Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thuyết minh đề tài nckh vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.99 KB, 18 trang )

Bản đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học

Thuộc chương trình nghiên cứu khoa học
lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010. Mã số KX 04/06-10

Vận dụng sáng tạo và phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


Bản đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học
thuộc chương trình nghiên cứu khoa học
lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010. mã số Kx 04/06-10

1. Tên đề tài:

Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2. Ban Chủ nhiệm đề tài
- GS.TS Mạch Quang Thắng, Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh
- PGS.TS Đàm Đức Vượng, Hội đồng Lý luận Trung ương
- TS. Phạm Ngọc Anh, Viện Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh
3. Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
4. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng Cộng sản và nhân dân Việt
Nam một di sản tư tưởng vô cùng to lớn và sâu sắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh
đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và
cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ
quan trọng và lâu dài của nhiều thế hệ, cả trong nước và nước ngoài.


Nhiệm vụ này càng phải được tiến hành mạnh hơn nữa trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: "Đảng và
nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội
chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" (1)(1).
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: "Tư
tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin mãi mãi là
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 83.
(1)(1)

2


nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng
Việt Nam, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng đó
đã dẫn dắt chúng ta trên mỗi chặng đường xây dựng và phát triển đất nước,
là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là sức mạnh tổng hợp và
đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta hơm nay và
mai sau"(1)(1).
Có nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn,
chúng ta mới có thể vận dụng sáng tạo, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào
cuộc sống và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong những điều kiện lịch
sử mới của dân tộc và thời đại.
Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội là một nội dung rất quan trọng trong
tồn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh; là một trong những lĩnh vực
phong phú, sâu sắc nhất, thể hiện tầm trí tuệ, bản chất cách mạng và khoa
học triệt để; chiều sâu nhân văn và có giá trị bền vững nhất của tư tưởng
Hồ Chí Minh. Sự nghiệp phát triển của đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa đang đòi hỏi phải khai thác để quán triệt tư tưởng này trong từng

bước đi lên của cách mạng. Đây cũng là lĩnh vực mà Hồ Chí Minh đã có
những sáng tạo độc đáo, đặc sắc, có hệ thống và đóng góp to lớn, vào sự
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội mãi mãi có ý nghĩa cơ bản, nền móng đối với cách mạng Việt Nam, đã
và đang có ý nghĩa thời sự lý luận, thực tiễn to lớn trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức,
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Nghiên cứu đề tài này nhằm đi đến những nhận thức chiều sâu về tư
tưởng Hồ Chí Minh:
- Khẳng định tinh thần, ý nghĩa phương pháp luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
- Khẳng định giá trị phổ biến, tính phổ quát, đúng đắn, sức sống lâu
bền của các luận điểm có tính nguyên lý của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội.
- Thấy rõ được giới hạn lịch sử của một số quan điểm của Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội, trước đây đúng, nhưng đã bị thực tiễn vượt qua.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 7.
(1)(1)

3


- Làm rõ những hạn chế (thậm chí là khơng thật sự đúng đắn) trong
một số quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
- Nêu bật những thành tựu, hạn chế của quá trình Đảng Cộng sản Việt
Nam vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
- Nội dung phát triển các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam mà trước đây thực tiễn chưa đặt ra và Hồ Chí Minh chưa có điều kiện

tiếp cận, làm sáng tỏ.
5. Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, về cách mạng xã hội chủ
nghĩa, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được chú ý nghiên
cứu từ rất sớm, vì nó liên quan trực tiếp đến con đường cách mạng Việt
Nam. Các sản phẩm nghiên cứu chủ yếu là:
Về các đề tài khoa học
Trong Chương trình khoa học-cơng nghệ cấp nhà nước KX.02 (giai
đoạn 1991 - 1995), có 3 đề tài liên quan đến chủ đề tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội. Đó là: KX.02.01 "Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường cách mạng Việt Nam" do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ
nhiệm; KX.02.05 "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam" do ThS. Vũ Viết Mỹ làm Chủ nhiệm, Viện Chủ nghĩa xã hội
khoa học thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh là cơ quan chủ trì; KX.02.12 "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc" do PGS.TS Trịnh Nhu làm Chủ
nhiệm, Viện Lịch sử Đảng thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì.
Trong Chương trình khoa học cấp nhà nước KHXH.01 (giai đoạn
1996 - 2000), có một đề tài KHXH.01.03 "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng Việt Nam, đặc biệt là về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" do PGS. Trần Thành làm Chủ nhiệm đề cập
vấn đề này.
Năm 1999, đề tài khoa học cấp bộ "Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" do TS. Hoàng Trang làm
Chủ nhiệm, Viện Hồ Chí Minh thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh là cơ quan chủ trì, nghiên cứu trực tiếp chủ đề này.
4



