Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lục của việt nam và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.55 KB, 68 trang )

KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
NGÀNH NGOẠI THƯƠNG


TIỂU LUẬN:

KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THƯƠNG MẠI

CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC
CỦA VIỆT NAM (2007-2012) & CÁC GIẢI
PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
( 2007-2012 )....................................................................................................................... 1
1.2.2.Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009 ( năm khủng hoảng ) ....................................4
1.2.3.Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 ( giai đoạn sau khủng hoảng ) .....5

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT
NAM (2007-2012) VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU.......................10
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may......................................................................10
2.1.2.Thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu dệt may..................................................................13
2.1.2.1. Thuận lợi:............................................................................................................................13
2.1.2.2 . Khó khăn............................................................................................................................13
2.1.3. Đề xuất giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của Việt Nam.............................................14



2.2. Tình hình xuất khẩu giày dép...............................................................................15
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu giày dép của Việt Nam..........................................18
2.2.2.1. Thuận lợi.............................................................................................................................18
2.2.2.2. Khó khăn.............................................................................................................................20
2.2.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của Việt Nam..............................................................21

2.3. Tình hình xuất khẩu gạo.......................................................................................21
2.3.2.Thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu gạo.........................................................................25
2.3.2.1. Thuận lợi: ...........................................................................................................................25
2.3.2.2. Khó khăn:...........................................................................................................................26
2.3.3. Đề xuất giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam:...................................................27
2.3.3.1. Hoàn thiện tổ chức khâu trồng lúa cung cấp cho xuất khẩu...............................................27
2.3.3.3.Đẩy mạnh hoạt động marketing trong xuất khẩu................................................................29

2.4. Tình hình xuất khẩu cà phê:.................................................................................29


2.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam.............................................33
2.4.2.1. Thuận lợi.............................................................................................................................33
2.4.2.2. Khó khăn.............................................................................................................................34
2.4.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam.................................................................35

2.5. Tình hình xuất khẩu gỗ:........................................................................................37
2.5.1. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam (2007-2012)............37
2.5.2. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường
nước ngoài...........................................................................................................................................40
2.5.2.1. Thuận lợi:............................................................................................................................40
2.5.3. Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam......................42


2.6. Tình hình xuất khẩu thủy sản ..............................................................................43
2.6.1. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (2007-2012)..................................43
2.6.2. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường nước ngoài........46
2.6.2.1. Thuận lợi:............................................................................................................................46
2.6.2.2. Khó khăn:............................................................................................................................46
2.6.3. Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam......................................47

2.7. Tình hình xuất khẩu mặt hàng tiêu:.....................................................................48
2.8. Tình hình xuất khẩu điều .....................................................................................54
2.8.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điều của Việt Nam ( 2001-2012)...............................................54
2.8.2. Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang thị trường nước ngoài................56
2.8.2.1. Thuận lợi:...........................................................................................................................56
2.8.3. Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu điều của Việt Nam.............................................57

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam đang thực hiện
chiến lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu. Trong đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu các
mặt hàng chủ lực của Việt Nam là một phần quan trọng của chiến lược này bởi nó có vai
trị quyết định trong việc tăng hoặc giảm tổng kim ngạch xuất khẩu nói riêng và nguồn thu
ngân sách nói chung. Do vậy, việc xây dựng một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực hợp
lý, phù hợp với khả năng và tình hình sản xuất, phát triển của nền kinh tế nước ta nhằm
phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và nước ngoài đã, đang
và sẽ là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Nhà nước và các doanh nghiệp tham gia hoạt động
xuất nhập khẩu.
Nhìn chung, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta có những chuyển

biến tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế và mất cân đối, tỷ trọng các mặt
hàng thơ hoặc sơ chế vẫn cịn cao, tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu cịn lỏng
lẻo, gặp khơng ít các rào cản kỹ thuật, thương mại từ các thị trường nhập khẩu.
Trước tình hình đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu với tốc độ nhanh,
tạo điều kiện cho hàng hoá nước ta dễ dàng xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường khu vực và
thế giới càng nhiều, ổn định và vững chắc, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực,
chúng ta phải nhanh chóng nhìn nhận, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xây
dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời
những tồn tại đó.
Trên cơ sở đó, nhóm em xin chọn đề tài: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam (2007-2012) & Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.
Nội dung của đề tài gồm hai phần:

• Khái qt về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam (2007-2012).
• Tình hình xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (>2 tỷ
USD) & Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho từng mặt hàng.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, do kiến thức hiểu biết còn hạn chế nên bài
viết khơng thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp
của Cơ và các bạn để bài làm của nhóm được hồn chỉnh hơn.


DANH SÁCH CÁC BẢNG - BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1 : Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (2007 -2012)………………...1
Bảng 1.2: Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2008………..3
Bảng 1.3: Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2012………..5
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (2007-2010)……………..10
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam từ năm 2007-2012……………15
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2007-2012…………………22
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ năm 2007-2012………………31

Bảng 2.5- Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ (2007-2012)…………………..38
Bảng 2.6- Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (2007-2012)…………………..44
Bảng 2.7- Kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam (2007-2012)………………………..50
Bảng 2.8- Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam (2007-2012)……………………….56
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2007-2012………………………2
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2007-2008………………………3
Biểu đồ 1.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2010-2012………………………6
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam (2007-2012)………………...12
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam (2007-2012)………….18
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ( 2007-2012)…………………….25
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê củaViệt Nam (2007-2012)………………......34
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của VN (2007-2012)……….41
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản (2007-2012)………………………………..47
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu tiêu (2007-2012)…………………………………….52
Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu điều (2007-2012)…………………………………....56


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT
NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM ( 2007-2012 )
1.1.

