Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Vận dụng và phát triển lý luận mác lênin trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam thời kỳ trước đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.53 KB, 23 trang )

Vận dụng và phát triển lý luận Mác-Lênin trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới
Bài học 5
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Đại hội VI (năm 1986) của Đảng đánh dấu sự đổi mới toàn diện
của đất nước. Từ tháng 7 - 1975, sau khi đất nước được hồn tồn
giải phóng cho đến tháng 12 - 19861, được xem là thời kỳ trước đổi
mới.
Trong thời kỳ này, sự vận dụng và phát triển lý luận Mác-Lênin
để thực hiện vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại được thể hiện tập trung vào việc giải quyết vấn đề đối nội và
đối ngoại.
Về đối nội, đặc điểm của thời kỳ này là thực hiện chế độ kinh tế
tập trung và bao cấp. Về Nhà nước, theo Văn kiện Đại hội IV của
Đảng (tháng 12-1976), thực hiện Nhà nước chun chính vơ sản.
Về xây dựng Đảng, Đảng chưa đặt vấn đề "tự đổi mới", chỉ mới đặt
vấn đề "tự chỉnh đốn". Rồi cuộc chiến tranh biên giới phía bắc và
biên giới phía tây nam của Tổ quốc diễn ra, càng làm cho vấn đề
thêm phức tạp.
Đại hội VI của Đảng họp vào tháng 12-1986, nên tính thời kỳ trước đổi mới là tính từ tháng 7-1975, sau khi miền
Nam Việt Nam được hồn tồn giải phóng đến tháng 12-1986. Từ tháng 12-1986 đến nay là thời kỳ thực hiện cơng
cuộc đổi mới tồn diện của đất nước. Nói đổi mới tồn diện có nghĩa là trước đó đã đổi mới từng bộ phận, trước hết
là đổi mới về kinh tế, trong đó phải kể đến Nghị quyết Trung ương 6 Khố IV (tháng 9-1979): "Về tình hình và
nhiệm vụ cấp bách"; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá V(tháng 6-1985) chủ trương xoá bỏ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa,
chuyển hoạt động ngân hàng từ bao cấp sang kinh doanh. Nghị quyết Trung ương này thừa nhận sản xuất hàng hoá
và những quy luật của sản xuất hàng hố; Kết luận của Bộ Chính trị Khoá V(họp vào cuối tháng 8, đầu tháng 91986) đã giải quyết 3 vấn đề lớn: a/ Cơ cấu và thành phần kinh tế. b/ Cơ cấu ngành và cơ cấu đầu tư. c/ Cơ chế quản
lý kinh tế.
11

1




Về đối ngoại, đặc điểm của thời kỳ này là nội bộ của các đảng
cầm quyền ở châu Âu, trong đó có Đảng Cộng sản Liên Xơ, bắt
đầu rơi vào tình trạng phức tạp về tư tưởng, lục đục về tổ chức,
chệch hướng trong việc lựa chọn cán bộ. Do những nguyên nhân
này, nên cục diện của hai hệ thống chính trị thế giới (hệ thống tư
bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa) bắt đầu có sự chuyển
đổi: hệ thống xã hội chủ nghĩa từ thế mạnh chuyển sang thế yếu;
hệ thống tư bản chủ nghĩa từ thế yếu chuyển sang thế mạnh. Cán
cân chính trị thế giới bắt đầu nghiêng về phía chủ nghĩa tư bản
hiện đại. Về vấn đề này, chính Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng
sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhiều đảng cộng sản
khác đều không lường trước được. Nghị quyết Đại hội VII (tháng 61991) của Đảng vẫn chưa có một nhận định gì về tình hình Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu 1 lúc ấy đang ở vào giai
đoạn rệu rã. Có nước xã hội chủ nghĩa như Hunggari lúc này đã
sụp đổ hoàn toàn. Điều này chứng tỏ vấn đề dự báo của các đảng
cộng sản cầm quyền là rất yếu kém.
Trong tình hình vơ cùng phức tạp và rắc rối đó, sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại thể hiện ra sao và Đảng ta khai thác để
kết hợp sức mạnh đó như thế nào vào trong cơng cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong hoàn cảnh "sóng gió hồ bình"
như thế nào? Đây là vấn đề rất khó, nếu nói tốt cả là sự gượng
gạo, khơng khoa học; nếu nói xấu cả, thì một câu hỏi lập tức được
đặt ra là tại sao trong hoàn cảnh đó, Đảng và chế độ Nhà nước
vẫn giữ được? Vì vậy, muốn nghiên cứu đúng vấn đề kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thời kỳ này phải áp
Từ trước tới nay, vẫn nói là các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là chưa chính xác. Thí dụ: Tiệp Khắc là Trung
Âu, chứ không phải Đông Âu.
11


2


dụng phương pháp lơgích và lịch sử, lý luận và thực tiễn với
phương pháp đối sánh.
1. Sức mạnh dân tộc
Đảng đã khai thác trí tuệ của Đảng và trí tuệ của nhân
dân để tìm ra một đường lối, chính sách đúng đắn nhằm
tháo gỡ khó khăn, nhất là khó khăn về kinh tế,

