Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo chuyên ngành cảnh sát khu vực tại trường cao đẳng cảnh sát nhân dân 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

LÊ HOÀNG ĐỨC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH CẢNH SÁT KHU VỰC
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2014

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

LÊ HOÀNG ĐỨC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH CẢNH SÁT KHU VỰC
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN 2

Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN ĐỨC CHÍNH



TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2014

z


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận đươc rất nhiều sự
giúp đỡ từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Với tất cả sự kính trọng của mình, cho
phép tơi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo NGND.GS.TS Nguyễn Đức
Chính là người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi cũng vô cùng cảm ơn quý thầy, cô trong Viện Đảm bảo chất
lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt khóa học cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình và những ý kiến đóng góp
đáng q của các thầy, cô trong thời gian tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp ở trường
Cao đẳng cảnh sát nhân dân 2, bạn bè thân thiết và đặc biệt là gia đình tơi, những
người đã ln động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập.
Do thời gian có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận
văn này không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Kính mong thầy cơ và các
bạn học viên đóng góp, bổ sung ý kiến để tơi trưởng thành hơn trong nghiên cứu
sau này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

z


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Nghiên cứu xây dựng chuẩn đầu ra
chương trình đào tạo chuyên ngành cảnh sát khu vưc tại trường Cao đẳng Cảnh sát
nhân dân 2” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tơi và chưa được
cơng bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của người khác. Trong q
trình thực hiện luận văn, tơi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên
cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của
riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được
trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.
TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Hoàng Đức

z


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ........... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN ĐẦU RA................................. 6
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về CĐR..................................... 6
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài về CĐR .................................. 6
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước về chuẩn đầu ra ..................... 11
1.2. Một số khái niệm, quan niệm có liên quan đến CĐR ......................... 16
1.2.1. CĐR ............................................................................................ 16
1.2.2. Chuyên ngành CSKV................................................................... 19
1.3. Lý thuyết Bloom................................................................................ 20
1.3.1. Các mục tiêu nhận thức ............................................................... 20
1.3.2. Các mục tiêu về kỹ năng ............................................................. 22
1.3.3. Các mục tiêu về thái độ, tình cảm ............................................... 22
1.4. CĐR và vai trị của CĐR trong q trình đào tạo ............................... 23
1.4.1. Cấu trúc CĐR ............................................................................. 23
1.4.2. Vai trò CĐR và các thành tố của CTĐT ...................................... 24
1.4.3. Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra ................................................ 28

z


Tiểu kết chương 1..................................................................................... 31
Chương 2 XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN NGÀNH CẢNH
SÁT KHU VỰC. ......................................................................................... 32
2.1. Tổng quan về Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ........................ 32
2.2. Đội ngũ CSKV trong bối cảnh mới .................................................... 33
2.3. Bối cảnh ............................................................................................ 35
2.3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước................................................... 35
2.3.2. Thời cơ và thách thức ................................................................. 35

2.4. Thành phần, cấu trúc CĐR chuyên ngành CSKV .............................. 37
2.5. Đề xuất nội dung CĐR chuyên ngành CSKV .................................... 38
2.5.1. Giới thiệu chương trình ............................................................... 38
2.5.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo chuyên ngành CSKV. .......... 41
2.6. Mức độ tương quan của mục tiêu CTĐT và CĐR chuyên ngành
CSKV bậc CĐ. ........................................................................................ 47
2.7. Xây dựng chỉ số, câu hỏi cụ thể từ nội dung CĐR đã đề xuất ............ 49
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 59
Chương 3 ĐÁNH GIÁ THỬ NGHIỆM CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN
NGÀNH CẢNH SÁT KHU VỰC ............................................................. 60
3.1. Xây dựng bộ công cụ đo lường chất lượng SV tốt nghiệp chuyên ngành
CSKV hệ CĐ. ........................................................................................... 60
3.2. Chọn mẫu khảo sát ............................................................................ 62
3.3. Nhập và xử lý số liệu ......................................................................... 65
3.4. Phân tích đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của công cụ đo lường ....... 65
3.5. Hệ số tin cậy Crobach’s Alpha .......................................................... 70
3.5.1. Thang đo tự đánh giá của CBQL, giảng viên giảng dạy và giảng
viên thỉnh giảng của Khoa CS QLHC về TTXH về bộ CĐR chuyên
ngành CSKV bậc CĐ............................................................................ 70

z


3.5.2. Thang đo đánh giá của cán bộ ĐVTD, đồng nghiệp về bộ CĐR
chuyên ngành CSKV bậc CĐ. .............................................................. 77
3.6. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................... 83
3.6.1. Thang đo đánh giá của CBQL, giảng viên giảng dạy và giảng viên
thỉnh giảng của Khoa cảnh sát QLHC về TTXH về bộ CĐR chuyên
ngành CSKV bậc CĐ............................................................................ 83
3.6.2. Thang đo đánh giá cán bộ ĐVTD, đồng nghiệp là CSKV Công an

