Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phòng trị Sâu xám hại ngô (bắp) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.53 KB, 3 trang )


Phòng trị Sâu xám hại
ngô (bắp)

Hiện tượng cây ngô bị cắn ngang thân vào ban đêm là do
loài sâu bạn bắt được quanh gốc gây ra. Đây là loài sâu
xám, thuộc họ Ngài đêm, bộ cánh vẩy. Vòng đời của sâu
xám có đủ 4 giai đoạn: trứng, nhộng, sâu non và trưởng
thành.
Con trưởng thành dài 16 - 23mm, sải
cánh rộng 42 - 54mm, thân màu nâu tối. Con cái đẻ trứng rải
rác hoặc thành cụm 2 - 3 quả trên lá gần mặt đất hoặc trong
kẽ nẻ của đất. Một con cái có thể đẻ hàng trăm trứng. Trứng
hình bán cầu, lúc mới đẻ có màu sữa, sau chuyển sang màu
hồng, khi sắp nở có màu tím thẫm.
Sâu non có 5 tuổi (cá biệt có con 7 - 8 tuổi). Sau khi nở, sâu
non tuổi thứ nhất sống trên cây, gặm lá ngô non làm cho lá bị
thủng hoặc khuyết mép. Từ tuổi thứ 2 trở lên, ban ngày sâu
sống dưới đất, quanh gốc cây, ban đêm lên cắn hại cây. Từ
tuổi thứ 4 trở đi, sâu cắn ngang thân cây. Sâu gây hại ngô chủ
yếu ở giai đoạn cây con (từ lúc mọc đến 4 - 5 lá). Khi cây
lớn, sâu đục vào thân, chui vào trong ăn phần non mềm, làm
cho cây bị héo lá đọt và chết.

Để hạn chế tác hại của sâu, cần áp dụng một số biện pháp
sau:
 Vệ sinh cỏ dại trong ruộng và xung quanh bờ. Cày bừa,
xới ruộng, phơi đất để diệt sâu nhộng trước khi xuống giống.
 Cứ vài vụ trồng ngô lại luân canh một vụ cấy lúa.
 Có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu dạng hạt như
Basudin 10G; Vibasu 10 H; Furadan 3G; Vibaba 5H; Regent


0,2/0,3G; Vifuran 3G; Padan 4G; Vicarp 4H rải xuống
hàng hoặc hốc theo liều lượng khuyến cáo.
 Có thể sử dụng một trong các loại thuốc diệt sâu như:
Sumithion 50EC; Sherpa 10EC/25EC; Visher 25ND;
Cyperan 5EC/10EC/25EC; Fastocid 5EC; Bi58 40EC; Bian
40EC/50EC; Ofatox 400EC/400WP; Karate 2, 5EC Nên xịt
vào buổi chiều mát.
 Có thể dùng đèn soi bắt sâu bằng tay vào ban đêm hoặc
sáng sớm khi sâu chưa kịp chui xuống đất.

×