đưa đất

nước tiến lên:
Đây chính là sức mạnh cơ bản của dân tộc. Nó tuy là yếu tố
tinh thần, nhưng lại là nguồn gốc để sinh ra sức mạnh vật chất.
V.I.Lênin luận rằng, sau chiến tranh, đường lối của Đảng Cộng
sản là phải tập trung vào lĩnh vực kinh tế. Đảng ta đã vận dụng
nguyên lý này để từng bước tháo gỡ khó khăn, đề ra đường lối
phát triển kinh tế kiểu Việt Nam. Tuy nhiên, một quan điểm đúng
đắn của V.I.Lênin chỉ có thể là định hướng, chứ khơng thể xoay
chuyển được tình hình. Muốn xoay chuyển được tình hình, nhất
định phải có sáng tạo trong việc vạch đường lối, kèm theo đó là
những biện pháp tổ chức thực hiện.
Sau khi giải phóng miền Nam được một năm rưỡi, Đảng tổ chức
Đại hội IV. Giá trị tư tưởng của Đại hội là tổng kết thắng lợi cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Còn về
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội mới chỉ vạch ra
được những nét chung nhất. Trong những nét chung ấy, lại có
phần phưu lưu, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội ngay lập tức trong

lúc cơ sở hạ tầng của đất nước lại chưa có gì. Vì vậy, sau khi giải
phóng miền Nam, đất nước thống nhất tưởng chừng như thuận lợi
đã đến trong tầm tay, nhưng kỳ thực thì khó khăn chồng chất khó
khăn, thiếu thốn chồng chất thiếu thốn. Các nhiệm vụ kinh tế thực
3


hiện rất khó khăn. Việc chủ trương tổ chức lại sản xuất nơng
nghiệp chưa có chủ trương, chính sách rõ ràng. Nhiều mối quan
hệ, nhiều quy chế cũ chưa được sửa đổi cho phù hợp với chủ
trương mới, nên còn nhiều vướng mắc. Về mặt lưu thông phân
phối, khuyết điểm lớn trong lúc này là Nhà nước nắm các nguồn
hàng còn yếu và chưa tổ chức được sản xuất hàng hố, nên đã
dẫn đến tình trạng thiếu hàng hố và chất lượng hàng hố kém.
Tài chính Nhà nước rất khó khăn, ngân sách và tiền mặt bội chi
nhiều. Rất nhiều vướng mắc về phân cấp quản lý, về lưu thông,
thanh tốn sa vào bế tắc, khơng giải quyết được. Một khuyết điểm
nặng trong quản lý kinh tế thời bao cấp là lối quản lý quan liêu,
hành chính, sự vụ, xem nhẹ hiệu quả, năng suất và chất lượng, là
cách tổ chức thủ công, phân tán, chia cắt, cách làm việc chưa sát
thực tế, chưa sát quần chúng, cịn hành chính, giấy tờ, bộ máy
quản lý và tổ chức thực hiện kém hiệu lực. Tệ nạn xã hội phát
sinh.
Đánh giá tổng quát tình hình của đất nước trong những năm
thực hiện chế độ tập trung bao cấp, thấy rằng, có thuận lợi về
chính trị và tinh thần bởi lịng u nước và sức chịu đựng của nhân
dân, nhưng kinh tế rõ ràng "đứng trước nhiều mặt khó khăn gay
gắt"1, vẫn ở trong tình trạng kém phát triển, mất cân đối lớn. Một
tờ báo xuất bản ở Anh gần đây bình luận về cuộc sống của Hà Nội
dưới thời bao cấp: "Những vật dụng nhỏ bé do con người làm ra

như sổ gạo, tem phiếu lương thực, nồi áp suất Liên Xô và thậm chí
cả những viên gạch được dùng để giữ chỗ khi xếp hàng mua gạo -

11

Báo cáo công tác của Ban Bí thư Khố IV, ngày 15-1-1977.

4


gợi lại những khó khăn trong nỗ lực nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của cuộc sống"2.
Trước tình hình đó, để tạo nên sức mạnh dân tộc trong hồn
cảnh khó khăn mới, Đảng chỉ cịn một cách duy nhất là Đảng phải
phát huy trí tuệ lãnh đạo và phát huy trí tuệ sáng tạo của nhân
dân, thực hiện dân chủ bàn bạc để tháo gỡ khó khăn, đưa đất
nước tiến lên.
Một trong những bước đột phá thứ nhất về tư duy kinh tế, thể
hiện rõ nhất trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 Khoá IV
(tháng 9 - 1979), về tình hình và nhiệm vụ cấp bách của đất nước
trong thời kỳ chuyển đổi.
Khi đánh giá thực trạng tình hình đất nước lúc này, Đảng đã
thẳng thắn chỉ ra rằng, chúng ta đang đứng trước nhiều khó khăn
về kinh tế và đời sống: "Sản xuất phát triển chậm, năng suất thấp,
đời sống thiếu thốn, nhất là đời sống của những người ăn lương ở
thành thị và khu công nghiệp… Điều đặc biệt quan tâm là người
lao động sản xuất thiếu hăng hái sản xuất, bọn làm ăn bất chính
và phi pháp vẫn ngang nhiên hoạt động"1.
Hội nghị đã chỉ ra những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải
tạo xã hội chủ nghĩa và để khắc phục những yếu kém này, Đảng

và Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách, biện pháp phát
triển kinh tế mạnh mẽ, kiên quyết phá bỏ rào cản, cấm chợ ngăn
sông, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển, bằng mọi
cách làm cho sản xuất "bung ra"; ổn định nghĩa vụ lương thực
trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho nhà nước hoặc lưu thơng
tự do; khuyến khích nơng dân tận dụng ao hồ, ruộng đất hoang
22
11

