Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phòng trừ nhện đỏ hại Cam quýt ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.8 KB, 3 trang )


Phòng trừ nhện đỏ hại
Cam quýt


Phòng trừ nhện đỏ hại cam, quýt
Nhện trưởng thành và nhện non sống ở mặt trên của lá, dùng
miệng chích hút dịch lá, tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu
trắng vàng.
Khi mật độ cao chúng có mặt cả trên quả, cành bánh tẻ. Bị
hại nặng cả lá và quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng. Sự
phát triển của cây bị đình trệ. Trên mặt lá, quả bị hại có tơ
mỏng.
Nhiệt độ thích hợp cho nhện gây hại là 25 độ C. Nhiệt độ 35-
40 độ C nhện chết hàng loạt. Mưa nặng hạt, gió to có thể làm
rửa trôi nhện.
Thiên địch của nhện đỏ hại cam, quýt là các loài côn trùng
bắt mồi chủ yếu thuộc 2 giống bọ rùa Stethorus, cánh cộc
Oligota và bọ trĩ Scolothrips sexmaculatus P.

Phòng trừ:
 Sử dụng biện pháp IBM trên cây cam, quýt, việc chọn
giống chống nhện và thực hiện các thao tác: Trồng cam, quýt
đúng kỹ thuật, bón phân cân đối, hợp lý. Tưới nước đầy đủ,
tốt nhất là tưới phun, có thể làm giảm tác hại đáng kể sự phá
hoại của nhện đỏ.
 Khi mật độ nhện đạt 4- 6 con/lá là tới ngưỡng thiệt hại
cần phun thuốc trừ nhện. Hiện nay có thuốc trừ nhện sinh học
TP- Thần tốc, ít độc hại với con người và môi trường, không
ảnh hưởng tới thiên địch của nhện, thời gian cách ly 3 ngày
sau khi phun là phù hợp với sản xuất cam, quýt sạch. Ngoài


ra có thể dùng các thuốc trừ nhện khác như: Regent (Rigill;
Targo; Fipronil) 800WG; DanDy 15EC; Pegasus 500EC;
Danitol (Rody) 10EC; Ortus 5EC; TP-Pentin 15EC Các
loại thuốc trừ nhện chỉ nên phun 2 lần liền nhau, sau đổi
thuốc khác để tránh hiện tượng nhờn thuốc. Nên pha thêm
chất bám dính khi sử dụng để tăng hiệu quả của thuốc. Liều
lượng, nồng độ, thời gian cách ly theo hướng dẫn của nhà sản
xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

×