Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm và tranh vẽ rắn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.47 KB, 6 trang )

Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm và
tranh vẽ rắn
Xuân Quý Tỵ năm nay (2013), danh họa Nguyễn Tư Nghiêm bước sang
tuổi 92. Trong nhóm “Tứ kiệt Hội họa Việt Nam”, các danh họa Sáng – Liên
– Phái đều đã đi xa, chỉ còn lại Nguyễn Tư Nghiêm. Ông cũng là một trong
những họa sĩ Việt Nam có “tuổi đời trường thọ”. Trải qua hơn 70 năm cầm
cọ, Nguyễn Tư Nghiêm đã sáng tác hàng ngàn bức tranh, trong đó có nhiều
tác phẩm giá trị. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm đã được trao tặng
những giải thưởng lớn.
Nguyễn Tư Nghiêm
“Nhất Sáng, nhì Nghiêm, tam Liên, tứ Phái”. Đó là danh hiệu mà giới mỹ
thuật và những người yêu hội họa dành tặng cho “Tứ kiệt Hội họa Việt
Nam”, gồm: Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi
Xuân Phái.
Nguyễn Tư Nghiêm sinh ngày 20.10.1922 tại Nam Trung - Thọ Xuân -
Nghệ An, trong một gia đình khoa bảng. Thân phụ của họa sĩ là cụ Nguyễn
Tư Tái, đậu Phó bảng (cùng khoa với cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Hồ
Chủ tịch), ra làm quan thời nhà Nguyễn một thời gian rồi “cáo quan” về quê
“ở ẩn”. Cụ cũng là người được nhân dân tôn làm Thành Hoàng làng vì có
công lập nên ấp Lạc Lâm… Vì vậy, ngay từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tư
Nghiêm đã học rất giỏi và tỏ rõ một năng khiếu hội họa. Theo đó, ngay từ
khi còn học ở Trường Trung học Gia Long, người thầy dạy vẽ của Nguyễn
Tư Nghiêm đã phải lắc đầu vì … “hết vốn”. Năm 1941, chàng trai “nhà quê
Xứ Nghệ” Nguyễn Tư Nghiêm đã quyết định “lều chõng” ra Hà Nội thi vào
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương – một trường mà có những danh
họa thi 8-9 lần mới đậu. Và, cùng với danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư
Nghiêm đã thi đậu và trở thành sinh viên khóa XV (1941-1945) của
trường… Điều đáng nói, mới học năm thứ 3, Nguyễn Tư Nghiêm đã nổi
tiếng khi đoạt Giải Nhất tại Triển lãm Duy nhất (Salon Unique) năm 1944,
với tác phẩm tranh sơn dầu “Người gác Văn Miếu”. Đây là tác phẩm từng là
“chấn động” giới mỹ thuật đương thời về sự độc đáo trong sử dụng bút pháp


và chất liệu sơn dầu…
Cách mạng Tháng Tám – 1945, Nguyễn Tư Nghiêm tham gia khởi nghĩa
cướp chính quyền, rồi trở thành giảng viên Trường Mỹ thuật Kháng chiến.
Năm 1948, ông lại đoạt Giải Nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, với tác
phẩm “Du kích làng Phù Lưu”. Tuy nhiên, khoảng sau năm 1957, Nguyễn
Tư Nghiêm đã phải trải qua những “thăng trầm của cuộc đời”… Trong một
thời gian khá dài, ông đã phải “kiếm kế sinh nhai” bằng cách vẽ những bức
tranh bị cho là “thương mại”…
Thường thì mỗi họa sĩ đều tìm cho mình “một mảnh đất nghệ thuật riêng”
để sáng tác. Chẳng hạn, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh chuyên về lụa với những
đề tài đậm chất thôn quê; Bùi Xuân Phái chuyên vẽ phố, nhất là phố cổ Hà
Nội; Hoàng Lập Ngôn lại chuyên về loại tranh “thần tướng họa”… Riêng
Nguyễn Tư Nghiêm, ông được những người yêu nghệ thuật biết đến qua
những bức tranh về thể loại “tranh con giống”, trong đó có loài rắn…
Thạch Sanh đánh mãng xà. Nguyễn Tư Nghiêm
Tranh con giống của Nguyễn Tư Nghiêm đa phần đều là những con vật
thuộc 12 con giáp (còn gọi là Thập nhị chi), như: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn,
Tỵ… Vì sao Nguyễn Tư Nghiêm lại say mê vẽ những con vật? Đơn giản vì
trong quá trình nghiên cứu về nền mỹ thuật Hy Lạp, Ai Cập, Lưỡng Hà,
Châu Phi, Châu Đại dương…, ông đã phát hiện một điều rằng: Chính đại
danh họa Picasso đã học tập, tiếp thu rất nhiều từ nghệ thuật Hy Lạp và
Châu Á, Châu Đại dương… . Riêng đối với Nguyễn Tư Nghiêm, qua nhiều
năm nghiên cứu từ nghệ thuật đình làng Việt Nam Thế kỷ XVI, XVII, XVIII
và nghệ thuật Đông Sơn, ông thật sự khâm phục khả năng sáng tạo của cha
ông và ra sức học tập, tiếp thu những tinh hoa của dân tộc. Nguyễn Tư
Nghiêm thường một mình lặng lẽ tìm đến các đình, chùa và các làng tranh
dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, để nghiên cứu về màu sắc, đường nét, kỹ
thuật in ấn… Ông cũng từng hàng giờ lặng lẽ ngắm nhìn các mô-tip trên
trống đồng Đông Sơn…
Vì vậy, qua tranh của Nguyễn Tư Nghiêm, giới mỹ thuật dễ dàng nhận