Xem bài của Amy Kazmin đăng trong "Thời báo Tài chính", xuất bản ở Anh, số ra ngày 8-1-2007.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, tập 40, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 358.

5


hố để sản xuất nơng nghiệp; đẩy mạnh chăn ni gia súc dưới
mọi hình thức (quốc doanh, tập thể, gia đình); sửa lại thuế lương
thực, giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại chế độ
phân phối trong hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo
định suất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao
động. Trọng tâm lúc này là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, điều chỉnh một
số chính sách khơng cịn phù hợp; cải tiến các chính sách lưu
thơng, phân phối (giá, lương, tiền, tài chính, ngân hàng); đổi mới
cơng tác kế hoạch hoá, kết hợp kế hoạch với thị trường; kết hợp 3
mặt lợi ích: nhà nước, tập thể, cá nhân người lao động. Để thực
hiện được vấn đề này, cần phải chấn chỉnh công tác tổ chức và chỉ
đạo thực hiện.
Nhờ có đổi mới này mà Trung ương có sự nhìn nhận thống
hơn, tích cực hơn với kinh tế tư nhân. Lúc này, tiêu chuẩn cao nhất

để đánh giá đúng, sai của chính sách kinh tế là có làm cho năng
suất lao động ngày một được nâng cao hay khơng, có làm cho sản
xuất phát triển và đời sống của nhân dân ngày càng được cải
thiện hay không? Lương tâm, danh dự của Đảng là ở chỗ này, sức
mạnh mới của dân tộc cũng chính là ở chỗ này, chứ khơng phải là
những lời nói sng, sự trung thành sng với chủ nghĩa MácLênin, trở thành bảo thủ, giáo điều. Tất nhiên, sự đổi mới trong
nhận thức này, không phải ai cũng tán thành. Đó cịn là sự giằng
co trong quan điểm tư tưởng của "những luồng sinh khí" khác
nhau.
Vào thời điểm này, chúng ta chưa thấy hết những khó khăn
phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế
6


mà sản xuất nhỏ còn phổ biến; thấy chưa hết quy mô của những
đảo lộn kinh tế và xã hội sau cuộc chiến tranh lâu dài; thấy chưa
hết khó khăn, phức tạp trong việc khắc phục những yếu kém của
chúng ta về quản lý kinh tế và xã hội; lường chưa hết những diễn
biến có mặt khơng thuận lợi trong tình hình thế giới. Vì vậy, chúng
ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về quy mô
và quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, nhất
là lúc ban đầu. Nóng vội cịn một số biểu hiện khác như đưa quy
mô hợp tác xã nông nghiệp lên quá lớn ở một số địa phương, như
lập kế hoạch và triển khai xây dựng một số cơng trình khi cịn rất
thiếu tài liệu điều tra, nghiên cứu và chuẩn bị chưa chu đáo. Trong
hoạt động sản xuất và quản lý kinh tế, tư tưởng ỷ lại rất nặng.
Mấu chốt của vấn đề là không đánh giá đúng những thuận lợi và
khả năng.
Dù sao, những tìm tịi được thể hiện ở Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 6 Khoá IV và các nghị quyết tiếp theo của Trung ương

và Bộ Chính trị Khố IV đã đặt những viên gạch nền móng đầu tiên
cho một quá trình đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy và đổi mới
khai thác trí tuệ của Đảng và trí tuệ của dân tộc để góp phần tạo
nên sức mạnh của dân tộc.
Có thể nói, chủ trương mới của Đảng nêu trong Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 6 Khố IV đã bước đầu (tuy cịn sơ khai) khơi
thơng bế tắc, tạo ra một dòng chảy mới cho nền kinh tế nước nhà.
Những chủ trương được nêu ra tại Hội nghị Trung ương 6 Khố
IV đã nhanh chóng được nhân dân cả nước đón nhận và biến
thành hành động cụ thể trong thực tiễn sản xuất và kinh doanh.
Sau hơn 3 tháng thực hiện Nghị quyết Hội nghị, tình hình có
7


