Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

ảnh hưởng các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.9 KB, 43 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH Ơ
KHOA THỦY SẢN
LÊ VĂN LĨNH
ẢNH HƯỞNG CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU
LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ K ÈO
(Pseudapocryptes lanceolatus , Bloch 1801)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
2
KHOA THỦY SẢN
LÊ VĂN LĨNH
ẢNH HƯỞNG CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU
LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ K ÈO
(Pseudapocryptes lanceolatus , Bloch 1801)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG
2009
3
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Ban chủ nhiệm
khoa thủy sản trường Đại Học Cần Th ơ đã tạo điều kiện cho tôi đ ược học tập và
nghiên cứu suốt khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Ts. Đỗ Thị Thanh Hương đã tận tình
hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành lu ận văn này.
Tôi xin chân thành c ảm ơn thầy Ts. Trần Ngọc Hải đ ã giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện và hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành c ảm ơn thầy cố vấn học tập lớp nuôi trồng thủy sản khó a 31 là


Ts. Vũ Ngọc Út đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi thành thật cảm ơn anh Nguyễn Trường Giang học viên cao học khóa 13 đã cùng
tôi thực hiện đề tài, chỉ dẫn tôi thực hiện v à hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành c ảm ơn cán bộ nghiên cứu là chị Nguyễn Hương Thùy
và chị Nguyễn Thị Kim Hà đã hết lòng chỉ dẫn tôi thực hiện đề t ài và xin được gởi
lời cảm ơn đến các thầy, cô, cán bộ nghi ên cứu Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến
thủy sản đã tận tình hỗ trợ tôi trong thời gian th ực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành c ảm ơn!
4
TÓM TẮT
Cá kèo (Pseudopocryptes lanceolatus) đang được người nuôi rất quan tâm trong các
mô hình nuôi luân canh tôm – cá kèo, nuôi kết hợp tôm – cua – cá kèo, mô hình
muối – cá kèo luân canh. Để góp phần tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng loài cá này
đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau l ên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống
của cá kèo được thực hiện nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng tr ưởng và
tỉ lệ sống của cá k èo. Thời gian thực hiện đề tài là 120 ngày, thí nghi ệm được bố trí
với 6 nghiệm thức là 0‰, 5‰, 10‰, 15‰, 20‰, 30‰ và mỗi nghiệm thức lặp lại 3
lần. Với nguồn cá thí nghiệm có chiều d ài dao động từ 8,63 – 8,76cm/con và khối
lượng dao động từ 2,98 – 3,01g/con, được bố trí 30 con trên bể 200L, mức nước
20cm, có dây nylon làm giá th ể, cho ăn 2 lần/ngày bằng thức ăn viên dạng nổi có
hàm lượng đạm từ 38 – 40% và cho ăn 3- 5% khối lượng thân trên ngày. Sau khi kết
thúc thí nghiệm cá có chiều dài dao động từ 15,72 – 17,16cm/con và khối lượng dao
động từ 15,18 – 17,93g/con, nghiệm thức 0‰ sau 15 ngày nuôi cá bắt đầu chết và
chết hoàn toàn sau 20 ngày nuôi. Tăng trư ởng nhanh nhất là nghiệm thức 10‰ và
khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05) so với các nghiệm thức c òn lại, thấp nhất là
nghiệm thức 30‰ và khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05) so với nghiệm thức
5‰, 15‰ nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống k ê (p>0,05) so với nghiệm thức
20‰. Tỉ lệ sống dao động từ 76,7 – 86,7%, cao nhất là nghiệm thức 10‰ và khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 30‰ nhưng khác bi ệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất là nghiệm

thức 30‰ nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức 5‰,
15‰ và 20‰. Hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất là nghiệm thức 10‰, kế đến là
nghiệm thức 15‰ và cao nhất là nghiệm thức 30‰, vì vậy nên nuôi thương phẩm cá
kèo ở độ mặn từ 10‰ – 15‰.
5
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Biến động nhiệt độ n ước trong thời gian thí nghiệm 14
Bảng 2: Biến động pH trong thời gian thí nghiệm 15
Bảng 3: Chiều dài trung bình cá qua 120 ngày nuôi (cm) 19
Bảng 4: Khối lượng trung bình cá qua 120 ngày nuôi (gam) 21
Bảng 5: Tăng trưởng trung bình tương đối theo chiều dài (%/ngày) 23
Bảng 6: Tăng trưởng trung bình tương đối theo khối lượng (%/ngày) 25
Bảng 7: Tỉ lệ sống trung bình qua các tháng trong th ời gian thí nghiệm 31
Bảng 8: Hệ số chuyển hóa thức ăn 32
6
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1 : Hệ thống bể bố trí thí nghiệm 11
Hình 2: Biến động NO
2
-
trong thời gian thí nghiệm 16
Hình 3: Biến động NO
3
-
trong thời gian thí nghiệm 17
Hình 4: Biến động NH
4
-
trong thời gian thí nghiệm 18
Hình 5: Tăng trưởng tuyệt đối trung bình theo chiều dài (cm/ngày) 24

Hình 6: Tăng trưởng tuyệt đối trung bình theo khối lượng (g/ngày) 27
Hình 7: Sự tương quan giữa chiều và khối lượng cá ở các độ mặn khác nhau 29
7
MỤC LỤC
MỤC LỤC 7
Phần 1. GIỚI THIỆU 8
Phần 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 9
I. Đặc điểm sinh học của cá k èo 9
1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái 9
2. Đăc điểm phân bố .10
3. Đặc điểm dinh dưỡng 11
4. Đặc điểm sinh trưởng 11
5. Đặc điểm sinh sản .11
II. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của động vật
thủy sản 12
III. Tình hình nuôi cá kèo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 14
Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 17
I. Vật liệu nghiên cứu 17
1. Đối tượng nghiên cứu 17
2. Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm 17
II. Phương pháp nghiên c ứu 17
III. Phương pháp xử lý số liệu 20
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
I. Biến động các yếu tố môi tr ường trong thời gian thí nghiệm 21
1. Nhiệt độ 21
2. pH 22
3. NO
2
-
23

