Tìm hiểu mô hình miền chuyên biệt và ứng
dụng vào bài toán chuyển đổi dữ liệu cước
Nguyễn Văn Dũng
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS. ngành: Công nghệ phần mềm; Mã số: 60 48 10
Người hướng dẫn: TS. Đặng Đức Hạnh
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Chương 1. Tìm hiểu khái niệm và lợi ích khi sử dụng mô hình miền
chuyên biệt gồm: trình bày tổng quan về khái niệm và giải pháp mô hình miền
chuyên biệt, những lợi ích khi sử dụng miền chuyên biệt, trình bày về định nghĩa mô
hình cho một miền chuyên biệt, mô tả chức năng phát sinh code, mô tả về cách thực
thi miền chuyên biệt. Chương 2. Trình bày một tiếp cận mô hình miền chuyên biệt
bằng công cụ thiết kế DSL của Microsoft: hướng dẫn định nghĩa một miền chuyên
biệt, hướng dẫn tạo ra các luật trong miền, hướng dẫn cách sinh mã, hướng dẫn cách
tạo giao diện hiển thị cho miền chuyên biệt, hướng dẫn cách tạo bộ cài đặt. Chương
3. Trình bày một cách tổng quan về hệ thống chuyển đổi dữ liệu cước (Mediation
System), vận dụng thiết kế miền chuyên biệt để thiết kế tạo thư viện liên kết động:
phân tích miền định dạng dữ liệu cước, mô tả mô hình thiết kế cho hệ thống chuyển
đổi dữ liệu cước, trình bày về thiết kế miền chuyên biệt để tạo thư viện liên kết
động.
Keywords. Phương tiện truyền thông; Chuyển đổi dữ liệu; Công nghệ thông tin;
Công nghệ phần mềm
Content
Các mô hình sinh code hoạt động như là những cỗ máy giúp cho việc hiểu và ghi lại tài
liệu code tốt hơn, ngoài ra chúng cũng có thể được sử dụng để sinh code hoàn thiện và khả
dụng. Sinh code hoàn thiện từ các mô hình đã trở thành mục tiêu của ngành công nghệ trong
nhiều năm. Việc phát triển tự động này giúp cải thiện hiệu năng, chất lượt và tránh được các
vấn đề phức tạp.
Không may là nhiều ngôn ngữ mô hình hóa hiện nay dựa trên code cơ bản và chỉ cung
cấp chút ít khả năng để nâng cao mức trừu tượng trong thiết kế và để lưu trữ bộ sinh code
hoàn thiện. Ví dụ, UML sử dụng khái niệm lập trình trực tiếp (Lớp, giá trị trả lại, …) như là
các cấu trúc mô hình. Có biểu tượng hình chữ nhật để minh họa lớp trong biểu đồ nhưng mô
tả bằng text tương đương trong ngôn ngữ lập trình lại không cung cấp khả năng sinh code
thực – Mức trừu tượng trong mô hình và trong code là như nhau! Do đó, lập trình viên dễ
dàng thấy rằng họ đã tự tạo mô hình mà mô tả chức năng và hành vi có thể dễ dàng viết trực
tiếp như code. Giới hạn về khả năng sinh code buộc người phát triển phải bắt đầu lập trình
thủ công sau khi thiết kế. Nó cũng dẫn đến vấn đề vòng luẩn quẩn: Có cùng một thông tin tại
hai vị trí, tại code và tại các mô hình, là một sự rắc rối.
Mô hình chuyên biệt miền nâng mức độ trừu tượng hơn cả lập trình bằng cách chỉ ra
giải pháp sử dụng trực tiếp khái niệm miền (domain). Sản phẩm cuối cùng được sinh ra bởi
các đặc tả mức cao. Quá trình tự động này là khả thi bởi vì cả ngôn ngữ và bộ sinh code đều
chỉ cần thỏa mãn yêu cầu của công ty và miền (domain). Luận văn tập trung tìm hiểu mô
hình chuyên biệt miền và vận dụng vào thiết kế bài toán chuyển đổi dữ liệu cước.
Luận văn được bố cục thành 5 chương. Chương 1 tập chung tìm hiểu khái niệm và lợi
ích khi sử dụng mô hình miền chuyên biệt.Chương 2 trình bày về một tiếp cận mô hình
chuyên biệt miền bằng công cụ Microsoft DSL.Chương 3 minh họa việc ứng dụng mô hình
chuyên biệt miền trong thiết kế bài toán chuyển đổi dữ liệu cước.
References
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Vỵ, Nguyễn Việt Hà, “Kỹ nghệ phần mềm”, NXB Giáo dục năm
2009.
2. Nguyễn Văn Vỵ. “Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin hiện đại theo hướng cấu
trúc & hướng đối tượng”, NXB Thống kê năm 2002.
Tiếng Anh
1. Domain-Specific Modeling for Full Code Generation: Juha-Pekka Tolvanen,
MetaCase, www.metacase.com
2. Domain-Specific Modeling with metaedit+: 10 times faster than UML – MetaCase
3. Metamodel-based UML Notations for Domain-specific Languages-Achim D. Brucker
and Jurgen Doser
4. Steve Cook Software Architect Enterprise Frameworks & Tools Group Microsoft
Corporation
5. Domain-Specific Developement with Visual Studio DSL Tools -Steve Cook - Gareth
Jones - Stuart Kent Alan - Cameron Wills
6. Domain-Specific Language Engineering - Eelco Visser
7. Comparison of Microsoft DSL Tools and Eclipse Modeling Frameworks for Domain-
Specific Modeling In the context of the Model-Driven Development - Turhan Ozgur