Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH HỌC CÁ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.3 KB, 69 trang )

ThS. PHẠM THANH LIÊM
ThS. TRẦN ĐẮC ĐỊNH

GIÁO TRÌNH

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
SINH HỌC CÁ

TỦ SÁCH ĐẠI HỌC CẦN THƠ
2004

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu sinh học cá




THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
CỦA GIÁO TRÌNH
1. THƠNG TIN VỀ TÁC GIẢ

1.

Phạm Thanh Liêm
Sinh năm: 1967
Bộ môn: Sinh học và Bệnh học Thủy sản
Khoa Thủy sản
Trường Đại học Cần Thơ
Email:

2.



Trần Đắc Định
Sinh năm: 1965
Bộ môn: Quản lý và Kinh tế nghề Cá
Khoa Thủy sản
Trường Đại học Cần Thơ
Email:

2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

Giáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành nào: Nuôi trồng thủy sản,
Bệnh học Thủy sản, Quản lý nghề cá, Nơng học
Có thể dùng cho các trường nào: Đại học, Cao đẳng
Các từ khoá: phương pháp nghiên cứu, phuơng pháp thu mẫu, cố định mẫu, hình
thái cá, sinh học dinh dưỡng, sinh học sinh sản, mô học, tuổi và tăng trưởng, sinh
học quần thể, đánh giá trữ lượng cá
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Sinh học đại cương
Đã xuất bản chưa, nếu có thì nhà xuất bản nào : Chưa xuất bản

Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

2


MỤC LỤC
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ ................................................................................................2
1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ ........................................................................................2
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG....................................................................2
MỤC LỤC ...........................................................................................................................3
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ...........................................................................................................6

I. GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................................6
1. Khái quát ..................................................................................................................6
2. Lịch sử phát triển của nghiên cứu cá .......................................................................6
3. Tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu và mục tiêu của giáo trình..............6
II. NỘI DUNG CỦA GIÁO TRÌNH ...............................................................................7
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP THU VÀ XỬ LÝ MẪU ....................................................8
I.1. GIỚI THIỆU ..............................................................................................................8
I.2. PHƯƠNG PHÁP THU MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU ............................................8
I.2.1. Nguyên tắc trong thu mẫu ..................................................................................8
I.2.1.1. Định danh chính xác mẫu thu ......................................................................8
I.2.1.2. Chọn địa điểm thu mẫu................................................................................9
I.2.1.3. Chuẩn bị biểu mẫu .......................................................................................9
I.2.2. Thu mẫu phân tích ở phịng thí nghiệm..............................................................9
I.2.3. Kỹ thuật bảo quản mẫu .....................................................................................10
I.2.4. Kỹ thuật cố định mẫu cho các nghiên cứu mô học...........................................12
I.2. CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................13
I.3. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................13
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI CÁ ..................................14
II.1. NGUYÊN LÝ TRONG ĐO MẪU CÁ ..................................................................14
II.2. ĐO CHIỀU DÀI VÀ KHỐI LƯỢNG CÁ .............................................................14
II.3. CÁC CHỈ TIÊU HÌNH THÁI ................................................................................15
II.4. CÁC CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG ................................................................................18
II.5. CÁC CHỈ SỐ SINH TRẮC....................................................................................19
II.6. TƯƠNG QUAN CHIỀU DÀI KHỐI LƯỢNG VÀ HỆ SỐ ĐIỀU KIỆN .............20
II.6.1. Tương quan chiều dài và khối lượng ..............................................................20
II.6.2. Hệ số điều kiện ................................................................................................21
II.7. CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................21
II.8. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................22
CHƯƠNG III: KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU MÔ HỌC ....................................................23
III.2.1. Cố định mẫu (Fixation) ..................................................................................23

III.2.1.1. Các loại hóa chất cố định mẫu ................................................................24
III.2.1.2.Chọn dung dịch cố định ...........................................................................25
III.2.1.3. Phương pháp cố định: .............................................................................25
III.2.1.4. Rửa mô sau khi cố định ..........................................................................26
III.2.2. Cắt tỉa và định hướng cho mẫu mô đã được cố định (Trimming and
Orientation) ................................................................................................................26
III.2.3. Loại nước, làm trong mẫu, ngấm paraffin (Dehydration, Clearing,
Infiltration) .................................................................................................................26
III.2.4. Đúc khối (Embedding)...................................................................................28
III.2.5. Phương pháp cắt mẫu (Sectioning) ................................................................29
III.2.5.1. Cắt lạnh (frozen sectioning) ....................................................................29
III.2.5.2. Cắt mô đúc trong khối paraffin ...............................................................29
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

3


III.2.5.3. Cách chuẩn bị các dung dịch để dán mẫu như sau: ................................30
III.2.6. Nhuộm màu (Staining)...................................................................................30
III.3. CÂU HỎI ÔN TẬP...............................................................................................32
III.4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................33
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DINH DƯỠNG CÁ ..........................34
IV.1. THỨC ĂN TỰ NHIÊN CỦA CÁ ........................................................................34
IV.1.1. Sinh vật phù du (plankton) ............................................................................34
IV.1.2. Sinh vật tự bơi (Nekton) ................................................................................34
IV.1.3. Sinh vật đáy (Benthos) ..................................................................................34
IV.1.4. Chất vẩn (Detritus) ........................................................................................34
IV.2. PHỔ DINH DƯỠNG............................................................................................35
IV.3. CÁC CHỈ SỐ SINH TRẮC ..................................................................................36
IV.3.1. Tương quan chiều dài ruột .............................................................................36

IV.3.2. Chỉ số no (index of fullness) của ống tiêu hóa và cường độ bắt mồi (feeding
intensity) .................................................................................................................... 37
IV.3.3. Phương pháp phân tích thức ăn trong ruột cá ................................................37
IV.3.3.1. Phương pháp số lượng ............................................................................38
IV.3.3.2.Phương pháp thể tích ...............................................................................39
IV.3.3.3. Phương pháp trọng lượng .......................................................................39
IV.3.4. Sự phát triển các cơ quan tiêu hóa và mối liên hệ với tập tính dinh dưỡng ..39
IV.3.5. Hệ số chọn lựa thức ăn ..................................................................................40
IV.3.5.1.Chỉ số ưu thế (index of preponderance): .................................................40
IV.3.5.2.Chỉ số tương quan (index of Relative importance): ................................40
IV.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của cá .........................................41
IV.4. CÂU HỎI ÔN TẬP ..............................................................................................42
IV.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................42
CHƯƠNG V:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH HỌC SINH SẢN ........................44
V.1. XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH ........................................................................................44
V.2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TUYẾN SINH DỤC .............................44
V.3. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THÀNH THỤC SINH DỤC THEO CHIỀU DÀI CƠ THỂ47
V.4. HỆ SỐ THÀNH THỤC .........................................................................................48
V.5. NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC DỰA TRÊN ĐƯỜNG KÍNH TRỨNG ......48
V.6. SỨC SINH SẢN ....................................................................................................49
V.6.1. Sức sinh sản tương đối (relative fecundity) ....................................................50
V.6.2. Sức sinh sản đặc biệt (specific fecundity).......................................................50
V.7. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỨC SINH SẢN VÀ CÁC CHỈ TIÊU SINH HỌC KHÁC
........................................................................................................................................51
V.8. CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................52
V.9. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................52
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TUỔI VÀ SINH TRƯỞNG ...............53
VI.1. NGHUYÊN LÝ XÁC ĐỊNH TUỔI .....................................................................53
VI.2. XÁC ĐỊNH TUỔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG VẢY ................................53
VI.3. XÁC ĐỊNH TUỔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP DUNG ĐÁ TAI............................54

VI.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TUỔI DỰA VÀO CÁC PHẦN XƯƠNG KHÁC
........................................................................................................................................55
VI.5. PHƯƠNG PHÁP TẦN SUẤT CHIỀU DÀI ........................................................55
VI.6. THÀNH PHẦN TUỔI VÀ QUAN HỆ GIỮA TUỔI VÀ CHIỀU DÀI ..............56
VI.7. TĂNG TRƯỞNG TUYỆT ĐỐI VÀ TĂNG TRƯỞNG TƯƠNG ĐỐI ...............57
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

4


VI.8. TÍNH NGƯỢC CHIỀU DÀI CÁ VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG ..............................58
VI.9. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG CONG TĂNG TRƯỞNG ......................................58
VI.10. CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................59
VI.11. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................59
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH HỌC QUẦN THỂ ..................60
VII.3.1. Mục đích .......................................................................................................61
VII.3.2. Các phương pháp đánh dấu ..........................................................................61
VII.3.2.1.Dùng hóa chất và thuốc nhuộm:.............................................................61
VII.3.2.2. Cắt một phần của cơ thể cá: ..................................................................61
VII.3.2.3. Gắn trên cá một vật có ký hiệu riêng: ...................................................61
VII.4. SỰ BIẾN ĐỔI QUẦN THỂ VÀ CÁC MƠ HÌNH DỰ BÁO QUẦN THỂ .......62
VII.5. SỰ KHAI THÁC BỀN VỮNG QUẦN THỂ .....................................................63
VII.6. CÂU HỎI ÔN TẬP .............................................................................................64
VII.7. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................64
CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG CÁ ................................65
VIII.1. MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG .......................................65
VIII.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH DẤU VÀ BẮT LẠI ..................................................65
VIII.2.1. Điều kiện áp dụng .......................................................................................65
VIII.2.2. Nguyên lý ....................................................................................................65
VIII.3.1. Điều kiện áp dụng .......................................................................................65