4. NO
3
-
24
5. TAN 25
II. Ảnh hưởng các độ mặn khác nhau l ên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo 26
1. Sinh trưởng 26
2. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng 36
3. Tỷ lệ sống 38
4. Hệ số chuyển hóa thức ăn 39
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 40
I. Kết luận 40
II. Đề xuất 40
Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
8
Phần 1. GIỚI THIỆU
Thuỷ sản Việt Nam trong nhữ ng năm gần đây đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản luôn đứng h àng đầu trong các mặt h àng
xuất khẩu của Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc l àm tăng GDP của cả
nước. Cùng với xu thế chung đó, một đại bộ phận n gười dân đã chuyển dần từ việc
trồng các cây nông nghiệp truyền thống sang nuôi trồng thuỷ sản, với mục đích nâng
cao thu nhập của gia đình. Bên cạnh tôm sú thì một số loài cá có giá trị kinh tế cao
như: cá mú, cá ch ình, cá chẽm, cá măng cũng đang được quan tâm nhằm đa dạng
hóa loài nuôi. Nuôi cá biển và cá nước lợ là một hướng mở mới cho ngành thuỷ sản,
đã có bước khởi động ngoạn mục với cá c loài cá giò, cá mú, cá tráp, … với các hình
thức nuôi lồng, bè. Bên cạnh những loài cá có giá trị kinh tế cao được nhiều người
ưu chuộng nói trên thì cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus , Bloch 1801) cũng là
đối tượng được nhiều người quan tâm. Trong những năm gần đây nuôi cá k èo phát
triển rộng khắp ở một số tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu L ong (ĐBSCL) như:
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh … nhưng hiệu quả nhất là nuôi xen canh với

chân ruộng sản xuất muối hoặc tôm sú từ qu ảng canh đến bán công nghiệp .
Do là đối tượng mới được quan tâm nên các đặc điểm sinh thái, sinh lí, thủy lý
hóa…cũng chưa được nghiên cứu nhiều, mặt khác hiện tại chủ yếu đ ược nuôi luân
canh với con tôm nên chưa xác định được độ mặn phù hợp nhất cho sinh trưởng và
phát triển của đối tượng này. Xuất phát từ thực tế nó i trên nên thực hiện đề tài “ Ảnh
hưởng các độ mặn khác nhau l ên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá k èo
(Pseudopocryptes lanceolatus , Bloch 1801) là thật sự cần thiết.
Mục tiêu đề tài:
Nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng tr ưởng và tỉ lệ sống của cá kèo.
Góp phần cung cấp thông tin nhằm cải tiến kỹ thuật nuôi đáp ứng nhu cầu sả n xuất.
Nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ
sống của cá kèo.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian: Nghiên cứu sẽ được thực hiện từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2009.
Địa điểm: Tại khoa thuỷ sản Tr ường Đại học Cần Thơ.
9
Phần 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
I. Đặc điểm sinh học của cá k èo
1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái
Theo Mai Đình Yên (1992), ở Nam Bộ Việt Nam có 2 loại cá k èo: cá kèo vẩy nhỏ
(Pseudapocryptes lancaulatus, Bloch 1801) và cá kèo vẩy to (Pseudapocryptes
serperaster). Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì ở ĐBSCL
cũng có 2 loại cá k èo là vẫy to và vẫy nhỏ. Cũng theo 2 tác giả n ày thì cá kèo vẫy
nhỏ (Pseudapocryptes lancaulatus, Bloch 1801) có vị trí phân loại nh ư sau:
Bộ: Perciformes.
Họ: Apocrypteidae.
Giống: Pseudapocryptes.
Loài: Pseudapocryptes lanceolatus.
Pseudapocryptes lanceolatus, Bloch 1801
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá kèo vẩy nhỏ có đầu

nhỏ, hình chóp, mõm tù h ướng xuống, miệng trước hẹp. Rạch miệng ngang kéo dài
đến đường thẳng đứng kẻ qua cạnh sau mắt. Răng h àm trên một hàng, đỉnh tà, răng
trong nhỏ mịn. Răng hàm dưới một hàng mọc xiên thưa, đỉnh tà và có một đôi răng
chó ở sau mấu tiếp hợp của hai x ương răng. Không có râu, dư ới mõm có hai mép
râu nhỏ phủ lên môi trên. Mắt tròn và nhỏ nằm phía lưng của đầu, gần chót m õm
hơn gần nắp mang. Khoảng cách giữa hai mắt hẹp, nhỏ h ơn hoặc tương đương với
10
một phần hai đường kính của mắt. Lỗ mang hẹp, m àng mang phát triển phần dưới
dính với eo mang.
Thân hình trụ, thon dài, hơi hẹp bên, phần sau xương chẩm có hai đường sóng nổi
có phủ vẩy. Cuống đuôi ngắn, d ài cuống đuôi nhỏ hơn cao cuống đuôi.
Theo Nguyễn Nhật Thi (2000), thân được phủ lên một lớp vẫy tròn, vẫy trên hàng
dọc thân dài hơn 200 cái và g ần toàn thân được phủ vẩy, và cũng theo tác giả này cá
kèo vẩy nhỏ còn có tên khác là cá bóng lân, chi ều dài bằng 7 lần chiều cao v à bằng
5,5 lần chiều dài đầu. Bụng vàng nhạt, vây lưng, vây ngực và vây đuôi màu xanh
nhạt, còn vây bụng và vây hậu môn màu vàng nhat.
Hai vi lưng rời nhau, khoảng cách giữa hai vi l ưng này lớn hơn chiều dài của góc vi
lưng thứ nhất. Khởi điểm vi hậu môn sau khởi điểm vi l ưng thứ hai nhưng kết thúc
ngang nhau. Hai vi b ụng dính nhau tạo thành giác bám dạng hình phễu, miệng phễu
bầu dục, vi đuôi dài nhọn.
Cá có màu xám ửng vàng, nửa trên của thân có khoảng 7-8 sọc đen hương xéo về
phía trước, các sọc này rõ về phía đuôi, bụng có m àu vàng nhạt. Các vi ngực, vi
bụng và vi hậu môn có màu vàng đậm, vi lưng và vi đuôi có màu vàng xám và c ó
nhiều hàng chấm đen vát ngang các tia vi đuôi.
2. Đăc điểm phân bố
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá kèo v ẩy nhỏ
(Pseudapocrytes lanceolatus, Bloch 1801) sống chủ yếu ở vùng nước lợ, mặn nhưng
cũng có thể sống ở vùng nước ngọt. Chúng làm hang ở các bãi bùn và có thể trườn
lên trên các bãi nà y. Cá kèo phân bố rộng từ Ấn Độ, Thái Lan, đến M ã Lai, quần
đảo Ấn Độ - Úc Châu, ĐBSCL Vi ệt Nam và Trung Quốc. Theo Nguyễn Nhật Thi