các đơn vị địa phương về bộ CĐR đề xuất. ........................................... 84
3.7. Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 84
3.7.1 Đánh giá chất lượng về mặt kiến thức so với bộ CĐR đề xuất ..... 85
3.7.2 Đánh giá chất lượng về mặt kỹ năng so với bộ CĐR đề xuất ....... 88
3.7.3 Đánh giá chất lượng về mặt phẩm chất đạo đức và thể chất so với
bộ chuẩn đầu ra đề xuất ........................................................................ 92
3.7.4. Đánh giá về chất lượng quản lý của nhà trường .......................... 96
3.7.5. Đánh giá về quá trình giáo dục (chất lượng giảng dạy) của nhà
trường. .................................................................................................. 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 101
1. Kết luận .............................................................................................. 101
2. Khuyến nghị ...................................................................................... 102
2.1. Đối với bộ chuẩn ......................................................................... 102
2.2. Đối với CBBQL, giảng viên giảng dạy tại trường ........................ 103
2.3. Đối với đơn vị tuyển dụng ........................................................... 103
3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu ............................................................ 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 105
PHỤ LỤC.................................................................................................. 109

z


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết
tắt


1

Accreditation Board for Engineering and Technology (Hội đồng
kiểm định kỹ sư và công nghệ)

ABET

2

An ninh quốc gia

ANQG

3

Công an nhân dân

CAND

4

Cán bộ quản lý

CBQL

5

Cao đẳng

6


Conceive – Design – Implement – Operate

CDIO

7

Chuẩn đầu ra

CĐR

8

Cảnh sát khu vực

CSKV

9

Cảnh sát nhân dân

CSND



10 Chương trình đào tạo

CTĐT

11 Đảm bảo chất lượng


ĐBCL

12 Đại học

ĐH

13 Đơn vị tuyển dụng

ĐVTD

14 Quản lý hành chính

QLHC

15 Sinh viên

SV

16 Sinh viên tốt nghiệp

SVTN

17 Trật tự an toàn xã hội

TTATXH

18 Trật tự xã hội

TTXH


z


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Bảng 2.1.

Tên bảng

Trang

Mô tả thành phần cơ bản của bộ CĐR chuyên ngành
CSKV bậc CĐ.

37

Bảng 2.2.

Tương quan mục tiêu CTĐT và CĐR chuyên ngành CSKV

48

Bảng 2.3.

Mô tả các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo, nội dung câu hỏi
liên quan đến CĐR chuyên ngành CSKV.

50


Bảng 3.1.

Mô tả thang đo được sử dụng trong phiếu khảo sát

61

Bảng 3.2.

Mô tả tỷ lệ phân bố mẫu phiếu của cuộc điều tra ĐVTD

63

Bảng 3.3.

Tổng kết tổng số mẫu phản hồi trong quá trình khảo sát

65

Bảng 3.4.

Số liệu thống kê cơ bản các tiêu chí

66

Bảng 3.5.

Thống kê số lượng biến quan sát và hệ số Cronbach’s
Alpha của thang đo bộ CĐR chuyên ngành CSKV bậc CĐ
được đánh giá bởi CBQL và giảng viên giảng dạy tại Khoa

Cảnh sát QLHC về TTXH.

Bảng 3.6.

72

Mô tả hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo về bộ CĐR
chuyên ngành CSKV bậc CĐ do CBQL, giảng viên giảng
dạy đánh giá

Bảng 3.7.

72

Thống kê số lượng biến quan sát và hệ số Cronbach’s
Alpha của thang đo bộ CĐR chuyên ngành CSKV bậc CĐ
được đánh giá bởi cán bộ ĐVTD, đồng nghiệp ở Công an
các địa phương.

Bảng 3.8.

78

Mô tả hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo về bộ CĐR
chuyên ngành CSKV bậc CĐ do cán bộ ĐVTD, đồng nghiệp
là CSKV tại Công an các đơn vị địa phương đánh giá

Bảng 3.9.

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett với thang đo đánh giá

của CBQL, giảng viên giảng dạy và giảng viên thỉnh

z

79


giảng của Khoa cảnh sát QLHC về TTXH bộ CĐR
chuyên ngành CSKV.

83

Bảng 3.10. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett với thang đo đánh giá
của cán bộ ĐVTD, đồng nghiệp là CSKV Công an các đơn
vị địa phương về bộ CĐR chuyên ngành CSKV đã đề xuất.