Tổng quan về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2007 - 2012

Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2007, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của
Viêt Nam có xu hướng gia tăng đáng kể qua các năm. Duy có năm 2009 do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên cả hai chỉ tiêu này đều giảm đi và giảm ở mức đáng kể.
Sau đây là bảng thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

(2007-2012 )
Bảng 1.1 : Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (2007- 2012)

Năm

Tổng
kim
ngạch
XNK
( Tỷ
1

Trị giá XNK
(Tỷ USD)
XK

NK

Mức
nhập
siêu ( Tỷ
USD)

Lượng tăng
tuyệt đối ( Tỷ
USD)
XK
NK

Tốc độ tăng

(%)
XK

NK

Tỷ lệ
nhập siêu
(%)

2

3

4=3-2

5

6

7

8

9
=100*4/2

2007

111,24


48,56

62,68

14,12

-

-

-

-

29,08

2008

143,4

62,69

80,71

18,02

14,13

18,03


29,1

28,8

28,7

2009

127,05

57,1

69,95

12,85

-5,59

-10,76

-8,9

-13,3

22,5

2010

156,99


72,19

84,8

12,61

15,09

14,85

26,4

21,2

17,5

2011

203,66

96,91 106,75

9,84

24,72

21,95

34,2


25,9

10,2

231
115
116
1
18,09 9,25
18,7
8,7
( Nguồn: Tính tốn theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan )

0,9

2012

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy: trong các năm tăng lên thì giá trị xuất khẩu
tăng từ 18,7% đến 34,2% và giá trị nhập khẩu tăng từ 8,7% đến 28,8%. Bình quân năm
theo giai đoạn từ 2007 đến 2012 giá trị xuất khẩu ( 19,9%) và giá trị nhập khẩu (14,24%)
có tốc độ tăng chênh lệch khá rõ nét. Tuy nhiên dù là tăng lên hay giảm đi, tăng nhiều hay
tăng ít nhưng tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam luôn luôn lớn hơn tổng giá trị xuất
khẩu, và do vậy các năm ln ln trong tình trạng nhập siêu, tỷ lệ nhập siêu năm cao nhất
( 2007) là 29,08 % và năm thấp nhất ( 2012 ) là 0,9% và bình quân cả 6 năm là 18,14%.
Kết quả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2012 có thể
mơ tả qua biểu đồ sau:
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy: trong các năm tăng lên thì giá trị xuất khẩu
tăng từ 18,7% đến 34,2% và giá trị nhập khẩu tăng từ 8,7% đến 28,8%. Bình quân năm
theo giai đoạn từ 2007 đến 2012 giá trị xuất khẩu ( 19,9%) và giá trị nhập khẩu (14,24%)
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU


TRANG 1


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
có tốc độ tăng chênh lệch khá rõ nét. Tuy nhiên dù là tăng lên hay giảm đi, tăng nhiều hay
tăng ít nhưng tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam luôn luôn lớn hơn tổng giá trị xuất
khẩu, và do vậy các năm ln ln trong tình trạng nhập siêu, tỷ lệ nhập siêu năm cao nhất
( 2007) là 29,08 % và năm thấp nhất ( 2012 ) là 0,9% và bình quân cả 6 năm là 18,14%.
Kết quả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2012 có thể
mơ tả qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ( 2007-2012 )

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,68 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ
trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ
USD trở lên: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên
7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3
tỷ USD.
1.2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các giai đoạn
1.2.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2008 ( giai đoạn
trước khủng hoảng )
Năm 2007 (năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO):
Kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt khoảng 48,56 tỷ USD. Đã có 9 mặt hàng đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện
tử máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,68 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ
trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ
USD trở lên: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên
7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3

tỷ USD.
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 2


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Năm 2008:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 143,4 tỷ USD tăng
28,9 % so với năm 2007, trong đó xuất khẩu đạt 62,69 tỷ USD tăng 29,1% so với năm
trước, vượt 7% kế hoạch năm và nhập khẩu là 80,71 tỷ USD, tăng 28,8%, thấp hơn tốc độ
tăng xuất khẩu.
Bảng 1.2: Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2008
KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VN 2007-2008
ĐVT: Tỷ USD
2007
2008
Chênh lệch
Giá trị
%
Kim ngạch XK

48.56

62.69

14.13

29.1


Kim ngạch NK

62.68

80.71

18.03

28.8

Tổng kim ngạch XNK
111.24 143.4
32.16 28.9
Nguồn: Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2007-2008

Tính đến hết tháng 12 năm 2008, cả nước có 12 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, đặc
biệt mặt hàng dầu thơ đã vượt 10 tỷ USD; có 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vượt kế
hoạch năm (gạo, hạt điều, hải sản, hàng giày dép, hàng rau quả). Tuy nhiên, có rất nhiều
nhóm hàng có kim ngạch cao đã khơng thể hoàn thành kế hoạch năm về sản lượng như cà
phê, cao su, dầu thô, than đá, chè các loại, hạt tiêu. Và có một số nhóm hàng khơng hồn
thành kế hoạch năm về kim ngạch như hàng dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh
kiện, gỗ & sản phẩm gỗ.
Có thể nói trong hai năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO tình hình xuất nhập khẩu
phát triển khá mạnh do các nguyên nhân (1) Đối với xuất khẩu, sau khi gia nhập WTO thì
tại các nước bạn hàng khơng cịn hàng rào bảo hộ theo cam kết và có sự xuất hiện rào cản
thương mại mới. ( 2 ) Đối với nhập khẩu thì do Việt Nam những năm qua chịu ảnh hưởng
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 3



MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
của những biến động về giá cả trên thị trường thế giới, nhập khẩu hàng tiêu dùng bùng
phát, thu nhập tăng cao, cộng với việc khi Việt nam gia nhập tổ chức WTO thị trường
nhập khẩu của Việt Nam mở rộng hơn, hàng hóa bên ngồi cũng dễ dàng vào thị trường
Việt Nam hơn (do được miễn giảm thuế quan).
1.2.2.

