Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

sáng kiến kinh nghiệm lịch sử thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 36 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC KÊNH HÌNH
TRONG MƠN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 6 (PHÂN MÔN LỊCH SỬ) SÁCH
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Sau 30 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết
quả quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc thực hiện sứ mệnh “nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc của ngành giáo dục, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra “Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả còn lạc hậu và thiếu thực chất…Đội ngũ nhà giáo…bất cập về
chất lượng”.
Như vậy, Đảng ta đã đánh giá “phương pháp giáo dục” của nước ta còn “ lạc
hậu”. Sự “lạc hậu” về “phương pháp giáo dục” biểu hiện ở mọi bậc học và các
mơn học trong đó có mơn Lịch sử. Lịch sử là một nghành khoa học rất quan trọng
trong nền khoa học xã hội và nhân văn, cũng là một trong những môn học cơ bản
trong hệ thống giáo dục phổ thơng có vai trị quan trọng đối với việc phát triển
năng lực, đặc biệt là các phẩm chất “yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” của
người học. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Lịch sử không chỉ trang
bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn
giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị
truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người,
giữ gìn bản sắc dân tộc…”. Lịch sử thế giới đã bước vào kỉ ngun thơng tin và
trí thức với xu hướng tồn cầu hóa rất mạnh. Trong bối cảnh chung của thời đại và
khi đất nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập thế
giới, môn Lịch sử càng cần được coi trọng và cần phát huy chức năng giáo dục để
chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong xây dựng
và bảo vệ đất nước cũng như trong giao lưu với các nền văn hóa khác để tiếp nhận
các thành tựu của văn minh nhân loại mà vẫn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và
sự đa dạng của văn hóa thế giới.


Xuất phát từ sự nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử
trong nhà trường, cho nên các cấp các nghành nói chung cũng như đội ngũ giáo
viên giảng dạy bộ mơn lịch sử nói riêng đã đổi mới các phương pháp, hình thức
dạy học theo đúng như quan điểm của Đảng ta đã nêu ra: “Chuyển mạnh quá trình


2

giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc
hiệu quả”. Từ đó, giáo viên phấn đấu chuyển tải và hướng dẫn những chuẩn mực
kiến thức, kĩ năng và thái độ tư tưởng đối với học sinh nhằm khơi dậy niềm tin về
lịch sử dân tộc với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ơng, hình thành
và phát triển nhân cách một cách tồn diện. Đặc biệt trong q trình giảng dạy, tơi
ln cố gắng hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kĩ năng ghi
nhớ sự kiện lịch sử, đánh giá bản chất sự kiện lịch sử đúng, để từ đó các em vận
dụng trong viết bài và làm bài lịch sử có hiệu quả và có ý thức bảo vệ truyền thống
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải qua các thời kì lịch sử, hiểu và yêu thích
trong học lịch sử ở THCS.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy bộ mơn Lịch sử, giáo viên dạy sử vẫn
cịn gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt, do xu thế chung của xã hội là chú trọng học
tập các mơn khoa học tự nhiên cịn các mơn khoa học xã hội thì rất ít em say mê,
hứng thú. Hơn nữa, bộ môn Lịch sử và người dạy sử không được coi trọng, môn
sử bị coi là môn phụ và là mơn học được coi là khó nhớ, bởi nhiều sự kiện lịch sử
nó gắn kết với mốc thời gian dài, nhiều và đòi hỏi học sinh phải nhớ, mà cách nhớ
phải lơ gích để viết bài theo từng giai đoạn lịch sử, có móc xích và liên kết, giọng
văn trơi chảy. Mặt khác có quan niệm khơng đúng về bộ mơn lịch sử cịn chi phối
cả cha mẹ học sinh, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế thị trường các môn khoa học
tự nhiên, ngoại ngữ tỏ ra đắc dụng hơn. Với những lí do đó, đưa đến học sinh chán
học môn lịch sử, khi học lại không nhớ hết các sự kiện lịch sử, lẫn lộn sự kiện và

nhân vật, thời gian… và điều quan trọng là không tạo ra được chút cảm xúc nào
trước những trang sử của dân tộc.
Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Lịch sử
và Địa lí nói chung và phân mơn Lịch sử 6 nói riêng thì việc sử dụng tư liệu và
thiết bị dạy học là vơ cùng quan trọng. Trong đó hệ thống tranh ảnh, lược đồ, sơ
đồ… sử dụng trong giờ dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh khai thác và ghi nhớ kiến
thức sâu hơn. Bởi đối với phân môn Lịch sử do đặc trưng bộ môn này là tái hiện
những gì đã diễn ra trong quá khứ, nên mỗi đồ dùng đều có niên đại thời gian
tương đối chính xác, tuy nhiên các loại đồ dùng khơng phải dễ tìm, có loại chỉ
được trưng bày trong viện bảo tàng nên chỉ được thấy nó qua tranh vẽ, có loại
bằng mẫu vật nhưng chỉ được mô phỏng bằng các chất liệu hiện đại để làm ví dụ,
để diễn tả các cuộc khởi nghĩa kháng chiến với các trận đánh lớn, chỉ có thể được
mơ tả qua các tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ trong sách giáo khoa hoặc thiết bị được
cung cấp.


3

Vì thế việc đưa ra các dạng kênh hình, các bước hướng dẫn học sinh chủ
động khai thác kiến thức, bổ sung và khắc sâu kênh chữ là vô cùng cần thiết nhằm
khơi dậy niềm đam mê, yêu thích học tập lịch sử và sự sáng tạo của học sinh. Từ
đó các em tích lũy dần tri thức lịch sử dân tộc và nhân loại, các em biết tự hào về
truyền thống dân tộc anh hùng, thêm yêu quê hương đất nước và sống có trách
nhiệm hơn.
Năm học 2021-2022 là năm học thực hiện đổi mới dạy học theo chương trình
GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT đối với lớp 6. SGK Lịch sử và Địa lí 6 - Bộ sách
KNTT giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực
chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân
tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, ước
muốn khám phá thế giới xung quanh, kĩ năng vận dụng những điều đã học vào