84

Bảng 3.11. Mô tả đánh giá chất lượng SVTN về mặt kiến thức so
với CĐR

85

Bảng 3.12. Mô tả đánh giá chất lượng SVTN về mặt kỹ năng cứng so
với CĐR

88

Bảng 3.13. Mô tả đánh giá chất lượng SVTN về mặt kỹ năng mềm so
với CĐR


91

Bảng 3.14. Mô tả đánh giá chất lượng SVTN về mặt phẩm chất đạo
đức và thể chất so với CĐR

93

Bảng 3.15. Thống kê tự đánh giá về chất lượng quản lý của CBQL,
giảng viên giảng dạy

96

Bảng 3.16. Thống kê tự đánh giá về chất lượng quản lý của ĐVTD

97

Bảng 3.17. Thống kê tự đánh giá về chất lượng giảng dạy nhà trường
của cán bộ, giảng viên.
Bảng 3.18. Thống kê chất lượng giảng dạy (ĐVTD).
Bảng 3.19. Thống kê tổng hợp về chất lượng giảng dạy của giảng viên

z

98
99
100


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Mơ hình đánh giá nhằm ĐBCL của Gloria Rogers

Hình 1.2.

Chuẩn đầu ra CDIO (cấp độ 1) áp dụng cho ngành kỹ sư

10

Hình 1.3.

Khung chuẩn đầu ra khái quát CDIO

14

Hình 1.4.

Thang bậc nhận thức Bloom

21

Hình 1.5.


Quy trình xây dựng CĐR theo cấp độ của UCE Birmingham

28

Hình 3.1.

Đánh giá chất lượng quản lý nhà trường của CBQL,

96

Hình 3.2.

Đánh giá chất lượng quản lý nhà trường của cán bộ ĐVTD

97

Hình 3.3.

Đánh giá chất lượng giảng dạy của CBQL, giảng viên

98

Hình 3.4.

Đánh giá chất lượng giảng dạy của cán bộ ĐVTD

99

z


8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo đội ngũ cán bộ CSND nói chung và cán bộ CSND chuyên ngành CSKV
nói riêng “vững về pháp luật, giỏi về nghiệp vụ” là một trong những nhiệm vụ quan
trọng mà Đảng, Nhà nước, Xã hội quan tâm và đã giao trọng trách cho các Trường
Công an nhân dân chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng nhu
cầu trong lĩnh vực an ninh trật tự góp phần đảm bảo ANQG và giữ gìn TTATXH.
Triển khai chủ trương của Bộ Giáo dục&Đào tạo và của Bộ Công an về xây
dựng, công bố CĐR, các học viện, trường CAND đã quán triệt đến toàn thể cán bộ,
giáo viên nhà trường về tầm quan trọng của việc công bố CĐR đối với hoạt động
giáo dục và đào tạo; đồng thời tổ chức xây dựng CĐR theo đúng nội dung, quy trình
hướng dẫn. Để có cơ sở cho việc xây dựng CĐR các chuyên ngành đào tạo nói
chung và CĐR chuyên ngành CSKV nói riêng đào tạo bậc cao đẳng của trường CĐ
CSND 2 phục vụ cho việc rà soát mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, cập
nhật, điều chỉnh nội dung chương trình chi tiết học phần, giáo trình, tài liệu dạy học;
đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá; đảm bảo cơ sở
vật chất phục vụ q trình đào tạo nhằm mục đích đào tạo ra những cán bộ chiến sĩ
Cảnh sát nhân dân nói chung và cán bộ, chiến sĩ CSKV nói riêng có trình độ CĐ và
có đủ bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng u cầu cơng tác
góp phần đảm bảo ANQG và giữ gìn TTATXH.
Trường CĐ CSND 2 thành lập ngày 20/12/2012 theo Quyết định của Bộ
Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, là tiền thân Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 2
được sáp nhập trên cơ sở từ Trường Trung học Cảnh sát nhân dân 2 (cũ) và Trường
Trung học Cảnh sát nhân dân 4 vào tháng 03 năm 1994.
Cùng với sự phát triển của lực lượng CAND, Trường CĐ CSND 2 trong suốt
quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường ln tỏ rõ
lịng trung thành tuyệt đối với Đảng, với lợi ích giai cấp và dân tộc, trung thành với

Tổ quốc, đoàn kết gắn bó máu thịt với các thế hệ học viên, cùng vượt qua mọi khó
khăn, thử thách, lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần xây dựng nên truyền thống
1