VIII.3.2. Nguyên lý ....................................................................................................65
VIII.4. PHƯƠNG PHÁP DÙNG SÓNG ÂM ...............................................................66
VIII.4.1. Điều kiện áp dụng .......................................................................................66
VIII.4.2. Nguyên lý ....................................................................................................66
VIII.5. PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN DIỆN TÍCH QUÉT CỦA LƯỚI KÉO ............66
VIII.5.1. Điều kiện áp dụng .......................................................................................66
VIII.5.2. Nguyên lý ....................................................................................................67
VIII.5.2.1.Xác định diện tích quét của lưới ...........................................................67
VIII.5.2.2. Ước tính trữ lượng ...............................................................................67
VIII.6. PHƯƠNG PHÁP DỰA VÀO SỰ SUY GIẢM .................................................68
VIII.6.1. Điều kiện áp dụng .......................................................................................68
VIII.6.2. Nguyên lý ....................................................................................................68
VIII.7. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT ..........................................................................68
VIII.7.1. Điều kiện áp dụng .......................................................................................68
VIII.7.2. Nguyên lý ....................................................................................................69
VIII.8. CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................69
VIII.9. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................69

Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

5


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái quát
Nguồn lợi thủy sản (gọi ngắn gọn là cá theo nghĩa rộng) ngày càng được đánh giá là
một nguồn tài nguyên quan trọng trong các loại hình thủy vực. Cá cung cấp nguồn chất
đạm đáng kể cho cuộc sống con người ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,
những năm gần đây nguồn lợi cá có xu hướng suy giảm do việc khai thác quá mức và

việc thay đổi vùng sinh sống của chúng. Royce (1972) cho rằng chính sự suy giảm nguồn
lợi cá đã là cơ hội cho ra đời một lĩnh vực khoa học tìm hiểu về vấn đề sinh học của
chúng. Khoa học về nghiên cứu sinh học cá đã giúp rất nhiều trong việc xác định biến
động quần thể, tương quan chiều dài và trọng lượng, hình thái phân loại, sinh sản, tuổi,
sinh trưởng, dinh dưỡng và thức ăn,… trở nên cực kỳ quan trọng không chỉ bổ sung các
khiếm khuyết kiến thức hiện tại mà còn có thể sử dụng trong quản lý khai thác và ni
các động vật thủy sản. Từ đó, phương pháp nghiên cứu sinh học cá ngày càng được ứng
dụng rộng rãi trong hầu hết các nghiên cứu về các đối tượng động vật thủy sản.
2. Lịch sử phát triển của nghiên cứu cá
Lịch sử nghiên cứu cá chưa phát triển lâu, mặc dù nghề khai thác và nuôi cá được
biết là phát triển trước đó rất nhiều. Có lẽ nghiên cứu sinh học cá chỉ bắt đầu sau thế kỷ
18 khởi đầu là các nghiên cứu về ngư loại học, mà lúc nầy cũng tập trung nhiều về hình
thái và phân bố (Biswas, 1993). Người đầu tiên viết về các loài cá ở Ấn Độ là Block
(Day, 1878), sau đó là hàng loạt các báo cáo viết về hình thái cá như Hamilton (1822),
Cuvier và Valenciennes (1824-1849).
Đến đầu thế kỷ 20 thì các nghiên cứu về ngư loại học phát triển nhanh về nhiều lĩnh
vực như (i) hình thái và phân bố; (ii) phân loại; (iii) sinh lý và sinh hóa; (iv) sinh thái; (v)
bệnh học; (vi) cấu trúc quần thể; (vii) di truyền; và (viii) bảo tồn,.. hàng loạt các nghiên
cứu về sinh học cá đã được tiến hành như nghiên cứu về sinh học sinh sản của nhiều loài
cá khác nhau như của Hickling (1930), Clark (1934),… về tuổi và sinh trưởng của các
loài các biển và cá nước ngọt như của Van Oosten (1929), Hickling (1933), Ford (1933),
Pillay (1958),… về đánh giá trữ lượng quần thể như Ricker (1954, 1975), Welcomme
(1975, 1979),…
3. Tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu và mục tiêu của giáo trình
Trong nghiên cứu các vấn đề về thức ăn, sinh trưởng, sinh sản, biến động quần
thể,… của cá đều cần có một phương pháp phù hợp và chuẩn mực để có thể đưa ra các
nhận định hay đánh giá chính xác và có thể so sánh kết quả giữa các nghiên cứu.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp nghiên cứu sinh học cá được viết trong nhiều tài
liệu khác nhau ở các cấp độ khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu làm việc ở các quốc gia
phát triển (Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ,..) luôn sử dụng các phương pháp mới, phức tạp và

ứng dụng công nghệ thông tin hay thiết bị hiện đại, tất nhiên sẽ tiết kiệm thời gian, cho
kết quả chính xác hơn, nhưng chi phí có thể cao hơn.
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

6


Ở một số quốc gia, hay đối với một số đối tượng bắt đầu tiếp cận với phương pháp
nghiên cứu cá (như sinh viên) thì rất cần các phương pháp đơn giản và dễ ứng dụng. Trên
ý tưởng đó, giáo trình nầy được biên soạn trên cơ sở tổng hợp nhiều phương pháp đã ứng
dụng trong nghiên cứu cá và trình bày có tính logic và dễ hiểu nhằm phục vụ cho sinh
viên chuyên ngành thủy sản bậc đại học. Giáo trình nầy vì thể chỉ trình bày một số
phương pháp quan trọng và phổ biến ở dạng cụ thể và ít trình bày các lý luận sâu cho
từng phương pháp. Học qua giáo trình nầy sinh viên có thể ứng dụng ngay vào các
nghiên cứu của mình để phục vụ cho các nghiên cứu làm luận văn hay chuyên đề tốt
nghiệp và có thể ứng dụng cho các nghiên cứu đơn giản trong công tác.
II. NỘI DUNG CỦA GIÁO TRÌNH
Giáo trình được kết cấu thành 8 chương, với những kiến thức cơ bản nhất trong
nghiên cứu sinh học bao gồm:
- Chương 1: Phương pháp thu và xử lý mẫu
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu hình thái cá
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu mô học
- Chương 4: Phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng
- Chương 5: Phương pháp nghiên cứu sinh học sinh sản
- Chương 6: Phương pháp nghiên cứu tuổi và sinh trưởng
- Chương 7: Phương pháp nghiên cứu sinh học quần thể
- Chương 8: Phương pháp đánh giá trữ lượng cá

Phương pháp nghiên cứu sinh học cá


7


CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP THU VÀ XỬ LÝ MẪU
I.1. GIỚI THIỆU
Có lẽ yêu cầu trọng nhất trong nghiên cứu về sinh học cá là phải thu được số mẫu
lớn và có tính đại diện. Ngồi việc chọn lựa vị trí (địa điểm) thu mẫu phù hợp thì cần
phải thu được số mẫu đủ lớn để kết quả phân tích phản ánh chính xác nội dung nghiên
cứu mong muốn. Có nhiều cách để thu được mẫu và loại mẫu thu cũng phải tùy thuộc
vào nội dung của nghiên cứu, ví dụ thu mẫu để xác định giống loài, thành phần loài hay
là thu để đánh giá trữ lượng,… Có những nội dung nghiên cứu địi hỏi người thu mẫu
phải có cơng cụ đánh bắt riêng, nhưng có nội dung có thể dựa vào thu mẫu từ ngư dân,
trao đổi để ghi nhận thông tin từ ngư dân, thu từ chợ hay từ những người có liên quan
khác ở địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, trong thực tế thì việc thu thập các thông tin qua
ngư dân không phải lúc nào cũng đầy đủ hoặc nhận được các trả lời chính xác hồn tồn,
bởi lẽ ngư dân khơng có ghi chép các thơng tin, hoặc đơi lúc vì một lý do nào đó mà họ
khơng thể nói thật hết những điều họ làm hay biết. Trong trường hợp nầy, người thu mẫu
phải tạo ra một sự thân thiện nhất định và biết cách trao đổi để có thể khai thác được
thơng tin chính xác nhất về mẫu thu của mình.
Bên cạnh đó, khơng phải lúc nào các mẫu thu đều có thể xử lý (phân tích) ngay tại
chỗ mà phải mang về phịng thí nghiệm để phân tích. Vì thế, vấn đề xử lý mẫu thu cũng đòi
hỏi phải được thực hiện nghiêm túc và khoa học để có thể có được kết quả phân tích chính
xác. Phương pháp xử lý vào bảo quản mẫu vì thế tùy thuộc vào từng nội dung nghiên cứu.
I.2. PHƯƠNG PHÁP THU MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU
I.2.1. Nguyên tắc trong thu mẫu
I.2.1.1. Định danh chính xác mẫu thu
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nghiên cứu sinh học cá là phải xác
định chính xác lồi cá nghiên cứu. Nhưng đây khơng phải là cơng việc dễ dàng, nhất là
khi mẫu thu là các loại cá trong giai đoạn con non. Thỉnh thoảng người nghiên cứu khơng
phân biệt được 2 lồi có quan hệ gần nhau và gọi chúng với cùng một tên loài. Tùy theo