chuyển biến rõ rệt, sản xuất đã bắt đầu "bung ra". Tại Hà Nội, đã
có 1.529 hộ đăng ký kinh doanh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp. Kinh tế hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh phát
triển mạnh. Tỉnh Long An từ năm 1981 đã thực hiện thí điểm mơ
hình theo cơ chế "mua cao, bán cao", thay cho cơ chế "mua cung,
bán cấp"; thực hiện bù giá vào lương. Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ,
Vĩnh Phúc), Hải Phòng, Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An, Hà Tĩnh) được
phép thí điểm hình thức khốn. Trên cơ sở đó, Chỉ thị 100 - CT/TW,
ngày 13 - 1 - 1981 của Ban Bí thư về cải tiến cơng tác khốn, mở
rộng khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác
xã nông nghiệp ra đời. Trước đây, thực hiện chế độ "3 khốn"
(khốn chi phí sản xuất, khốn cơng điểm, khốn sản lượng) trong
hợp tác xã, nay khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động
nhằm phát huy quyền làm chủ và tính tích cực trong sản xuất của
mỗi người, mỗi gia đình, khuyến khích hơn nữa lợi ích thiết thân
của người lao động, làm cho người lao động thực sự gắn bó với sản

phẩm cuối cùng, do đó, mà đem lại nhiệt tình lao động, sức lao
động và khả năng ra sản xuất. Vì vậy, có thể nói "Khốn 100" đã
bước đầu tạo ra một động lực mới trong sản xuất nơng nghiệp.
Về phía nhà nước và trên lĩnh vực công nghiệp, bước đầu xác
định quyền tự chủ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, với chủ trương
"ba phần kế hoạch" (phần nhà nước giao có vật tư bảo đảm; phần
xí nghiệp tự làm; phần sản phẩm phụ) theo Quyết định 25/CP,
ngày 21 - 1 - 1981 của Hội đồng Chính phủ, cùng với Quyết định
26/CP, về việc mở rộng hình thức trả lương khốn, lương sản phẩm
và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, được áp dụng.
8


Như vậy, đến đầu những năm 80, khơng cịn xem kế hoạch hố
là cơng cụ duy nhất để định hướng phát triển kinh tế; đã khẳng
định sự cần thiết phải kết hợp kế hoạch với thị trường, kết hợp thị
trường có kế hoạch với thị trường tự do trong sản xuất và lưu
thông.
Thực tế đã chứng minh những tư tưởng thể hiện trong Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 6 Khoá IV và được cụ thể hoá trong các
quyết định của Chính phủ của thời kỳ trước đổi mới như sau: 1/ Đó
là những ý tưởng ban đầu, nên cịn mang tính tự phát, chưa cơ
bản và tồn diện, nhưng đó là bước mở đầu có ý nghĩa. 2/ Thể
hiện tư tưởng nổi bật trong những năm tìm tịi đổi mới để tạo sức
mạnh mới cho dân tộc là "làm cho sản xuất bung ra" trên cơ sở
khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo
xã hội chủ nghĩa, đề ra chủ trương phù hợp để phát triển lực lượng
sản xuất trên cơ sở tạo ra động lực cho sản xuất gắn với lợi ích
kinh tế. 3/ Tác dụng thực tiễn của những ý tưởng đổi mới ban đầu,

dù sao cịn nhiều hạn chế, ít nhiều ảnh hưởng đến việc tạo sức
mạnh cho dân tộc. Về vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân về tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Ngồi ra khơng thể
khơng lưu ý tới tình trạng chưa ngang tầm trong năng lực lãnh đạo
của Đảng trước yêu cầu của giai đoạn mới.
Những tìm tịi thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 6 Khoá IV
và các nghị quyết tiếp theo của Đảng, những chính sách cụ thể
của Nhà nước đã đặt những cơ sở đầu tiên cho quá trình đổi mới
sau này. Chính những yếu tố này đã góp phần tạo nên sức mạnh
dân tộc trong thời kỳ trước đổi mới.

9


Tuy nhiên, lúc này, do những khó khăn bởi chiến tranh biên giới
gây ra, lại do thiếu đồng bộ của tư tưởng đổi mới và chưa có đủ
thời gian để những chủ trương đổi mới phát huy tác dụng, trong
khi đó, nhiều chỉ tiêu cơ bản do Đại hội IV đưa ra lại quá cao so với
thực tế, nên không thực hiện được. Sức mạnh của dân tộc bị yếu
đi khi nền kinh tế tiếp tục ở trạng thái trì trệ, sa sút; đời sống nhân
dân, nhất là những người làm cơng ăn lương, vẫn gặp rất nhiều
khó khăn.
Bước đột phá thứ hai về đổi mới tư duy kinh tế được thể hiện
trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá V (tháng 6 - 1985),
bằng chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, dẫn
đến quan liêu, xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp,
thực hiện cơ chế một giá; chuyển mọi hoạt động sản xuất - kinh
doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; chuyển
ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Điều quan trọng là Hội
nghị đã thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản

xuất hàng hố.
Có điều là tính đột phá của Nghị quyết này chưa đủ làm chuyển
biến căn bản tình hình thực tế của đất nước. Tháng 9 - 1985, cuộc
tổng điều chỉnh giá, lương tiền được thực hiện. Do vẫn cịn có tư
tưởng chủ quan duy ý chí, cuộc tổng điều chỉnh này đã làm cho
"giá cả thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không
tốt đến nhiều mặt hoạt động kinh tế - xã hội" 1. Lạm phát bị đẩy
lên tốc độ phi mã. Sự chênh lệch giữa giá và lương, giữa lương
danh nghĩa và lương thực tế q lớn. Chính vì vậy, đầu năm 1986,
lại phải lùi một bước: thực hiện chính sách hai giá. Trên mặt trận
11

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Khố V.