z


rất đỗi tự hào của Nhà trường, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của lực lượng
CAND Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Vấn đề nghiên cứu về chất lượng SVTN hay chất lượng đầu ra hiện rất ít tổ
chức, cá nhân nghiên cứu, việc nghiên cứu về chất lượng SVTN chuyên ngành
CSKV hệ CĐ hiện chưa có nghiên cứu nào. Vì vậy, rất cần nghiên cứu một cách
khoa học từ góc độ của đo lường và đánh giá về lĩnh vực này.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của chất lượng giáo dục và đào tạo, để có
cơ sở cho việc xây dựng và cơng bố CĐR bậc học CĐ đào tạo cán bộ, chiến sĩ
CSND nói chung và cán bộ, chiến sĩ chuyên ngành CSKV nói riêng đang còn ngồi
trên ghế giảng đường CĐ, ĐH trước khi bước vào công tác thực tế đạt hiệu quả đáp
ứng mục tiêu giảng dạy và học tập, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng chuẩn
đầu ra chương trình đào tạo chuyên ngành Cảnh sát khu vực tại Trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân 2”.
Thông qua nghiên cứu thực tế tại Khoa nghiệp vụ Cảnh sát QLHC về
TTXH cụ thể là chuyên ngành CSKV của Trường CĐ CSND 2 để xây dựng
CĐR CTĐT chuyên ngành và đánh giá khảo nghiệm chất lượng SVTN của bộ
chuẩn đã đề xuất.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của nghiên cứu nhằm xây dựng CĐR chuyên ngành CSKV của Khoa
nghiệp vụ Cảnh sát QLHC về TTXH - Trường CĐ CSND 2. Thông qua CĐR đã đề
xuất, tác giả tiến hành đánh giá thử nghiệm chất lượng đào tạo chuyên ngành CSKV
của Trường so với CĐR qua ý kiến tự đánh giá của CBQL, giảng viên giảng dạy; cán

bộ ĐVTD. Với kết quả thu được, tác giả xem xét chất lượng SVTN chuyên ngành
CSKV đạt được các kết quả như thế nào về kiến thức, kỹ năng và thái độ? Những kết
quả đạt được so với CĐR như thế nào? Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải
pháp nhằm đảm bảo CĐR chuyên ngành CSKV và những biện pháp để đảm bảo chất
lượng SVTN của các khóa học đang học tại Trường nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo và đáp ứng nhu cầu công tác của công an các đơn vị, địa phương.

2

z


3. Đối tượng nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chuẩn đầu ra chuyên ngành CSKV tại Trường CĐ CSND 2.
3.2 Mẫu nghiên cứu
Khảo sát toàn bộ CBQL của Trường CĐ CSND 2 và giảng viên giảng dạy,
giảng viên thỉnh giảng của Khoa nghiệp vụ Cảnh sát QLHC về TTXH .
Khảo sát phiếu hỏi dành cho cán bộ ĐVTD, nhân viên là đồng nghiệp của
SVTN làm việc với nhau tại cơ quan. Sau khi khảo sát thu về số phiếu hợp lệ để xử
lý số liệu.
3.3 Khách thể nghiên cứu
Chương trình đào tạo chuyên ngành CSKV bậc cao đẳng CSND
4. Câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên chuyên ngành CSKV tại Trường CĐ CSND 2 cần đạt được những
loại kiến thức, kỹ năng, thái độ gì?
- Sinh viên chuyên ngành CSKV của trường CĐ CSND 2 đáp ứng chuẩn đầu
ra đã đề xuất như thế nào?


4.2. Khung lý thuyết áp dụng:
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu chính của luận văn về việc
xây dựng CĐR chuyên ngành CSKV liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ, thể
chất và đánh giá chất lượng SVTN so với CĐR đề xuất, tác giả thiết kế mơ hình
khung lý thuyết như sau:

3

z


Nhu cầu xã hội,
trình độ phát triển
khoa học cơng
nghệ, hội nhập QT

Mục tiêu đào
tạo nghề trình
độ cao đẳng

Nhu cầu nơi sử
dụng nguồn đào
tạo

Chuẩn đầu ra
CN CSKV

Kỹ năng


Kiến thức

Kiến
thức
giáo
dục
đại
cương

Kiến
thức cơ
sở
chuyên
ngành

Kiến
thức
chung
chuyên
ngành

Kiến
thức
chuyên
sâu
chuyên
ngành

Kiến
thức

thực
tập tốt
nghiệp

Kỹ
năng
mềm

Thái độ (PCĐĐ)

Kỹ
năng
cứng

Phẩm
chất
đạo
đức

nhân

Phẩm
chất
đạo
đức
nghề
nghiệp

Phẩm
chất

đạo
đức
xã hội

Thể chất

Đạt
tiêu
chuẩn
chiến
sĩ CA
khỏe

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo cứu: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp
định lượng.
Nguyên tắc nghiên cứu đảm bảo tính bảo mật đối với người tham gia trả lời,
tuân thủ đúng tác phong, điều lệnh của người CAND và bảo mật thông tin theo quy
định của Ngành Công an trong suốt quá trình điều tra.
Phân tích tương quan, hồi qui dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê qua phần
mềm SPSS
4

z


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu nghiên cứu các văn bản, tài liệu
có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến
đề tài.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia

có kinh nghiệm trong giáo dục ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp nói chung và chất
lượng đào tạo nói riêng.
- Phương pháp thống kê toán học: Thu thập và xử lý số liệu trong q trình
nghiên cứu thơng qua cơng cụ phân tích là phần mềm SPSS 16.0.