thực tiễn cuộc sống… Trong đó Sách giáo khoa Lịch sử và Địa Lý lớp 6 nói chung
và phân mơn Lịch sử nói riêng có hệ thống kênh hình khá phong phú. Hơn nữa nói
đến lịch sử là nói đến những gì đã diễn ra trong q khứ, là những kiến thức đã
diễn ra cách xa thời đại các em đang sống, nhất là phần lịch sử lớp 6 lại là những
phần xa xôi nhất, trừu tượng nhất. Điều này gây khó khăn cho giáo viên khi truyền
tải và học sinh khi tiếp nhận kiến thức, dẫn đến các tiết học khơ khan, học sinh khó
hiểu và khơng u thích mơn học.
Hệ thống được các dạng kênh hình và các bước khai thác, mục đích khai thác
trong từng đơn vị kiến thức. Từ đó giúp giáo viên linh hoạt xây dựng hệ thống câu
hỏi, tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực
học sinh, giúp các em học sinh biết cách khai thác kiến thức từ kênh hình. Trước
một hình ảnh hay lược đồ lịch sử, các em không chỉ nhận biết được hình ảnh bề mặt mà
đường nét thể hiện cịn hiểu sâu, nói lưu lốt được nội dung mà kênh hình biểu đạt.
Giáo viên và học sinh có thể thực hiện thành cơng các tiết học, tránh được
tình trạng nặng về thầy thuyết trình, trị ghi nhiều.
Một số ít học sinh bước đầu biết quan sát và sử dụng kênh hình nhưng chưa
biết cách khai thác kiến thức minh họa cho kênh chữ, chưa biết các quy tắc sử
dụng. Khi khai thác kênh hình khó các em khơng hiểu được nội dung trong đó.
Đặc biệt các em học sinh lớp 6 mới làm quen cách học của cấp THCS nên còn
nhiều bỡ ngỡ, ghi chép còn chậm, chưa quen phương pháp tự học.
Chính vì vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống kênh hình hợp lý
hiệu quả sẽ góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giúp các em hình
dung và có biểu tượng cụ thể, sinh động trong quá trình học lịch sử nói chung và bộ
mơn Lịch sử 6 nói riêng, tạo cho học sinh có hứng thú và yêu thích khi học tập bộ mơn,


4

tôi mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác kênh
hình trong mơn Lịch sử - Địa lí lớp 6 (phân mơn Lịch sử) sách Kết nối tri thức với

cuộc sống” mà tôi đang áp dụng trong năm học 2021 - 2022.
II. Mô tả giải pháp.
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
Trong năm học 2021 - 2022, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên
Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục tổ chức nhiều đợt tập huấn trực tuyến
về sự đổi mới của chương trình GDPT 2018. Đặc biệt đối với phân môn Lịch sử,
giáo viên đã được tiếp thu các văn bản hướng dẫn chỉ đạothực hiện xây dựng kế
hoạch dạy học. Được tham gia đóng góp ý kiến vào các bản dự thảo của Bộ khi
xây dựng kiến thức chương trình học. Với hình thức tiếp thu đó, viên cũng có điều
kiện chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau giải quyết các chủ đề khó
và mới trong chun mơn.
Chương trình lịch sử lớp 6 bao gồm phần lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc ở
thời kì xa xơi nhất, trừu tượng nhất. Hệ thống kênh hình và câu hỏi ít, khiến học
sinh thụ động, lúng túng trong tiếp cận kiến thức, nhiều khi giáo viên phải trả lời
thay học sinh, tiết học trở nên khô khan, nhàm chán.
Một số thầy cô giáo vẫn chưa linh hoạt trong phương pháp dạy học mới theo
định hướng phát huy năng lực và phẩm chất người học, vẫn nặng về thầy đọc - trò
chép, thuyết trình một chiều. Bên cạnh đó việc giáo viên chưa làm tốt việc khai thác
và sử dụng hiệu quả kênh hình đã làm giảm khả năng tư duy và khả năng nhận thức
của học sinh.
Một số học sinh vẫn còn lười học, khơng u thích mơn Lịch sử nên khả năng ghi
nhớ sự kiện, nhân vật còn hạn chế. Đa số các em khi trả lời câu hỏi chưa biết chắt lọc ý
và trình bày theo ý hiểu mà chỉ dừng lại ở việc đọc sách giáo khoa.
*Thực trạng
Trước tình hình đó đầu năm học tơi đã tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến học
sinh để kịp thời phát hiện ra những hạn chế từ phía giáo viên và học sinh để kịp
thời điều chỉnh cho phù hợp.
PHIẾU THĂM DỊ Ý KIẾN
1. Trong các giờ học phân mơn Lịch sử, em có hứng thú với mơn học khơng?
Đánh dấu (X) vào ơ trống tương ứng.


Khơng
2. Khi khai thác kiến thức lịch sử qua các dạng kênh hình như tranh ảnh, lược


5

đồ, sơ đồ.... em thường gặp những khó khăn, vướng mắc nào?
…………….…………………………………………………..………………
……..……………………………………………………………………………
Kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò khi chưa áp dụng giải pháp này là:
Thăm dò ý kiến
Hứng thú học tập
Khả năng biết khai thác
Tổng số học sinh
môn Lịch sử
kiến thức qua kênh hình
90



Khơng



Khơng

50/90 =
56%


40/90 =
44%

50/90 =
56%

40/90 =
44%

Kết quả bài kiểm tra khi chưa áp dụng giải pháp là
Điểm
Số lượng
90

Giỏi

Khá

Yếu

Trung bình

Số
lượng

%

Số
lượng


%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

5

5,5

19

21,2

45

50

21

23,3

Từ kết quả thu được qua phiếu khảo sát và bài kiểm tra, tôi nhận thấy thực trạng
khai thác kênh hình của giáo viên và học sinh cịn nhiều hạn chế. Điều đó được thể

hiện ở một số nội dung cụ thể như sau:
- Thứ nhất: Hệ thống kênh hình, tranh ảnh của bộ SGK lớp 6 mới chưa được trang
cấp đầy đủ.
- Thứ hai: Giáo viên chỉ trú trọng sử dụng kênh hình để khai thác kiến thức ở hoạt
động khám phá ( hoạt động hình thành kiến thức) mà chưa khai thác triệt để tranh ảnh,
kênh hình trong các hoạt động khác.
- Thứ ba: Học sinh khơng có hứng thú với mơn học vì cho rằng đó là mơn học
phụ và kiến thức khơ khan khó ghi nhớ.
- Thứ tư: Học sinh còn lúng túng trong việc khai thác kiến thức từ kênh hình cũng
như tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ...
Chính vì thực trạng như trên nên tôi mạnh dạn đưa ra một số “Một số giải pháp
khai thác hiệu quả kênh hình trong mơn Lịch sử - Địa lí lớp 6 (phân mơn Lịch sử)
sách Kết nối tri thức với cuộc sống”
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
2.1. Bản chất của giải pháp