10


phân phối, lưu thông, lạm phát vẫn đứng ở mưc 3 con số trong
nhiều năm, đỉnh cao là 774,7% năm 1986. Lượng lưu thông tiền tệ
cuối năm 1984 bằng 8,4 lần cuối năm 1980. Nhiều vấn đề nóng
bỏng chưa giải quyết được, có mặt ngày càng trầm trọng thêm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị trăn trở, suy nghĩ,
tiếp tục tìm tịi một hướng đi mới.
Tháng 8 - 1986, trong quá trình chuẩn bị dự thảo Báo cáo chính
trị trình Đại hội VI, Bộ Chính trị đã xem kỹ các vấn đề lớn, mang
tính bao trùm trên lĩnh vực kinh tế, từ đó, đưa ra Kết luận đối với
một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế: 1/ Trong bố trí cơ cấu
kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng
đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng được
phát triển có chọn lọc. 2/ Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xác định

cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 3/ Trong cơ chế quản lý kinh tế,
lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời phải sử dụng đúng
quan hệ hàng hoá - tiền tệ, dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung, bao
cấp, dẫn đến quan liêu; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá
trị.
Kết luận này được xem như bước đột phá thứ ba của thời kỳ
trước đổi mới. Nó có ý nghĩa lớn trong đổi mới tư duy lý luận về
chủ nghĩa xã hội, đã định hướng cho việc soạn thảo lại một cách
cơ bản dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI của Đảng.
Nhờ có 3 bước đột phá tư duy đổi mới trên đây của thời kỳ
trước đổi mới, đến năm 1984, "các cấp, các ngành trong cả nước
đã có bước chuyển biến rõ nét trong công tác cải tiến quản lý kinh
tế, ra sức phát huy tính chủ động, sáng tạo của ba cấp cùng làm
11


chủ, nhất là của cấp cơ sở, khai thác tốt hơn 4 nguồn khả năng,
kết hợp tốt cải tạo với xây dựng cả trong nông nghiệp, công
nghiệp và thương nghiệp"2.
Từ nhận thức một giai cấp đến việc huy động các giai
cấp, tầng lớp tham gia phát triển kinh tế và xây dựng đất
nước sau chiến tranh; từ chỗ tăng cường cơ sở giai cấp đến
chỗ mở rộng cơ sở nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp
của dân tộc trong hồn cảnh vừa mới có hồ bình, nhưng
lại chưa vươn tới được một đường lối đổi mới toàn diện:
Sẽ là khiếm khuyết nếu chúng ta nói đến sức mạnh dân tộc mà
khơng nói đến sức mạnh giai cấp. Chính sức mạnh giai cấp đã tạo
nên sức mạnh dân tộc. Đây là một trong những nguyên lý trong
kho tàng lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Lý luận Mác-Lênin đặt vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp,
tôn vinh công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Đây là một
quan điểm tư tưởng hết sức đúng đắn, mang tính bản chất; một
phát kiến mới của lịch sử trí tuệ loài người nhằm dẫn đến thủ tiêu
áp bức và bóc lột trên phạm vi tồn thế giới. Đến tư tưởng Hồ Chí
Minh, xác định cơng nơng là động lực của cách mạng lại là một
đóng góp mới bổ sung, làm phong phú lý luận Mác-Lênin, vận
dụng tài tình lý luận Mác-Lênin để tiến hành cách mạng ở một
nước thuộc địa.
Về vấn đề này, tại Việt Nam, Đảng ta cũng có sự vận dụng
sáng tạo.
Nhìn lại các nghị quyết của Đảng từ năm 1930 đến nay, thấy
rằng, trong cách mạng dân tộc dân chủ (đến năm 1947, bổ sung
22

Báo cáo năm 1984, ngày 9-1-1985 của Ban Bí thư Khố V.

12


gọi là "cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân"), nổi bật lên vấn đề
dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế cao
cả (giai đoạn đầu thường gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản). Từ năm
1930 đến năm 1940, nghị quyết của Đảng nhấn mạnh đến vấn đề
đấu tranh giai cấp. Từ năm 1941 trở đi, khi Hồ Chí Minh trở về
nước, chủ trì Hội nghị Trung ương đầu tiên ở trong nước, cùng với
trí tuệ của Tổng Bí thư Trường Chinh và Thường vụ Trung ương lúc
đó, do tình hình có những chuyển biến mới, nên vấn đề dân tộc
được đặt lên hàng đầu, đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc,