6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Các giới hạn nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm:
- Giới hạn thời gian: Đề tài tập trung khảo sát số liệu trong thời gian 10 tháng
từ tháng 8/2013 đến tháng 6/2014 (năm học 2013-2014)
- Giới hạn không gian:
Khảo sát đội ngũ giảng viên giảng dạy, giảng viên thỉnh giảng, CBQL giáo
dục tại trường CĐ CSND 2.
Khảo sát tại công an các địa phương, nơi có học viên chuyên ngành CSKV sẽ
tốt nghiệp về nhận công tác.
Số liệu thu thập dựa trên phiếu điều tra từ trả lời của học viên.

7. Cấu trúc luận văn dự kiến
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận về CĐR
Chương 2. Xây dựng CĐR chuyên ngành cảnh sát khu vực.
Chương 3. Đánh gıá khảo nghiệm chuẩn đầu ra chuyên ngành CSKV
Kết luận và khuyến nghị

5

z


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN ĐẦU RA
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu của các

tổ chức EU, ABET, mơ hình CDIO, các trường ĐH, CĐ và các cơng trình nghiên
cứu trong và ngồi nước về CĐR để chúng ta có một cái nhìn tổng quát về vấn đề
nghiên cứu. Tiếp đến tác giả sẽ trình bày một số khái niệm, quan niệm có liên quan
đến CĐR, làm rõ các thuật ngữ “ngành quản lý hành chính về trật tự xã hội”,
“chuyên ngành Cảnh sát khu vực”, các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số thực hiện có liên
quan đến lĩnh vực đo lường, đánh giá để chúng ta hiểu về CĐR của một chuyên
ngành đào tạo.
Một lý thuyết có ý nghĩa rất quan trọng trong ngành giáo dục là cơ sở để xây
dựng CĐR sẽ được trình bày trong chương này, đó là lý thuyết Bloom quy định cụ
thể các cấp độ nhận thức của người học, có liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái
độ của sinh viên tốt nghiệp ra trường, là căn cứ để viết CĐR chuyên ngành CSKV
bậc CĐ tại trường CĐ CSND 2.
Vai trò của CĐR trong quá trình đào tạo sẽ được trình bày để chúng ta có thể
thấy tầm quan trong trong việc xây dựng, công bố và thực hiện CĐR của một ngành
đào tạo, CTĐT.
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về Chuẩn đầu ra
Vấn đề nghiên cứu xây dựng CĐR tại các trường ĐH, CĐ... đã được quan
tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Những nghiên cứu
trong lĩnh vực này chủ yếu thường tập trung vào việc giải quyết các vấn đề về
khái niệm CĐR, đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí và những chỉ số mà một SVTN
cần phải có về kiến thức, kỹ năng, thái độ và những vấn đề lý luận có liên quan
đến CĐR của CTĐT.
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài về Chuẩn đầu ra
Thuật ngữ “Learning outcomes” trong tiếng Anh dịch ra tiếng Việt có thể hiểu
theo 2 cách: thứ nhất là “chuẩn đầu ra” và thứ hai là “kết quả học tập”.

6

z



Trong nghiên cứu này tác giả hiểu theo cách thứ nhất: chuẩn đầu ra (learning
outcomes) và đánh giá chuẩn đầu ra (learning outcomes assessment).
Việc nghiên cứu và công bố CĐR được thực hiện ở rất nhiều trường ĐH trên
thế giới, quá trình xây dựng CĐR và khung CTĐT được thực hiện theo mơ hình
Conceive - Design - Implement - Operate (CDIO). Có thể kể đến một số ĐH sau:
Massachusetts Institute of Technology (Cambridge, Massachusetts, United States)
Queen's University (Kingston, Ontario, Canada)
Shantou University (Shantou, Guangdong, China)
Technical University of Denmark (Kgs. Lyngby, Denmark )
Một số nghiên cứu:
Aisha Labi: “OECD dự án quốc tế tìm kiếm các biện pháp về Đánh giá chất
lượng giáo dục” ( />Assessment of learning outcomes in higher education (Đánh giá kết quả học
tập trong giáo dục đại học) OECD Education Working Paper No. 15
“Quality Assurance and Accreditation: A Glossary of Basic Terms and
Definition”, UNESCO-CEPES, 2007
Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung trình bày, phân tích một số nội dung
liên quan đến CĐR:
• Định nghĩa CĐR
• Quy trình xây dựng CĐR
• Lợi ích của việc xây dựng CĐR
• Làm thế nào để viết CĐR
• Làm thế nào để liên kết CĐR với việc đánh giá?
ABET là một tổ chức kiểm định chất lượng chương trình kỹ thuật có uy tín
trong cộng đồng quốc tế được thành lập vào năm 1932. Tiền thân của tổ chức
ABET là Hội đồng kỹ sư phát triển chuyên nghiệp (ECPD), một cơ quan chuyên
môn kỹ thuật dành riêng cho giáo dục, kiểm định chất lượng, quy định, và phát triển
chuyên môn của các chuyên gia kỹ thuật và sinh viên tại Hoa Kỳ. Chức năng chính

