chất giao tiếp của văn bản nghệ thuật: Văn bản của tác
phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc nhân vật trữ
tình. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình tượng
người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định”. “Hình tượng tác giả có
tính chất loại hình sâu sắc, nhưng cũng mang đậm cá tính tác giả, khi vai trị của
cá tính sáng tạo của cái “Tơi” cá nhân được ý thức đầy đủ” [24, 125].
“Phạm trù hình tượng tác giả chẳng những cho phép nhận ra phong cách cá
nhân, mà cịn giúp tìm hiểu tính hệ thống của văn bản tác phẩm, mối quan hệ
của nó với ý thức về vai trò xã hội và văn học của bản thân văn học” [24,125].
Theo Trần Đình Sử - Thi pháp văn học Trung đại Việt Nam – NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội- 2005 thì hình tượng tác giả được gọi là “Kiểu tác giả
và ý thức cá tính trong văn học”;”Tác giả là người sáng tạo ra giá trị sáng
tạo văn học”. “Tác giả là một hình tượng của văn hoá nghệ thuật, sản phẩm
sáng tạo của một thời. Nó tồn tại và phát triển trên cơ sở tác giả cụ thể”.
“Chức năng của nghệ sỹ như một tác giả là tạo ra cái nhìn nghệ thuật và tạo

20


ra hình thức nghệ thuật”. “Với tư cách là tác giả, nghệ sỹ có một quan hệ nhất

định với thế giới vật liệu đời sống sẽ tạo thành thế giới nghệ thuật của anh ta,
có thái độ nhất định đối với ngôn ngữ mà anh ta sử dụng, đối với truyền thống
nghệ thuật quá khứ, đối với các sáng tác, tác giả khác, đối với bạn đọc và phê
bình. Nghệ sỹ cũng có thái độ nhất định đối với nhân vật của mình và các đặc
điểm tài năng của chính mình. Tổng hồ tất cả những đặc điểm loại hình trong
các quan hệ và thái độ đó sẽ tạo thành một kiểu tác giả nhất định trong lịch sử
văn học thuộc một loại hình nhất định”. “Lịch sử văn học đã biết đến những
kiểu tác giả khác nhau…. Nhà văn kiểu hiện thực lúc nào cũng có sổ tay và
ngịi bút để ghi các tư liệu đời sống. Nhà văn cách mạng là người dùng nghệ
thuật như vũ khí để đổi thay chế độ xã hội” [42,97 - 99 ].
Theo Hà Minh Đức (chủ biên) - Lý luận văn học - NXB Giáo dục - Hà
Nội – 2008: “Vì đối tượng của văn học là con người và thế giới trong quan hệ
của nó đối với con người cho nên quan niệm nghệ thuật về con người là một
phạm trù nền tảng của mọi đường hướng sáng tạo” .
“Xét về phương diện thi pháp, chính quan niệm về con người góp phần
quy định một mặt quan hệ của nghệ thuật đối với đời sống như một trong
nhiều hình thái cơ bản của con người cảm thụ và chiếm lĩnh thực tại, phương
thức khám phá và tái hiện nghệ thuật về thế giới, mặt khác quan điểm giao tiếp
nghệ thuật, cách thức của nghệ thuật tổ chức và truyền đạt thông điệp của nó
cho con người với tư cách là người tiếp cận” [6, 406].
Trên đây là những quan niệm phổ biến có tính chất lý thuyết về hình
tượng tác giả nói chung. Cụ thể hơn về vấn đề này chính là quan điểm Trần
Đình Sử trong “Giáo trình dẫn luận thi pháp học” - NXB Giáo dục – Hà Nội –
1998 . Xuất phát từ những nhận định có tính nguyên tắc như: “Văn như kỳ
nhân” (văn như con người) của người Trung Quốc thời Đường, Tống và
“phong cách ấy là con người” ở Phương Tây thế kỷ XVIII (18), người ta đi
đến khẳng định tác giả như là một “Phạm trù thi pháp”. Vì vậy “cần phân biệt