6

Trong những năm qua, Phòng Giáo dục tổ chức nhiều đợt tập huấn, sinh hoạt
chuyên đề theo cụm trường nên giáo viên có điều kiện chia sẻ, học tập kinh
nghiệm lẫn nhau, cùng nhau giải quyết các chủ đề khó và mới trong chuyên môn.
Giáo viên giảng dạy môn Lịch sử tích cực học tập nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tìm tịi các thơng tin,
tranh ảnh, cập nhật vấn đề mang tính thời sự để tạo nên những tiết học hay, bổ ích.
Đa số các em học sinh thích học hỏi, say mê khám phá và tìm hiểu tri thức
qua tranh ảnh, bản đồ, lược đồ…
Tuy nhiên chương trình Lịch sử lớp 6 bao gồm phần lịch sử thế giới và lịch
sử dân tộc ở thời kì xa xơi nhất, trừu tượng nhất. Hệ thống kênh hình và câu hỏi ít,
khiến học sinh thụ động, lúng túng trong tiếp cận kiến thức, nhiều khi giáo viên

phải trả lời thay học sinh. Tiết học trở nên khô khan, nhàm chán.
Một số thầy cô giáo vẫn chưa linh hoạt trong phương pháp, vẫn nặng về thầy
đọc - trị chép, thuyết trình một chiều. Bên cạnh đó việc giáo viên chưa làm tốt việc
khai thác và sử dụng hiệu quả kênh hình đã làm giảm khả năng tư duy và khả năng
nhận thức của học sinh.
Một số học sinh vẫn còn lười học, khơng u thích mơn Lịch sử nên khả năng ghi
nhớ sự kiện, nhân vật còn hạn chế. Đa số các em khi trả lời câu hỏi chưa biết chắt lọc ý
và trình bày theo ý hiểu mà chỉ dừng lại ở việc đọc sách giáo khoa.
2.2. Nội dung của giải pháp
Chương trình Lịch sử lớp 6 bao gồm phần lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc ở
thời kì xa xơi nhất, trừu tượng nhất. Hệ thống kênh hình và câu hỏi ít, khiến học
sinh thụ động, lúng túng trong tiếp cận kiến thức, nhiều khi giáo viên phải trả lời
thay học sinh, tiết học trở nên khô khan, nhàm chán.
Từ đó, GV cần có kiến thức về kĩ năng khai thác kênh hình, có sự chuẩn bị
chu đáo, cẩn thận, nghiên cứu kĩ nội dung bài học và kênh hình liên quan; nắm
chắc nguyên tắc và phương pháp sử dụng mỗi loại kênh hình: dùng đúng lúc, đúng
mục đích, đúng cường độ.
GV biết khái qt kênh hình thành các dạng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu
khai thác theo các dạng đó. GV khuyến khích học sinh khai thác kênh hình có thể
do các em tự sưu tầm hoặc GV chuẩn bị. Thầy cơ giáo đóng vai trò hướng dẫn chỉ
đạo học sinh tự quan sát và rút ra kiến thức, giúp các em học sinh biết cách khai
thác kiến thức từ kênh hình. Trước một hình ảnh hay lược đồ lịch sử, các em
không chỉ nhận biết được hình ảnh bề mặt mà đường nét thể hiện cịn hiểu sâu, nói
lưu lốt được nội dung mà kênh hình biểu đạt.


7

Giáo viên và học sinh có thể thực hiện thành cơng các tiết học, tránh được
tình trạng nặng về thầy thuyết trình, trị ghi nhiều mà qua mỗi dạng kênh hình,

giáo viên sẽ phát huy được các năng lực, phẩm chất giúp các em học tập bộ môn
được tốt hơn.
2.2.1 Lựa chọn sử dụng và khai thác kênh hình trong các hoạt động dạy học.
Trong dạy học Lịch sử, sử dụng đồ dùng trực quan, khai thác triệt để kênh
hình trong sách giáo khoa giúp học sinh hiểu sâu bản chất các sự kiện lịch sử,
thơng qua đó là phương tiện hình thành các khái niệm Lịch sử, giúp học sinh nắm
vững quy luật phát triển của xã hội. Bên cạnh đó giúp học sinh phát triển khả năng
quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngơn ngữ của học sinh.
Để sử dụng đồ dùng trực quan, khai thác triệt để kênh hình trong sách
giáo khoa đạt kết quả tốt giáo viên cần quan tâm tới chất lượng đồ dùng trực
quan, hiện vật, bản đồ, tranh ảnh, băng video... phương pháp, kĩ năng sử dụng
đồ dùng của giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh ở từng lớp. Đặc
biệt giáo viên cần chú ý tới thời gian sử dụng khai thác kênh hình trong các
hoạt động học nhằm khai thác triệt để nhất nội dung kênh hình trong sách giáo
khoa. Khơng phải kênh hình nào cũng sử dụng trong hoạt động hình thành
kiến thức mới mà có thể sử dụng các kênh hình trong hoạt động khởi động,
hoạt động hình thành kến thức mới, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng
mở rộng. Mục tiêu giáo dục hiện nay chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền
thục kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực học sinh, sau khi học song
chương trình học sinh khơng chỉ đơn thuần là biết được gì mà học sinh làm
được những gì sau khi học song chương trình. Vì vậy địi hỏi người giáo viên
ngồi có kiến thức, phương pháp địi hỏi người giáo viên cần có kĩ năng sử
dụng khai thác kênh hình. Kênh hình khơng chỉ đơn thuần cho học sinh quan
sát xem hình ảnh đẹp hay xấu mà học sinh cần thực hành và rèn các kĩ năng
khai thác tranh ảnh, lược đồ; kĩ năng tường thuật, miêu tả, nhận xét đánh giá,
phân tích, đối chiếu so sánh được nội dung mà kênh hình đưa ra.
2.2.2. Sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động.
Mục tiêu nhằm tạo tình huống học tập nhằm tạo ra mâu thuẫn nhận thức giữa
những kiến thức đã biết và chưa biết tạo hứng thú cho học sinh, giúp HS có những
ấn tượng ban đầu về nội dung chuẩn bị tìm hiểu mối liên hệ nội dung lịch sử sắp

học trong bài.
*Ví dụ minh hoạ: Khi dạy bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, trong hoạt
động khởi động, GV cho HS quan sát Hình 1. Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) trong


8

SGK trang 60 nhằm gợi mở cho học sinh đến những thành tựu, giá trị văn hóa
truyền thống của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đã để lại từ buổi đầu dựng nước.