7


z


của ABET: thực hiện các kiểm định chương trình giáo dục, thúc đẩy chất lượng và
sự đổi mới các chương trình giáo dục…
Tổ chức ABET đưa ra 09 tiêu chí kiểm định chương trình kỹ thuật bao gồm:
1/. Sinh viên; 2/. Các mục tiêu giáo dục của chương trình; 3/. Các kết quả kỳ vọng
của chương trình; 4/. Sự cải tiến liên tục; 5/. Các môn học; 6/. Ban giảng huấn; 7/.
Cơ sở vật chất; 8/. Sự hỗ trợ; 9/. Các tiêu chí chương trình. [37]
Trên trang web của ABET, tác giả Gloria Rogers (2003) với tài liệu “Đánh giá
để đảm bảo chất lượng” cung cấp cho chúng ta nhiều tài liệu về CĐR. Theo Bà,
định nghĩa CĐR là “phát biểu mơ tả những gì sinh viên biết được hoặc có thể làm
được sau thời gian học tại trường. Nếu sinh viên đạt được những kết quả đầu ra đó
thì điều đó có thể cho thấy được mình đã thành cơng với mục tiêu giáo dục của
mình”. [37]
Qua đó, Bà đưa ra mơ hình đánh giá ĐBCL như sau:

Tầm nhìn/Sứ mạng
Mục tiêu giáo dục
Chuẩn đầu ra
Đánh giá

Các tiêu chí

Thành tố
liên quan
chuẩn đầu
ra


Ý kiến phản hồi của
các đối tượng liên quan

Chiến lược thực hiện

Đo lường: thu thập, phân
tích bằng chứng

Đánh giá: diễn giải các
bằng chứng

Hình 1.1. Mơ hình đánh giá nhằm ĐBCL của Gloria Rogers

8

z


Qua sơ đồ trên ta thấy được để xây dựng CĐR của CTĐT chúng ta phải dựa
vào 2 thông tin quan trọng là tầm nhìn/sứ mạng và mục tiêu giáo dục để đề xuất
CĐR. Từ CĐR, Bà đưa ra các tiêu chí, chỉ số để từ đó có chiến lược cụ thể để thực
hiện. Qua đó, giúp ta có kế hoạch để thu thập, phân tích dữ liệu và đánh giá phù
hợp. Ngồi ra, theo Gloria Rogers thì ý kiến phản hồi của các đối tượng có liên
quan (ví dụ: chuyên gia, nhà tuyển dụng, giảng viên, cựu SV...) cũng đóng vai trị
rất quan trọng trong việc xây dựng CĐR, xác định các tiêu chí, các chiến lược thực
hiện, cách thu thập dữ liệu, đánh giá. [17]
Dự án quốc tế có tên gọi Sáng kiến CDIO bao gồm các chương trình về lĩnh
vực giáo dục kỹ thuật đã được khởi xướng vào tháng 10 năm 2000 nhằm giúp cải
cách hệ thống giáo dục cho SV ngành kỹ thuật.
CDIO (Conceive – hình thành ý tưởng; Design – thiết kế ý tưởng; Implement

– thực hiện; Operate – vận hành) là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp
ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (CĐR) để thiết kế chương trình
và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học. Xây dựng CTĐT theo cách
tiếp cận CDIO nhằm đào tạo SV phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái
độ, năng lực thực tiễn (năng lực C-D-I-O) và có ý thức trách nhiệm với xã hội.
Theo cách tiếp cận CDIO, khi xây dựng và nâng cấp các CTĐT phải tuân thủ
các quy trình chặt chẽ, từ khâu xây dựng CĐR, thiết kế khung chương trình, chuyển
tải khung chương trình vào thực tiễn và đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng
như tồn bộ Chương trình.
CDIO là một sáng kiến mới cho giáo dục, là một hệ thống các phương pháp và
hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo SV để đáp ứng yêu cầu của
doanh nghiệp và xã hội. Khởi nguồn từ Viện công nghệ MIT (Hoa Kỳ), cho đến nay
mạng lưới các trường đại học áp dụng CDIO trên thế giới đang ngày càng tăng lên,
đặc biệt là ở Hoa Kỳ. CDIO xuất phát là một hệ thống phương pháp phát triển các
CTĐT kỹ sư nhưng về bản chất, CDIO là một quy trình đào tạo chuẩn và căn cứ
vào đầu ra (outcome-based) để thiết kế đầu vào. Quy trình này được xây dựng một
cách khoa học, hợp lý, logic và về phương pháp tổng thể mang tính chung hóa có