Về sách đã xuất bản
Có trên 13 sách đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Trong đó, đáng chú ý là các tác phẩm: Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chủ
biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Nguyễn Duy Quý (chủ biên): Những vấn
đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1998; Hoàng Trang - Phạm Ngọc Anh (đồng chủ biên): Tư tưởng Hồ
Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb
Lao động, Hà nội, 1999; Tạp chí Lịch sử Đảng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004...
Các cơng trình đã được cơng bố trên các tạp chí khoa học
Các tạp chí: Cộng sản, Lịch sử Đảng, Lý luận chính trị, Tư tưởng văn
hóa, Quốc phịng tồn dân, Nghiên cứu lịch sử, Thơng tin khoa học xã
hội... đã đăng tải trên 100 bài viết của nhiều tác giả về chủ nghĩa xã hội
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các cơng trình khoa học đã cơng bố đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa xã hội tập trung vào các vấn đề chủ yếu nhất sau đây:
- Các tác giả đều thống nhất cho rằng, độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là luận điểm trung tâm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nó thâm
nhập và xun suốt tồn bộ hệ thống tư tưởng của Người trong các thời kỳ
và trên các lĩnh vực.
- Các nhà nghiên cứu cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng
dân tộc gắn bó thống nhất với tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội, bởi
vì cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội
chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Một số cơng
trình khoa học đã bước đầu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa

xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nhiều tác giả cho rằng, Hồ Chí Minh đã có phương thức tiếp cận độc
lập, độc đáo về bản chất, đặc trưng và tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
Người cũng tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ học thuyết hình thái kinh tế - xã
hội của chủ nghĩa Mác - Lênin; từ lập trường yêu nước và khát vọng giải
5


phóng dân tộc; từ phương diện đạo đức, văn hóa; từ truyền thống lịch sử,
văn hóa và con người Việt Nam. Như vậy, Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa
xã hội một cách tổng hợp, bao gồm các kiến giải về kinh tế - kỹ thuật, đạo
đức, văn hóa, truyền thống, nhân văn. Điều này có ý nghĩa phương pháp
luận rất lớn khi lý giải sự ra đời của chủ nghĩa xã hội và bản chất đặc trưng
của chủ nghĩa xã hội ở những nước kém phát triển như Việt Nam.
Nghiên cứu các cách định nghĩa khác nhau của Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội, các nhà khoa học đã khái quát thành các bản chất, đặc trưng
của chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội có lực lượng sản
xuất phát triển cao, gắn với sự phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa, dân
giàu, nước mạnh, xã hội phồn vinh; chủ nghĩa xã hội có nền tảng kinh tế là
chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối
theo lao động; chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân
lao động là chủ và do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do
dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản; chủ nghĩa xã hội có hệ
thống các quan hệ xã hội lành mạnh, cơng bằng, bình đẳng, khơng cịn bóc
lột, áp bức, khơng còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc,
con người được giải phóng, có điều kiện phát triển tồn diện, có sự phát
triển hài hịa giữa xã hội và tự nhiên. Chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng đó
đã đặt con người ở vị trí trung tâm, là chế độ xã hội của con người, do con
người và vì con người. Vì thế, chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Hồ Chí
Minh là một chế độ xã hội dân chủ, nhân đạo trong lịch sử phát triển của xã

hội loài người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
nam được các tác giả nghiên cứu theo các nội dung: Quan niệm của Hồ Chí
Minh về thời kỳ quá độ liên quan đến một loại hình gián tiếp cụ thể, đó là
loại hình q độ từ những nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp,
lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua con đường phát triển tư bản
chủ nghĩa. Loại hình quá độ này rất phức tạp, khó khăn và hết sức lâu dài.
Nhiệm vụ lịch sử của nó là xây dựng nền tảng vật chất-kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho
chủ nghĩa xã hội, để chủ nghĩa xã hội có thể phát triển được trên cơ sở của
chính nó; đây cũng là thời kỳ vừa cải tạo xã hội cũ thuộc địa nửa phong
kiến, vừa xây dựng một chế độ xã hội mới có cơ cấu cơng-nơng nghiệp
hiện đại, văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhân dân có cuộc sống ấm
no, hạnh phúc.
6


Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến mang
tính cách mạng tồn diện của đời sống xã hội đất nước. Trong chính trị,
phải xác lập quyền làm chủ cho nhân dân, xây dựng đảng cầm quyền, nhà
nước của dân, do dân, vì dân, phát huy vai trị của các tổ chức chính trị - xã
hội.
Trong kinh tế, phải tập trung phát triển lực lượng sản xuất, tiến hành
cơng nghiệp hóa nước nhà; xác lập và lựa chọn cơ cấu kinh tế công - nông
nghiệp, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ hợp lý; thực hiện chính sách phát triển
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế
tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, biến sự nghiệp
xây dựng và phát triển kinh tế thành sự nghiệp của toàn dân; xây dựng cơ
chế quản lý kinh tế thích hợp bảo đảm khuyến khích lợi ích vật chất của
người lao động, có hạch tốn và hiệu quả, thực hiện chế độ làm khốn.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội
chủ nghĩa và có tính chất dân tộc, xây dựng con người phát triển tồn diện
các mặt đức, trí, thể, mỹ.
Một số cơng trình khoa học đã bước đầu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về xác định bước đi và biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Về xác định bước đi, cần quán triệt hai nguyên tắc cơ bản:
vận dụng sáng tạo các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng
chủ nghĩa xã hội, học hỏi kinh nghiệm của các nước anh em; chủ yếu là
phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện thực tế của dân tộc; từ đó, xác định
phương châm xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải từ từ, thận trọng, từng
bước, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, dần dần kết hợp với tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, nhưng tiến nhanh, tiến mạnh
cũng phải phù hợp quy luật, phù hợp lịng dân, khơng được làm bừa, làm ẩu,
chủ quan, đốt cháy giai đoạn. Các bước tiến hành cụ thể trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta là: xây dựng và phát triển một nền nơng nghiệp tồn
diện nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho toàn dân và cho sự
phát triển của công nghiệp; xây dựng và phát triển hệ thống tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp nhẹ để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho
nhân dân; tiến hành cơng nghiệp hóa nước nhà theo cả chiều rộng và chiều
sâu.
Đối với các biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, các tác giả lưu ý
rằng, Hồ Chí Minh khơng chỉ chú trọng vào một loại giải pháp cố định, vừa
vận dụng linh hoạt, chủ động, phù hợp với các yêu cầu nhiệm vụ cần giải
7


quyết trong từng thời kỳ. Người lưu ý biện pháp lâu dài, cơ bản và quyết
định nhất trong điều kiện nước ta là đem của dân, tài dân, sức dân để làm
lợi cho dân, nghĩa là phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn dân (của cải, trí
tuệ, sức lao động) để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

- Một số cơng trình cố gắng làm rõ mối quan hệ gắn liền giữa độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thế nhưng, các cơng trình khoa học nêu trên cũng cịn có những hạn
chế và bất cập. Cụ thể là:
- Các cơng trình nghiên cứu đó mới nặng về mặt khai thác tư liệu theo
chiều rộng, chưa có cơng trình nào có ý nghĩa khái quát lý luận đúng tầm
cỡ của vấn đề.
- Trong nghiên cứu, có xu hướng hiện đại hóa tư tưởng Hồ Chí Minh,
đặc biệt là tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội.
- Các cơng trình khoa học đó mới chỉ nghiên cứu độc lập, chuyên biệt
các nội dung: chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cịn
rất ít các cơng trình đi sâu làm rõ có căn cứ khoa học thiết thực về sự gắn
bó hữu cơ giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí
Minh. Việc giải quyết thành công vấn đề về mối quan hệ chặt chẽ giữa độc
lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội mới là đóng góp lý luận chính của Hồ Chí
Minh. Mặt khác, nghiên cứu vấn đề này, các tác giả mới chủ yếu sử dụng
phương pháp lịch sử, mô tả, chưa đặt nó trên một nền tảng tư duy triết học
biện chứng. Vì thế, khơng thấy được rằng tư tưởng về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung quan trọng nhất của triết lý phát triển
Hồ Chí Minh - một triết lý phát triển xã hội bền vững, phản ánh trong đó
nhu cầu khách quan của dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
ngày nay. Đây là hướng tiếp cận chủ đạo cần được đẩy mạnh nghiên cứu
trong thời gian tới.
- Hạn chế lớn nhất trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ đề
này là các cơng trình đề cập trực tiếp đến chủ nghĩa xã hội, con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội còn thiếu và nghèo nàn về nội dung. Từ đó, khơng
những chưa cung cấp được các căn cứ lý luận cho sự vận dụng trong công
cuộc đổi mới hiện nay, mà còn tạo nên sự ngộ nhận trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân một cảm giác cho rằng Hồ Chí Minh