(2000), ngoài ra cá kèo còn phân b ố ở Singapo, Indonesia, Nhật Bản, Ta hiti,
Andaman, Penang và theo tác gi ả này thì cá kèo cũng có thể sống trong n ước ngọt.
Theo Kotteelat và Whitten (1996) thì nhi ệt độ thích hợp cho cá k èo từ 23 –28
o
C.
Tuy nhiên theo Dương Nh ựt Long và ctv (2004) thì cá kèo có kh ả năng sống và phát
triển bình thường ở nhiệt độ từ 27,5 đến 34,5
o
C (được trích dẫn bởi Võ Thành Toàn,
2005). Theo Boyd (1990) , nhiệt độ thích hợp cho các lo ài thuỷ sản nuôi dao động từ
25 –28
o
C. Cá kèo có khả năng chịu đựng được điều kiện môi trường khắc nghiệt do
có tập tính sống vùi trong hang nên dù cho nhi ệt độ môi trường biến động cá vẫn có
khả năng sinh trưởng và phát triển (Dương Nhựt Long và ctv, 2004).
11
Theo Das (1934) thì cá kèo v ẫy nhỏ có khả năng hô hấp trực tiếp khí trời nhờ v ào
cấu tạo đặc biệt của khoang nắp mang. Khoan g nắp mang là dạng biến đổi của phổi
và có chức năng giống như cơ quan hô hấp phụ như cơ quan hô hấp phụ của cá trê
và cá sặc. (trích bởi Nguyễn Tấn Nh ơn, 2008).
3. Đặc điểm dinh dưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đắc Định và ctv (2002) thì cá kèo là loà i có tập
tính ăn thiên về thực vật do tỷ lệ giữa chiều d ài ruột (Li) và chiều dài chuẩn (Lc) là
3,27 lớn hơn 3, kết quả này phù hợp với đề nghị của Nikolskii (1963) (đ ược trích
dẫn bởi Trần Đắc Đinh và ctv, 2002). Khi phân tích thành ph ần thức ăn trong ống
tiêu hoá của cá kèo cho thấy tảo khuê, tảo lam và mùn bã hữu cơ là chủ yếu. Trong
đó tảo khuê luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong chuỗi thức ăn (83,1%), kế đến l à các bùn
bã hữu cơ trong nền đáy (14,9%), tảo lam (1,9%). Ngo ài ra một số ít động vật ph ù
du cũng được tìm thấy trong chuổi thức ăn của cá k èo, bao gồm Copepoda (0,06%),
Cladocera (0,03%). Qua k ết quả phân tích cho thấy cá k èo (Pseudapocryptes

lanceolatus, Bloch 1801) sống trong môi trường rất giàu tảo khuê và mùn bã hữu cơ,
nền đáy bùn hay bùn cát. Khi triều xuống cá kèo có thể tìm thức ăn là mùn bã hữu
cơ trên nền đáy (Trần Đắc Đinh và ctv 2002).
Cá kèo là loài ăn tạp nên ngoài thức ăn tự nhiên có trong ao như: động, thực vât phù
du, sinh vật sống bám, bùn bã hữu cơ … cá còn ăn được thức ăn tự chế v à thức ăn
công nghiêp.
4. Đặc điểm sinh trưởng
Theo Trần Đắc Định và ctv (2002), khi khảo sát ở vùng ven biển Bạc Liêu thì mối
tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá kèo được xác định dựa vào số liệu của
508 mẫu cá có chiều dài tổng từ 10,1 – 20,3 cm. Khi phân tích theo các tham s ố tăng
trưởng thì chiều dài cực đại của cá có thể đạt 22 ,1 cm, với tốc độ tăng trưởng
0,81%/năm, cá có kích c ở nhỏ sẽ tăng trưởng nhanh hơn cá lớn và khi cá đạt chiều
dài cực đại thì tốc độ tăng trưởng của cá sẽ chậm lại (theo Võ Thành Toàn, 2005).
5. Đặc điểm sinh sản
Theo Trần Đắc Định và ctv (2002) thì kích thước tuyến sinh dục của cá k èo rất nhỏ
và chỉ quan sát được đến giai đoạn III trong 7 giai đoạn phát triển đ ược đề nghị bởi
Holden và Raitt (1974). Tuy ến sinh dục của cá đạt đ ến giai đoạn cao nhất (giai đoạn
III) bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 02 năm sau, tuy nhi ên các giai đoạn thành thục
tiếp theo vẫn chưa quan sát được. Qua theo dõi từ tháng 5 đến tháng 7 cho thấy lại
xuất hiện một chu kỳ th ành thục mới chỉ phát hiện đ ược đến giai đoạn II (52,38%).
12
Từ tháng 3 và tháng 4 ít thấy cá kèo xuất hiện nên không thể quan sát được giai
đoạn phát triển tuyến sinh dục v ào hai tháng này.
Chỉ số thành thục GSI (Gonado Somatic Index) của lo ài (Pseudapocryptes
lanceolatus, Bloch (1801) đạt cao nhất từ tháng 6 đến tháng 8 v à từ tháng 10 đến
tháng 01 năm sau. Tuy nhiên s ự biến đổi chỉ số thành thục là không lớn vì trong
lượng tuyến sinh dục của cá t ương đối nhỏ so với khối lượng cơ thể. Theo Trần
Trung Thuận (2005), chỉ số thành thục cả cá kèo khi khảo sát tại Bạc Liêu là tương
đối nhỏ (0,01 – 0,336g) so với khối lượng cơ thể (7,45 – 21,45g) và ở Vĩnh Châu –
Sóc Trăng chỉ số thành thục dao động trong khoảng 0 ,002 – 0,3578g. Từ tháng 3