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009 ( năm khủng hoảng )

Hoạt động thương mại nói chung và xuất nói riêng năm 2009 chịu ảnh hưởng rất
lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Đồng thời, các nước gia tăng các biện pháp bảo hộ
mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế. Do đó, hoạt động xuất khẩu chịu tác động tiêu
cực trên cả ba phương diện: (1) đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính,
nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu suy giảm; (2) giá cả nhiều mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy
sản... bị sụt giảm mạnh so với năm 2008; (3) các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu
gặp khó khăn về vốn và đầu ra, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
 Về qui mơ xuất nhập khẩu:
- Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 là 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008.
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2009 khoảng 69,95 tỷ USD, giảm 13,3 % so
với năm 2008
Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ USD,
giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng
22,5% xuất khẩu.
 Về nhóm hàng xuất khẩu:
- Nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản ước đạt 12,15 tỷ USD, chiếm 21,5% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu.

- Nhóm khống sản ước đạt 8,51 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu. Lượng xuất khẩu dầu thô giảm 7,9%, giá xuất khẩu giảm 60% đã làm cho kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng này giảm khoảng 4,1 tỷ USD so với năm 2008; mặt hàng than đá mặc
dù lượng tăng 16,5% nhưng do giá xuất khẩu giảm nên kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng
62 triệu USD so với năm 2008. Tính chung xuất khẩu nhóm khống sản giảm 34,1%.
- Nhóm hàng cơng nghiệp chế biến ước đạt 29,39 tỷ USD, chiếm 51,9% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu, giảm 19,5% so với năm 2008.
 Đối với nhập khẩu:
Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng
tiêu dùng không cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, khối lượng một số hàng hóa
nhập khẩu năm 2009 cũng đã giảm hơn năm 2008, tuy nhiên một số loại hàng hóa khác
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 4


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
vẫn cịn có mức nhập khẩu cao. Do đó, mặc dù giá nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch nhập
khẩu giảm chậm, dẫn đến mức nhập siêu vẫn còn cao hơn mục tiêu đề ra.
Nhập khẩu hàng hoá giảm chủ yếu do sản xuất trong nước giảm và giá hàng hóa
nhập khẩu cũng giảm hơn năm 2008, nhất là trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, nhập
khẩu đã tăng dần trong những tháng cuối năm, do sự phục hồi của nền kinh tế và chính
sách kích cầu của Chính phủ có tác dụng, bên cạnh đó có tâm lý tranh thủ nhập khẩu để dự
trữ khi giá nhập khẩu thấp. Tính chung cả năm 2009 giá trị nhập khẩu của hầu hết các
nhóm mặt hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu và một số mặt
hàng tiêu dùng giảm so với năm 2008, như: nguyên phụ liệu dệt may da giầy giảm 17,8%,
gỗ và sản phẩm gỗ giảm 19,1%, chất dẻo nguyên liệu giảm 4,4%, dây điện và cáp điện
giảm 20,8%, thuỷ sản giảm 10,1%, dầu mỡ động thực vật giảm 27,4% …
Tuy nhiên, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, chủ yếu trong những
tháng cuối năm như ô tô nguyên chiếc, rau quả... và việc nhập khẩu vàng đã làm cho tốc

độ nhập khẩu tăng cao hơn tốc độ xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhập khẩu nhiều mặt hàng phục
vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng tăng mạnh về lượng như: phân bón tăng 41,9%; thép
các loại tăng 13,8%; kim loại thường khác tăng 14,8%; sợi các loại tăng 19,5%; chất dẻo
nguyên liệu tăng 25,8%; cao su tăng 64,7%; giấy tăng 15,8%... đã làm tăng nhập siêu.
1.2.3.
Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 ( giai đoạn
sau khủng hoảng )
Bảng 1.3: GIÁ TRỊ KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VN 2010-2012
ĐVT:tỷ USD
Chênh lệch
Giá trị ( Tỷ
Giá trị ( Tỷ
2010 2011 2012
%
%
USD)
USD)
(2010/2011)
(2011/2012)
(2010/2011)
(2011/2012)
KNXK

72.2

96.91

115

24.72


34.2

18.09

18.7

KNNK

84.8

106.8

116

21.95

25.9

9.25

8.7

Tổng
KNXNK

157

203.6
6


231

46.67

29.7

27.34

13.4

Nguồn: Tính tốn theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan
Biểu đồ 1.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2010-2012

GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 5


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Năm 2010:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 157 tỷ USD, tăng
23,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng 26,4% và nhập
khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng 21,2%. Nhập siêu là 12,61 tỷ USD, bằng 17,5% kim ngạch xuất
khẩu của cả nước.
 Về xuất khẩu:
Nhiều mặt hàng trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng xuất khẩu, giúp duy tăng
trưởng xuất khẩu và thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất. Lượng hàng công nghiệp
tăng lên đã góp phần bù đắp cho lượng hàng khốn sản, dầu thơ giảm mạnh (dầu thơ và

than đá giảm 3,8 tỷ USD). Giá xuất khẩu năm 2010 của nhiều mặt hàng cũng tăng mạnh,
trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo, cà phê, cao su, dầu
thơ, than….một số hàng hóa tăng giá khá do hàm lượng chế biến tăng lên như dệt may,
thủy sản, gỗ, dây và cáp điện,…
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có xu hướng tăng ở ngành cơng nghiệp chế tạo và hàng
hóa có hàm lượng chất xám cao. Tỷ trọng hàng hóa ngành cơng nghiệp chế biến so với
2009 tăng mạnh từ 63,4% lên 67,9%, nhóm khống sản giảm từ 15,2% xuống 11,1%,…
 Về nhập khẩu:
Năm 2010 của cả nước đạt 84,8 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2009, về giá trị
tương đương tăng 12,61 tỷ USD. Nhập siêu cả nước ước đạt khoảng 12,61 tỷ USD, thấp
hơn so với dự báo từ đầu năm 13,5 tỷ USD bằng 17,5 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước, đạt mục tiêu Chính phủ đã đề ra.
Một số hàng hóa cần nhập khẩu giảm khá mạnh năm qua là clinker giảm 38%, xăng
dầu giảm 28,6%, khí đốt hóa lỏng giảm 14%, phân bón giảm 22%, thép các loại giảm
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 6