viết, nói, đề cập rất ít, hoặc khơng đề cập đến chủ nghĩa xã hội và con
8


đường đi lên chủ nghĩa xã hội; cống hiến lý luận chủ yếu của Người chỉ là
ở vấn đề độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế
nêu trên trong khai thác, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội.
6. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát một cách có hệ thống những nội dung cơ bản, giá trị lý
luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
- Nghiên cứu những vấn đề đã nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Trên cơ sở làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội, đề xuất các kiến nghị những vấn đề sẽ vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong thời
kỳ mới; những vấn đề cần phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam để bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 của Đảng và
dự thảo Văn kiện Đại hội XI của Đảng ta.
7. Nội dung nghiên cứu

Phần thứ nhất
tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Chương I
Cơ sở thực tiễn, lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội


I. Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
1. Bối cảnh lịch sử và nhu cầu của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX
2. Bối cảnh thời đại những năm đầu thế kỷ XX

9


II. Cơ sử tư tưởng, lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội
1. Giá trị tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa của văn hóa Việt Nam
2. Giá trị tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa của văn hóa phương
Đơng và phương Tây
3. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội
Chương II
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội

1. Thời kỳ trước năm 1920: Nhận thức và tìm kiếm con đường đến với
chủ nghĩa xã hội
2. Thời kỳ 1920 - 1930: Xác định chủ nghĩa xã hội là lý tưởng, con
đường thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
3. Thời kỳ 1930 - 1954: Hệ thống các quan điểm xây dựng tiền đề để
đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội
4. Thời kỳ 1954 - 1969: Chủ nghĩa xã hội trở thành chương trình hành
động; thời kỳ hiện thực hóa, tìm kiếm các mơ thức, biện pháp xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Chương III
Nội dung tổng quát của tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội


1. Tính tất yếu khách quan của chủ nghĩa xã hội: Tính phố biến và tính
đặc thù; các phương thức tiếp cận
2. Quan niệm về bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội: Cách thức
tiếp cận sáng tạo; mô hình chủ nghĩa xã hội tổng quát; đặc trưng cốt lõi và
tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội
3. Quan niệm về mục tiêu, động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội
- Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: tổng quát; cụ thể trong từng lĩnh vực,
từng giai đoạn
- Động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội
- Các phản động lực, lực cản của chủ nghĩa xã hội
10


4. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Đặc điểm, bản chất, nhiệm vụ, tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội
- Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa, con người.
- Các bước đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Các điều kiện đảm bảo xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
5. Đánh giá tổng quát giá trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Các giá trị lý luận tổng quát
- Những đặc sắc, sáng tạo
- Giá trị thực tiễn và giới hạn lịch sử

Phần thứ hai
quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo

và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Chương IV
Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội thời kỳ 1961 - 1986

1. Những kết quả và thành tựu cơ bản
2. Những hạn chế trong nhận thức, nghiên cứu, quán triệt chỉ đạo thực tiễn
Chương V
Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội thời kỳ 1986 - 2006

1. Những kết quả và thành tựu cơ bản
2. Những hạn chế trong nhận thức, nghiên cứu, quán triệt chỉ đạo thực tiễn
11


Chương VI
Một số bài học rút ra từ sự vận dụng sáng tạo,
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
thời kỳ 1969 - 2006

