Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ảnh hưởng của độ mặn và dụng cụ ấp trứng lên tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá Chìa vôi (Proteracanthus sarissophorus, Cantor 1850) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.27 KB, 2 trang )

Ảnh hưởng của độ mặn và dụng cụ ấp trứng
lên tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá Chìa vôi
(Proteracanthus sarissophorus, Cantor 1850)






Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và dụng cụ ấp trứng lên tỷ lệ nở và tỷ lệ thụ
tinh trong sinh sản nhân tạo cá Chìa vôi (Proteracanthus sarissophorus, Cantor
1850) được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ (Bà Rịa-
Vũng Tàu). Trứng được ấp ở 5 độ mặn khác nhau và trong hai dụng cụ ấp là khay
nhựa và bể đáy chóp.

Kết quả cho thấ
y độ mặn không ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thụ tinh nhưng ảnh hưởng
lớn đến tỷ lệ nở của cá chìa vôi. Trong số 5 độ mặn nghiên cứu 22, 24, 26, 28 và
30‰ (thí nghiệm 1), chỉ có độ mặn 24‰ cho tỷ lệ thụ tinh cao hơn (74,5±2,1)%
các độ mặn còn lại; tỷ lệ nở ở các độ mặn 22‰ [(49,9±5,1)%], 24‰ [(56,0±1,6)%]
và 26‰ [(53,2±1,4)%] không khác biệt và cao hơn đáng kể so với 28‰
[(29,3±4,9)%] và 30‰ [(22,1±2,3)%]. Trong số 3 độ mặn nghiên cứu 23, 24 và
25‰ (thí nghiệm 2), tỷ lệ thụ tinh không khác biệt, dao động từ (20,0±2,0)% đến
(22,3±2,5)%; tỷ lệ nở ở 23‰ thấp hơn so với 24‰ và 25‰ trong cả hai trường
hợp ấp bằng khay nhựa hay b
ể compozit. Dụng cụ ấp không ảnh hưởng đến tỷ lệ
thụ tinh, nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ nở và chất lượng ấu trùng.

Nguồn: Đặng Tố Vân Cầm, Hoàng Thanh Lịch, Nguyễn Hữu Thanh,Trần Kim
Đồng, Nguyễn Thái Dương, Nguyễn Văn Hảo. 2012. Ảnh hưởng của độ mặn và
dụng cụ ấp trứng lên tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở


của cá Chìa vôi (Proteracanthus
sarissophorus, Cantor 1850). Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ - Viện
NCNT Thủy sản II.

×