Nhằm kích thích HS hứng thú với bài học, GV đặt ra các câu hỏi sau:
?Em biết gì về Lễ hội Đền Hùng? Em đã từng nghe truyền thuyết “Con Rồng
cháu Tiên” chưa? Hãy kể lại vắn tắt nội dung truyền thuyết này. Truyền thuyết
này nói lên điều gì?
GV chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài mới:
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm
tưởng nhớ và tỏ lịng biết ơn cơng lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua
đầu tiên của dân tộc.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Theo truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được
xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn
được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày
mồng 10 tháng 3 âm lịch hà năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng
tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10
tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.



9

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn” bày lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có cơng dựng
nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời
còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một di sản vô cùng giá
trị, độc đáođã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo
lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để tồn
Đảng, tồn qn, tồn dân ta cùng nguyện một lịng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có cơng dựng nước / Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước”.
2.2.3. Sử dụng và khai thác kênh hình trong hoạt động khám phá.
Đa số các kênh hình sử dụng nhiều trong hoạt động khám phá (hình thành
kiến thức mới), có những kênh hình giáo viên có thể giới thiệu minh họa để bài
học phong phú, có những kênh hình giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác giúp
học sinh hiểu được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ
thuật, diễn biến trong quá trình đấu tranh của nhân dân các dân tộc trên thế giới
cũng như Việt Nam.
*Ví dụ minh hoạ: Khi dạy Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, phần 3 Những thành tựu văn hóa chủ yếu, để khai thác các kênh hình hiệu quả, GV tiến
hành như sau
GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh về thành tựu văn hóa Ai Cập và
Lưỡng Hà cổ đại, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến
thức mới.


10

HS đọc SGK trang 32, 33; quan sát hình 5, hình 6, hình 7; thảo luận nhóm
trong vịng 15 phút, hoàn thiện các phiếu học tập sau với nội dung sau.
1. Tìm hiểu về thành tựu của Ai Cập cổ đại (thiên văn, chữ viết, tốn học

…)
2. Tìm hiểu về thành tựu của Lưỡng Hà cổ đại (thiên văn, chữ viết, tốn
học). GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm 1, 3, 5 tìm hiểu nhiệm vụ thứ nhất
Các nhóm 2, 4, 6 sẽ tìm hiểu nhiệm vụ thứ hai.


11

Phiếu thảo luận
Ai Cập

Lưỡng Hà

Thiên văn
Chữ viết
Toán học
Kiến trúc
Thành tựu khác
- Gợi ý sản phẩm (GV tổng hợp thành phiếu sau)
Ai Cập
Lưỡng Hà
Thiên văn
Đặt ra lịch Ai Cập (1 năm có 12 Đặt ra lịch âm lịch (1 năm
tháng, 1 tháng có 30 ngày)
có 12 tháng, 6 tháng đủ và 6
tháng thiếu)
Chữ viết
Chữ tượng hình viết trên giấy
Chữ hình nêm viết trên đất
Papyrut

sét nung khơ
Tốn học
Biết đếm theo cơ số 10
Biết đếm theo cơ số 60
Tìm ra số Pi=3,14
Tìm ra số Pi=3
Biết đến phép cộng, trừ
Biết đến phép cộng, trừ,
nhân, chia
Kiến trúc
Kim Tự Tháp
Thành Bibilon, vườn treo
Tượng Xphanh (nhân sư)
babilon
Thành tựu khác Y học: Dùng phẫu thuật để
-Luật pháp: bộ luật
chữa bệnh, am hiểu cơ thể
Hamurabi (bộ luật đầu tiên),
người (tục ướp xác)
phát minh ra bánh xe, xe
kéo, lưỡi cày
* GV giải thích thêm về một số thành tựu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.Hình 6: Vườn treo Ba-bi-lon là một cơng trình kiến trúc được liệt vào hàng kiệt
tác của nhân loại, luôn luôn gắn liền với tên của một phụ nữ, hay còn gọi là vườn
Se-mi-ra-mit. Vườn Ba-bi-lon do vua Ne-bu-chat-ne-da II xây dựng nên từ khoảng
năm 600 TCN là món q ơng tặng cho người vợ u q nhất của mình. Vườn
treo hình vng, có bậc dẫn đến lối vào cửa tiếp theo, đặt sân nọ trên sân kia
thành một quần thể kiến trúc độc đáo theo nền dốc bậc. Các hiên phẳng được đỡ
bởi cột nâng lên, chịu được tất cả sức nặng của cây cối. Cột cao nhất 23,1 m
tường được xây vững chắc, rất tốn kém. Chiều dài của tường là 6,8 m khoảng cách
giữa các bậc là 3,08 m dài 4,95 m rộng 1,23 m. Các khối đá được phủ bằng một

lớp lau sậy trộn nhựa đường, bên trên là hai lớp gạch nung tráng nhựa đường,
giữa các lớp gạch lại được che phủ bởi những tấm chì lá để chống thấm. Trên mỗi
tầng trồng nhiều loại cây cổ thụ khác nhau. Để đưa nước tưới cho cây cối, người


12

ta phải dùng một loại máy có chuỗi gầu quay liên tục do người điều khiển. Đứng
trên vườn treo, người ta có thể nhìn bao qt cả thành Ba-bi-lon. Vườn treo là một
khoảng xanh tươi mát, là niềm hi vọng và điểm định hướng cho những đồn lạc đà
hành trình trên sa mạc mênh mơng và nóng bỏng. Vườn treo Ba-bi-lon được biết
đến như một cơng trình bí ẩn nhất trong số bảy kì quan thế giới nhưng các nhà
khảo cổ khơng tìm thấy được bằng chứng nào liên quan đến sự tồn tại của cơng
trình này.
- Hình 7: Kim tự tháp thực chất là những lăng mộ của các vua chúa Ai Cập
(các Pha-ra-ông). Thời Ai Cập cổ đại, vua được xem là một sức mạnh tuyệt đối để
điều khiển muôn người. Các Pha-ra-ông đã xây dựng những ngôi nhà mồ vĩ đại,
kiên cố để giữ xác của họ sau khi chết. Đây là một trong những cơng trình kiến
trúc làm cho con người phải kinh ngạc về quy mô hùng vĩ và cách thức xây dựng.
Là một trong bảy kì quan thế giới cổ đại, cịn gọi là kim tự tháp Ghi-za hay Kuphu. Người Ai Cập đã chọn vật liệu đá để xây dựng các Kim tự tháp.Đây là những
vật liệu có sẵn, dễ kiếm ở Ai Cập, phù hợp với việc tạo ra những cơng trình chịu
đựng được sự thử thách của thời gian, tạo nên những hình tượng bất tử. Các khối
đá thạch cao tuyết hoa có trọng lượng từ 2, 3 đến 4 tấn, được ghè đẽo theo kích
thước đã định, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau tới độ cao 146,5m (trải
qua năm tháng đến hiện nay còn 138,8m).Chúng được làm hồn hảo tới mức ngay
cả một sợi tóc, một lưỡi dao hay một tờ giấy mỏng cũng không thể lọt được vào
khe giữa hai khối đá. Tuy vậy, nó vẫn được tính tốn để chịu được sự giãn nở
nhiệt và thậm chí cả những trận động đất. Bên cạnh Kim tự tháp là bức tượng
Nhân sư huyền bí, là bức tượng nguyên khối lớn nhất hiện nay, tượng trưng cho trí
tuệ và sức mạnh quyền lực của các Pha-ra-ơng Ai Cập. Cho đến ngày nay, trải