1. Về phương diện nhận thức, nghiên cứu lý luận
2. Về phương diện tổ chức triển khai quán triệt, thực hiện, tổng kết
thực tiễn

Phần thứ ba
Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay


Chương VII
Các nhân tố tác động đến sự vận dụng và phát triển
sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
trong bối cảnh hiện nay

1. Nhu cầu khách quan cần vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
2. Sự tác động của các nhân tố quốc tế
3. Sự tác động của các nhân tố trong nước
Chương VIII
Đổi mới nhận thức vận dụng sáng tạo và phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Các căn cứ và tiền đề đổi mới nhận thức vận dụng, phát triển sáng
tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
2. Nội dung và cách thức đổi mới

12


Chương IX
Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
trong xác lập, hồn thiện mơ hình
cấu trúc chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện đại

1. Tính hợp lý, hợp quy luật của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
2. Xác định các bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
3. Xác định mục tiêu, động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội
4. Khắc phục, phòng tránh các nguy cơ của chủ nghĩa xã hội
Chương X

Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xác
định hệ quan điểm, phương hướng và các giải pháp xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Xác lập hệ quan điểm triết lý phát triển chủ nghĩa xã hội của Việt Nam
2. Hình thành các phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
3. Xác định cách thức, bước đi, hệ giải pháp cụ thể xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
8. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội, xây
dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự vận động lịch sử xã hội loài người, của từng
dân tộc.
- Chú trọng phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, tổng
kết thực tiễn, phỏng vấn chuyên gia.
- Sử dụng các phương pháp cụ thể: lịch sử, lơgíc, kết hợp lịch sử với
lơgíc, phân tích, tổng hợp, so sánh, văn bản học v.v...
9. Lực lượng nghiên cứu
a) Các cơ quan phối hợp
13


- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội
- Học viện Chính trị quân sự, Bộ Quốc phịng
- Ban Tun giáo Trung ương
- Tạp chí Cộng sản
b) Cộng tác viên chính

- GS.TS.VS Nguyễn Duy Quý, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
- GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
- GS.TS Đỗ Huy, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
- GS.TS Phạm Xuân Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
- GS.TS Lê Hữu Tầng, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
- TS. Đỗ Khánh Tặng, Ban Tuyên giáo Trung ương
- TS. Ngô Văn Thạo, Ban Tuyên giáo Trung ương
- PGS.TS Ngô Đăng Tri, Đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
- TS. Dương Văn Duyên, Đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà
Nội
- TS. Đinh Xuân Lý, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận
chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Nhà nghiên cứu Việt Phương, Hội đồng Lý luận Trung ương
- GS. Đặng Xuân Kỳ, Hội đồng Lý luận Trung ương
- GS.TS Hồng Chí Bảo, Hội đồng Lý luận Trung ương
- PGS.TS Bùi Đình Phong, Viện Hồ Chí Minh, Học viện CTQG HCM
- TS. Trần Hải, Viện Hồ Chí Minh, Học viện CTQG HCM
- GS.TS Nguyễn Ngọc Long, Viện Triết học, Học viện CTQG HCM
- GS.TS Trịnh Quốc Tuấn, Viện CNXHKH, Học viện CTQG HCM
- PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn, Viện Kinh điển mácxít, Học viện
CTQG HCM
- GS.TS Đỗ Thế Tùng, Viện Kinh tế Chính trị, Học viện CTQG HCM
14


- PGS.TS Nguyễn Đăng Thành, Phó giám đốc, Học viện CTQG HCM
- GS. Song Thành, Viện Hồ Chí Minh, Học viện CTQG HCM
- GS.TS. Phan Ngọc Liên, Đại học Sư phạm Hà Nội
- PGS.TS Trịnh Đình Tùng, Đại học Sư phạm Hà Nội
10. Thời gian và các bước tiến hành

TT

Các nội dung,
công việc thực hiện chủ yếu

Sản
phẩm
phải đạt

1

Các bản đề cương
Xây dựng đề cương tổng quát, đề cương
Trong
tổng quát, đề
chi tiết của đề tài
2007
cương chi tiết

2

Họp mặt cộng tác viên, ký kết hợp đồng, Các bản hợp đồng Từ tháng
thuê khoán các chuyên đề nghiên cứu
ký kết
1 - 6/2008