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
10%, ô tô nguyên chiếc giảm 45%,…chủ yếu do sản xuất trong nước phần nào đáp ứng
được nhu cầu.
Năm 2011:
Tính đến hết tháng 12 năm 2011 tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả
nước đạt 203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hố
xuất khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34,2% và thực hiện vượt 22% mức kế hoạch của cả năm
2011; trong khi đó, trị giá hàng hóa nhập khẩu là 106,75 tỷ USD, tăng 25,9% và vượt
14,2% kế hoạch của cả năm. Với kết quả trên thì cán cân thương mại hàng hoá của Việt
Nam trong năm 2011 thâm hụt 9,84 tỷ USD, bằng 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam.

Năm 2012:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 231 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm
2011. So với những năm trước thì tỷ lệ nhập siêu của năm 2012 giảm đáng kể chỉ còn ở
mức 0,9%
 Về kim ngạch xuất khẩu:
Cả năm 2012 ước đạt 115 tỷ USD, tăng 18,7% (18,09 tỷ USD) so năm 2011 là mức
cao nhất từ trước tới nay, vượt xa so với kế hoạch đề ra (tăng 10%). Kim ngạch xuất khẩu
bình quân đầu người cả năm lên tới 1.306 USD, so với mức 1.083 USD năm 2011 và mức
831 USD năm 2010. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP vượt qua mốc 75%, là mức cao so với tỷ lệ đã
đạt được trong các năm trước.
Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao đạt được chủ yếu ở khu vực có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) với tổng giá trị lên tới 73 tỷ USD (tăng 31%) so với năm
2011 còn khu vực kinh tế trong nước đạt 42 tỷ USD (tăng 0,9%).
Một số mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với năm 2011 là:
Điện thoại các loại và linh kiện: đạt 12,7 tỷ USD, tăng 101,6%; điện tử, máy tính và linh
kiện đạt 7,9 tỷ USD, tăng 67,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,5 tỷ USD, tăng
29,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4,4 tỷ USD, tăng 31%; cà phê đạt 3,6 tỷ USD,
tăng 37,1%.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng khá là: dầu thô đạt 9,5 tỷ USD, tăng
15%; giày dép đạt 7,0 tỷ USD, tăng 11%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,6 tỷ USD, tăng 18,3%;
sản phẩm chất dẻo đạt 1,6 tỷ USD, tăng 18%; túi xách, ví, va-li, mũ, ô, dù đạt 1,6 tỷ USD,
tăng 17,9%. Rau quả tăng 26%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 38%. Thủy sản đạt 6,1 tỷ
USD, tăng 2%. Chè tăng 14%. Lượng gạo xuất khẩu đạt 7,7 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,7
tỷ USD; than đá đạt 1,1 tỷ USD, giảm 27,2% về kim ngạch và giảm 16,1% về lượng.
Điểm đáng quan tâm trong xuất khẩu năm 2012 là số mặt hàng xuất khẩu đạt trên 5
tỷ USD đã lên tới 7 mặt hàng, tăng 4 mặt hàng so với năm 2011, trong đó có 2 mặt hàng
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 7



MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
đạt trên 10 tỷ USD, tăng gấp 2 lần năm 2011 là dệt may (gần 15 tỷ USD) và điện thoại và
linh kiện (12,7 tỷ USD).
Các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, cao su đã xuất
khẩu với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng được cải thiện, hấp dẫn cả ở thị trường cao
cấp, duy trì được vị thế cao trên thương trường quốc tế. Năm 2012 xuất khẩu trên 8 triệu
tấn gạo, đứng thứ 2 thế giới sau Ấn Độ (khoảng 9,7 triệu tấn). Cà phê đã vượt qua Bra-xin,
Cô-lôm-bi-a để giành ngôi đầu. Hạt tiêu vẫn giữ ngôi “quán quân” thế giới, chiếm khoảng
40% - 50% lượng hồ tiêu giao dịch toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản xuất cao
su thiên nhiên và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su. Cao su nguyên liệu và các sản phẩm từ
cao su như lốp xe hơi, xe tải, các thiết bị y tế, chỉ cao su, ống cao su, dây cao su, găng tay
đã được xuất sang nhiều quốc gia, như: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức,... trong
đó sang thị trường Trung Quốc chiếm 62%.
 Về thị trường xuất khẩu:
Trong năm 2012, EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim
ngạch ước tính đạt 20 tỷ USD, tăng 21,3% so với năm 2011. Tiếp đến là thị trường Mỹ đạt
19 tỷ USD, tăng 17%; ASEAN đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28%; Nhật Bản đạt 13,9 tỷ USD,
tăng 23,3%; Trung Quốc đạt 14,2 tỷ USD, tăng 11,1%; Hàn Quốc đạt 7 tỷ USD, tăng
16,3%.
 Về kim ngạch hàng hóa nhập khẩu:
Năm 2012 ước đạt 116 tỷ USD, tăng 8,7 % so với năm 2011. Khu vực kinh tế
trong nước đạt 53 tỷ USD, giảm 7,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 63 tỷ USD,
tăng 24,3%.
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có kim ngạch tăng so với năm trước là: máy
móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 16,6 tỷ USD, tăng 3,4%; điện tử, máy tính và linh kiện
đạt 13,1 tỷ USD, tăng 74,4%; vải đạt 7,0 tỷ USD, tăng 3,7%; điện thoại các loại và linh
kiện đạt 4,9 tỷ USD, tăng 82,4%; chất dẻo đạt 4,7 tỷ USD, tăng 0,6%; nguyên phụ liệu dệt,
may giày, dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 5,5%; hóa chất đạt 2,9 tỷ USD, tăng 3,8%; thức ăn gia
súc và nguyên phụ liệu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 9,2%; sản phẩm hóa chất đạt 2,6 tỷ USD,