đến tháng 4 ít thấy cá k èo xuất hiện như vậy cũng có thể đây là thời điểm cá sinh
sản. Vào khoảng tháng 5 – 6 (tức khoảng tháng 4 –5 âm lịch) thấy có nhiều cá k èo
con xuất hiện nghĩa là sau thời gian sinh sản khoảng 02 tháng th ì có xuất hiện cá kèo
con (Trần Đắc Định và ctv 2002).
II. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của
động vật thủy sản
Trong tự nhiên nồng độ muối là một giới hạn sinh thái t ương đối lớn đối với thủy
sinh vật. Tùy theo đặc điểm sinh thái, sinh lý của từng lo ài mà có thể sống ở những
nơi có nồng độ muối thích hợp khác nhau, phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển
của từng loài. Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến quá tr ình tăng trưởng và tỷ lệ sống
của động vật thuỷ sản (Nguyễn Văn Th ường, 2006). Theo Đặng Ngọc Thanh
(1973), nhu cầu về muối của cơ thể thủy sinh vật và quan hệ về nồng độ muối giữa
cơ thể với môi trường ngoài thể hiện rỏ nhất ở giới hạn phân bố theo nồng độ muối
ở thủy sinh vật, mỗi lo ài sinh vật nói chung chỉ sống ở n ơi có nồng độ muối phù
hợp, khi nồng độ muối thay đổi sẽ l àm thay đổi áp suất thẩm thấu v à ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi chất. Giữa cơ thể thủy sinh vật và môi trường nước có một quan
hệ nhất định về thành phần và nồng độ muối hay gọi l à quan hệ thẩm thấu, đó là
điều kiện để sinh vật sống b ình thường.
Theo Boeuf và Patrck (2001) , thống kê các nghiên cứu báo cáo từ năm 1971 đến
năm 1995 của nhiều tác giả về ảnh h ưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng và phát
triển của một số loài cá nước ngọt và nước lợ cho rằng: trong phần lớn các loài, sự
thụ tinh của trứng, sự phát triển của phôi, sự sinh tr ưởng của ấu trùng là tuỳ thuộc
vào độ mặn, tỷ lệ chuyển hoá thức ăn lấy v ào và thức ăn tiêu thụ. Các số liệu cũng
đã cho thấy giới hạn của thức ăn lấy v ào và kích thích sự chuyển đổi thức ăn phụ
thuộc rất lớn vào độ mặn của môi trường. Nhiệt độ và độ mặn có sự tương tác qua
13
lại với nhau. Tác giả cũng cho rằng ngoài các yếu tố môi trường khác thì nồng độ
muối cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá.
Theo Đào Minh H ải (2006), khi khảo sát các nông hộ nuôi cá k èo ở Vĩnh Châu –
Sóc Trăng thì độ mặn trong suốt quá trình thu mẫu dao động từ 9 - 33‰. Theo Phạm

Thái Nguyên (2005), cá kèo có ngư ỡng độ mặn 0 - 95‰, khả năng chịu đựng LC
50
-
96 của nghiệm thức 10‰ và 20‰ là cao nh ất và có tỉ lệ sống trung bình 80% và
73%, nghiệm thức 30‰ có tỉ lệ sống 67‰, còn nghiệm thức 0‰ và 40‰ có ti lệ
sống lần lượt là 53% và 40%.
Theo Nguyễn Tấn Nhơn (2008), khi nuôi cá kèo thương ph ẩm ở trên bể ở các mật
độ khác nhau từ 50 – 150 con/m2 ở mức độ mặn là 10‰ với nguồn giống ban đầu từ
4,09cm và 0,56g thì sau 30 ngày nuôi chi ều dài và khối lượng trung bình dao động
từ 8,56 - 9,70cm và 4,12 – 5,24g. Sau 60 ngày nuôi chi ều dài và khối lượng trung
bình dao động từ 13,01 - 13,83cm và 11,35 – 13,38g. Sau 90 ngày nuôi chi ều dài và
khối lượng trung bình dao động từ 16,87 - 17,78cm và 19,34 – 20,66g. Về tốc độ
tăng trưởng thì sau 15 ngày nuôi t ốc độ tăng trưởng rất nhanh từ 7,32 – 9,55%/ngày
theo khối lượng và 2,37 – 3,49%/ngày theo chi ều dài, so với giai đoạn từ 75 – 90
ngày thì tốc độ tăng trưởng giảm đi nhiều từ 0,41 – 0,49 %/ngày về chiều dài và
0,48 – 0,49%/ngày về khối lượng.
Theo kết quả nghiên cứu của Phan Quốc Thoại (1999), khi nghiên cứu các độ mặn
0‰, 10‰ và 20‰ từ cá hương lên cá giống của cá chẽm (Lates calcarifer) thì tốc
độ tăng trưởng dao động từ 0,0157 – 0,0179g/ngày và cao nhất là nghiệm thức 0‰.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến tỷ lệ sống Cá Ðù đỏ
(Sciaenops ocellatus) trong 20 ngày ương cho th ấy: ở độ mặn từ 12 -14‰ tỷ lê sống
đạt 14%; Nghiệm thức độ mặn từ 15-17‰ tỷ lệ sống đạt 13%; Nghiệm thức độ mặn
từ 18-19‰ tỷ lệ sống đạt 15%; Nghiệm thức độ mặn từ 20-22‰ tỷ lệ sống đạt 12%.
(, 16/04/2008).
Cotton Charles et al (1999), nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ tăng
trưởng của cá vược đen (Centropristis striata) sống ở biển có khối lượng ban đầu
9,2g, được bố trí theo các nghiệm thức có độ mặn lần l ượt là 10‰, 20‰ và 30‰,
với thời gian thí nghiệm là 3 tháng trong hệ thống tuần hoàn. Kết quả thí nghiệm
cho thấy, sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá ở hai nghiệm thức độ
mặn 20‰ và 30‰ khác biệt không có ý nghĩa thống k ê (p>0,05). Tuy nhiên tốc độ

tăng trưởng của cá ở cả hai nghiệm thức tr ên đều lớn hơn có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với nghiệm thức có độ mặn 10‰.
14
Nghiên cứu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá vền đen (Acanthopagrus butcheri ) tiền
trưởng thành với thời gian là 6 tháng. Cá vền đen tiền trưởng thành có thể sống và
tăng trưởng ở độ mặn từ 0 đến 48‰. Ở độ mặn 60‰ cá bị sốc, tuy nhi ên ảnh hưởng
đến tỷ lệ sống thì không ý nghĩa. Cá nuôi ở độ mặn 24‰ có tỷ lệ tăng tr ưởng (SGR)
là 2,34±0,33%/ngày và t ỷ lệ này thì lớn hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với cá nuôi ở độ
mặn 60‰ (2,16±0,04%/ng ày). Ở độ mặn 24‰ cá tăng tr ưởng nhanh nhất, lượng
thức ăn ăn vào và hệ số FCR cũng rất hiệu qu ả (Gavin et al, 2001).
Theo Nguyễn Thị Hồng Thắm (2002), khi nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn
khác nhau là 0‰, 5‰
,
10‰
,
15‰
,
20‰
,
25‰, 30‰ lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của
cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis ) thì nghiệm thức 10‰ cho tỉ lệ sống
cao nhất và thấp nhất là 30‰ và nghiệm thức 10‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê so
với nghiệm thức 20‰ và 30‰. Nghiệm thức 0‰ thì chết 100% sau khi thuần v à
nồng độ muối không ảnh h ưởng đến tăng trưởng của cá chẻm trong quá tr ình thí
nghiệm.
Theo Lê Thanh Hòa (2008), khi nghiên c ứu ảnh hưởng các độ mặn khác nhau l ên
tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon) là 3‰ , 15‰ , 25‰ , 36‰ thì nghiệm
thức 3‰ cho tốc độ tăng trưởng tuyệt đối lớn nhất v à khác biệt có ý nghĩa thống k ê
(p<0,05) so với nghiệm thức 15‰, các nghiệm thức còn lại khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).