trong khi đó, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp vẫn được xác
định. Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn của Đảng và Hồ Chí Minh
trong việc xử lý vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc.
Vào giai đoạn trước đổi mới ở Việt Nam, nghị quyết của Đảng
nhấn mạnh đến sự thống nhất biện chứng giữa tính giai cấp và
tính nhân dân; đoàn kết giai cấp và sức mạnh giai cấp khơng bó
hẹp trong phạm vi một giai cấp nhất định, mà mở rộng ra các giai
cấp, tầng lớp, tạo thành sức mạnh dân tộc. Đảng nhận thức rằng,
nếu để mất đi cơ sở giai cấp, Đảng không thể đứng vững với tư
cách một đảng cộng sản. Nhưng cũng sẽ là "lỏng chân đứng" nếu
để mất đi cơ sở nhân dân. Vì vậy, sau khi đất nước thống nhất đến
thời kỳ trước đổi mới và cả thời kỳ đổi mới toàn diện, vấn đề cơ sở
giai cấp và cơ sở nhân dân được hoà quyện một cách tự nhiên
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo lý luận Mác-Lênin, cơ sở của việc xây dựng chính đảng là
lợi ích giai cấp. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở của việc xây
dựng một chính đảng cách mạng là lợi ích giai cấp và lợi ích dân
13


tộc. Đây là một điểm sáng tạo lý luận hết sức trí tuệ của Hồ Chí
Minh áp dụng cho các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa và phụ thuộc.
Trong những năm trước đổi mới ở Việt Nam, các giai cấp đều
được các nhà chính trị, nhà khoa học nghiên cứu, phân tích. Đó là
giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân, tầng lớp trí thức (trong đó
tính cả cơng chức, viên chức), tiểu chủ, tiểu thương. Dịch vụ bắt
đầu hình thành. Riêng chủ trang trại và doanh nhân xuất hiện từ
sau khi đổi mới. Các giai cấp, tầng lớp xã hội đó tạo thành cơ cấu
giai cấp - xã hội.

Khi lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng xác
định giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là hai giai cấp cơ
bản. Đến khi đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời
kỳ quá độ (trong đó có những năm đổi mới), Đảng xác định giai
cấp công nhân, giai cấp nơng dân, tầng lớp trí thức là những giai
cấp, tầng lớp xã hội cơ bản. Sự liên minh giữa giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức tạo thành cơ sở liên minh giai
cấp -xã hội, chỗ dựa chủ yếu của công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Về giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ trước đổi mới:
Giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục phát triển trong hồ bình.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê qua các thời kỳ: Tính đến cuối
năm 1955, số lượng công nhân của miền Bắc là 435 nghìn người.
Thời kỳ từ sau khi đất nước được giải phóng (1975) đến trước đổi
mới tồn diện (1985), số lượng công nhân của cả nước vào khoảng
hơn 3 triệu người. Thời kỳ đổi mới toàn diện (1986) đến nay, số
lượng công nhân của cả nước là 4,53 triệu người, chiếm 6% dân
14


số. Sự phát triển về lượng của giai cấp công nhân Việt Nam đi đôi
với sự phát triển về chất khi số lượng cơng nhân có trình độ đại
học, cao đẳng ngày càng tăng, là cơ sở bảo đảm giữ vững quyền
lãnh đạo của giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng. Thời
kỳ trước đổi mới, cơng nhân nước ta thường làm việc trong các
ngành công nghiệp như luyện kim, cơ khí điện, làm việc khá tập
trung, gần giống như định nghĩa của C.Mác, Ph.ăngghen về giai
cấp công nhân trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản". Đến thời
kỳ đổi mới, công nhân được mở rộng ra trong các ngành dịch vụ.
Một bộ phận công nhân đi làm thuê trong các doanh nghiệp tư

nhân của người Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam.
Đánh giá tổng quát về giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ
trước đổi mới, vẫn là một động lực rất quan trọng để tạo nên sức
mạnh dân tộc.
Về giai cấp nông dân Việt Nam thời kỳ trước đổi mới:
Trong thời kỳ Đảng hoạt động bí mật, giai cấp nông dân Việt
Nam chiếm 90% dân số. Từ sau khi giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước, thời kỳ trước đổi mới, số lượng nông dân chiếm
khoảng 75% dân số. Tỷ lệ này sẽ ngày càng giảm dần khi một bộ
phận nông dân rời nông thôn ra làm việc tại các công trường và
thành phố.
Giai cấp nông dân trước đổi mới khơng cịn sự phân biệt rõ
tầng lớp bần nông, trung nông, phú nông như thời kỳ kháng chiến
và cải cách ruộng đất và chính nơng dân không quan tâm đến
điều này.
Thời kỳ trước đổi mới, giai cấp nơng dân bắt đầu có sự phân
tầng giữa các gia đình, địa phương, vùng, miền, ven đơ, ven nội,
15


cho dù sự phân tầng đó chưa rõ bằng thời kỳ đổi mới. Thời kỳ
trước đổi mới, trong giai cấp nông dân chưa xuất hiện chủ trang
trại. Đến thời kỳ đổi mới, chủ trang trại mới xuất hiện trong giai
cấp nông dân. Thời kỳ trước đổi mới, bộ phận nông dân tập thể
dưới hình thức hợp tác từng bước phát triển trên cơ sở nó đã hình
thành sau khi miền Bắc giải phóng. Tầng lớp "trung nơng" và "phú
nơng" với ý nghĩa kinh tế trong giai cấp nông dân xuất hiện nhiều
ở thời kỳ đổi mới do mức thu nhập của người nơng dân tăng lên.
Tầng lớp trí thức Việt Nam thời kỳ trước đổi mới:
Do sự phát triển về kinh tế và văn hố, tầng lớp trí thức Việt