tăng 3,1%; sản phẩm chất dẻo đạt 2,2 tỷ USD, tăng 23,2%; tân dược đạt 1,8 tỷ USD, tăng
20,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,6 tỷ USD, tăng 22,5%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là: xăng
dầu (giảm 9,3%), sắt thép (giảm 6,2%), kim loại thường (giảm 3,3%), ô tô (giảm 34,3%),
trong đó ơ tơ ngun chiếc giảm 43,9%; phân bón (giảm 8,6%); sợi dệt (giảm 10,6%),
bông (giảm 17,5%).
 Về thị trường nhập khẩu:

GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 8


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước tính đạt 29,2
tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2011. Tiếp đó là thị trường các nước ASEAN, đạt 22,3 tỷ
USD, giảm 0,5%; Hàn Quốc đạt 16,2 tỷ USD, tăng 18,4%; Nhật Bản đạt 13,7 tỷ USD,
tăng 13,8%; EU đạt 10 tỷ USD, tăng 14,6%; Mỹ đạt 6,3 tỷ USD, tăng 5,6%.
Tóm lại, trong bối cảnh kinh tế khó khăn từ cuối năm trước đeo bám dai dẳng đến
nay, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội phải điều chỉnh, thì kết quả xuất nhập khẩu của năm
2012 như vậy là rất ấn tượng.

GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 9


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT

HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM (2007-2012) VÀ
CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU.
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may
2.1.1. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam ( 2007-2012)
Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa
qua. Xuất khẩu hàng dệt may cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng.
Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã tăng liên tục và chiếm tỷ trọng cao trong kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Và cụ thể là từ năm 2007 đến năm 2012 như sau:
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (2007-2010)
Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Kim ngạch xuất
khẩu ( tỷ USD)

7.8

9.12


9.07

11.2

13.8

14.9

( Nguồn: Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan )
Năm 2007
 Kim ngạch xuất khẩu
Năm 2007, dệt may vươn lên vị trí dẫn đầu trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu
với kim ngạch đạt khoảng 7,8 tỉ USD (tăng 31% so với năm 2006), vượt qua cả dầu thơ.
Tính đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 6,38 tỉ USD, tăng 30% so
với cùng kỳ năm 2006. Trong hai tháng cịn lại, dệt may khơng những hồn thành kế
hoạch đã đề ra là 7,5 tỉ USD mà còn vượt lên đến 7,8 tỉ USD.. Con số trên đã được Bộ
Công thương đưa ra tại Hội nghị bàn về thực hiện kế hoạch sản xuất xuất khẩu hàng dệt
may năm 2008 ngày 29.11.2007
 Thị trường tiêu thụ
Năm 2007 tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam tăng tương ứng, từ mức xấp xỉ 34,6% vào năm 2002 lên gần 50,7%
vào năm 2007. Các thị trường chủ yếu khác của hàng dệt may Việt Nam là EU và Nhật
Bản. Thị trường EU có mức tăng khá ổn định, từ mức 225 triệu USD vào năm 1996 lên
1,5 tỷ USD vào năm 2007. Trong khi đó, xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản có diễn
biến phức tạp hơn, mặc dù vẫn thể hiện xu hướng tăng giá trị xuất khẩu năm 2000 là 620
triệu USD, giảm xuống còn 514 triệu USD vào năm 2003 và tăng liên tục lên 800 triệu
USD vào năm 2007. Chỉ riêng ba thị trường này đã chiếm hơn 81% giá trị xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam, mặc dù đã giảm so với mức đỉnh điểm gần 85,9% vào năm 2004.
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU


TRANG 10


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Năm 2008
 Kim ngạch xuất khẩu
Trong tháng 12/2008 cả nước xuất khẩu là 848 triệu USD, tăng 22,7% so với tháng
11. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 đạt 9,12 tỷ USD, tăng 17,7 % so
với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 96% kế hoach năm.
 Thị trường tiêu thụ
Thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa
Kỳ với hơn 5,1 tỷ USD, chiếm gần 56% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả
nước, tiếp theo là Nhật Bản: 820 triệu USD, Đức: 395 triệu USD, Đài Loan 293 triệu
USD,...
Năm 2009
 Kim ngạch xuất khẩu:
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 12/2009
đạt 881,13 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả năm 2009 lên gần
9,07 tỷ USD (giảm nhẹ 0,6% so năm 2008).
 Thị trường tiêu thụ:
- Thị trường Hoa Kỳ, Nhật bản vẫn là thị trường chủ đạo cho xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam. Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu tháng 12 là 490,4 triệu
USD, cả năm đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 55,1% tổng kim ngạch; đứng thứ 2 là kim ngạch
xuất khẩu sang Nhật Bản tháng 12 đạt gần 96 triệu USD, tính chung cả năm đạt 954,1
triệu USD, chiếm 10,52%.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường trong năm 2009 hầu hết
đều giảm hoặc chỉ tăng nhẹ so với năm 2008, chỉ có mơt số thị trường có mức tăng đáng
kể như: Hàn Quốc tăng 74,03%, đạt 242,5 triệu USD; Singapore tăng 63,73%, đạt 45,5
triệu USD; Philippines tăng 52,11%, đạt 17,34 triệu USD; Ấn Độ tăng 49,43%, đạt 14,1
triệu USD.