Theo Nguyễn Thanh Thoại (2008), Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau (0 ‰
,3‰,6‰, 9‰,12‰) lên tăng trưởng của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus )
giai đoạn giống sau 45 ng ày nuôi thì tăng trưởng tuyệt đối của nghiệm thức 12‰ l à
cao nhất với tốc độ tăng trưởng trung bình là 0,35 g/ngày và nh ỏ nhất là 9‰ với tốc
độ tăng trưởng trung bình 0,15 g/ngày và khác bi ệt có ý nghĩa thống kê so với các
nghiệm thức còn lại (p<0,05), Tuy nhiên, tăng trư ởng tuyệt đối của nghiệm thức 0‰
và 3‰ khác biệt không có ý nghĩa (p<0,05). Sau 75 ngày thì tăng trưởng tuyệt đối
của nghiệm thức 12‰ vẫn cao nhất với tốc độ tăng trưởng 0,28 g/ngày nhưng nhỏ
nhất là nghiệm thức 6‰ với tốc độ tăng trưởng 0,20 g/ngày và khác bi ệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức c òn lại.
III. Tình hình nuôi cá kèo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Cá kèo là đối tượng rất quen thuộc với ng ười dân Đồng Bằng Sông Cửu Long, nghề
nuôi cá kèo xuất hiện từ rất lâu nh ưng chủ yếu là nuôi quảng canh trong rừng ngập
mặn ven biển một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do nhu cầu thực phẩm ng ày
càng tăng lên về chất lượng cũng như đa dạng hóa về nguồn thực phẩm cho nội địa
15
và con tôm đang trong t ình trạng mất giá thì những năm gần đây cá k èo được xem là
đối tượng nuôi người dân đồng bằng h ướng tới nhưng vẫn còn nuôi theo kiểu tự phát
hoặc xen canh với tôm sú. Theo thống k ê của ngành nông nghiệp hai tỉnh có diện
tích nuôi cá kèo lớn nhất khu vực ĐBSCL l à Sóc Trăng và Bạc Liêu, hiện có khoảng
1,500ha mặt nước từ đất nuôi tôm và sản xuất muối được “cá kèo hóa”.
Hiện tại có nhiều mô hình nuôi cá kèo khác nhau nh ư xen canh tôm – cá kèo, luân
canh tôm – cá kèo, cá kèo – rừng, thâm canh hoặc bán thâm canh t ùy theo mật độ và
nuôi cá kèo trên ruộng muối. Theo Lê Kim Yến (2005), khi khảo sát nghề nuôi cá
kèo thương phẩm ở Bạc Liêu thì chủ yếu là nuôi kết hợp: cá – tôm – cua – rừng, bán
thâm canh, cá – tôm – cua, cá muối luân canh và mô hình luân canh cá – muối
chiếm tỉ lệ cao nhất (44 ,4%). Nếu nuôi thả cá với mật độ 3 -10con/m
2
thì không cần
cho thêm thức ăn còn nếu nuôi ở mật độ cao h ơn thì phải bổ sung thêm thức ăn cho

cá.
Do đặc điểm sống và thích nghi với các độ mặn từ 0 - 40‰, nhưng môi trường thích
hợp cho cá kèo là độ mặn 5-10‰, pH 7-8,5, độ kiềm 100-150mg/l (theo Trung tâm
Khuyến ngư Bạc Liêu). Theo Phạm Thái Nguyên (2005), cá kèo có ngư ỡng nhiệt
độ 11,7 – 43,7
o
C, pH là 2,03 – 11,8 và pH dao động từ 3,6 – 9,5 thì cá hoạt động
bình thường , oxy là 0,15 và ngưỡng độ mặn là 0 – 95,3‰, tuy nhiên cá kèo là loài
rộng muối, độ mặn cá có thể chịu đựng đ ược sau 96 giờ là từ 0 – 40‰ và tỉ lệ sống
cao nhất là 10‰ với tỉ lệ sống 80% sau 96 giờ và kế đến là 20‰ với tỉ lệ sống
73,3%.
Với mật độ thả giống khoảng 30 con/m
2
mặt nước thì ao nuôi 3000-5000m
2
tốn
khoảng 10-12 triệu đồng tiền cá giống, chỉ cho cá ăn thức ăn công nghiệp trộn với
cám trong tháng nuôi đ ầu tiên, từ tháng thứ hai trở về sau cho đến khi thu hoạch ( 3,5
- 4 tháng) chỉ cho cá ăn cám. Sau 6 tháng nuôi trừ chi phí con giống v à thức ăn thì
người dân tại Nhà Mát – Bạc Liêu còn lời gần 80 triệu đồng.
( . Cập nhật 27/10/2008)
Theo Nguyễn Tấn Nhơn (2008), sau khi điều tra năng xuất v à hiệu quả kinh tế của
mô hình nuôi cá kèo thâm canh trong ao đất thì thu được trung bình là 262692602
đồng/ha/vụ. Lợi nhuận v à tỉ suất lợi nhuận trung b ình là 90368960 đồng/ha/vụ và
46%. Và khi tác giả này so sánh với mô hình nuôi tôm sú với mật độ 30 – 40 con/m2
ở Bạc Liêu có mức lãi ròng là 49749000 đồng và tỷ suất lợi nhuận là 33,33%. Mặt
khác mô hình nuôi cá kèo thí chi phí đầu tư tương đối thấp hơn mô hình nuôi tôm
sú.
16
Với diện tích từ vài ha ban đầu nuôi luân canh cá k èo trên ruộng muối ở Bạc Liêu