Nam thời kỳ trước đổi mới xuất hiện nhiều cả về số lượng và chất
lượng. Với khoảng hơn 2 triệu người thời kỳ trước đổi mới. Đội ngũ
các nhà khoa học chun ngành xuất hiện. Một số cơng trình
nghiên cứu khoa học đã thực sự góp phần thúc đẩy kinh tế và văn
hoá của đất nước phát triển.
Truyền thống yêu nước của tầng lớp trí thức bắt đầu phát huy
tác dụng ở thời kỳ trước đổi mới. Sự gắn bó, giúp đỡ của họ trong
khoa học, kỹ thuật, giáo dục có ảnh hưởng lớn trong phát triển
công nghiệp và nông nghiệp.
Giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân, tầng lớp trí thức và các
tầng lớp nhân dân lao động khác đã trở thành tiền đề tạo nên sức
mạnh của dân tộc ở thời kỳ đổi mới.
Cải tạo "ngay tức khắc" vấn đề công thương nghiệp tư
bản tư doanh ở miền Nam thể hiện sự nóng vội trong chỉ
đạo kinh tế, làm cho kinh tế phát triển chậm một thời gian
ở thời kỳ trước đổi mới

16


C. Mác và Ph.ăngghen trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"
đã trình bày về giai đoạn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa. Hai ơng gọi đó là "thời kỳ quá độ". Thời kỳ này là thực hiện
chuyên chính vơ sản và cải tạo xã hội. Đến V.I.Lênin giải thích
thêm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ vừa có chủ
nghĩa xã hội, vừa chưa có chủ nghĩa xã hội. Nhất là giai đoạn đầu
của thời kỳ quá độ, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học
đặt vấn đề chuẩn bị cải tạo xã hội, chứ không đặt vấn đề cải tạo
kinh tế. Nhưng khi áp dụng vào Việt Nam sau khi miền Bắc Việt
Nam được giải phóng và nhất là sau khi đất nước được hồn tồn

giải phóng, sự vận dụng này do không rõ ràng là cải tạo kinh tế
hay chuẩn bị cải tạo xã hội, nên chúng ta đã tiến hành ồ ạt việc
cải tạo công thương nghiêp tư bản tư doanh ở các tỉnh phía nam,
trọng tâm là Thành phố Hồ Chí Minh. Trong lúc nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa chưa hình thành, mà đã triệt tiêu kinh tế tư bản tư nhân
là vấn đề nóng vội.
Đến cuối tháng 12-1975, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã kết
thúc việc xử lý số tư sản mại bản trong danh sách đã được xét
duyệt. Tính chung, ta đã xử lý tất cả 203 nhà tư sản mại bản trong
các ngành lương thực, xăng dầu, cơ khí, luyện kim, hố chất, ngân
hàng, vàng bạc, vận tải. Nhà nước đã quốc hữu hoá trên 318 cơ sở
kinh doanh cùng nhiều máy móc, thiệt bị, vật tư, hàng hố,
ngun liệu, trị giá khoảng 300 triệu đồng (tính theo thời giá)
cùng một số vàng bạc, đá quý. Các cơ sở đã quốc hữu hố được tổ
chức thành xí nghiệp quốc doanh với trên 60 nghìn cơng nhân.
Một số nhà tư bản đã xử lý bằng tồ án, số cịn lại xử lý bằng biện
pháp hành chính. Ngồi tư sản mại bản, ta đã xử lý 61 "gian
17


thương" lớn, hầu hết là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cách làm phổ
biến là là tịch thu toàn bộ cơ sở kinh doanh, hàng hoá, nguyên
liệu, vật tư và chính quyền địa phương tổ chức điều hành các cơ
sở đó. Giá trị hàng hố, vật tư đã tịch thu khoảng 7 triệu đồng
(tính theo thời giá). Lúc ấy, khơng ai nghĩ được rằng 30 năm sau
kể từ khi đất nước thống nhất, nhiều cơ sở quốc doanh lại phải
tiến hành cổ phần hoá cho phù hợp với quy luật vận động của nền
kinh tế thị trường.
Việc cải tạo "ngay tức khắc" vấn đề công thương nghiệp tư bản
tư doanh ở miền Bắc (1958-1960) và ở miền Nam (1975-1976) là