qua nhiều biến động thăng trầm của thời gian và lịch sử, trên những bãi cát trắng
của tả ngạn song Nin vẫn sừng sững những Kim tự tháp hình chop. Hình ảnh Kim
tự tháp và tượng Nhân sư trở thành biểu tượng cho văn minh Ai Cập tổn tại mãi
mãi với thời gian. Vì vậy, Các Mác đã khẳng định, Kim tự tháp là ‘kết quả vĩ đại”
sinh ra từ những “hợp tác đơn giản”. Một mặt nó là sự kết tịnh của những nỗi đau
khổ khủng khiếp, của sự hi sinh hangf chục vạn nơ lệ, nhưng mặt khác nó là bản
anh hùng ca của thành quả lao động sáng tạo và “Bất cứ thứ gì cũng sợ thời gian,
nhưng thời gian lại sợ Kim tự tháp”.
2.2.4. Sử dụng kênh hình trong hoạt động luyện tập.
Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức đã học, vận dung kiến thức sự hiểu
biết của bản thân để giải quyết các bài tập.Giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng thực


13

hành với kênh hình, khai thác triệt để kiến thức bổ sung cho kênh chữ, tập trả lời các
câu hỏi theo mức độ để ghi nhớ và mở rộng kiến thức.
*Ví dụ minh hoạ: Ở hoạt động luyện tập bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đơng
Nam Á từ đầu cơng ngun đến thế kỉ X, u cầu HS tìm hiểu ý nghĩa lá cờ của tổ
chức ASEAN.
Trước hết, GV cho HS quan sát lá cờ của tổ chức ASEAN trong SGK.

Sau đó u cầu HS tìm hiểu biểu tượng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay.
GV gợi ý HS theo nội dung sau:
- Lá cờ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một trong những biểu trưng
chính thức của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN). Lá
cờ có biểu tượng chính thức của tổ chức ASEAN trên nền xanh. Lá cờ ASEAN
tượng trưng cho sự hồ bình, bến vững, đồn kết và năng động của ASEAN.
- Biểu tượng bó lúa ở trung tâm: tượng trưng cho ngành kinh tế chủ đạo của

các nước Đông Nam Á là nông nghiệp trồng lúa nước (được kế thừa và phát triển
trải qua hàng nghìn năm lịch sử).
- Các thân cây lúa là biểu tượng cho các quốc gia ASEAN (ban đầu là 5 quốc
gia sáng lập và Bru-nây (tham gia năm 1984). Đến năm 1995, đã bổ sung thêm
bốn thần cây lúa thể hiện tầm nhìn của ASEAN bao gổm cả 10 quốc gia trong khu
vực (Đông Ti-mo mới tách ra từ In-đô-nê-xi-a vào năm 2002).
- Vòng tròn tượng trưng cho sự thống nhất của 10 quốc gia Đông Nam Á.
- Bốn màu của lá cờ: xanh, đỏ, trắng, vàng. Màu xanh tượng trưng cho hồ
bình và sự ổn định. Màu đỏ thể hiện động lực và can đảm. Màu trắng nói lên sự
thuần khiết. Màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng. Đây cũng là bốn màu chủ
đạo trên quốc là của 10 nước thành viên ASEAN.
2.2.5. Sử dụng trong hoạt động vận dụng.


14

Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Lâu nay đối với người dạy hay lãng quên kĩ năng này thường hay khai thác kênh chữ và
kênh hình, cịn các kĩ năng hướng dẫn học sinh đọc khai thác lược đồ tranh ảnh ít quan
tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức, cho nên kĩ năng vẽ lược đồ đơn giản còn hạn chế. Vì
vậy giáo viên hướng dẫn các em học sinh về nhà vẽ lược đồ đơn giản dực vào những
lược đồ trong sách giáo khoa để phát triển năng lực thẩm mĩ,hội hoạ cho các em.
Để học sinh có thể khai thác triệt để kênh hình trong từng hoạt động dạy học,
trong mỗi bài học, việc đầu tiên giáo viên cần định hướng dẫn cho học sinh ghi
nhớ các bước khai thác kênh hình chung nhất và thường xuyên yêu cầu học sinh
thực hiện khai thác kênh hình tuân thủ đủ các bước để hình thành thói quen, kỹ
năng tư duy khai thác kênh hình để chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh.
Từ đó, giáo viên cần hệ thống các dạng kênh hình và các bước khai thác, mục
đích khai thác trong từng đơn vị kiến thức. Đặc biệt, giáo viên linh hoạt xây dựng
hệ thống câu hỏi, tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm

chất năng lực học sinh.
Giúp các em học sinh biết cách khai thác kiến thức từ kênh hình. Trước một
hình ảnh hay lược đồ lịch sử, các em khơng chỉ nhận biết được hình ảnh bề mặt mà
đường nét thể hiện cịn hiểu sâu, nói lưu lốt được nội dung mà kênh hình biểu đạt.
*Ví dụ minh hoạ: Ở hoạt động vận dụng, bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ
thế kỉ II đến thế kỉ X, GV cho HS quan sát hình ảnh một di tích văn hố Chăm ở
nước ta