9

z


thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau
ngoài ngành kỹ sư (với những sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết), trong đó có khối
ngành kinh tế và quản trị kinh doanh.
Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem lại các lợi ích sau:
Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó
giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng
nguồn nhân lực;

Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp người học phát triển toàn diện với
các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với mơi trường
làm việc ln thay đổi;
Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp các CTĐT được xây dựng và thiết kế
theo một quy trình chuẩn. Các cơng đoạn của q trình đào tạo sẽ có tính liên thơng
và gắn kết chặt chẽ;
Cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với
chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục đại học lên một tầm cao mới.
CĐR cho ngành kỹ sư theo phương pháp CDIO được xây dựng dựa vào
nghiên cứu nhu cầu thị trường và được thể hiện ở 4 nội dung chính: (1) khối kiến
thức (lý thuyết) chuyên ngành và lập luận (technical knowledge and reasoning), (2)
các kỹ năng và thái độ cá nhân và nghề nghiệp (professional and personal skills and
attitudes), (3) các kỹ năng và thái độ xã hội (interpersonal skills and attitudes), và
(4) khối kiến thức kỹ năng CDIO trong bối cảnh xã hội và doanh nghiệp (CDIO in
social and enterprise context).[17]

Hình 1.2. Chuẩn đầu ra CDIO (cấp độ 1) áp dụng cho ngành kỹ sư
10

z


Như vậy đối với một SV ngành kỹ sư ra trường thì cần đạt được 4 nội dung
chính về u cầu sản phẩm đầu ra nêu trên. 3 nội dung đầu về sản phẩm đầu ra – (1)
khối kiến thức (lý thuyết) chuyên ngành và lập luận (technical knowledge and
reasoning), (2) các kỹ năng và thái độ cá nhân và nghề nghiệp (professional and
personal skills and attitudes), và (3) các kỹ năng và thái độ xã hội (interpersonal skills
and attitudes) – chính là 3 nền tảng để tạo ra 4 năng lực C-D-I-O (hình thành ý tưởng
– thiết kế ý tưởng – thực hiện – và vận hành) cho mỗi sinh viên kỹ sư ra trường.

Trên cơ sở từ những nghiên cứu của các tổ chức EU, ABET, mơ hình xây
dựng chương trình đào tạo CDIO và các trường đại học, hiệp hội… của nước ngoài
về CĐR. Các vấn đề nghiên cứu đã đưa ra một số tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo liên
quan đến CĐR và một số năng lực quan trọng cần thiết khi SVTN cần phải đạt được
chủ yếu tập trung vào 03 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, thái độ đạo đức. Cụ thể như
sau:
Về kiến thức: áp dụng tổng hợp kiến thức; ứng dụng kiến thức về toán, khoa
học kỹ thuật; kiến thức khoa học cơ bản; kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi; kiến
thức nền tảng kỹ thuật cao.
Về kỹ năng: Xác định vấn đề, giải quyết vấn đề, đánh giá vấn đề, khả năng
hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống trong bối cảnh doanh
nghiệp và xã hội; khả năng làm việc nhóm; khả năng giao tiếp hiệu quả; khả năng tự
phát triển: tự học, tự nghiên cứu..
Về thái độ: Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành mến nghề, ứng xử có văn
hóa, chuyên nghiệp.
Luận văn sẽ dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo thực hiện của các vấn
đề nghiên cứu có liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ làm cơ sở để đề xuất nội
dung bộ CĐR phù hợp với chuyên ngành CSKV đồng thời xây dựng phiếu khảo sát
để đánh giá thử chất lượng SVTN so với bộ CĐR đề xuất.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước về chuẩn đầu ra

11

z


Ở Việt Nam, những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào đã u cầu “Nói
khơng với đào tạo khơng đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”. Với chỉ đạo
này, nhiều trường Đại học Việt Nam đã xây dựng CĐR.
Thực hiện theo Thông tư số 09/2009/TT-BGD ngày 07 tháng 05 năm 2009 về

