Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.71 KB, 4 trang )
“Hát kể” trong đám cưới
của người Phù Lá
Hát kể là loại hình nghệ thuật độc đáo trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc
Phù Lá và được truyền từ đời này sang đời khác.
Hình thức “hát kể” trong đám cưới của người
Phù Lá bắt đầu khi ông mối, đại diện cho nhà trai hát tuyên bố lí do đến nhà gái.
Ảnh minh họa
Với dân tộc Phù Lá, tiếng kèn là biểu tượng cho sự thiêng liêng không thể thiếu
trong một đám cưới, bởi họ quan niệm hạnh phúc lứa đôi cũng giống như tiếng
kèn, phải có cặp thì khi ngân lên mới tạo nên sự đồng điệu, xúc cảm trong lòng
người. Nhưng điều đặc biệt diễn ra đám cưới này là lối “hát kể” - một trong những
bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Phù Lá.
Được lưu truyền theo phương thức dân gian, làn điệu “hát kể” đã gắn bó cùng
những thăng trầm trong cuộc sống của người Phù Lá. Đối với họ, “hát kể” được coi
như là tiếng lòng, là lời tâm can của bản làng
Hình thức “hát kể” trong đám cưới của người Phù Lá bắt đầu khi ông mối, đại diện
cho nhà trai hát tuyên bố lí do đến nhà gái: “Hôm nay tôi đại diện cho nhà trai, cân
gạo đã đủ cân, cân lợn đúng đủ lợn, gà cũng đã đủ đôi, thịt cũng đã đủ ống, rượu
đủ lít, bánh đủ gánh,… Đề nghị bên nhà gái nhẹ tay bưng lễ vật”. Nhà gái vui
mừng cho người ra nhận lễ vật, khai tiệc tiếp đãi bà con dân bản để chúc mừng
hạnh phúc cô dâu chú rể.
Tiếp đến, khi nhà gái đặt mâm cỗ cúng lên bàn thờ, giọng ca truyền cảm của ông
mối lại cất lên: “Xin phép ông bà, tổ tiên, cho cháu được tách khỏi bàn thờ này, xin
được rút tên khỏi nhà này để về nhà chồng. Cầu tổ tiên ban nhiều may mắn cho
các cháu, cháu qua đò gặp đò, qua đường gặp người tốt giúp, qua làng được làng
yêu thương”. Những câu “hát kể” của ông mối đại diện lời muốn nói của gia đình
hai bên, người dân trong bản quây quần chăm chú lắng nghe như để chứng nhận
ngày bén duyên cho đôi trai gái.