15

GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy viết một đoạn giới thiệu về một di tích văn
hố Chăm ở nước ta. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của
di tích?
GV giới thiệu khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn
- Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính
khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,
cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam.
- Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc tôn giáo của Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ
XIII), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn
chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết
của ngọn núi Mê-ru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).
- Hầu hết các đền tháp và các cơng trình phụ đều được xây bằng gạch với
một kỹ thuật tinh tế. Các mơ típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những
tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ
giáo … Sự kết hợp hài hịa với những mơ típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng
tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh
động.
- Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shi-va là vị thần
được tôn thờ tại vương quốc Chăm-pa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều

Chăm-pa xây dựng để thờ thần Shiva.
- Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách
trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo phong cách của người Ấn Độ. Nhưng rồi
dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Theo thời gian, qua giao tiếp với các
nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chăm-pa; đền tháp
tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện
các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong
suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của
các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến
trong đời sống văn hóa.
Tại Thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy
nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần
cuối cùng bằng đá vào năm 1234.Nhưng rất tiếc là xây dựng chưa hồn thành.
Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn nó có nền như ngày nay, phía trên là đống
gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong (theo Vòng tròn Mỹ Sơn, tác


16

giả Parmentier, 1904). Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ
trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu
tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao
nhất của Thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho
thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngơi đền đầu tiên vào thế kỷ IV.
- Tuy chỉ là những cơng trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến
trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp
giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chăm-pa xưa đã tạo cho các
đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.
- Đến năm 1999, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESCO
cơng nhận là di sản văn hóa thế giới.

* Biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích:
- Khi thực hiện trùng tu các khu di tích, cần đảm bảo việc:
+ Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích.
+ Trùng tu, khơi phục lại di tích phải gắn liền với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về
mặt lịch sử, nghệ thuật.
+ Nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kĩ thuật và vật liệu trùng tu phù hợp với
từng di tích.
- Tuyên truyền, vận động người dân chung tay góp sức cùng các cơ quan
chức năng của địa phương để bảo vệ, bảo tồn di tích.
2.3. Hướng dẫn học sinh khai thác từng dạng kênh hình.
Bộ mơn Lịch sử và Địa lý nói chung và phân mơn Lịch sử lớp 6 nói riêng
được biên soạn với nhiều dạng kênh hình khác nhau vừa mang tính thẩm mĩ, vừa
chứa đựng nhiều nội dung kiến thức lịch sử cơ bản. Việc khai thác tốt các dạng
khác nhau kích thích học sinh hứng thú học tập bộ mơn đồng thời học sinh có thể
ghi nhớ nội dung kiến thức tốt hơn qua hình ảnh. Để tận dụng tối ưu kênh hình vào
giảng dạy giúp học sinh học tốt hơn bộ môn, tôi đã nghiên cứu và tổ chức hướng
dẫn học sinh khai thác từng dạng kênh hình cụ thể:
2.3.1. Khai thác kênh hình là tranh ảnh lịch sử.
Trong phân môn Lịch sử 6 với chương trình mới SGK được thiết kế khá
phong phú về tranh ảnh, kênh hình. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh khai thác
triệt để các kênh hình ở trong tất cả các hoạt động dạy học.
*Cách thức thực hiện được tiến hành như sau:
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát khái quát kênh hình.


17

Bước 2: GV đưa ra các câu hỏi gợi mở theo các mức độ như: tên bức tranh
đó? Bức tranh miêu tả cái gì, hoạt động gì, nội dung gì? Qua bức ảnh em nhận xét,
suy nghĩ gì?

Bước 3: HS suy nghĩ độc lập, trao đổi thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV khái quát, phân tích để HS hiểu đầy đủ nội dung.
*Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1. Kênh hình là một hình ảnh
Bài 3: Thời gian trong lịch sử - Hoạt động mở đầu.
Giáo viên hướng dẫn HS khai thác kiến thức hình 1: Một tờ lịch treo tường

- Mục tiêu: Học sinh biết được các thơng tin có trong tờ lịch
- Nội dung: Giải thích vì sao một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau.
- Sản phẩm: Học sinh báo cáo kết quả
- Tổ chức thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn HS khai thác kiến thức kênh hình1.Một tờ lịch treo
tườngtheo các bước sau:
Bước 1: HS quan sát tồn bộ bức ảnh Hình 1. Một tờ lịch treo tường
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi theo các mức độ để HS trao đổi, báo cáo
Câu 1. Quan sát vào Hình 1, em hãy giới thiệu những thơng tin có trong tờ lịch?
Câu 2.Vì sao trong cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau?
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, báo cáo kết quả


18

Bước 4: Giáo viên nhận xét và bổ xung
- GV có thể gợi ý để HS đưa ra các nhận xét khi quan sát tờ lịch: Trên tờ lịch
có ghi hai ngày khác nhau, ở góc phải cịn ghi thêm: ngày Q Sửu, tháng Bính
Thân, năm Tân Sửu.
- Sau đó dựa vào phần lí giải của học sinh Vì sao trong cùng một tờ lịch lại
ghi hai ngày khác nhau? Giáo viên đi đến nhận xét (Đó là cách tính và ghi thời
gian trên tờ lịch theo cả ngày âm lịch và Cơng lịch). Dựa vào đó, GV dẫn dắt HS
vào Hoạt động hình thành kiến thức:

Ví dụ 2: Kênh hình gồm nhiều hình ảnh
Khi dạy Bài 4 : Nguồn gốc lồi người, Mục 1. Q trình tiến hố từ Vượn người
thành người.

- Mục tiêu: Học sinh so sánh được sự khác nhau giữa vượn người, người tối
cổ, người tinh khôn


