Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tạo “Chân” Cho Cây Sầu Riêng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.15 KB, 4 trang )




Tạo “Chân” Cho Cây
Sầu Riêng

Ông Huỳnh Văn Chệt (tên thường gọi Bảy Chệt) ngụ tại ấp Sơn Phụng, Sơn
Định, huyện Chợ Lách (Bến Tre) là một nhà vườn có hơn 15 năm trong nghề
làm cây giống với các chủng loại cây trồng như nhãn, sầu riêng, bưởi, cam
sành. Hiện ông có 1ha trồng sầu riêng. Ba năm về trước sầu riêng Mongthong
khi bán ra phải chấp nhận tỉ lệ sượng đến 40% và số tiền thất thu không phải
ít, có thể đến vài ba chục triệu đồng/năm. Với số tiền thất thu quá lớn ông Bảy
không cam tâm nên đã thay đổi cách bón phân cho sầu riêng Mongthong và 3
năm gần đây mỗi năm bán trên 4 tấn trái thu về gần 100 triệu đồng, không có
trái sượng nào bị trả về như trước.

Ngoài kinh nghiệm bón phân cho sầu riêng (Durio zibethinus) không bị sượng
thì ông Bảy Chệt còn có cách chọn bo sầu riêng để mau cho trái và cho trái
nhiều. Qua thực tế theo dõi nhiều năm ông Bảy Chệt nhận thấy nếu lấy bo ở
đầu cành ngọn thì sầu riêng cho trái vào năm thứ 4 đến năm thứ 7, mỗi cây từ
40-50 trái/cây/năm. Nhưng nếu lấy bo nách (bo ở phía trong của cành hay còn
gọi là tược nước, cành vượt) hoặc là lấy bo ở cành lồng đèn (là bo mọc thành
chùm ở vị trí gần cuống trái của mùa trước) thì cây 7-8 năm mới cho trái và
mỗi cây chỉ 15-20 trái và khi có khi không. Ở những cây này thì cây sẽ chậm
trái, trái ít, vỏ trái dày nên khó bán và bán mất giá. Dù bo nách là bo dễ dính,
cây phát triển mạnh, tán xoay đều vì vậy khi nhìn vào vườn ươm người mua
dễ bắt mắt và thường chọn những cây này về trồng và cuối cùng vườn sầu
riêng cho trái không đạt như ý muốn.

Nguồn Internet
Ngoài những kinh nghiệm trên, ông Bảy Chệt còn có sáng tạo khác là tạo


chân cho sầu riêng. Với khoảng 200 cây sầu riêng thì 95% số cây ông đã tạo
chân cho cây. Gọi là “chân” vì nó cũng gần giống với rễ cây đước, cây mắm
vùng biển. Thường thân sầu riêng phần phía trên mặt đất chỉ có một thân
thẳng đứng lên, sầu riêng lại là cây lâu năm nên tán lá thường cao và to rất dễ
bị trốc gốc khi gió mạnh. Để giảm thiểu thiệt hại người ta thường dùng dây
kẽm chằng bốn phía. Tuy nhiên sử dụng dây kẽm tốn công chằng dây, tốn
kẽm, vài ba tháng lại phải nới lỏng dây chằng nếu không sẽ làm tổn thương
cây, nấm bệnh xâm nhập. Tạo chân cho cây không còn phải lo lắng làm các
công đoạn tốn kém trên.
Ông Bảy Chệt cho biết:
Từ khi trồng đến dưới một năm ta đều có thể ghép chân nhân tạo cho cây
(nếu để trên một năm thì cây cao tán lớn dễ bị gió lung lay làm tróc phần
ghép). Sau khi trồng 3 tháng, cây đã bén rễ, mỗi cây chính thì ta trồng thêm 4
cây phụ ở bốn phía, cách cây chính 5-7 tấc. Khi ghép ta tách vỏ mở miệng
trên thân cây chính ở 4 phía tương ứng với vị trí và chiều cao của 4 cây phụ,
vạt nêm của 4 cây phụ rồi câu vào phần vỏ đã lột trên thân cây chính và dùng
dây cột lại, sau đó đóng cọc để giữ ổn định cây đến khi các vết ghép liền da là
được. Nhờ cách làm này mà hiện nay vườn sầu riêng nhà ông Bảy Chệt không
còn bị trốc gốc như trước đây. Với những người có tay nghề khi nhìn vào là
biết ngay và có thể làm được. Ông Bảy Chệt cũng đã hướng dẫn cặn kẽ được
vài ba trăm người trong nhiều năm qua.

×