đến nay đã tăng lên gần 5000 ha rãi đều khắp các tỉnh ven biển ĐBSCL. Ng ày nay
nghề nuôi cá kèo đã thật sự phát triển khi chuyển dần từ h ình thức nuôi quảng canh
cải tiến với năng suất 500 -700 kg/ha, thu nhập từ 20-25 triệu đồng/ha lên nuôi thâm
canh với năng suất đạt 4 -5 tấn/ha, thu nhập từ 80 -100 triệu đồng/ha.
(, 16/4/2008).
Ở Trà Vinh nuôi cá kèo sau v ụ tôm cho lãi cao, mô hình có tổng diện tích 1ha, thả
nuôi 600000 con cá kèo gi ống (kích cỡ từ 4000 -5000 con/kg). Sau th ời gian nuôi 6
tháng, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp loại 26% đạm, tỷ lệ sống đạt 50%, sản
lượng thu hoạch đạt 7200 kg. Với giá bán b ình quân 45000 đồng/kg, sau khi trừ các
khoản chi phí (thức ăn, con giống, cải tạo ao), thu l ãi 204,2 triệu đồng. Đây là mô
hình nuôi cá kèo thu được lợi nhuận cao nhất từ tr ước đến nay và được thực hiện
trong ao sau vụ nuôi tôm sú ( , cập nhật 12/5/2008).
Theo Trần Thị Thu Nga, thử nghiệm nuôi thương phẩm cá kèo (Pseudapocryptes
lanceolatus, Bloch 1801) ở các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thành Phú tỉnh Bến Tre”
năm 2004 – 2005 với các mật độ nuôi khác nhau 10 con /m
2
và 20 con/m
2
, kết quả
cho thấy ở mật độ 20 con/m
2
thì đạt hiệu quả cao hơn với tỉ lệ sống cao hơn từ
19,5% - 29,8%, năng suất từ 600 – 1420kg/ha/vụ. (trích bởi Nguyễn Tấn Nhơn,
2008).
Về hiệu quả kinh tế từ mô h ình nuôi cá kèo theo m ột số chủ hộ ở Bạc Li êu, Sóc
Trăng cho rằng: do mới chuyển đổi từ mô h ình nuôi tôm sang nuôi cá kèo nên ng ười
dân chưa có kinh nghi ệm nhiều về phòng bệnh và chưa có biện pháp chửa trị hiệu
quả nên tỉ lệ sống chưa cao nên ảnh hưởng đến năng suất rất lớn. Năng suất trung
bình 6048 kg/ha, tổng chi 113377000đ/ha, lợi nhuận trung b ình 191963000đ/ha.
(Lâm Hoàng Khải, 2007).

17
Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
I. Vật liệu nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Các thí nghiệm nghiên cứu sẽ được thực hiện trên cá kèo (Pseudapocryptes
lanceolatus, Bloch 1801).
2. Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm và vật liệu thí nghiệm
Bể nhựa Composite 200 L 18 cái.
Bể nhựa Composite 1m
3
Xô nhựa, khay nhựa, cân điện tử
Dụng cụ đo độ mặn, pH, nhiệt độ, hệ thống phân tích TAN, NO
-
2,
NO
-
3
.
Hoá chất xử lý và phân tích môi trư ờng.
Cá kèo thí nghiệm được mua từ các nông hộ khai thác tự nhiên, chọn cá khoẻ, không
bị xây xát, không bị nhiễm bệnh .
Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng nổi với
hàm lượng đạm từ 38 – 40% đạm
Một số dụng cụ khác có li ên quan trong quá trình thí nghi ệm tại phòng thí nghiệm.
II. Phương pháp nghiên c ứu
Thí nghiệm được bố trí gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần, bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên với mật độ 30 con/bể 200 L.
- Nghiệm thức 1:0
o

/
oo
- Nghiệm thức 2 :5
o
/
oo
- Nghiệm thức 3 :10
o
/
oo
- Nghiệm thức 4 :15
o
/
oo
- Nghiệm thức 5 : 20
o
/
oo
- Nghiệm thức 6 : 30
o
/
oo
Nước: Nước ót có độ mặn khỏang 80 – 120‰ pha với nước ngọt cho đến khi độ
mặn đạt tương ứng với các nghiệm thức (C
1
V
1
= C
2
V

2
).
18
Nguồn cá: Cá giống thu từ khai thác tự nhiên kích cỡ 2,98 – 3,01g/con ở độ mặn
30‰. Cá được thuần hóa độ mặn t ương ứng với các nghiệm thức tr ước khi bố trí
vào bể thí nghiệm (giảm 2
o
/
oo
trên ngày).
Hình 1 : Hệ thống bể bố trí thí nghiệm
Thức ăn và cách cho ăn: Trong quá tr ình thí nghiệm cho cá ăn thức ăn công nghiệp
dạng nổi, cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn bằng 3 - 5% khối lượng thân tùy theo
giai đoạn phát triển của cá và vớt thức ăn thừa nếu có sau 3 giờ để tính FCR.
Hệ số chuyển hóa thức ăn tính 2 tháng cuối trong quá tr ình thí nghiệm.
Trong qua trình nuôi có để giá thể dây nilon để cho cá.
Siphon, thay nước: Trong thời gian thí nghiệm siphon, thay n ước 02 ngày/lần.
Lượng nước thay 40-60%/lần.
Thời gian thí nghiệm: 04 tháng.
Thu mẫu và phân tích mẫu:
- Thu mẫu các yếu tố môi tr ường: Nhiệt độ đo 02 lần/ngày (sáng, chiều) bằng nhiệt
kế. pH đo 02 lần/ngày (sáng, chiều) bằng máy đo pH. Tổng đạm TAN, NO
2
, NO
3
10
ngày/ lần bằng phương pháp Indophenol Blue và Gress llosvay. .
19
- Thu mẫu phân tích ảnh hưởng của độ mặn l ên quá trình tăng trưởng và tỷ lệ sống :
+ Thời gian thu mẫu: Mỗi lần thu 30 mẫu cá/bể. Nhịp thu mẫu mỗi tháng một lần.

+ Cách phân tích: Cân kh ối lượng và đo chiều dài mẫu mỗi lần thu, sau đó thả trở lại
bể nuôi. Xác định lượng cá còn lại trong bể để tính tỷ lệ sống .
Mỗi ngày theo dõi khả năng bắt mồi và biểu hiện của cá.
Các chỉ tiêu thu thập và công thức tính toán :
Tăng trưởng tuyệt đối trên ngày theo khối lượng (Daily weight Gain – DWG)
(g/ngày):
W
t
– W
0
DWG = ———————
T
Trong đó: W
0
: Khối lượng cá ban đầu bố trí thí nghiệm
W
t
: Khối lượng cá ở thời điểm t
T : Thời gian nuôi
Tăng trưởng tuyệt đối trên ngày theo chiều dài (Daily length Gain – DLG)
(cm/ngày):
L
t
– L
0
DLG = ———————
T
Trong đó: L
0:
Chiều dài cá ban đầu bố trí thí nghiệm

L
t
: Chiều dài cá ở thời điểm t
T : Thời gian nuôi
Tăng trưởng tương đối theo khối lượng (Specific Growth Rate - SGR) (%/ngày):
SGR = 100*(lnW
t
– lnW
0
)/T
Trong đó: W
0
: Khối lượng cá ban đầu bố trí thí nghiệm
W
t
: Khối lượng cá ở thời điểm t
T : Thời gian nuôi
20
Tăng trương tương đối theo chiều dài (%/ngày):
SLR = 100*(lnL
t
– lnL
0
)/T
Trong đó: L
0:
Chiều dài cá ban đầu bố trí thí nghiệm
L
t
: Chiều dài cá ở thời điểm t