19

- Nội dung: Chỉ ra sự khác nhau về thời gian xuất hiện, thể tích não, dáng
đứng.
- Sản phẩm: Học sinh báo cáo kết quả
- Tổ chức thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn HS khai thác kiến thức ở Hoạt động khám phá: kênh
hình 3.3 Người tối cổ và người tinh khơntheo các bước sau:
Bước 1: HS quan sát kênh Hình 3.3. Người tối cổ và người tinh khôn
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi theo các mức độ để HS trao đổi trả lời
Câu 1. Q trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua mấy giai đoạn? Đó là
những giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó?
Câu 2. Em rút ra đặc điểm nào cho sự tiến hóa của người tối cổ so với vượn người.
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, báo cáo kết quả.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và bổ xung
Lồi người có nguổn gốc từ loài Vượn người. Từ một nhánh của loài Vượn
người đã phát triển lên thành Người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước
đây.
- Người tối cổ hầu như đã đi đứng hoàn toàn bằng hai chân. Hai chi trước
được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn và dần dần trở thành hai tay. Thể tích
não cũng có sự thay đổi Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình,
nhưng Người tối cổ đã là người. Đây là bước tiến triển nhảy vọt từ vượn thành

người, là thời kì đầu tiên của lịch sử loài người.
GV kết luận: Đến khoảng 15 vạn năm cách ngày nay, Người tối cổ trở
thành Người tinh khôn hay còn gọi là Người hiện đại. Với sự xuất hiện của Người
tinh khơn, q trình tiến hố từ Vượn người thành người đã hồn thành. Các nhà
khoa học tìm thấy các bộ xương người hóa thạch và xác định được niên đại chứng
tỏ con người đã xuất hiện trên trái đất cách đây hàng triệu năm, đập tan những
quan điểm duy tâm về nguồn gốc loài người (do một đấng thần linh nào đó sáng
tạo ra)
Qua các bước thực hiện khai thác kênh hình sẽ phát huy được các năng lực tự
chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó, có
ý thức tìm hiểu về thời gian trong lịch sử hay về lịch sử nguồn gộc lồi người. Hình
thành cho các em tư duy kiến thức lịch sử và từ đó sẽ hình thành các phẩm chất như
chăm chỉ, u nước… làm cho các em u thích mơn học hơn.
2.3.2. Khai thác kênh hình là chân dung các bản phục dựng tái hiện giai
đoạn lịch sử hay nhân vật lịch sử.
Chân dung các bản phục dựng tái hiện giai đoạn lịch sử haycác nhân vật lịch
sử là chủ đề khiến học sinh tị mị, muốn tìm hiểu và ngưỡng mộ. Vì vậy, khai thác


20

kiến thức qua chân dung các bản phục dựng tái hiện giai đoạn lịch sử hay nhân vật
lịch sử giúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh và đọng lại lâu hơn.
*Cách thức thực hiện
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát khái quát kênh hình.
Bước 2: GV đưa ra các câu hỏi gợi mở theo các mức độ như: em hãy mô tả
lại bản phục dựng và nhân vật trong bức ảnh (trang phục, dáng vẻ, nét mặt, cử
chỉ....)
Bước 3: HS suy nghĩ độc lập, trao đổi thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV khái quát, phân tích để HS hiểu đầy đủ nội dung.

*Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ: Khi dạy Bài 10: Hi Lạp và La Mã cổ đại - Mục III Nhà nước đế chế La
Mã cổ đại. GV cho HS quan sát Hình 7. Bản phục dựng tượng Ốc-ta-vi-út(63 TCN
-14) - người mở đầu thời kì đế chế La Mã.

U
íVí dụ: Khi dạy bài
10. Hi Lạp

Hình 7. Bản phục dựng tượng Ốc-tavi-út (63 TCN -14) - người mở đầu

đại.

thời kì đế chế La Mã.

- Mục tiêu: Giúp HS xác định được chân dung, hình dáng, trang phục một
giai đoạn lịch sử
- Nội dung: Hiểu được vai trò của những nhân vật lịch sử.
- Sản phẩm: HS nêu được những chi tiết quan sát được.
- Tổ chức thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn HS khai thác kiến thức kênh hình 5.1 bản phục dựng
người băng Ốt-ditheo các bước sau:
Bước 1: HS quan sát kênh Hình 7. Bản phục dựng tượng Ốc-ta-vi-út(63 TCN 14) - người mở đầu thời kì đế chế La Mã.


21

Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi theo các mức độ để HS trao đổi trả lời. Có thể
sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho học sinh hoạt động nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1. Quan sát bản phục dựng Tượng Ốc-ta-vi-út, em thu được những thơng
tin gì? (trang phục, dáng vẻ, nét mặt, cử chỉ)?
Câu 2. Từ thơng tin đó em thấy nhân vật có cơng lao đóng góp gì đối với dân
tộc. Từ đó đã đánh dấu mốc lịch sử gì?
Câu 3. Cảm nhận của em về nhân vật đó (u mến, kính phục...)?
Câu 4. Em học tập được gì từ nhân vật đó?...
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận, báo cáo kết quả.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và bổ xung
Học sinh quan sát vào kênh hình sẽ phát hiện được:
Câu 1. Hình ảnh bản phục dụng cho thấy quyền lực tập chung vào tay Hoàng
đế.
Câu 2. Ốc-ta-vi-út là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã trị vì từ năm 27
TCN đến khi qua đời năm 14 TCN
Từ năm 27 TCN dưới thời của Ốc-ta-vi-út (Octavius), La Mã chuyển sang
hình thức nhà nước đế chế.
Câu 3. HS tự bộc lộ
Câu 4. Hs tự bộc lộ
- GV mở rộng cho HS: Từ một thành bang nhỏ bé ở miền trung bán đảo l-taly, La Mã đã dẩn mở rộng lãnh thổ và trở thành một đế chế rộng lớn. Năm 27
TCN, dưới thời của Ơc-ta-vi-út (Octavius), La Mã chuyển sang hình thức nhà
nước đế chế.
Ốc-ta-vi-út hiểu rằng sự chuyên quyền và chế độ quân chủ là những thứ
không hề được người La Mã ưa thích. Những nhà cai trị độc tài trong thời Cộng
hịa đều khơng nắm quyền được lâu và sự kiện ám sát Julius Caesar vẫn cịn đó để
cảnh tỉnh Ốc-ta-vi-út. Ốc-ta-vi-út không muốn bị xem như một tên bạo chúa
chun quyền, vì vậy mà ơng tìm cách hợp pháp hóa địa vị của mình thơng qua
Viện ngun lão. Vào năm 27 TCN, Ốc-ta-vi-út tuyên bố trao trả quyền hành của
mình về tay Viện nguyên lão một cách rất có tính tốn. Viện ngun lão, lúc đó
gồm tồn những người ủng hộ ông và được ông dàn xếp trước, đã từ chối và khẩn
cầu ông ở lại. Ốc-ta-vi-út chấp thuận và trở thành Augustus. Một thỏa thuận được
xác lập giữa Viện nguyên lão và Augustus, thường gọi là Thỏa thuận thứ nhất,