- Dẫn đầu về mức sụt giảm kimngạch so với năm 2008 đó là kim ngạch xuất sang
Ucraina giảm 65,07%, chỉ đạt 12,4 triệu USD; Xếp thứ 2 về mức độ sụt giảm là kim ngạch
xuất sang Nga giảm 41,15%, đạt 56 triệu USD; tiếp theo là kimngạch xuất sang Hungary
giảm 40,89%, đạt 11,9 triệu USD.
- Năm 2009 Việt Nam mất 8 thị trường xuất khẩu hàng dệt may, nhưng mở rộng
thêm được 4 thị trường mới đó là: Mêhicô, Cuba, Ai cập, Panama.
Năm 2010
 Kim ngạch xuất khẩu

GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 11


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Năm 2010, ngành Dệt May Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khả quan: Kim
ngạch xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009.
 Thị trường tiêu thụ:
Thị trường Mỹ đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 22%; EU đạt 1,8 tỷ USD, tăng 14%; Nhật
Bản 1,2 tỷ USD, tăng 20%.
Năm 2011
 Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch dệt may năm 2011 đạt 13,8 tỉ USD, tăng 23% so với năm 2010 và tiếp
tục là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
 Thị trường tiêu thụ:
Ba thị trường dẫn đầu về tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Hàn Quốc. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 6.87 tỷ USD, tăng 12.32% so với
năm 2010. Xuất khẩu sang EU đạt 2.51 tỷ USD, tăng 33.06 % so với năm 2010. Xuất sang
Nhật Bản đạt 1.68 tỷ USD, tăng 45.9 % so với năm 2010.
Năm 2012

 Kim ngạch xuất khẩu
Năm 2012 dệt may đạt 14.9 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2011 và là ngành có kim
ngạch cao nhất.
 Thị trường tiêu thụ:
Dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 7.4 tỷ USD, tăng 8.44% so với năm
2011. Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 1.96 tỷ USD, tăng 16.83 % so với năm
2011. Xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 1.08 tỷ USD, tăng 20.94% so với cùng kỳ.
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam (2007-2012)

GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 12


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Qua biểu đồ trên ta thấy, từ năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 7.8 tỷ USD. Đến
năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 7.8 tỷ USD, tăng 17 % so với năm 2007. Năm 2009
kim ngạch xuất khẩu đạt 9.07 % giảm nhẹ 0.6 % so với năm 2008 do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nên kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nói chung
giảm trong đó có hàng dệt may. Do kinh tế đang dần hồi phục nên năm 2010 kim ngạch
xuất khẩu đạt 11.2 tỷ USD, tăng mạnh 23.2 % so với năm 2009. Đến năm 2011 kim ngạch
xuất khẩu tiếp tục tăng 23.2 % so với năm 2010. Và năm 2012 kim ngạch xuất khẩu tiếp
tục tăng mạnh đạt 14.9 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011.
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu dệt may
2.1.2.1. Thuận lợi:
- Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công
trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất
khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành
dệt may phát triển nhất thế giới.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được gia tăng qua

các năm. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ dừng ở 7.8 tỷ USD; thì
sang năm 2008 đạt 9.12 tỷ USD và cho đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may
Việt Nam đạt là 14.9 tỷ USD. Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%.
- Xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan đang hồi phục. Hoạt động mở rộng thị
trường sang khu vực Châu Phi và các nước Châu á khác cũng khá tốt. Kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may sang các thị trường này đều có mức tăng trưởng cao.
- Gia nhập WTO tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị
trường thế giới nói chung và thị trường dệt may nói riêng.
2.1.2.2 . Khó khăn
- Hàng rào bảo hộ dệt may trong nước khơng cịn. Nếu như hiện nay, thuế nhập
khẩu hàng may mặc vào Việt Nam là 50%, thuế nhập khẩu vải là 40%, thuế nhập khẩu sợi
là 20% thì khi vào WTO, Việt Nam sẽ phải thực hiện đúng cam kết theo Hiệp định Dệt
may (với mức giảm thuế lớn, ví dụ thuế suất đối với vải giảm từ 40% xuống 12%, quần áo
may sẵn giảm từ 50% xuống 20% và sợi giảm từ 2% xuống 5%). Do vậy vải Trung Quốc
sẽ tràn vào nước ta vì lúc nước sẽ phải cạnh tranh với vải Trung Quốc nhập khẩu.
-Nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở các thị trường xuất khẩu
lớn hơn.
-Nguồn lao động chắc chắn sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong
việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn.
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 13