địa phương, mỗi lồi cá có thể có những tên gọi khác nhau, cho nên việc sử dụng tên
khoa học của lồi là thuận tiện và chính xác nhất.
Định danh loài thường được tiến hành bằng cách xác định một loạt các đặc điểm
hình thái bao gồm: (i) mơ tả hình thái của lồi như hình dạng cơ thể, các loại vi, vị trí
miệng, kiểu vẩy,... (ii) Các chỉ tiêu số lượng (thí dụ cơng thức vi) như số lượng tia vi,
vẩy, đốt sống. Số lượng gai và tia vi thường là một chỉ số không đổi giữa các cá thể trong
cùng 1 lồi, vì vậy cơng thức vi là một cơng cụ quan trọng để định danh lồi. Ngồi công
thức vi, số lượng vẩy, công thức răng hầu, số tia mang, số đốt sống cũng là các chỉ tiêu số
lượng quan trọng để định danh loài. (iii) Các số đo hình thái như chiều dài đầu, cao thân,
... mối tương quan của các chỉ số này với chiều dài tổng cộng hay chiều dài chuẩn. Các số
đo này thường được biểu hiện bằng tỉ lệ hay phần trăm.

Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

8


I.2.1.2. Chọn địa điểm thu mẫu
Mẫu thu dùng cho nghiên cứu sinh học cá có thể thu ở chợ, cảng cá hay trực tiếp
đánh bắt bằng các dụng cụ chuyên dùng (lưới kéo, lưới cào, chài,…). Tuy nhiên, vị trí thu
mẫu là yếu tố quyết định đến kết quả của nghiên cứu. Thông thường, thu mẫu ở các cảng
cá phù hợp hơn việc thu ở chợ, bởi lẽ đó là nơi mà mẫu thu thể hiện tính đại diện cho ngư
trường mà họ khai thác như biển, sông, hồ chứa,…. Bên cạnh đó, việc thu mẫu ở các
cảng cá cũng sẽ rất q cho việc tính tốn sản lượng khai thác vì nó phản ánh chính xác
nhất lượng cá khai thác theo ngư trường hay theo ngư cụ khai thác.
Vị trí thu mẫu bằng cách đánh bắt trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác
định vùng phân bố, tập tính di cư, bãi đẻ, tập tính sinh sản,... Các yếu tố môi trường nơi
thu mẫu đôi khi cũng cần phải được xác định như độ vẫn đục, độ mặn, pH, mật độ phiêu
sinh vật... để có kết luận chính xác hơn về tập tính dinh dưỡng, các thích nghi sinh lý,
vịng đời của đối tượng nghiên cứu.

I.2.1.3. Chuẩn bị biểu mẫu
Khi thực hiện công tác thu mẫu thường phải chuẩn bị các biểu mẫu để có thể ghi
chép một số thông tin về mẫu thu và cũng có thể xác định một số chỉ tiêu đo đạt nhanh.
Thơng thường, mẫu thu phải có ghi đầy đủ các thông tin như:
1. Nơi khai thác (tên sông, hồ, ngư trường,…)
2. Địa điểm thu mẫu
3. Loại tàu khai thác
4. Ngư cụ khai thác và kích thước mắc lưới
5. Độ sâu ngư trường khai thác
6. Diện tích khai thác (nếu được)
7. Lồi khai thác, tỉ lệ thành phần lồi,....
Nếu cần có thể ghi nhận nhanh kích cỡ về chiều dài và trọng lượng của cá tại nơi
thu mẫu. Thơng thường thì có thể phân nhóm theo kích cỡ cá để đo đạt, trong trường hợp
cá có kích thước lớn hơn 30 cm chiều dài thì có thể đo độ chính xác là 1 cm, cá kích cỡ
nhỏ hơn 30 cm thì độ chính xác là 0,5 cm và đối với cá nhỏ có thể đo ở độ chính xác 1
mm (Holden và Rait, 1974).
I.2.2. Thu mẫu phân tích ở phịng thí nghiệm
Thu mẫu cho các phân tích ở phịng thí nghiệm u cầu phải có tính đại diện cho
quần thể. Mẫu thu cần phải được giữ càng tươi càng tốt. Tùy theo yêu cầu mà mẫu thu
cũng có thể khác nhau, nếu như thu mẫu cho nghiên cứu mô học phải là mẫu sống thì thu
mẫu phân tích tính ăn của cá phải thu vào buổi sáng (5:00-7:00 giờ) để không bị ảnh
hưởng bởi chu kỳ ăn trong ngày (diurnal rhythm) và khả năng tiêu hóa thức ăn của cá.
Theo Robotham (1977) đối với mẫu phân tích dinh dưỡng thì sau khi thu phải cho ngay
vào dung dịch Chloral hydrate 10%, sau khi gây mê (narcotization) thì cố định trong
formol trung tính 40% và sau đó pha lỗng cịn 5% để bảo quản lâu dài. Với cách nầy
ông cho rằng sẽ giữa được tốt các thành phần trong dạ dày và ngăn cản sự biến mất một
số thành phần.

Phương pháp nghiên cứu sinh học cá


9


Hầu hết các nghiên cứu về sinh học cá được tiến hành trên một số ít mẫu thu được từ
một quần thể có số lượng lớn. Khái niệm quần thể ở đây là tất cả các cá thể thuộc một loài
và đang sống ở một khu vực địa lý nhất định, quần thể cũng có thể được xem như một
nhóm các cá thể thuộc loài đang được nghiên cứu (Moller, 1979). Tồn bộ quần thể thì q
lớn cho nghiên cứu, hơn nữa cũng khơng thể tiến hành các phân tích trên tất cả các cá thể
đánh bắt được. Vì vậy, việc chọn mẫu đại diện là cần thiết cho các nghiên cứu sinh học. Có
nhiều cách để thu mẫu, tuy nhiên có thể chia ra thành 2 phương pháp chính là (i) thu mẫu
ngẫu nhiên (random sampling) và (ii) thu mẫu có chọn lọc (non-random sampling). Tuy
nhiên phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên được áp dụng nhiều nhất, trong phương pháp này
tất cả các mẫu trong quần thể đều có khả năng được chọn lựa bằng nhau.
Phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên lại được chia là 2 phương pháp là (i) thu mẫu
hoàn toàn ngẫu nhiên (simple random) và (ii) thu mẫu ngẫu nhiên có giới hạn (restricted
random). Trong phương pháp thu mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi cá thể trong quần thể sẽ
được gán cho một số (gọi là số ngẫu nhiên – random numbers) khi đó những cá thể nào
được thu làm mẫu sẽ được xác định bằng các bảng số ngẫu nhiên (random table). Phương
pháp thu mẫu ngẫu nhiên có giới hạn lại có 2 cách thu mẫu: (i) thu mẫu phân tầng
(stratified sampling) đối với quần thể khơng đồng nhất, khi đó quần thể sẽ được chia
thành các phần đồng nhất và mẫu sẽ được thu độc lập từ các phần đồng nhất đó; và (ii)
thu mẫu nhiều giai đoạn (multi-stage sampling), khi quần thể quá lớn (thậm chí số lượng
rất lớn cho một mẫu đại diện) khi đó việc thu mẫu được chia thành 2 giai đoạn. Trước
tiên quần thể muốn thu mẫu được chia thành các quần thể đại diện (sub-population) và
mẫu sẽ được thu từ các quần thể đại diện (mẫu cấp 1). Bước tiếp theo, từ các mẫu thu của
các quần thể đại diện, tiến hành thu các mẫu đại diện (mẫu cấp 2). Mẫu cấp 2 có thể được
thu nhiều hơn 2 giai đoạn tùy thuộc vào nghiên cứu và kích cỡ của quần thể, do vậy
phương pháp này được gọi là phương pháp thu mẫu nhiều giai đoạn.
Vấn đề quan trọng nhất của việc thu mẫu là xác định số lượng mẫu thu. Có nhiều ý
kiến cho rằng số lượng mẫu nên dao động từ 1-25% kích cỡ quần thể. Khi số lượng mẫu