T : Thời gian nuôi
Xác định tỷ lệ sống :
N
t
Tỷ lệ sống(%) ═ ——————x 100%
N
0
Trong đó: N
0
: Số lượng cá ban đầu bố trí thí nghiệm
N
t
: Số lượng cá ở thời điểm t
Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) = L ượng thức ăn cá ăn vào/W
t
– W
0
Trong đó: W
0
: Khối lượng cá ban đầu bố trí thí nghiệm
W
t
: Khối lượng cá ở thời điểm t
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng :
W = aL
b
Trong đó: W: Khối lượng
L: Chiều dài
a: Hệ số thực nghiệm
b: Hệ số mũ phương trình

III. Phương pháp xử lý số liệu
Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mền Excel v à chương trình SPSS.
21
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. Biến động các yếu tố môi tr ường trong thời gian thí nghiệm
1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến thủy sinh vậ t, tất cả các giai
đoạn phát triển của cá đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nước. Nhiệt độ ảnh hưởng
đến quá trình trao đổi chất, sự bắt mồi, sự tăng tr ưởng…Theo định luật Vant Hoff:
khi nhiệt độ tăng 10 độ th ì tốc độ phản ứng tăng 2 -3 lần. Theo Rowland (1986) cho
rằng: Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sinh sản v à sống sót của các loài tôm, cá nuôi
tương đối rộng, nhưng khoảng nhiệt độ cho tăng tr ưởng cực đại thì rất hẹp (trích bởi
Nguyễn Đình Trung, 2002).
Nhiệt độ biến động rất nhỏ trong thời gian thí nghiệm, sự biến động này được trình
bày trong bảng 1:
Bảng 1: Biến động nhiệt độ n ước trong thời gian thí nghiệm
Nghiệm thức
0‰
5‰
10‰
15‰
20‰
30‰
Sáng
26,6±0,55
26,5±0,64
26,5±0,68
26,4±0,65
24,4±0,64
26,4±0,61

Tháng 1
Chiều
27,0±0,47
26,9±0,56
26,9±0,63
26,8±0,58
26,8±0,60
26,9±0,56
Sáng
0,0
26,7±0,67
26,7±0,65
26,7±0,66
26,6±0,67
26,7±0,66
Tháng 2
Chiều
0,0
27,5±0,72
27,6±0,73
27,5±0,68
27,5±0,72
27,6±0,73
Sáng
0,0
25,6±0,86
25,7±0,80
25,7±0,74
25,7±0,77
25,7±0,76

Tháng 3
Chiều
0,0
26,7±0,76
26,8±0,73
26,7±0,69
26,6±0,68
26,6±0,70
Sáng
0,0
24,7±0,98
24,8±0,95
24,8±0,94
24,7±0,95
25,6±1,09
Tháng 4
Chiều
0,0
25,6±1,09
25,7±1,11
25,6±1,09
24,8±0,97
25,7±1,13
Chú ý: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Từ bảng 1 cho thấy sự ch ênh lệch nhiệt độ giữa các nghiệm thức không lớn, nhiệ t độ
biến động trung bình từ 24,4 – 27,6
O
C và nhìn chung cũng nằm trong khoảng thích
hợp cho cá. Theo Boyd (1990) nhiệt độ thích hợp cho các lo ài thuỷ sản nuôi dao
động từ 25 –28

o
C và nhiệt độ trong thời gian t hí nghiệm nằm trong khoảng thích
hợp cho cá, nhưng trong th ời gian thí nghiệm có một v ài ngày trời lạnh làm nhiệt độ
nước xuống thấp nhỏ h ơn 24
O
C nên cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. Theo
Lê Văn Cát và ctv (2006), thì nhiệt độ là yếu tố quan trọng nh ất tới nuôi trồng thủy
22
sản, nó ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hầu hết các thông số khác đặc tr ưng
cho chất lượng nước như: tốc độ và cân bằng phản ứng hóa học , khả năng bốc hơi
và hòa tan các loại khí, ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sinh lý, sinh hóa của
động vật và thực vật thủy sinh, cũng theo tác giả này thì các loài thủy sản vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới sẽ phát triển chậm khi nhiệt độ d ưới 25
O
C và có thể bị chết khi
nhiệt độ dưới 10
O
C hoặc 15
O
C. Sự chênh lệch nhiệt độ trong ng ày không quá 1
O
C,
chênh lệch này phù hợp với đề nghị của Nguyễn Đ ình Trung là: tôm, cá có thể chịu
đựng sự thay đổi nhiệt độ l à 0,2
O
C/phút.
2. pH
Yếu tố pH cũng là yếu tố quan trọng đến thủy sinh vật, pH có thể chỉ thị môi tr ường
tốt hay xấu và mỗi loài cũng có khả năng thích ứng được các khoảng pH khác nhau.
pH cao hay thấp đều ảnh hưởng tới thủy sinh vật , pH ảnh hưởng đến cân bằng các

hóa trình hóa học, sinh học trong nước như là cân bằng ammoniac, sunfua hydro, clo
hay ion kim loại… Theo Boyd (1990), pH thích hợp cho sự phát triển của cá là từ
6,5 – 9. pH có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tôm, cá nh ưng thường pH
ảnh hưởng trực tiếp là chủ yếu thông qua NH
3
, NH
4
+
. Sự biến động của pH đ ược
trình bày ở bảng 2:
Bảng 2: Biến động pH trong thời gian thí nghiệm
Nghiệm thức
0‰
5‰
10‰
15‰
20‰
30‰
Sáng
8,3±0,23
7,8±0,18
7,8±0,22
7,7±0,22
7,7±0,22
7,8±0,16
Tháng 1
Chiều
8,4±0,16
7,9±0,18
7,8±0,23

7,8±0,22
7,8±0,20
7,8±0,14
Sáng
0,0
7,9±0,14
7,9±0,13
7,9±0,19
7,9±0,24
7,8±0,25
Tháng 2
Chiều
0,0
8,0±0,14
8,0±0,13
7,9±0,18
7,9±0,25
7,8±0,24
Sáng
0,0
8,0±0,18
7,9±0,15
7,9±0,14
7,8±0,14
7,8±0,15
Tháng 3
Chiều
0,0
8,0±0,18
7,9±0,15