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
-Sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào lĩnh vực này, do vậy, sức ép cạnh
tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên. Mặc dù, một số ưu đãi đầu tư nhằm
khuyến khích xuất khẩu dù vẫn được duy trì nhưng sẽ phải chấm dứt trước ngày 11/1/2012
(chỉ áp dụng đối với các ưu đãi đầu tư đã dành cho các dự án đã được cấp phép và đi vào

hoạt động trước ngày 11/1/2007).
-Với cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp khơng được phép, ngành dệt may khơng
cịn được hưởng một số loại hỗ trợ như trước đây như các hình thức hỗ trợ XK và thưởng
XK từ Quỹ hỗ trợ XK; các biện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều kiện
XK; các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển...
-Hầu hết nguyên vật liệu (vải, phụ liệu…) vẫn phải nhập khẩu là chính. Điều này
cho thấy tỷ lệ nội địa hoá trong ngành dệt may cịn rất thấp, phần gia cơng cịn cao
(khoảng 65%).
-Khâu thiết kế, tạo mốt, tạo dáng sản phẩm của Việt Nam còn rất yếu, chưa chủ
động nắm bắt nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng.
-Vấn đề về thương hiệu. Việt Nam xuất khẩu năm 2007 là 7,8 tỷ USD, nhưng
thương hiệu chính của Việt Nam là chưa đáng kể, những doanh nghiệp mạnh như Thành
Công, Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Thái Tuấn… mặc dù đích thân sản xuất nhưng thương
hiệu lại là nước ngồi. Việt Nam chưa có đủ điều kiện cạnh tranh vì thương hiệu chiếm vị
trí rất quan trọng. Cũng sản phẩm như vậy, thời gian sản xuất như vậy nhưng với thương
hiệu nổi tiếng, uy tín, giá cả có thể gấp 3 lần so cùng sản phẩm kém về thương hiệu nhưng
vẫn có khả năng cạnh tranh cao. Điểm này Việt Nam cịn yếu.
-Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào, có kỷ luật, có tay nghề nhưng cán bộ quản
lý, cán bộ kỹ thuật còn thiếu, những giám đốc giỏi, doanh nhân giỏi trong ngành dệt may
rất thiếu. Đây là điểm khó khăn cũng như bất lợi của dệt may Việt Nam, bởi chính con
người sẽ tạo nên giá trị và mong muốn trong việc phát triển ngành dệt may.
-Về khả năng cạnh tranh. Chính vì Việt Nam khơng có ngun liệu tại chỗ, khơng
có thương hiệu…nên khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam bất lợi so với các cường
quốc xuất khẩu hàng dệt may khác. Với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh bằng
những sản phẩm cao cấp hoặc từ trung bình trở lên.
2.1.3.

Đề xuất giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của Việt Nam

- Mục tiêu này Việt Nam phải cố gắng thực hiện được, các mặt yếu về nguyên phụ

liệu cần được khắc phục. Hiện Bộ Cơng Thương đang chỉ đạo Tập đồn Dệt may xây
dựng đề án sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ xuất khẩu đến năm 2015, xây dựng đề án phát
triển vùng bông chuyên canh để nâng cao sự tự túc bông, tránh biến động về nguyên liệu
trên thị trường thế giới. Xây dựng nhà máy sơ tổng hợp.
- Mặt khác, cần phải phát triển việc tạo mốt. Tăng cường việc tổ chức các tuần lễ
thời trang, cuộc thị người thiết kế hàng năm của Hiệp hội dệt may, Viện Mốt nhằm tìm ra
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 14


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
các nhà thiết kế mới, trẻ, triển vọng…phục vụ cho sản xuất. Cần đăng ký và xây dựng
thương hiệu ở các cấp độ quốc gia, doanh nghiệp, tạo nên những thương hiệu sản phẩm
nổi tiếng… phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.
- Chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực nhất là trong việc thiết kế. Xây dựng
lực lượng sản xuất phát triển, các nhà máy mới sẽ phải làm gì để có vải? những vải cho
năm 2015 là những vải gì?...phải có những bước đi trước đón đầu phù hợp với nhu cầu
mới của thị trường…để được như vậy Việt Nam phải tiếp thu những cái mới của nước
ngồi. Có như vây, khơng những Việt Nam hồn thành mục tiêu nêu trên mà cịn trở thành
1 trong 5 nhà xuất khẩu lớn nhất của thế giới vào giai đoạn 2015 – 2020.
2.2. Tình hình xuất khẩu giày dép
2.2.1.

Kim ngạch và thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam (2007-2012)

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam từ năm 2007-2012
Năm
Kim ngạch xuất
khẩu ( tỷ USD)


2007

2008

2009

3.96

4.7

4

2010
5.1

2011
6.55

2012
6.9

( Nguồn: Theo thống kê của Tổng cục hải quan )
Năm 2007
 Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình
hàng năm 16%, đạt mức 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí.
 Thị trường tiêu thụ
- Đức là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam tại EU với kim ngạch
xuất khẩu năm 2007 đạt 229,5 triệu euro. Với kim ngạch nhập khẩu và sản lượng tiêu

dùng giày dép lớn nhất trong EU, Đức đang là thị trường đầy tiềm năng để các nhà xuất
khẩu giày dép của các nước đang phát triển hướng tới. Số lượng giày dép nhập khẩu của
Đức năm 2007 đạt khoảng 431 triệu đơi, tương đương 4,4 tỉ euro.
- Tính chung 6 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị
trường Hàn Quốc đạt 2,97 triệu đôi với trị giá 24,7 triệu USD, tăng 65,2% về lượng và
tăng 46% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006, bằng 79,4% tổng kim ngạch xuất khẩu giày
dép sang Hàn Quốc cả năm 2006.
Năm 2008
 Kim ngạch xuất khẩu

GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 15


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại năm 2008 đạt 4,7 tỉ USD tăng 19,4% so với
năm trước và hoàn thành vượt 6% mức kế hoạch năm.
 Thị trường tiêu thụ
Hai đối tác lớn nhất nhập khẩu giày dép của Việt Nam trong 12 tháng năm 2008
vẫn là EU và Hoa Kỳ với trị giá và tốc độ tăng tương ứng là 2,51 tỷ USD, tăng 14,8% và
1,08 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ 2007.
Năm 2009
 Kim ngạch xuất khẩu
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam trong
tháng 12/2009 đạt 270,8 triệu USD, giảm 21,1% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch
xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2009 đạt hơn 4 tỉ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ
năm ngoái và giảm gần 1 tỉ USD so với kế hoạch đề ra.
 Thị trường tiêu thụ
-Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam

trong năm 2009 đạt hơn 1 tỉ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 25,5%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam; thứ hai là Anh với kim ngạch
444,5 triệu USD, giảm 20,5%, chiếm 10,9%; tiếp theo đó là Đức với kim ngạch đạt 308,7
triệu USD, giảm 21,3%, chiếm 7,6%; sau cùng là Hà Lan với kim ngạch 283 triệu USD,
giảm 27%, chiếm 7%.
- Phần lớn xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào các thị trường trọng điểm có kim
ngạch giảm mạnh trong năm 2009 như: Hà Lan, Đức, Anh và Bỉ…Bên cạnh đó là một số
thị trường có tốc độ suy giảm mạnh như: Bồ Đào Nha đạt 1,5 triệu USD, giảm 78,5%; Bỉ
đạt 202,6 triệu USD, giảm 31,4%; Ba Lan đạt 5,2 triệu USD, giảm 28,8%; Thuỵ Điển đạt
45 triệu USD, giảm 28,5%...
- Một số thị trường xuất khẩu giày dép trong năm 2009 có tốc độ tăng nhẹ là: Ấn
Độ đạt 6 triệu USD, tăng 11,5%; Nam Phi đạt 35,9 triệu USD, tăng 8,3%; Tây Ban Nha
đạt 214 triệu USD, tăng 5,2%...
Năm 2010
 Kim ngạch xuất khẩu
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam tháng
12/2010 đạt 562,9 triệu USD, tăng 11,6% so với tháng trước và tăng 19,4% so với cùng
tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam năm
2010 đạt 5,1 tỉ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 7% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hoá của cả nước năm 2010.

GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 16


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
 Thị trường tiêu thụ
- Hoa Kỳ dẫn đầu thị trường về kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt
Nam năm 2010 đạt 1,4 tỉ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ, chiếm 27,5% trong tổng kim

ngạch; đứng thứ hai là Anh đạt 495,7 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ, chiếm 9,7%
trong tổng kim ngạch.
- Trong năm 2010, một số thị trường xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam có
tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Braxin đạt 126,2 triệu USD, tăng 177% so với
cùng kỳ, chiếm 2,5% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Ấn Độ đạt 12,7 triệu USD,
tăng 105,7% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; Nga đạt 48 triệu USD,
tăng 63,5% so với cùng kỳ, chiếm 0,9% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Trung Quốc đạt
155 triệu USD, tăng 58,1% so với cùng kỳ, chiếm 3% trong tổng kim ngạch.
- Ngược lại, một số thị trường xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam năm 2010
có độ suy giảm: Cu Ba đạt 2 triệu USD, giảm 60% so với cùng kỳ, chiếm 0,04% trong
tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Thuỵ Điển đạt 35,9 triệu USD, giảm 20,8% so với cùng
kỳ, chiếm 0,7% trong tổng kim ngạch; Bồ Đào Nha đạt 1,3 triệu USD, giảm 15,6% so với
cùng kỳ, chiếm 0,03% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Ba Lan đạt 4,7 triệu USD, giảm
10% so với cùng kỳ, chiếm 0,09% trong tổng kim ngạch.
Năm 2011
 Kim ngạch xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam trong năm 2011 đạt 6,55 tỷ
USD, tăng 27,9% so với năm 2010. Trong đó, trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt
4,98 tỷ USD, chiếm 76% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng giày dép cả nước.
 Thị trường tiêu thụ
Những đối tác chính nhập khẩu giày dép của Việt Nam trong năm 2011 chủ yếu là:
EU: 2,61 tỷ USD, tăng 15,7%; Hoa Kỳ: 1,91 tỷ USD, tăng 35,5%; Trung Quốc: 253 triệu
USD, tăng 63%; Nhật Bản: 249 triệu USD, tăng 44,7%;…
Năm 2012
 Kim ngạch xuất khẩu
Tính đến hết tháng 12/2012, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 6.9 tỷ USD, tăng 5.3% so
với năm 2011.
 Thị trường tiêu thụ
Tính đến hết tháng 8-2012, xuất khẩu nhóm hàng giày dép sang thị trường EU đạt
1,74 tỷ USD, tăng 3% và chiếm 36,5% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,45 tỷ USD, tăng 17,9%; sang Nhật
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 17


MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Bản đạt 223 triệu USD, tăng 31%; sang Trung Quốc đạt 208 triệu USD, tăng 39,1%;... so
với cùng kỳ năm 2011.
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam (2007-2012)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 thì kim
ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam có nhiều biến động. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu
đạt 3.96 tỷ USD. Đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 4.7 tỷ USD tăng 19.4 % so
với cùng kỳ năm 2007. Nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008
nên kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nói chung và hàng giày dép nói riêng giảm, cụ
thể kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ đạt 4 tỷ USD giảm 14.7% so với cùng kỳ năm
2008.
Đến năm 2010 thì tình hình kinh tế thế giới dần đi vào ổn định nên kim ngạch xuất
khẩu năm 2010 đạt 5.1 tỷ USD tăng 26% so với cùng kì năm 2009. Vì các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và doanh nghiệp giày dép nói riêng ln tìm kiếm thị trường xuất
khẩu mới nên kim ngạch xuất khẩu tăng điều qua các năm, cụ thể năm 2011 đạt 6.55 tỷ
USD tăng 27.9 % so với năm 2010. Đến năm 2012 lại tiếp tục đạt 6.9 % tăng 5.3% so với
năm 2011.
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu giày dép của Việt Nam
2.2.2.1. Thuận lợi
-Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành da giày,
việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị
trường. Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu
hàng hố thơng suốt, ít cản trở, xố bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo

điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực.
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

TRANG 18


×