q nhỏ có thể sẽ khơng đại diện được cho toàn bộ quần thể, trái lại số lượng mẫu quá
lớn sẽ tốn rất nhiều thời gian để phân tích và làm gia tăng chi phí. Số lượng mẫu thu cũng
phụ thuộc vào từng nghiên cứu, tuy nhiên số lượng từ 80-100 mẫu với các kích cỡ khác
nhau cho mỗi tháng là thích hợp cho các nghiên cứu thông thường về sinh học cá.
I.2.3. Kỹ thuật bảo quản mẫu
Yêu cầu mẫu cho nghiên cứu sinh học phải còn tốt, những mẫu hư sẽ rất khó cho
các phân tích vì thế mẫu cần được bảo quản càng nhanh càng tốt. Mẫu sau khi thu cần
được rửa ngay bằng nước ngọt để mẫu được sạch đồng thời loại bỏ các vi sinh vật có thể
bám theo mẫu, nhất là mẫu thu từ ngư dân. Mẫu sau khi rửa sạch thì cần đánh dấu và cân
trọng lượng và chiều dài, và tất nhiên chi tiết của mẫu cần được ghi chép cẩn thận trong
sổ. Đối với các mẫu cá có kích cỡ lớn rất cần thiết phải gắn các thẻ hay phiếu có ghi các
chi tiết như nơi đánh bắt, chiều dài, trọng lượng và giới tính. Mẫu khơng ghi rõ sẽ khó sử
dụng trong nghiên cứu.
Mẫu thu có thể cố định ngay trong dung dịch formol. Mẫu dùng cho phân tích dạ dày
cần phải được cố định ngay sau khi thu. Dung dịch cố định mẫu thường dùng là formol
10% (1 phần formol và 9 phần nước) cho những mẫu có kích thước lớn (lớn hơn 15 cm) và
5% cho các mẫu có kích thước nhỏ. Dung dịch được dùng cho cố định mẫu phải là dung
dịch trung tính, thơng thường borax sẽ được thêm vào trong formol (1:1000).
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

10


Phần bụng của mẫu cá có kích thước lớn nên được mổ và cắt sâu vào trong cơ hai
bên thân cá để dung dịch cố định có thể thấm vào bên trong. Những cá nhỏ hơn 15 cm dài
chỉ cần mổ phần dụng cá là đủ. Mẫu cá thường được cố định khoảng 7-10 ngày, sau đó
rửa sạch và cố định lại trong dung dịch formol 10% hay cồn 70% (ethyl alcohol). Nếu
như giữa mẫu trong dung dịch cồn thì trước tiên nên giữ trong cồn 50% từ 5-7 ngày trước
khi chuyển sang cồn 70%. Trong trường hợp muốn giữa mẫu lâu, nếu dùng formol thì
phải thay hàng tháng cịn nếu giữa trong cồn (alcohol) thì thay mỗi 3 tháng. Tuy nhiên,

tùy từng cơ quan của cá mà cách bảo quản mẫu có thể khác nhau để có thể giúp cho q
trình phân tích mẫu đạt kết quả tốt nhất.
Vảy, đá tai, gai vi lưng hay gai vi ngực thường được sử dụng để xác định tuổi cá.
Vảy cá thường được thu từ 5-10 vảy cho mỗi cá thể. Thông thường vảy tròn (cycloid
scale) được lấy ở vùng giữa của vi lưng và đường bên, trong khi vảy lược (ctenoid scale)
được thu ở vùng vi ngực. Trước khi thu vảy, mẫu cần phải được rửa sạch để loại bỏ các
vảy dính trên thân cá (các vảy này có thể là của các mẫu cá khác dính vào), và chỉ thu các
vảy cịn đính chặt vào thân cá. Cũng có thể dễ dàng nhận biết các vảy tái sinh do sự sắp
xếp khơng theo trật tự và thiếu các vịng đồng tâm gần, các vảy này không nên thu mẫu.
Nên chọn thu đủ số lượng mẫu với các vảy đồng dạng. Khi lấy vảy cần cẩn thận tránh
làm tổn hại phần rìa của vảy. Mẫu vảy của mỗi cá thể có thể được chứa riêng trong các
túi (giấy hay nilon) có dán nhãn với đầy đủ các thông tin về mẫu.
Mặt cắt thẳng đứng của đá tai cũng được sử dụng để xác định tuổi của cá. Đá tai thì
nằm trong một khe của tai trong. Cách thu đá tai dễ dàng nhất là thu qua một đường mở
nằm ngang trên đầu phía sau mắt, hoặc mở nắp hộp sọ. Một phương pháp khác để thu đá
tai mà vẫn giữ nguyên hình dạng mẫu vật là lấy từ phần vịm miệng, tuy nhiên phương
pháp này khó thực hiện hơn. Trước khi cắt mẫu, đá tai phải được đúc thành khối trong
polyester hay nhựa thơng. Có thể bảo quản đá tai bằng các phương pháp sau:
- Giữ trong dung dịch glycerin và nước theo tỉ lệ 1:1.
- Giữ đá tai trong creosol hay terpineol (Gibson và Ezzi, 1978).
- Ngâm trong dung dịch 1% potassium hydroxide (KOH) để loại trừ hết các mô
liên kết sau đó làm khơ và giữ trọng lọ kín (Strum, 1978)
Gai cứng của vi lưng (hoặc vi ngực) cũng được sử dụng để xác định tuổi cá. Gai vi được
cố định trong dung dịch formal-calcium ít nhất 24 giờ. Cách chuẩn bị dung dịch này như sau:
40% formaldehyde

10 mL

Calcium chloride khan


10 g

Nước cất

80 mL

Bột CaCO3

thêm vào quá mức bão hòa

Sau khi cố định, mẫu được rửa sạch bằng nước cất và chuyển vào dung dịch khử
canxi trong thời gian từ 6-12 giờ tùy thuộc vào chiều dài của gai vi. Dung dịch khử canxi
được chuẩn bị bằng cách trộn lẫn 2 loại dung dịch A và B (Perry, 1967). Dung dịch A
gồm 50 g sodium citrate và 250 mL nước cất, dung dịch B gồm 125 mL acid formir và
125 mL nước cất.
Các phần khác của bộ xương như xương nắp mang, cột sống, xương gốc vi đi, ...
có thể được thu bằng cách đun mẫu trong nước sôi khoảng 5 phút, khi đó các cơ bám vào

Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

11


xương sẽ dễ dàng tách ra. Mẫu xương được làm khơ ở nhiệt độ phịng trong thời gian
khoảng 24 giờ. Sau đó giữ mẫu trong các túi có dán nhãn với các thông tin về mẫu cá.
Cố định tuyến sinh dục đúng phương pháp là khâu rất quan trọng cho các nghiên
cứu về sinh học sinh sản. Theo Gibson và Ezzi (1978) thì sau khi thu mẫu tinh sào cần
phải đo chiều dài (tính bằng mm), cân trọng lượng và cho vào cố định trong cồn 70%.
Buồng trứng sau khi thu cũng cần phải cân và đo sau đó xẻ dọc để cho dung dịch cố định
thấm vào. Để cố định trứng thì Simpson (1951) đề nghị dùng dung dịch “Gilson’s fluid”.

Dung dịch nầy khơng những có tác dụng cố định trứng mà cịn giúp phá vỡ các mơ liên
kết trong buồng trứng và làm tách rời trứng. Để tách rời trứng khỏi các mơ liên kết có thể
cần giữ mẫu vài tuần trong dung dịch Gilson, lắc nhẹ lọ chứa trứng đến khi thấy hầu hết
các trứng tách ra khỏi các mô của buồng trứng. Loại bỏ các mô của buồng trứng và nếu
như trứng cịn dính nhau thì tiếp tục giữ trong dung dịch cố định. Trứng đã tách rời phải
được rửa sạch bằng cồn tuyệt đối và sau đó bảo quản trong cồn tuyệt đối cho các phân
tích về sau (đo và đếm số trứng).
Cách chuẩn bị dung dịch “Gilson’s fluid” như sau:
100 ml cồn 60%
15 ml a-xít nitric 80%
18 ml a-xít glacial acetic
20 g mercuric chloride
880 ml nước cất
Ngồi ra, việc bảo quản trứng cịn có thể thực hiện trong dung dịch formol-saline theo
đề nghị của Hancock (1979). Dung dịch nầy có thể chuẩn bị bằng cách pha 100 ml formol
40% với 900 ml nước cất và bổ sung thêm 100 g muối (sodium chloride). Buồng trứng trước
khi cố định phải sẽ dọc để dung dịch cố định thấm vào, và buồng trứng cần được xáo trộn
(shaking) mỗi 2-3 tuần trong vòng 5-6 tháng để trứng tách rời ra khỏi các mô cơ liên kết.
Dung dịch cố định cần được thay định kỳ đến khi mẫu trứng được đem ra phân tích.
I.2.4. Kỹ thuật cố định mẫu cho các nghiên cứu mô học
Đây là kỹ thuật rất cần thiết cho các nghiên cứu mô học trên các cơ quan khác nhau
của cá. Ống tiêu hóa và tuyến sinh dục là 2 cơ quan được nghiên cứu phổ biến nhất vì sự
khác biệt về tổ chức mơ của 2 cơ quan này sẽ giúp người nghiên cứu hiểu biết hơn về sự
phát triển, tập tính dinh dưỡng và giai đoạn thành thục sinh dục của từng loài cá. Kỹ thuật
này cũng rất cần thiết cho các nghiên cứu về bệnh trên các loài thủy sản.
Mẫu thu cho các nghiên cứu mô học phải là mẫu tươi được lấy từ cá mới được giết
chết hay cá được gây mê. Tùy loại mơ và kích thước mẫu mà có các loại dung dịch cố
định và thời gian cố định mẫu khác nhau. Với các nghiên cứu về ống tiêu hóa, mẫu ống
tiêu hóa của cá trưởng thành có thể được cố định bằng dung dịch Bouin trong thời gian
12 giờ sau đó chuyển sang bảo quản trong cồn 70%, với cá bột hay cá hương thì có thể cố