21



tác giả tiểu sử như một khái niệm ngoài thi pháp” cho nên “Hình tượng tác giả
hiện hình trong tác phẩm mới là phạm trù của thi pháp học” [42,107 ].
“Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách
đặc biệt”. “Có nghĩa là nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình về thế giới, cách
suy nghĩ của mình về ngơn ngữ, cách diến đạt của mình và cảm nhận đó trở
thành trung tâm tổ chức tác phẩm, tạo thành sự thống nhất của nội tại của tác
phẩm, sự thống nhất của tác phẩm về mặt phong cách học” [42, 107].
“Vấn đề hình tượng tác giả không chỉ là sự phản ảnh tác giả và tác phẩm,
thể hiện tương quan giữa con người sáng tạo ra văn học và văn học, mà còn là
vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện của chủ thể” [42,108].
Tóm lại “Hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở: Cái nhìn riêng, độc
đáo, nhất qn có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thị hiếu, giọng điệu trần thuật,
gồm cả một phần giọng điệu nhân vật và ở sự miêu tả, hình dung của tác giả
đối với chính mình” [42,109].
1.1.2. Các yếu tố của hình tượng tác giả
1.1.2.1. Cái nhìn nghệ thuật
Bàn về cái nhìn nghệ thuật, trước hết chúng tơi xin được trình bày những
nhận xét của một số nhà văn, nhà nghiên cứu trên thế giới.
Nhà văn Pháp Macxenprutxtờ có nói: “Đối với nhà văn cũng như đối với
nhà nghệ sỹ, phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn”
(dẫn theo Trần Đình Sử - Giáo trình dẫn luận thi pháp học - Sách đã dẫn
[ 109].
B.USpenxky viết: Đặc điểm của người trần thuật ngôi thứ ba trong “Chiến
tranh và hồ bình” là một người thơng minh, nhạy cảm, có tình cảm u ghét
riêng, có kinh lịch riêng, đồng thời như mọi người, nó cũng bị hạn chế của năng
lực nhận thức nội tại (theo Trần Đình Sử – sách đã dẫn, trang 110)
M. Khrapchencô viết: “Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật
khơng tồn tại bên ngồi cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới,


22


vốn có ở từng nghệ sỹ thực thụ” (dẫn theo Trần Đình Sử - sách đã dẫn trang
109).
Như vậy cái nhìn nghệ thuật là một biểu hiện của tác giả. Nó có 6 đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất, cái nhìn thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, cho nên nó
nhằm mục đích phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái hùng.
Thứ hai, cái nhìn bao quát khơng gian, bắt đầu từ điểm nhìn trong khơng
gian và thời gian, bị không gian và thời gian chi phối.
Thứ ba, cái nhìn xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu và tình cảm yêu
ghét rõ ràng.
Thứ tư, cái nhìn gắn với liên tưởng, tư tưởng, cảm giác nội tâm, thể hiện
ví von, ẩn dụ, đối sánh.
Thứ năm, cái nhìn là sự kết hợp các thuộc tính xa nhau hoặc là sự tách rời
thuộc tính khỏi sự vật một cách trừu tượng.
Thứ sáu, cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật, vì chi tiết nghệ thuật
là điểm rơi của cái nhìn.
Tóm lại, Tìm hiểu hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học trước hết
là phải tìm hiểu cái nhìn của tác giả đó, có thể là cái nhìn đồng tình, hoặc
cũng có thể là cái nhìn phản đối, cái nhìn đồng cảm hay phản cảm, cái nhìn
thể hiện thái độ của tác giả.
1.1.2.2. Sự tự biểu hiện
Sự tự biểu hiện của tác giả thành hình tượng cũng là một yếu tố quan
trọng thuộc phạm trù hình tượng tác giả. Nó có 3 đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, sự tự thể hiện của tác giả thể hiện ở chỗ tác giả tự hình
dung về hình tượng của mình trong tác phẩm như thế nào ( thường bộc lộ
qua đại từ nhân xưng).
Thứ hai, khơng thể đồng nhất hình tượng tác giả với bản thân tác giả

ngoài đời.