3

Xây dựng đề cương chi tiết của từng Các bản đề cương
Trong

chuyên đề, thông qua đề cương chi tiết của chi tiết của các
2008
các cộng tác viên
chuyên đề

Thời gian
năm

năm

Xây dựng phông tư liệu phục vụ nghiên
cứu nội dung của đề tài
4

- Các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh

Các tập tài liệu Từ tháng
- Các sách, bài viết chuyên khảo có liên quan sưu tầm, biên soạn 1 - 6/2009
- Các quan điểm hiện đại phi mácxít về
chủ nghĩa xã hội

5

Bản thảo lần 1 Từ
Trực tiếp viết các chuyên đề nghiên cứu
các chuyên đề 6/2009
theo hợp đồng ký kết
nghiên cứu
3/2010


tháng
đến

Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học:
6

- Xác định nội dung triết lý phát triển Hồ Các tập kỷ yếu Trong
Chí Minh
hội thảo, tọa đàm 2008,
2010
- Các vấn đề đặt ra cần thảo luận liên quan khoa học
đến các chuyên đề

15

năm
2009,


TT

Các nội dung,
công việc thực hiện chủ yếu

Sản
phẩm
phải đạt

7


Các tập tài liệu Trong
Khảo sát thực tế ở một số địa phương ở
nghiên cứu, khảo 2008,
miền Bắc, miền Nam, miền Trung
sát thực tế
2010

8

- Tập kỷ yếu các
Thu sản phẩm bản thảo các chuyên đề đã chuyên đề
Tháng
tu sửa, hoàn thiện
- Bản đề cương 3 - 6/2010
Xây dựng đề cương tổng quan khoa học đề tài tổng quan khoa
học đề tài

9

- Bản tổng quan
- Viết tổng quan khoa học đề tài; tọa đàm
khoa học
Tháng
khoa học về tổng quan
- Bản báo cáo tóm 6 - 11/2010
- Viết báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu
tắt
Hoàn thiện các sản phẩm lần cuối

10


Nộp sản phẩm cho cơ quan quản lý
Tổ chức nghiệm thu đề tài

Thời gian
năm
2009,

- Các bản kỷ yếu,
tổng quan, báo
cáo tóm tắt đã Tháng
hồn thiện
12/2010
- Các bản quyết
tốn tài chính

Quyết tốn, thanh lý hợp đồng

11. Sản phẩm nghiên cứu
- Tổng quan khoa học đề tài:

250 - 300 trang

- Kỷ yếu khoa học và các sản phẩm trung gian:

1.000 - 1.200 trang

- Bản kiến nghị của đề tài:

35 - 40 trang


- Bản tóm tắt đề tài:

15 - 20 trang

12. Dự trù kinh phí
TT Nội dung chi

Người nhận

16

Số tiền

Ghi chú


1

Đề cương tổng quát, chi tiết

Chủ nhiệm

2

Làm phông tư liệu phục vụ nghiên Cộng
cứu đề tài

3


150.000.000 đ

tác viên

Thuê khoán chuyên môn viết các Cộng
chuyên đề của các đề tài nhánh

4

20.000.000 đ

900.000.000 đ

tác viên

Hội thảo, tọa đàm khoa học, hội nghị Chủ nhiệm, 90.000.000 đ
cộng tác viên

các

cộng

tác viên
5

Nghiên cứu, khảo sát thực tế tại địa Chủ nhiệm, 250.000.000 đ
phương

các


cộng

tác viên
6

Xây dựng đề cương tổng quan, viết Chủ nhiệm, Thư 80.000.000 đ
bản tổng quan, báo cáo tóm tắt đề tài ký khoa học

7

Quản lý phí, đánh máy, đóng cuốn, Chủ nhiệm, 60.000.000 đ
văn phịng phẩm

Thư
người

ký,
th

khốn
8

Hội nghị nghiệm thu đề tài

Chủ nhiệm, 15.000.000 đ
các

thành

viên


hội

đồng,

đại

biểu tham dự

Tổng kinh phí: 1.565.000.000 đ (Một tỷ năm trăm sáu nhăm triệu
đồng chẵn)
Cơ quan chủ trì

Đăng ký chủ nhiệm đề tài

Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh

GS.TS Mạch Quang Thắng
17


18



×