định bằng dung dịch formol trung tính 10%. Đối với mẫu buồng trứng thì cố định bằng
dung dịch Bouin ít nhất 24 giờ sau đó chuyển sang bảo quản trong cồn 70%. Mẫu cố định
bằng dung dịch Bouin, khi bảo quản trong cồn 70% cần thay cồn nhiều lần cho đến khi
màu vàng của dung dịch bảo quản được loại bỏ. Một loại dung dịch cố định cũng thường
được sử dụng (nhất là trong các nghiên cứu mô học trên tôm) là dung dịch AFA
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

12


(alcohol–formalin–acid acetic), hàm lượng formalin và acid acetic có thể thay đổi tùy
thuộc vào loại mẫu.
- Dung dịch Bouin được chuẩn bị như sau:
Dung dịch axit picric bão hòa

750 mL

Formol 40%

250 mL

Acid acetic

50 mL

- Cách chuẩn bị dung dịch formol trung tính:
Sodium phosphate (NaH2PO4.H2O)

4g


Sodium phosphate (Na2HPO4)

6,5 g

Hịa tan trong 750 mL nước cất, thêm vào 100 mL formol (37- 40%); sau đó thêm
nước vào cho đủ 1000 mL
I.2. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Các nguyên tắc trong thu mẫu nghiên cứu sinh học. Nêu các bước chuẩn bị trước khi
thu mẫu cho các nghiên cứu về sinh học cá.
2. Nêu những vấn đề cần chú ý khi thu mẫu phân tích trong phịng thí nghiệm để mẫu thu
được có tính đại diện và phù hợp với nội dung nghiên cứu (chất lượng mẫu, cố định
mẫu, số lượng mẫu, phương pháp thu mẫu). Phương pháp thu mẫu nào thường được sử
dụng trong các nghiên cứu về sinh học cá.
3. Kỹ thuật bảo quản mẫu cho các nghiên cứu sinh học. Nêu các loại dung dịch cố định
mẫu thường được sử dụng để cố định mẫu cá – tôm
I.3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biswas, S.P., 1993. Manual of Methods in Fish Biology. South Asian Publishers, Pvt
Ltd., New Delhi. 157 pages.
2. King, M., 1995. Fisheries Biology, Assessment and Management. Fishing News
Books. 341 pages.
3. Lagler, K.F., 1978. Freshwater fishery biology. Second Edition, WM. C. Brown
Company Publishers. Iowa, 421 p.
4. Nikolsky, G.V., 1963. Ecology of fishes. Academic press, London. 352 p.
5. Pravdin, I.F., 1963. Hướng dẫn nghiên cứu cá (chủ yếu cá nước ngọt). Nhà Xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 1973. Tài liệu tiếng Việt do Phạm Thị Minh Giang
dịch.

Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

13



CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI CÁ
Nghiên cứu hình thái cá là một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu cá, nó cung
cấp nguồn thơng tin chủ yếu cho các nghiên cứu về phân loại và tiến hóa của cá. Mặc dù
các kết quả nghiên cứu đạt được về di truyền, sinh lý, tập tính, và sinh thái cũng phục vụ
cho mục đích này, hệ thống phân loại cá vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hình thái học.
Những đặc điểm của lồi như hình dáng, kích cỡ, màu sắc, sự sắp xếp của vi, vảy và các
chỉ tiêu hình thái khác là tiêu chuẩn trợ giúp cho việc nhận dạng, định danh và phân loại
cá. Các phương pháp đo đếm các chỉ tiêu hình thái và sự tương quan của các chỉ tiêu sẽ
được trình bày trong chương này.
II.1. NGUYÊN LÝ TRONG ĐO MẪU CÁ
Đo mẫu cá là một trong các phương pháp của nghiên cứu hình thái cá, tùy theo kích
cỡ cá mà có các phương pháp đo thích hợp để có được các số liệu chính xác. Phương
pháp căn bản dùng bàn đo (board) (Hình 2.1), bàn đo được thiết kế gồm bàn bằng gỗ hay
kim loại, bên trên bàn có gắn cố định một thước và phần đầu của bàn đo có một tấm chắn
để khi đo đầu cá đặt chạm vào tấm chắn nầy. Chiều dài của bàn đo tùy vào kích thước cá
dự kiến sẽ đo.
Thanh chắn

Thước đo

Hình 2.1: Dụng cụ dùng để đo cá (bàn đo cá)
Đối với các mẫu có lớn (lớn hơn 50 cm) thì có thể dùng thước để đo, tuy nhiên đối
với cá có kích thước nhỏ có thể dùng thước đo (caliper) hay thước có phân cỡ. Thông
thường nên đo cá ngay tại nơi thu mẫu, lúc nầy cá còn tươi và ẩm, những mẫu cá bị khơ
có thể rất khó đo chính xác vì hình dáng của cá có thể bị biến dạng, nhất là khơng thể kéo
thẳng để đo. Trong trường hợp đo mẫu cá sống có kích cỡ lớn thì rất cần thiết phải gây
mê cá trong dung dịch Sandoz Ms 222 ở nồng độ thường dùng là 1/1.000, hoặc có thể
dùng dung dịch 2 - phenoxy ethanol với hàm lượng từ 20 – 30 mL/100 L nước.

II.2. ĐO CHIỀU DÀI VÀ KHỐI LƯỢNG CÁ
Thuật ngữ chiều dài của cá thường để chỉ chiều dài tổng cộng (chiều dài toàn thân)
của cá. Ngoài ra cịn có các khái niệm khác như chiều dài chuẩn và chiều dài chạc. Chiều
dài chuẩn thường được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng, tuy nhiên khi thu mẫu với số
lượng lớn và cần phải đo nhanh cá ở hiện trường thì khó thực hiện chính xác. Chiều dài
fork thường khơng thể dùng trong trường hợp các lồi cá có vây đuôi không phân thùy
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

14


như cá rô đồng chẳng hạn. Chọn loại chiều dài nào để sử dụng tùy thuộc rất nhiều vào ý
đồ của người nghiên cứu. Phương pháp đo thường dùng là để sát đầu cá vào tấm chắn
(phía tay trái), sau đó vuốt cá thẳng ra về phía tay phải và xác định chiều dài của cá dựa
vào thước đã gắn trên bàn đo.
Phương pháp xác định khối lượng cá thường dùng là cân, có thể cân đĩa hay cân
thăng bằng và tùy theo trọng lượng của cá mà dùng cân có mức cân tương thích. Cân thăng
bằng thường ít được sử dụng do mất nhiều thời gian và độ chính xác cũng thấp. Cân điện
hiện đang được áp dụng phổ biến và cho kết quả chính xác hơn. Xác định khối lượng cá
cũng phải tùy vào tình trạng của cá (tươi hay đã qua cố định), trong trường hợp cá đã được
cố định thì thường bị mất nước nên khối lượng thực của cá bị thay đổi và trong trường hợp
nầy phải tìm hệ số qui đổi để có thể chuyển từ khối lượng cá đã cố định sang cá tươi. Ngoài
ra, trong một số trường hợp khi cân khối lượng cá cũng phải xem xét tính đồng nhất của
mẫu cá cân (mức độ ẩm chẳng hạn) để giảm sai số. Trong trường hợp không thể cân trực
tiếp khối lượng cá thì có thể cân qua dụng cụ chứa cá, chẳng hạn dùng một dụng cụ chứa
cá và cân khối lượng dụng cụ trước, sau đó cho cá vào cân lại. Trọng lượng cá chính là
phần chênh lệch giữa khối lượng dụng cụ và cá so với khối lượng dụng cụ.
II.3. CÁC CHỈ TIÊU HÌNH THÁI
Các chỉ tiêu đo theo đề xuất của Lowe-McConnel (1971) và Grant & Spain (1977)
trong nghiên cứu sinh học các gồm:

1. Chiều dài tổng cộng (total length): thể hiện giá trị lớn nhất của chiều dài cơ thể
cá từ đầu đến cuối cơ thể. Nó là khoảng cách được xác định theo đường thẳng từ
mút đầu (miệng cá) đến cuối của vi đuôi. Trong trường hợp cá có vi đi dạng
phân thùy thì đo đến điểm mút cuối cùng của vi đuôi.
2. Chiều dài chạc (fork length): chiều dài chạc được tính từ mút đầu (miệng cá)
đến giới hạn ngồi (điểm giữa) khía chữ V hoặc vị trí phân thùy của vi đi cá.
3. Chiều dài chuẩn (standard length): chiều dài chuẩn được đo từ mút đầu của cá
(miệng) đến cuống vi đuôi (khớp vi đi và cơ thể cá). Vị trí này có thể nhận
biết rõ khi bẻ đuôi cá sang 2 bên, một rãnh nhỏ sẽ được hình thành.
4. Chiều dài đầu (head length): chiều dài đầu được xác định từ mút đầu mõm
(xương trước hàm) đến điểm cuối của xương nắp mang.
5. Chiều dài trước vi lưng (pre-dorsal fin): chiều dài nầy được tính từ mút đầu
(miệng cá) đến gốc tia (gai) vi lưng đầu tiên.
6. Chiều dài phần trước mắt hay dài mõm (pre-orbital hoặc snout length):
khoảng cách từ mút đầu cơ thể đến rìa trước ổ mắt
7. Chiều rộng giữa 2 mắt (inter-orbital width): được xác định từ mặt lưng của cơ
thể, là khoảng cách từ rìa trên của ổ mắt trái đến rìa trên của ổ mắt phải. Khoảng
cách này còn được gọi là khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 mắt.
8. Chiều dài sau mắt (post-orbital length): Khoảng cách từ rìa sau ổ mắt đến
điểm cuối của xương nắp mang.
9. Đường kính mắt: Khoảng cách từ mép trước đến mép sau của mắt theo trục
chiều dài thân.
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

15


10.Chiều dài hàm trên (upper jaw length): khoảng cách giữa điểm mút xương
trước hàm và điểm cuối của xương hàm trước.
11.Chiều dài hàm dưới (lower jaw length): khoảng cách giữa 2 điểm cuối (điểm

giao nhau của hàm trên và hàm dưới) dọc theo mép của hàm dưới.
12.Chiều dài trước hậu môn (anal length): khoảng cách từ mút đầu cơ thể đến
giới hạn trước của lỗ hậu môn.
13.Chu vi thân (girth length): vòng đo tại điểm rộng nhất của cơ thể (khơng tính
vi). Chỉ số này thỉnh thoảng được dùng để xác định mức độ thành thục của cá
(đặc biệt là cá cái).
14.Chiều cao thân (body depth): là khoảng cách giữa mặt lưng và mặt bụng tại
điểm rộng nhất của cơ thể.
15.Chiều cao đầu (head depth): khoảng cách thẳng đứng tính từ điểm sau gáy
(gốc sau của xương trên chẩm) đến mặt bụng của đầu.
16.Độ rộng miệng (gape width): còn được hiểu như chiều rộng miệng, là khoảng
cách giữa 2 góc khi miệng cá đóng lại.
17.Chiều cao vi lưng (dorsal fin height): chiều dài của tia vi lưng lớn nhất hay của
gai vi lưng.
18.Chiều dài gốc vi lưng (dorsal fin base): khoảng cách giữa giới hạn trước và sau
của vi lưng dọc theo chiều dài của cơ thể.
19.Chiều dài vi ngực (pectoral fin length): chiều dài lớn nhất của tia vi ngực.
20.Chiều rộng gốc vi ngực (pectoral fin base): khoảng cách giữa điểm trên và
dưới gốc vi ngực nơi các tia vi ngực đính vào.
21. Chiều dài vi hậu mơn (anal fin length): chiều dài tia vi hậu môn dài nhất.
22. Chiều dài gốc vi hậu môn (anal fin base): khoảng cách từ điểm trước đến
điểm sau gốc vi hậu môn.
23. Chiều dài vi bụng (ventral fin length): Chiều dài tia vi bụng dài nhất
24. Rộng gốc vi bụng (ventral fin base): khoảng cách giữa 2 giới hạn ngoài gốc
vi bụng.
25. Chiều cao qua miệng (depth at mouth): khoảng cách giữa mặt lưng và mặt
bụng của đầu, xác định tại đường kẻ thẳng đứng qua góc sau miệng.
26. Chiều cao qua mắt (depth at eye): khoảng cách giữa mặt lưng và mặt bụng
của đầu, xác định tại đường kẻ thẳng đứng qua mắt.
27. Chiều cao thân qua vi lưng (depth at dorsal fin): chiều rộng cơ thể xác định

bằng đường kẻ thẳng đứng qua giới hạn trước gốc vi lưng.
28. Chiều cao thân qua vi ngực (depth at pectoral fin): chiều rộng cơ thể qua
gốc vi ngực.
29. Chiều cao thân qua hậu môn (depth at anus): chiều rộng cơ thể tại đường kẻ
thẳng đứng qua hậu môn.
30. Chiều cao vi đuôi (caudal fin height): chiều rộng khi kéo căng các thùy của
vi đuôi ra.
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

16


31. Chiều dài cuống đuôi (length of caudal peduncle): khoảng cách từ điểm cuối
gốc vi hậu môn đến điểm giữa khớp vi đuôi.
32. Chiều cao nhỏ nhất cuống vi đuôi (least height of the caudal peduncle): cũng
là thuật ngữ chỉ chiều cao nhỏ nhất của cơ thể. Là chiều cao nhỏ nhất của cuống
vi đuôi trong khoảng giữa điểm cuối gốc vi hậu môn và điểm xuất phát của vi
đuôi. Thực tế, nó là chiều rộng của cuống đi tại vị trí xương gốc vi đi.

Hình 2.2: Một số chỉ tiêu hình thái của cá

Hình 2.3: Các chỉ tiêu đo ở cá
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

17


Trong đó:
TL: chiều dài tổng cộng; FL: chiều dài fork; SL: chiều dài chuẩn; BD: chiều
cao thân; HL: chiều dài đầu; PD: chiều dài trước vi lưng; PO: dài mõm; PtO:

dài đầu sau mắt; ED: đường kính mắt; AL: chiều dài trước hậu môn; IW: chiều
rộng giữa 2 mắt; HPC: chiều cao nhỏ nhất cuống vi đuôi; HD: chiều cao vi
lưng; BDF: chiều dài gốc vi lưng; PFL: chiều dài vi ngực; PFB: chiều rộng gốc
vi ngực; VFL: chiều dài vi bụng; BV: chiều dài gốc vi bụng; AFL: chiều dài vi
hậu môn; AFB: chiều dài gốc vi hậu môn.
II.4. CÁC CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG
Các chỉ tiêu số lượng là các chỉ tiêu sinh học có thể đếm được như số đốt sống, tia
vi, vảy, sức sinh sản (Holden và Raitt, 1974). Để thuận tiện cho việc minh họa, chúng ta
hãy xét trường hợp đơn giản là đếm số lượng tia vi (cơng thức vi) và vảy.
Có 2 dạng tia vi – tia vi đơn hay gai vi và tia vi kép (phân nhánh) hay tia vi mềm.
Với các mẫu cá lớn, có thể dễ dàng phân biệt các gai và tia vi, tuy nhiên với các mẫu cá
nhỏ việc quan sát bằng kính hiển vi là cấn thiết để phân biệt tia vi mềm và gai cứng. Các
ký tự như D, P, V, A, C, Ll, L.tr. được sử dụng để biểu thị cho vi lưng, vi ngực, vi bụng,
vi hậu môn, vi đuôi, vảy đường bên, và vảy ngang đường bên. Dấu gạch chéo (/) được
dùng để tách biệt giữa gai vi cứng và tia vi mềm. Thỉnh thoảng những gai cứng được biểu
thị bằng chữ số La mã và tia vi mềm được biểu thị bằng chữ số A rập. Thông thường
phần phân nhánh của tia vi cuối cùng của vi lưng và vi hậu môn kéo dài đến tận gốc vi,
như vậy cả 2 nhánh này phải được tính như 1 tia vi. Hãy xem một số thí dụ minh họa về
cơng thức vi được trình bày dưới đây:
i) D. 2/9 – 11: nghĩa là vi lưng có 2 gai cứng và có từ 9-11 tia vi mềm
ii) D1. 1/4, D2 5: nghĩa là vi lưng thứ I có 1 gai cứng và 4 tia vi, vi lưng thứ II có 5
tia vi và khơng có gai cứng
iii) D. 2/15/0: Nghĩa là vi lưng thứ nhất có 2 gai cứng và 15 tia vi trong khi vi lưng
thứ II thì khơng có gai và tia vi.
iv) P. 12 – 14: nghĩa là vi ngực có từ 12 đến 14 tia vi nhưng khơng có gai cứng.
Vảy đường bên (Ll) là các vảy có lỗ (hoặc răng cưa) nằm dọc theo đường bên (từ
góc trên nắp mang đến gốc vi đuôi). Thông thường vảy đường bên không liên tục, trong
trường hợp này L.r. sẽ được dùng biểu thị công thức vảy thay thế cho Ll. Vảy ngang
đường bên (L.tr.) được đếm như sau: các vảy bên trên đường bên được đếm từ trên xuống
và về phía sau bắt đầu từ khởi điểm gốc vi lưng cho đến vảy đường bên; các vảy dưới

đường bên được đếm từ dưới lên trên và về phía trước bắt đầu từ khởi điểm gốc vi hậu
mơn (Hình 2.2). Thí dụ L.tr. 14 có thể được viết thành 8/1/5 hoặc 8½ /5½ .

Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

18


II.5. CÁC CHỈ SỐ SINH TRẮC
Theo Tobor (1974) mỗi chỉ tiêu cơ thể (dài đầu, đường kính mắt, cao thân,...) trong
một mối tương quan với chiều dài cơ thể được xem như một chỉ số sinh trắc (biometric
index). Trong mỗi chỉ số liên hệ giữa chỉ tiêu cơ thể với chiều dài (chiều dài đầu/đường
kính mắt; chiều dài tổng cộng/chiều dài đầu...), giá trị trung bình của chỉ số sinh trắc sẽ
được xác định. Theo Bayagbona (1963), nếu trong tất cả các nhóm kích cỡ cá nghiên
cứu, chỉ số sinh trắc của mỗi đặc điểm riêng (chỉ tiêu) biểu hiện một tỉ lệ giảm liên tục,
lúc đó đặc điểm khảo sát thể hiện một mối tương quan thuận (+), trái lại thì đặc điểm
khảo sát thể hiện mối tương quan nghịch (-). Nếu chỉ số sinh trắc không biến đổi nghĩa là
sự phát triển của chỉ tiêu khảo sát trong mối liên hệ với chiều dài là một tương quan đồng
đẳng (Hình 2.4).
Trong đó:
A: Tương quan thuận (+)
B: Tương quan nghịch (-)
C: Tương quan đồng đẳng

8
biometric index

HL/ED
TL/HL
TL/BD


B

7

C

6
5
4
5

15

25

35

45

55

65

length (cm)

Hình 2.4: Chỉ số sinh trắc của cá Labeo pangusia
Khi nghiên cứu về trắc lượng hình thái và các chỉ tiêu số lượng, phương pháp hồi
qui sẽ được sử dụng với phương trình hồi qui dạng:
y =a +bx

Trong đó:
y: là sự biến động của chỉ tiêu khảo sát như chiều dài thân, dài đầu,...
a: là hằng số

A

b: là hệ số tương quan
x: là chiều dài tổng cộng
Giá trị a và b được xác định bằng công thức sau:
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

19


a = y - bx
Σ xy - n xy
b =
Σ x2 - n (x) 2
Trong đó:
n: tổng số nhóm chiều dài khảo sát
x : giá trị trung bình của x
y: giá trị trung bình của y
II.6. TƯƠNG QUAN CHIỀU DÀI KHỐI LƯỢNG VÀ HỆ SỐ ĐIỀU KIỆN
II.6.1. Tương quan chiều dài và khối lượng
Có một nguyên lý chung đó là sự tăng trưởng của cá và các sinh vật khác có ảnh
hưởng đến chiều dài của chúng. Vì thế, có thể nói rằng chiều dài và tăng trưởng của của
lồi có mối tương quan với nhau. Huxley (1924) đã đề xuất công thức sinh truởng của cá
qua mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng theo công thức:
W = aLb
Trong đó:

W: là khối lượng
L: chiều dài
a: là hằng số tăng trưởng ban đầu
b: hệ số tăng trưởng
Le Cren (1951) đã chuyển đổi phương trình trên thành dạng log như sau:
log W = log a + b. log L
Giá trị a và b được xác định bằng công thức sau:
a = y - bx
Σ xy - n xy
b =
Σ x2 - n (x) 2
Trong đó:
n: tổng số nhóm chiều dài khảo sát
x: giá trị chiều dài trung bình
y: giá trị trọng lượng trung bình
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

20


Vì thế khi biết được giá trị của a và b có thể tìm được khối lượng của cá và ngược
lại. Đường hồi qui của log W theo log L phải được tính bằng phương pháp bình phương
nhỏ nhất (least squares) bằng cách chia các số liệu khảo sát thành các nhóm nhỏ theo các
nhóm kích cỡ. Số lượng nhóm phụ thuộc vào sự biến động về kích cỡ của mẫu thu được.
Tuy nhiên số lượng nhóm khơng được dưới 10 nhóm. Số liệu phải được thu trọn năm và
sự phân chia có thể theo nhóm chiều dài, nhóm giới tính và mùa vụ,… để có thể thấy
được sự thay đổi.
Hệ số tương quan r được dùng để kiểm tra mức độ chặt chẽ của đường hồi qui và
được tính bằng công thức sau:
Σxy - Σxy


r =

√{(Σ x2

- n x 2) (Σ y2 - n y 2)}

Nếu giá trị r lớn hơn 0,5 thì có sự tương quan giữa chiều dài - trọng lượng và ngược lại.
II.6.2. Hệ số điều kiện
Bên cạnh mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng, thì từng cá thể cũng có
những biến động trong quá trình sinh trưởng. Sự biến động cá thể được phân tích thơng
qua một chỉ số gọi là hệ số điều kiện (condition factor hay K-factor) và có nhiều cách
tính toán khác nhau. Tuy nhiên, Hile (1936) và Beckman (1948) đề nghị cơng thức dưới
đây để tính hệ số điều kiện :
K = (W x 105)/ L3
Trong đó:
K: hệ số điều kiện
W: khối lượng cá
L: chiều dài của cá
105 là hệ số làm cho hệ số điều kiện K trở nên gần đồng nhất (Carlander, 1970). Hệ
số điều kiện của cá bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tuyến sinh dục theo mùa và lượng
thức ăn. Vì thế, khi tính tốn hệ số điều kiện khơng nên dùng tổng khối lượng mà nên dùng
khối lượng không nội tạng (nominal body weight), vì nó khơng bị ảnh hưởng bởi tuyến
sinh dục và dạ dày (Papageorgiou, 1979). Khối lượng không nội tạng (Wn) được tính tốn
bằng cách lấy tổng khối lượng trừ đi khối lượng tuyến sinh dục (Wg) và dạ dày (Ws):
Wn = W – (Wg + Ws)
Hệ số điều kiện nên được tính tốn theo mùa, theo giới tính và theo nhóm kích cỡ
để xem có hay khơng sự biến động về giá trị của hệ số K.
II.7. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Các phương pháp được sử dụng để định danh (phân loại) cá. Nêu các chỉ tiêu đo (hình

thái) và đếm (số lượng) thường được sử dụng khi nghiên cứu hình thái cá.
2. Thế nào là chỉ số sinh trắc? Khi nào thì một chỉ số sinh trắc được cho là có mối tương
quan thuận, nghịch hay đồng đẳng?
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

21


3. Nêu phương trình biểu diễn sự tương quan chiều dài và khối lượng. Đại lượng nào
dùng để đánh giá mức độ tương quan của phương trình trên.
4. Thế nào là hệ số điều kiện? Ý nghĩa của hệ số điều kiện
II.8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biswas, S.P., 1993. Manual of Methods in Fish Biology. South Asian Publishers, Pvt
Ltd., New Delhi. 157 pages.
2. Lagler, K.F., 1978. Freshwater fishery biology. Second Edition, WM. C. Brown
Company Publishers. Iowa. 421 p.
3. Pravdin, I.F., 1963. Hướng dẫn nghiên cứu cá (chủ yếu cá nước ngọt). Nhà Xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 1973. Tài liệu tiếng Việt do Phạm Thị Minh Giang
dịch.
4. Rainboth, W.J. 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. FAO identification sheets for
fishery purposes. Food and Agriculture Organization, Rome. M-40, (ISBN 92-5103743-4). Pp. 265
5. Schreck, C.B., and Moyle, P.B., 1990. Methods for fish biology. American Fisheries
Society, USA
6. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ
7. FishBase: />
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