sự vận dụng máy móc, khơng phát triển sáng tạo những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam trong việc định chủ trương và chính sách.
Quan điểm khơng đúng về cải tạo cơng thương nghiệp tư bản
tư doanh và cải tạo xã hội kéo dài dai dẳng trong thời gian dài.
Ngay cả đến Đại hội VI của Đảng (1986) là Đại hội được đánh dấu
mốc đổi mới tồn diện, vẫn chủ trương xố bỏ tư bản thương
nghiệp; việc phân chia ra "hai thứ thị trường" (thị trường có tổ
chức và thị trường tự do) là không phù hợp với thực tế và trái quy
luật; rồi việc xác định thành phần kinh tế "tự nhiên, tự túc, tự cấp"
trong 6 thành phần kinh tế là không chuẩn mực.
2. Sức mạnh thời đại
Trong thời kỳ trước đổi mới (và cả cho đến nay), vấn đề thời
đại được hiểu không giống nhau. Trung Quốc hiểu vấn đề thời đại
hiện nay là "thời đại tồn cầu hố". Việt Nam, khi tổng kết 20 năm
đổi mới, đã bàn vấn đề định nghĩa về thời đại hiện nay, nhưng
chưa ngã ngũ do những quan điểm nhận thức khác nhau (tôi nói
18


quan điểm nhận thức chứ khơng nói quan điểm chống đối nhau,
mà quan điểm nhận thức như V.I.Lênin nói là một quá trình), nên
trong văn kiện Đại hội X của Đảng, không nêu vấn đề thời đại. Tuy
vậy, trong lúc chưa đưa ra được định nghĩa chung về thời đại hiện
nay, một số người vẫn giữ nguyên như định nghĩa về thời đại như
trong Tuyên bố của 81 đảng cộng sản và đảng cơng nhân họp tại
Mátxcơva năm 1960, có nghĩa là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi toàn thế giới, mở đầu
bằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại.
Vậy sức mạnh thời đại của thời kỳ trước đổi mới ở Việt Nam đã

có tác dụng gì trong việc kết hợp với sức mạnh dân tộc, tạo thành
sức mạnh của dân tộc? Thời kỳ trước đổi mới, khi Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu chưa đổ, sự giúp đỡ của Liên Xô,
Trung Quốc và của các nước xã hội chủ nghĩa đối với Cộng hồ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là có hiệu quả rõ rệt. Khi Hội đồng tương
trợ kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa còn hoạt động, Việt Nam
đã nhận được sự giúp đỡ rất quý báu. Đến khi Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bắt đầu lục đục, thì sự giúp đỡ giảm
dần. Khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ,
sự giúp đỡ không cịn. Sau đó, sự giúp đỡ được chuyển sang một
dạng khác như sự giúp đỡ của Nga đối với Việt Nam hiện nay.
Hồn tồn khơng cịn sự giúp đỡ khơng hồn lại, thay vào đó là
việc giao thương theo lợi ích kinh tế của các bên. Vì vậy, sức mạnh
của thời đại tác động đến Việt Nam là yếu ớt. Mọi việc đều phải
trông chờ vào sức mạnh dân tộc với tinh thần tự lực cánh sinh,
đem sức ta mà vun đắp cho ta.

19


Trong hồn cảnh đó, để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, ở
thời kỳ trước đổi mới, Việt Nam đã đề ra chính sách đối ngoại là
tăng cường mở rộng quan hệ về nhiều mặt của nước ta với các
nước và các tổ chức quốc tế, nhất là với Trung Quốc, các nước
thuộc khu vực Đông Dương, Đông Nam á, châu Phi, Trung Đông,
các nước trong thế giới thứ ba, tranh thủ các nước tư bản phát
triển châu Âu và Nhật Bản, nhấn mạnh chính sách chung sống hồ
bình. Đường lối đối ngoại này chính là cơ sở quan trọng để đến
thời kỳ đổi mới trở thành đường lối ngoại độc lập tự chủ, đa
phương hoá, đa dạng hoá, thêm bạn bớt thù, phát triển kinh tế,

kết hợp với sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tích
cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì
hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Tình hình thế giới thời kỳ trước đổi mới xảy ra mâu thuẫn gay
gắt giữa Mỹ và Tây Âu với Nhật Bản. Mỹ khai thác mâu thuẫn Xô Trung để chen vào giữa làm "trọng tài". Với Trung Quốc, Mỹ tỏ ra
không vội vàng trong quan hệ. Mỹ tung ra sách lược đặt cao tầm
quan trọng của thế giới thứ ba. Với Việt Nam, Mỹ liên tục điều
chỉnh chính sách, tính đến việc bình thường hoá quan hệ. Mặt
khác, Mỹ tiếp tục các hoạt động phá hoại, gây rối và chia rẽ, ngăn
chặn ảnh hưởng của Việt Nam với các nước Đông Nam á và thế
giới. Tình hình đó đã gây cho Việt Nam rất nhiều khó khăn trước
khi bước vào cơng cuộc đổi mới toàn diện.
Trong lúc cục diện thế giới xảy ra có nhiều mâu thuẫn, thì Liên
Xơ, một nước xã hội chủ nghĩa, vẫn ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam.
Đến năm 1984, trước 2 năm, Việt Nam bước vào đổi mới toàn
diện, liên minh chiến lược và sự giúp đỡ toàn diện giữa ta và Liên
20



×