23


Thứ ba, đó chính là trường hợp tác giả tự miêu tả mình trong tác phẩm.
1.1.2.3. Giọng điệu
Cùng với cái nhìn nghệ thuật, sự tự biểu hiện, thì giọng điệu cũng là một
yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Giọng điệu có 5 đặc
điểm chính sau đây:
Thứ nhất, giọng điệu trước hết là một yếu tố hình thức giúp nhận ra tác
giả. Nếu trong cuộc sống nghe giọng nói người ta có thể nhận ra con người,
thì trong văn học biết được giọng điệu là biết được cá tính nhà văn.
Thứ hai, giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử của nhà văn
trước các hiện tượng đời sống được phản ánh trong tác phẩm.
Thứ ba, nền tảng của giọng điệu là cảm hứng của tác giả. Bởi vì nói như
V. Belinxky: “Trong cảm hứng nhà thơ là người yêu say tư tưởng, yêu vẻ đẹp,
yêu một sinh thể, đắm đuối vào trong đó và anh ta ngắm nó khơng phải bằng
lý trí, khơng phải bằng tình cảm hay bằng một năng lực của tâm hồn, mà là
bằng tất cả sự tràn đầy và tồn vẹn của tồn tại tinh thần của mình”…
Vì thế cảm hứng xuất hiện khi tác giả nói đến mội cái gì cao cả, có ý
nghĩa đối với tồn tại con người, nói đến niềm vui, nỗi đau lịng cảm giác và để
thể hiện cảm hứng thì nhà văn sử dụng từ ngữ rất linh hoạt tạo nên những
giọng điệu riêng cho tác phẩm.
Thứ tư, là thái độ của nghệ sỹ đối với đối tượng tác giả miêu tả và đối với
người đối thoại ở trong hay ở ngoài tác phẩm, là chất giọng bắt nguồn từ bản
chất đạo đức của tác giả.
Thứ năm, giọng điệu có sự xen pha, hoà trộn giữa chủ thể với nhân vật,
giữa người trần thuật với người trong truyện và do đó tạo nên chân dung nghệ
thuật về nhà văn trong tác phẩm.

Tóm lại, khi tiếp nhận thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, những tác phẩm
văn học, chúng ta (người đọc) sẽ luôn ln bắt gặp hình tượng tác giả trong

24


thế giới nghệ thuật của họ và nhận thấy hình tượng tác giả được tạo thành bởi
ba yếu tố cơ bản là: Cái nhìn, giọng điệu và sự tự thể hiện.
1.2. Vấn đề nghiên cứu hình tượng tác giả trong thơ trữ tình
1.2.1. Phân biệt tác giả và nhân vật trữ tình
Theo “Từ Điển thuật ngữ văn học” - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (chủ biên) - sách đã dẫn thì thơ trữ tình là thể thơ thể hiện những
cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình, trước các hình
tượng đời sống, được thể hiện một cách trực tiếp. Cảm nghĩ, cảm xúc trong
thơ trữ tình có tính chất cá thể hố và sự thể hiện có tính chất chủ quan
hố.Thơ trữ tình là tiếng hát của tâm hồn biểu hiện thế giới nội tâm với những
cung bậc tình cảm với những tư tưởng triết học.
Hình tượng tác giả trong thơ trữ tình hoặc là chính bản thân tác giả (chủ
thể trữ tình) hoặc là nhân vật trữ tình. Do đó, trên cơ sở căn cứ vào đối tượng
trữ tình mà người ta chia ra thơ trữ tình tâm tình, thơ trữ tình phong cảnh, thơ
trữ tình thế sự, thơ trữ tình cơng dân [24, 270].
Để nghiên cứu hình tượng tác giả trong thơ trữ tình, trước hết chúng ta
cần phân biệt giữa tác giả và nhân vật trữ tình. Tác giả của thơ trữ tình là
“Tác giả tiểu sử” tức là tác giả có tên họ, quê quán, thời gian sống, hành trạng
lai lịch, là người nắm bản quyền của tác phẩm thơ. Có trường hợp tác phẩm
thơ khuyết danh (nghĩa là mất đi tính cụ thể của tác phẩm, nhưng tác phẩm ấy
vẫn khơng bị xố bỏ dấu ấn tác giả).
Tác giả của tác phẩm thơ trữ tình có thể là nhà tư tưởng xã hội và thẩm
mĩ. Theo “Từ Điển thuật ngữ văn học” (sách đã dẫn) chính là người làm ra
văn bản văn học, đó là ngươì sáng tạo ra các giá trị văn học…Xét về đặc

trưng, tác giả văn học là người xây dựng thành công các hình tượng nghệ
thuật, độc đáo, sống động, có khả năng tồn tại được trong sự cảm thụ của
người đọc…Xét về mặt nghề nghiệp, tác giả văn học là người xây dựng được
một ngơn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách, giọng điệu riêng, có bộ mặt
riêng trong thể loại, có hệ thống hồn cảnh đặc trưng riêng…[24,242 ].

25


×