trao cho ông quyền hợp pháp để cai trị mọi người. Augustus đã đạt được thứ mình


22

cần, và từ đây mở ra thời đại thịnh trị Pax Romana của La Mã. Ông thường được
xem như vị hoàng đế vĩ đại nhất của Đế chế La Mã và đã đặt những nền móng
vững chắc cho sự phát triển qua hàng thế kỷ của nó.
Ốc-ta-vi-út là người đã đưa La Mã bước vào kỉ nguyên hoàng kim của quyền
lực và thương mại ở Địa Trung Hải. Vào thời kì Ốc-ta-vi-út, Rơ-ma (Rome) được
xây dựng nguy nga, tráng lệ như lời tuyên bố của ông: "Ta đã nhận một Rô-ma
bằng gạch và để lại một Rô-ma bằng cẩm thạch".
Qua các bước thực hiện khai thác kênh hình sẽ phát huy được các năng lực tự
chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó làm
cho các em có ý thức tìm hiểu về một nhân vật lịch sử của một gia đoạn để lại ấn
tượng lâu hơn, u thích mơn học hơn.
2.3.3. Khai thác kênh hình là lược đồ, bản đồ.
Trước khi chỉ lược đồ cần giới thiệu tên lược đồ, các chú giải, ký hiệu, quy
ước, màu sắc... HS đứng chếch phía bên phải khơng che khuất tầm quan sát của
HS dưới lớp, dùng que chỉ chỉ chính xác vào các địa điểm hoặc đường danh giới,
đường mũi tên... sau đó thực hiện theo các bước:
*Cách thức thực hiện
Bước 1: Cho HS đọc kênh chữ, nắm được các sự kiện tiêu biểu. Quan sát
lược đồ, bản đồ, nắm vững quy ước, chú thích trên lược đồ.
Bước 2: Gv nêu yêu xác định vị trí các quốc gia cổ đại, các điều kiện tự nhiên
hay yêu cầu tường thuật một sự kiện hoặc diễn biến 1 cuộc tấn công, trận đánh.
Bước 3: HS xác định vị trí trên lược đồ hay tường thuật diễn biến..., HS
khác quan sát, nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv nhận xét, kết luận. Có thể gọi HS khác lên xác định vị trí, tường
thuật hồn chỉnh hoặc Gv xác định hay tường thuật mẫu cho HS quan sát.

*Ví dụ minh hoạ1:
Khi dạy bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại - Phần 1. Tặng phẩm của những
dịng sơng


23

Hình 3. Lược đồ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
- Mục tiêu: Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dịng sơng, đất đai
màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
- Nội dung:
+ GV sử dụng lược đồ hình 3 để giới thiệu cho HS xác định được vị trí khu
vực phương Đơng trên lược đồ thế giới
+ HS quan sát lược đồ hình, kết hợp đọc tài liệu (kênh chữ SGK trang 30 31), hoạt động cá nhân trong 10 phút để hoàn thành nhiệm vụ .
- Sản phẩm. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Tổ chức thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn HS khai thác kiến thức kênh hình 3 - Lược đồ Ai Cập và
Lưỡng Hà cổ đại theo các bước sau:
Bước 1: Cho HS đọc kênh chữ, quan sát lược đồ, nắm vững quy ước, chú
thích trên lược đồ
Bước 2: GV nêu yêu cầu xác định vị trí, các điều kiện tự nhiên như sơng
ngịi, diện tích đất đai...
? Xác định vùng cư trú chủ yếu của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Hiện
nay các quốc gia nào thuộc Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?


24

?Các dịng sơng lớn đã đem lại những thuận lợi gì cho người Ai Cập và
Lưỡng Hà cổ đại?

?Nhận xét về tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn
minh Ai Cập, Lưỡng Hà
Bước 3: HS thực hiện theo yêu cầu, HS khác quan sát, nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, kết luận (có thể gọi HS khác lên xác định lại cho chính
xác hơn sau khi GV đã chỉ ra những hạn chế của bạn)
Giáo viên yêu cầu HS chú ý lược đồ, giải thích cho học sinh các kí hiệu trên
lược đồ và gợi ý trả lời bằng một số câu hỏi theo các mức độ tư duy. Sau đó, GV
hướng dẫn HS xác định vị trí các quốc gia, điều kiện tự nhiên, hệ thống sơng ngịi,
đất đai màu mỡ....và đi đến nhận xét các yếu tố đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho
quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có sự phát triển về nơng nghiệp cũng như
trao đổi buôn bán.
- Xác định được vùng cư trú: (HS chỉ được trên lược đồ Ai Cập và Lưỡng Hà
cổ đại)
+ Cư dân Ai Cập cổ sinh sống chủ yếu ở khu vực Bắc Phi dọc theo lưu vực
sông Nin
+ Cư dân Lưỡng Hà cổ sinh sống chủ yếu ở khu vực Tây Á dọc lưu vực
sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát
- Các quốc gia hiện nay thuộc Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
+ Ai Cập vẫn thuộc Ai Cập ngày nay
+ Lưỡng Hà thuộc I-rắc, đông Xi-ri, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, tây nam I-ran.
- Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ
đại
+ Vị trí địa lí khá thuận lợi nằm trên đường trung chuyển hàng hóa giữa châu
Á và châu Phi. Là cửa ngõ để vào khu vực châu Phi, Tây Á thúc đẩy hoạt động
buôn bán phát triển và tiếp thu được sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc.
- Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới sự hình thành nền văn minh được thể
hiện chủ yếu sau đây:
+ Do đất đai màu màu mỡ, dễ canh tác... kinh tế nông nghiệp phát triển sớm,
năng suất cao, sớm tạo ra của cải dư thừa. Do đó, nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà
hình thành sớm, cả khi chưa có đồ sắt.



25

+ Do nhu cầu hợp tác làm thuỷ lợi, chinh phục các dịng sơng,... cư dân đã
sớm liên kết thành các công xã, tạo điếu kiện cho nhà nước ra đời sớm.
+ Do nhu cầu chinh phục các dịng sơng, phát triển kinh tế,... nên người Ai
Cập và Lưỡng Hà có nhiều phát minh quan trọng phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp (phát minh ra cái cày, bánh xe, phát triển thiên văn học, chinh phục các
dịng sơng,...).
*Ví dụ minh hoạ 2:
Khi dạy bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X - Phần 2. Ngô Quyền và
chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mục b. Trừ ngoại xâm dạy sóng Bạch Đằng

- Mục tiêu:
+ Nêu được diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc đấu tranh giành độc lập của Ngô
Quyền.
+ Đánh giá được công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc.
- Nội dung: GV định hướng, hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ học tập
sau:
+ Khai thác tư liệu lịch sử, làm việc nhóm.


×