22



CHƯƠNG III: KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU MÔ HỌC
III.1. GIỚI THIỆU
Việc nghiên cứu tế bào và mô học bắt đầu từ thế kỷ XVII nhưng mãi đến gần cuối
thế kỷ XIX, Tế bào học và Mô học mới thực sự được coi là ngành khoa học. Cuối thế kỷ
XIX, sau khi học thuyết tế bào ra đời thì ngành Mơ học mô tả bắt đầu phát triển mạnh.
Những thành phần cấu tạo khác nhau của các cơ quan và các mô đã được nghiên cứu cẩn
thận. Những thành công lớn lao trong kỹ thuật mô học nữa thế kỷ XIX như việc chế tạo
ra máy cắt lát mỏng (microtone), cho phép người ta nghiên cứu tỉ mỉ cấu trúc vi thể của
tế bào và mô. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu cấu tạo vi thể tế bào đã
cho phép người ta tách việc nghiên cứu tế bào thành một phần riêng biệt trong Mô học
gọi là Tế bào học. Học thuyết tế bào không chỉ là cơ sở của việc nghiên cứu cấu tạo mơ
bình thường mà còn là cơ sở của viêc nghiên cứu những thay đổi bệnh lý của mơ, cơ
quan và đồng thời nó cũng là cơ sở của việc nghiên cứu những hoạt động sinh lý.
Mô học, một môn học của Sinh học và là khoa học nghiên cứu của sự phát triển, cấu
tạo và hoạt động của các mô, các cơ quan, các bộ máy của cơ thể. Mơ học có quan hệ qua
lại với nhiều môn học khác trong ngành Sinh học như Hình thái học, Sinh lý học, Phơi
học...Trong chương này giới thiệu những kỹ thuật cần thiết để nghiên cứu mô, và mức độ
nhỏ hơn là tế bào.
III.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU MƠ
Tế bào và mơ phải được quan sát bằng các loại kính hiển vi, do đó khi nghiên cứu
mơ và tế bào cần phải cắt mẫu với các độ dầy thích hợp đảm bảo cho ánh sáng xuyên qua
trong quá trình quan sát dưới kính hiển vi. Qui trình xử lý mẫu và tạo tiêu bản bắt đầu từ
cố định mẫu, cắt tỉa định hướng mẫu, khử nước, ngấm mẫu trong paraffin, đúc khối và
cắt lát mỏng, dán lát cắt vào lam và nhuộm màu. Phủ lamelle lên tiêu bản, lúc này lát cắt
có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Tương tự, qui trình xử lý mẫu bằng kỹ thuật lạnh
cũng có thể được áp dụng. Qui trình này tương đối đơn giản hơn, mẫu được đông lạnh
nhanh, cắt, nhuộm, phủ lamelle lên tiêu bản. Phương pháp này được ứng dụng trong các
nghiên cứu về các enzyme nội tiết vì các enzyme dễ bị mất đi trong phương pháp xử lý
mẫu thông thường, nhưng kết quả xử lý mẫu thường không ổn định và khó nhận biết

được các cấu trúc chi tiết, qui trình xử lý mẫu vì thế phụ thuộc vào từng trường hợp
nghiên cứu cụ thể.
III.2.1. Cố định mẫu (Fixation)
Cố định mẫu là kỹ thuật làm chết tế bào nhưng vẫn giữ chúng trong tình trạng giống
như khi chúng cịn sống.
Mẫu mô hay cơ quan của cá hoặc tôm sau khi tách ra khỏi cơ thể sẽ chết đi và trải
qua quá trình hoại tử (tự phân hủy) và nhanh chóng tan rã (Trump và ctv, 1980) vì vậy
cần phải ngăn chặn sự hoại tử và tan rã đó bằng việc cố định nhanh và ít gây ra sự thay
đổi cấu trúc nhất. Ngồi tác dụng ngăn chặn q trình hoại tử, việc sử dụng các loại hóa
chất cố định cịn giúp cho các tổ chức mơ giữ vững cấu trúc trong suốt quá trình xử lý và
nhuộm mẫu bằng nhiều loại hóa chất khác nhau.
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

23


Một mẫu mô được cố định tốt khi những tế bào cấu tạo nên mơ đó vẫn giữ ngun
hình dáng, khơng có sự thay đổi bào tương, khơng bị trương lên, không bị co lại, làm thể
hiện được nhiều chi tiết và cấu trúc, đồng thời giữ được mối liên quan tương hỗ trong tế
bào và trong mô giống như cịn sống.
QUI TRÌNH XỬ LÝ MẪU
THƠNG THƯỜNG

QUI TRÌNH XỬ LÝ MẪU
LẠNH

Cố định mẫu

Đông lạnh


Cắt tỉa và định hướng mẫu
Đông khô mẫu

Định hướng mẫu

Khử nước
Làm trong mẫu
Đúc khối
Cắt mẫu
Dán tiêu bản
Hydrate hóa

Nhuộm
Hồn tất tiêu bản
Hình 3.1: Sơ đồ các bước trong qui trình xử lý mẫu (Hinton, 1990)
III.2.1.1. Các loại hóa chất cố định mẫu
Có thể cố định tế bào và mô bằng nhiều cách như phương pháp vật lý (bằng nhiệt
độ), phương pháp hóa học (bằng hóa chất). Cố định tế bào và mơ bằng hóa chất là tốt hơn
cả. Có nhiều loại dung dịch hóa chất dùng để cố định mẫu, trong đó một số dung dịch hóa
chất thường sử dụng là:
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

24


- Formalin trung tính 10%
- Dung dịch cố định Bouin
- Và hỗn hợp của cồn, acid acetic, và formalin với các tỉ lệ pha trộn khác nhau
(Hopwood, 1977; Coolidge và Howard, 1979; Humason, 1979; Clark, 1981)
III.2.1.2.Chọn dung dịch cố định

Các dung dịch cố định có rất nhiều, mỗi loại dung dịch cố định thích hợp cho việc
cố định loại mơ và cơ quan khác nhau. Vì vậy việc chọn dung dịch cố định phụ thuộc mô
cần cố định và vào mục đích nghiên cứu. Thí dụ như khi nghiên cứu sự phát triển của
tuyến sinh dục của cá hoặc tôm hoặc cua dung dịch Bouin thường được sử dụng; khi
nghiên cứu nhân tế bào người ta thường dùng dung dịch có chứa acid acetic, đối với tơm
sử dụng dung dịch cố định Davidsion' AFA là tốt nhất... Mặc khác cũng tùy thuộc vào
loại thiết bị quan sát (kính hiển vi quang học hay kính hiển vi điện tử) mà dung dịch cố
định mẫu cũng sẽ khác nhau. Với kính hiển vi điện tử dung dịch cố định thường được sử
dụng là hỗn hợp của formalin và các aldehyde khác. Aldehyde có tác dụng liên kết
protein, trong khi hỗn hợp cồn và acid acetic (được gọi là coagulant) là protein biến dạng
hoặc kết tủa protein thành một dạng như bọt xốp hay dạng lưới để liên kết các thành phần
khác của tế bào.
III.2.1.3. Phương pháp cố định:
Tùy theo từng loại mô mà có cách xử lý khác nhau.
Kích thước của mẫu mơ có ảnh hưởng đến kết quả cố định. Đối với loại dung dịch
cố định có khả năng ngấm kém, chiều dầy mẫu mô không quá 1-2 mm. Nếu dung dịch có
khả năng ngấm mạnh và sâu thì chiều dài của mô cũng không quá 5 mm. Theo Gabe
(1976) chiều dầy của mẫu mô tốt nhất là nhỏ hơn 3 mm. Diện tích bề mặt mẫu mơ khơng
ảnh hưởng tới sự cố định.
Khối lượng dung dịch cố định: thể tích dung dịch cố định cần lớn hơn nhiều lần so
với thể tích mẫu mơ (ít nhất 50 lần).
Thời gian cố định: Thời gian cố định phụ thuộc vào từng loại dung dịch, thường dao
động từ 4-24 giờ. Trên nguyên tắc kéo dài thời gian cố định tốt hơn rút ngắn. Đối với
dung dịch làm giịn mơ thì phải đúng thời gian cố định. Cố định quá dài làm thay đổi tính
bắt màu của tế bào. Cố định lâu quá làm nhân kém bắt màu.
Nhiệt độ cố định: Nhiệt độ cao làm tăng và lạnh làm chậm khả năng ngấm của dung
dịch cố định. Đối với loại dung dịch cố định dễ bay hơi nên tiến hành ở nhiệt độ thấp
Khi thực hiện các bước của qui trình mơ học cần phải có sự cẩn thận để đảm bảo sự
an tồn. Q trình cố định, pha chế hóa chất và nhuộm mẫu tốt nhất thực hiện trong tủ
hút. Cần mang găng tay, khẩu trang trong suốt quá trình làm việc trong phịng thí nghiệm.

Acid piric, thành phần chủ yếu trong dung dịch cố định Bouin, là chất dễ nổ khi ở trạng
thái khơ vì vậy cần giữ trong điều kiện ẩm ướt, tốt nhất là là bảo quản trong nước cất
(Brown 1969).

Phương pháp nghiên cứu sinh học cá

25


×