thấy ông đã nghiên cứu, học hỏi và vận dụng các yếu tố Dân tộc – Hiện đại
như thế nào. Chẳng hạn, tranh “Con nghé quả thực” (Giải thưởng triển lãm
Mỹ thuật toàn quốc – 1957) phảng phất “chất naif (ngây thơ) và chất Primitif
(Nguyên sơ); “Điệu múa cổ” (Giải chính thức Triển lãm Quốc tế nghệ thuật
hiện thực ở Sophia - Bulgaria 1985) lại có yếu tố chuyển động (Mouvement)
và tốc độ (Vitesse); còn “Thánh Gióng” (Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn
quốc – 1990) là thứ Estude với những hình kỷ hà đậm nét Đông Sơn…
Nguyễn Tư Nghiêm vẽ khá nhiều tranh con giống. Điều đáng nói, mỗi
con vật trong Thập nhị chi đều được họa sĩ nghiên cứu và vẽ đi vẽ lại nhiều
lần (thậm chí có con vật được vẽ hàng chục, hàng trăm lần) với nhiều chất
liệu, khuôn khổ, kích cỡ, kiểu dáng khác nhau… Đặc biệt, hàng năm, cứ mỗi
độ Xuân về, Nguyễn Tư Nghiêm lại vẽ 01 con vật trong Thập nhị chi…
Điển hình như bức tranh “12 con giáp” ông vẽ năm Kỷ Mão (1999). Tranh
được vẽ bằng chất liệu bột màu trên giấy, với bố cục khá lạ. “Điểm vàng”
của bức tranh là hình ảnh của 2 con mèo được bố trí trong 01 khuôn hình
chữ nhật. Xung quanh bức tranh là hình ảnh của các con vật còn lại trong
“Thập nhị chi”. Đáng lưu ý, hình ảnh của mỗi con vật là 01 bức tranh với
nhiều kiểu bố cục khác nhau…
Đặc biệt, riêng đối với loài rắn, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm cũng dành
nhiều công sức, tâm huyết để xây dựng nên những bức tranh con giống độc
đáo. Tiêu biểu trong số này là bức tranh “Thạch Sanh đánh Mãng Xà” ông
sáng tác vào “mùa xuân năm con rắn” - Đinh Tỵ (1977). Bức tranh được
Nguyễn Tư Nghiêm thể hiện bằng chất liệu bột màu, với bố cục khá độc
đáo, ấn tượng. Theo đó, tâm điểm của bức tranh là hình ảnh chàng Thạch
Sanh cường tráng, mình trần, vận khố, tay cầm rìu, dũng mãnh chiến đấu với
Mãng Xà. Còn hình ảnh con rắn (Mãng Xà) thì uốn khúc, quằn quại… Đồng
thời, tại những khoảng trống của bức tranh, Nguyễn Tư Nghiêm đã khéo léo
bố trí một số mảng hoa văn truyền thống của dân tộc theo hình tam giác, tứ
giác, chữ nhật… Điều đáng nói, toàn bộ bức tranh có gam màu “nóng” (đỏ),
tạo cho “không khí cuộc chiến” giữa Thạch Sanh và Mãng Xà càng trở nên

quyết liệt…
12 con giáp. Nguyễn Tư Nghiêm
Xuân Quý Tỵ năm nay (2013), danh họa Nguyễn Tư Nghiêm bước sang tuổi
92. Trong nhóm “Tứ kiệt Hội họa Việt Nam”, các danh họa Sáng – Liên –
Phái đều đã đi xa, chỉ còn lại Nguyễn Tư Nghiêm. Ông cũng là một trong
những họa sĩ Việt Nam có “tuổi đời trường thọ”. Trải qua hơn 70 năm cầm
cọ, Nguyễn Tư Nghiêm đã sáng tác hàng ngàn bức tranh, trong đó có nhiều
tác phẩm giá trị. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm đã được trao tặng
những giải thưởng lớn, như: Giải Nhất Triển lãm Duy nhất (Salon Unique –
1944); Giải Nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc các năm 1948, 1951, 1957,
1990; Giải thưởng chính thức Triển lãm Quốc tế Sôphia (Bungari – 1985)…
Đặc biệt, năm 1996, Nguyễn Tư Nghiêm đã được trao tặng “Giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn học nghệ thuật” đợt I.
Hy vọng rằng, “năm con rắn” lần này, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm
cũng sẽ cho “trình làng” 01 tác phẩm vẽ về rắn; góp phần để bộ tranh “12
con giáp” của ông thêm phong phú, đặc sắc và đậm không khí mùa Xuân…

×