Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

" Gợi ý" giúp cải thiện kĩ năng nói chuyện với đối tác nước ngoài docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.01 KB, 7 trang )




" Gợi ý" giúp cải thiện kĩ năng nói
chuyện với đối tác nước ngoài


Nhiều người lo nói chuyện trực tiếp với người bản xứ còn khó khăn thì làm sao họ
có thể nói chuyện điện thoại với đối tác nước ngoài. Hy vọng bài viết nhỏ dưới đây
sẽ gợi ý cho các bạn giải pháp hữu hiệu giúp khắc phục vấn đề này.

I. Nói chậm rãi và rõ ràng
Nói chuyện qua điện thoại vốn đã khó khăn hơn nói chuyện trực tiếp vì bạn không
thể nhìn thấy người bạn đang nói chuyện cũng như những cử chỉ biểu hiện thái độ
của người đó. Nói cách khác, bạn sẽ chỉ có thể tiếp nhận thông tin qua một giác
quan duy nhất là thính giác; các giác quan khác không thể hỗ trợ bạn trong việc
tiếp nhận hay truyền đạt thông tin. Như vậy, khi nói chuyện điện thoại bằng ngôn
ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ bạn sẽ phải đối mặt với “thử thách nhân đôi”.

Tuy nhiên, việc hiểu những điều bạn nói có lẽ còn khó khăn hơn đối với người ở
đầu dây bên kia nếu tiếng Anh của bạn chưa đủ rõ ràng, dễ hiểu. Ở các lớp ngoại
ngữ, bạn có thể không nhận ra mình phát âm chưa đủ rõ ràng bởi thầy cô và các
bạn cùng lớp biết và hiểu rõ cách nói chuyện của bạn.

Hãy chú ý đặc biệt đến cách phát âm những âm cuối của từ (như "r's" và "l's" hay
"b's" và "v's") khi bạn nói chuyện điện thoại. Nếu bạn có tâm lý lo lắng, căng thẳng
khi nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh thì bạn sẽ nói rất nhanh. Do vậy, bạn hãy
luyện tập trước hoặc viết ra dàn ý vắn tắt những điều bạn định nói và hít một hơi
thật sâu trước khi bạn gọi điện thoại cho ai đó mà phải dùng tiếng Anh.

II. Đảm bảo rằng bạn hiểu người ở bên kia đầu dây


Đừng giả bộ là bạn hiểu mọi điều bạn nghe được qua điện thoại. Ngay cả người
bản xứ cũng có lúc phải đề nghị người ở bên kia đầu dây nhắc lại hay xác nhận lại
thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang ghi lại lời nhắn cho một
người khác. Hãy học những cụm từ mà người bản xứ hay dùng khi họ không nghe
rõ điều gì đó và muốn hỏi lại để xác nhận thông tin.

Đừng e ngại việc yêu cầu người đang nói chuyện với bạn nói chậm lại hay nhắc lại
điều vừa nói. Và hãy chọn chỗ đặt điện thoại cách xa những nơi có nhiều tiếng ồn
có thể làm bạn mất tập trung như những nơi gần đài hay ti-vi.

III. Luyện tập với một người bạn
Tìm một người bạn biết ngoại ngữ cùng luyện tập nói chuyện tiếng Anh qua điện
thoại với bạn. Bạn có thể chọn một tối nào đó trong tuần và thay phiên gọi điện
cho nhau vào một giờ nào đó thuận tiện cho cả hai người. Cố gắng nói chuyện
bằng tiếng Anh ít nhất 15 phút mỗi lần.

Chủ đề nói chuyện có thể là các vấn đề xã hội hoặc các chủ đề thường gặp khi nói
chuyện với đối tác kinh doanh. Nếu bạn không thể nói chuyện qua điện thoại thì
cũng đừng quá nản lòng. Bạn có thể luyện tập bằng cách đặt hai chiếc ghế tựa lưng
vào nhau. Điều quan trọng nhất khi luyện tập nói chuyện bằng tiếng Anh qua điện
thoại là bạn không nhìn thấy miệng của người kia. Bởi nếu nhìn thấy miệng của
người kia bạn có thể dựa vào những cử động môi để đoán những từ họ nói - điều
không thể có khi bạn nói chuyện điện thoại.


IV. Gọi điện thoại nghe các đoạn băng ghi âm
Có nhiều cách để bạn có thể luyện tập nói chuyện bằng tiếng Anh miễn phí. Sau
khi đã hết giờ làm việc, bạn có thể gọi điện đến các công ty nước ngoài và nghe
những đoạn băng ghi âm thông báo bằng tiếng Anh. Khi nghe thấy lần đầu, hãy
viết lại những gì bạn nghe thấy và sau đó gọi lại để kiểm tra xem những ghi chép

của mình có chính xác hay không.

Khi việc nói chuyện qua điện thoại đã trở thành một việc hết sức bình thường trong
công việc hàng ngày của bạn thì bạn sẽ không còn cảm thấy quá áp lực khi phải nói
chuyện điện thoại dù là bằng tiếng Việt hay tiếng Anh.

V. Học các quy tắc xã giao khi nói chuyện điện thoại
Cách bạn nói chuyện điện thoại với bạn thân thì khác xa cách bạn nói chuyện với
khách hàng, đối tác kinh doanh, đồng nghiệp hay cấp trên. Nhiều người học tiếng
Anh phạm sai lầm là quá thẳng thắn khi nói chuyện điện thoại. Nếu bạn không sử
dụng những cách xưng hô hay ngôn ngữ trang trọng trong các trường hợp cần thiết
thì việc người ở đầu dây bên kia nghĩ rằng bạn là người khiếm nhã là hoàn toàn có
thể. Đôi lúc, chỉ cần một từ đơn giản như “could” hay “may” là đủ để yêu cầu của
bạn thêm phần lịch sự.

Bạn nên sử dụng những động từ khuyết thiếu mà bạn hay dùng để đề nghị khi nói
chuyện trực tiếp. Dành thời gian để học cách trả lời điện thoại và nói lời tạm biệt
một cách lịch sự cũng như các cách khác nhau mà một người có thể bắt đầu và kết
thúc một cuộc đối thoại thông thường.

VI. Luyện tập nói ngày tháng và số đếm
Ngày tháng và các con số là một phần không thể thiếu trong các cuộc điện thoại vì
mục đích công việc. Vì vậy, bạn nên luyện tập nói ngày tháng hay số đếm. Cùng
với một người bạn, bạn có thể viết một danh sách ngày tháng và con số, sau đó lần
lượt đọc chúng qua điện thoại cho nhau khi người kia chưa hề nhìn thấy hay biết gì
về chúng. Ghi âm lại những gì bạn nghe thấy. Sau đó đổi danh sách cho nhau và
kiểm tra những gì bạn nghe thấy và ghi được có chính xác hay không.

Có thể bạn thấy những gợi ý trên đấy rất dễ áp dụng nhưng bí quyết thành công
còn nằm ở chỗ bạn có đủ kiên trì luyện tập cho tới khi thành thạo hay không. Chúc

bạn thành công!

×