việc Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống
giáo dục quốc dân. Nội dung cơng khai có 03 loại công khai: 1/. Công khai cam kết
chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; 2/. Công khai điều kiện ĐBCL
giáo dục; 3/. Công khai thu chi tài chính. Trong đó, cơng khai cam kết chất lượng
giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế:
Cam kết chất lượng giáo dục: điều kiện về đối tượng tuyển sinh của cơ sở giáo
dục, CTĐT mà cơ sở giáo dục thực hiện, yêu cầu về thái độ học tập của người học,
các hoạt động hỗ trợ học tập sinh hoạt của người học ở cơ sở giáo dục, điều kiện cơ
sở vật chất của cơ sở giáo dục, đội ngũ giảng viên, CBQL và phương pháp quản lý
của cơ sở giáo dục; mục tiêu đào tạo, kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ và vị
trí làm việc sau khi tốt nghiệp ở các trình độ và theo các ngành đào tạo. [26]
Thực hiện Chỉ thị số 7823/CT-BGĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục ĐH năm học
2009-2010 và Quyết định số 179/QĐ-BGĐT ngày 11/01/2010 của Bộ trưởng Bộ
giáo dục và đào tạo về phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện nghị
quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và đào
tạo về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012, các trường ĐH, CĐ cần
tổ chức xây dựng và công bố CĐR cho các nghề đào tạo của trường. Để thống nhất
về nội dung, cách thức xây dựng và công bố CĐR các ngành đào tạo, ngày 22 tháng
04 năm 2010 Bộ giáo dục và đào tạo ra văn bản số 2196/BGDĐT-GDĐH về việc
hướng dẫn các cơ sở giáo dục ĐH xây dựng và cơng bố CĐR các ngành đào tạo
trình độ ĐH, CĐ.
Tài liệu “Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra” của tác giả Hoàng Ngọc Vinh đã
làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản như: CĐR là gì? Cách xây dựng và thể hiện CĐR;
Quá trình hình thành CĐR; … Với những nội dung được đề cập tác giả chỉ dừng lại

12

z



ở phạm vi hướng dẫn xây dựng CĐR mà chưa có nghiên cứu định hướng cụ thể về
tổ chức đánh giá theo chuẩn đầu ra. [15]
Hội nghị CDIO toàn quốc năm 2012 với chủ đề “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã
hội và hội nhập quốc tế: Mơ hình CDIO” diễn ra trong hai ngày 23-24/8/2012 tại
Thành phố Hồ Chí Minh đã đề cập Khái quát hóa Đề cương CDIO cấp độ 1 thành
Khung CĐR khái quát.

Đề cương CDIO
cấp độ 1

“Bốn trụ cột
giáo dục”,
UNESCO

Cấu trúc
chuẩn đầu ra
theo EQF

1. Kiến thức và lập luận
ngành

Học để biết

Kiến thức

2. Kỹ năng cá nhân và
nghề nghiệp, và phẩm
chất


Học để
trưởng thành

Khung
chuẩn đầu ra
khái quát
1. Kiến thức và lập
luận ngành
2. Kỹ năng cá nhân
và nghề nghiệp, và
phẩm chất

Kỹ năng
3. Kỹ năng giao tiếp:
làm việc nhóm và giao
tiếp
4. Kỹ năng Hình thành
Ý tưởng, Thiết kế, Triển
khai, Vận hành hệ thống
trong bối cảnh doanh
nghiệp, xã hội và môi
trường

Học để
chung sống

3. Kỹ năng giao
tiếp: làm việc nhóm
và giao tiếp


Học để làm

4. Năng lực thực
hành nghề nghiệp/
Áp dụng kiến thức
để mang lại lợi ích
cho xã hội

13

z

Năng lực


Đề cương CDIO/
Khung chẩn đầu ra

Sứ mệnh & Tầm nhìn
của trường ĐH

Xây dựng
chuẩn đầu ra x.x.x

Mục tiêu của CTĐC

Chuẩn
nghề nghiệp

Điều kiện, giá trị riêng

của trường ĐH, CTĐT

Khảo sát
Chuẩn đầu ra x.x.x
Xử lý dữ liệu
khảo sát

Chuẩn văn bằng
Quốc gia/Ngành

Dự thảo
chuẩn đầu ra x.x.x

Tiêu chuẩn
kiểm định

Phê duyệt chuẩn đầu ra
x.x.x để khảo sát
Xác lập trình độ năng
lực dự kiến

chuẩn đầu ra x.x.x

Dự thảo
chuẩn đầu ra x.x.x

Phát triển
Chuẩn đầu ra x.x.x

Phê chuẩn

Chuẩn đầu ra x.x.x
Chuẩn đầu ra x.x.x

Hình 1.3. Khung chuẩn đầu ra khái quát CDIO
Bài viết: “Một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và công bố CĐR ở các
trường đại học ở nước ta hiện nay” của tác giả Ngơ Hồng Điệp (Tạp chí giáo dục số
256, tháng 02/2013) đề cập đến những lợi ích, một số khó khăn thường gặp và một
số điểm cần lưu ý khi xây dựng và công bố CĐR. Qua bài viết này tác giả nhấn
mạnh trong q trình xây dựng và cơng bố CĐR cần chú ý đến các tiêu chí đánh
giá chất lượng sinh viên theo CĐR và các phương pháp đánh giá tiêu chí của CĐR.
- Tác giả Nguyễn Đức Chính: “Chương trình giáo dục (curriculum) bậc đại
học – Thực trạng và giải pháp” đã đề cập Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục là

14

z


×