7,9±0,14
7,8±0,14
7,8±0,15
Sáng
0,0
8,0±0,17
7,9±0,17
7,9±0,17
7,8±0,17
7,8±0,16
Tháng 4
Chiều
0,0
8,0±0,19
7,9±0,15
7,9±0,15
7,8±0,17
7,8±0,14
Chú ý: Giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
pH trong trong suốt thời gian thí nghiệm rất ph ù hợp cho sự phát triển của cá, dao
động trung bình từ 7,7 – 8,4 và không có sự chênh lệch nhiều giữa sáng và chiều
(không quá 0,1). Giữa các nghiệm thức không có sự ch ênh lệch nhiều trong suốt thí
23
nghiệm. Nhưng vẫn có xu hướng cao hơn ở nghiệm thức 0‰ và 5‰ do nguồn nước
ngọt thí nghiệm có pH t ương đối cao, tuy nhiên không ảnh hưởng đến tăng trưởng
của cá.
3. NO
2
-
Trong quá trình thí nghi ệm NO

2
-
chủ yếu là do quá trình phân hủy sinh ra từ
ammonia thành nitrat, nó c ũng là tác nhân gây độc cho động vật thủy sản. NO
2
-
cao
có thể xâm nhập vào cơ thể cá qua mang. Theo Trương Quốc Phú (2006) giá trị
LC
50
-96 giờ đối với loài cá nước ngọt từ 0,66 – 2,00mg/l, nhưng theo Crawford và
Allen thì tính độc của nitrite giảm khi độ mặn tăng.
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100. 110. 120.
Thời điểm thu mẫu (ngày)
Hàm lượng NO2 (ppm)
Độ mặn 0%o
Độ măn 5%o
Độ mặn 10%o
Độ mặn 15%o
Độ mặn 20%o
Độ mặn 30%o
Hình 2: Biến động NO
2

-
trong thời gian thí nghiệm
Nhìn vào hình 1 ta thấy, sự biến động NO
2
-
không đều trong quá trình thí nghiệm,
tháng đầu giá trị NO
2
-
tương đối thấp và ngày càng tăng cao trong th ời gian cuối thí
nghiệm. Giá trị trung b ình các nghiệm thức thấp nhất vào tháng 1 và cao nhất vào
cuối tháng 3 đầu tháng 4 của thí nghiệm. G iá trị trung bình dao động từ 0,11 – 0,26
ppm, đạt cao nhất vào ngày thứ 100 của thí nghiệm và thấp nhất là ngày thứ 10 của
thí nghiệm. Sau 20 ngày thí nghiệm cao nhất là nghiệm thức 0‰ (0,17ppm), thấp
nhất là nghiệm thức 15‰ (0,12ppm). Trung bình thí nghi ệm thí cao nhất là nghiệm
thức 15‰ (0,26ppm), thấp nhất là nghiệm thức 5‰, 20‰ (0,24ppm), nghiệm thức
10‰ và 30‰ đạt trung bình (0,25ppm).
Theo Simon và Mathew (1994), hàm lư ợng NO
2
-
<1mg/l còn có thể chấp nhận trong
ao nuôi cá (trích bởi Huỳnh Trường Giang, 2003).
24
Kết quả này còn tương đối thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Nh ơn
(2008) khi thực nghiệm nuôi cá k èo trên bể là dao động từ 0,03 – 0,4 ppm.
NO
2
-
tuy có biến động trong thời gian thí nghiệm nh ưng giữa các nghiệm thức
không có sự chênh lệch nhiều nên không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

4. NO
3
-
NO
3
-
là sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa nên trong môi tr ường nước NO
3
-
là hiện diện phổ biến nhất, độc tính của NO
3
-
đối với động vật thủy sản l à rất thấp,
theo Trương Quốc Phú, hàm lượng NO
3
-
thích hợp trong ao nuôi cá là từ 0,1 –
10mg/l.
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100. 110. 120.
Thời điểm thu mẫu (ngày)
Hàm lượng NO3 (ppm)
Độ mặn 0%o Độ mặn 5%o Độ mặn 10%o
Độ mặn 15%o Độ mặn 20%o Độ mặn 30%o
Hình 3: Biến động NO

3
-
trong thời gian thí nghiệm
Biến động NO
3
-
cao nhất vào cuối tháng thứ 2 và đầu tháng thứ 3 trong thời gian thí
nghiệm, biến động trung b ình hàm lượng NO
3
-
dao động từ 0,68 – 1,47ppm, thấp
nhất là nghiệm thức 0‰ (0,68ppm) sau 20 ngày nuôi, nhưng qua 4 tháng thí nghi ệm
hàm lượng trung bình thấp nhất là nghiệm thức 5‰ (1,20ppm) và cao nhất là
nghiệm thức 20‰ (1,47ppm). Nồng độ NO
3
-
cao nhất trong thời gian thí nghiệm l à
2,31ppm, hầu như các nghiệm thức không có sự ch ênh lệch nhiều trong suốt qua
trình thí nghiệm, sự biến động thấp nhất trong thời gian thí nghiệm l à nghiệm thức
25
5‰ và cao nhất là nghiệm thức 30‰, biến động này rất thấp so với sự khuyến cáo
của Trương Quốc Phú nên NO
3
-
được xem là rất an toàn.
5. TAN
TAN là tổng hàm lượng đạm của NH
3
và NH
4

+
và được gọi là tổng đạm amôn, trong
đó NH
3
là nhân tố độc ảnh hưởng đến tỉ lệ sống v à sinh trưởng, nhưng có thể xem
NH
4
+
là không có hại đối với động vật thủy sản. Trong quá tr ình thí nghiệm TAN có
được chủ yếu là từ thức ăn và chất bài tiết của cá. Theo Trương Quốc Phú, Nguyễn
Đình Trung, Lê Văn Cát thì tỉ lệ giữa NH
4
+
/NH
3
sẽ tăng khi pH giảm và giảm khi
pH tăng, ngoài ra t ỉ lệ này còn phụ thuộc vào nhiệt độ.
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
4.00
10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100. 110. 120.
T hời điểm thu mẫu (ngày)
TAN (ppm)
Độ mặn 0%o Độ mặn 5%o Độ mặn 10%o

Độ mặn 15%o Độ mặn 20%o Độ mặn 30%o
Hình 4: Biến động NH
4
-
trong thời gian thí nghiệm
Hàm lượng TAN trong trong thời gian thí nghiệm luôn tă ng, nhưng không đều tháng
cao tháng thấp. Hàm lượng dao động từ 0,73 – 2,35ppm, Thấp nhất là nghiệm thức
0‰ sau 20 ngày nuôi, các nghi ệm thức còn lại dao động trung b ình từ 2,00 –
2,35ppm, cao nhất là nghiệm thức 20‰. Tất cả các nghiệm thức có h àm lượng gần
như tương đương nhau trong thời gian thí nghiệm. Theo kết quả khảo sát từ thực tế
trong ao nuôi tại Vĩnh Châu – Sóc Trăng của Đào Minh Hải thì hàm lượng TAN dao
động từ 0,27 – 4,54mg/l và tăng dần về cuối vụ nuôi, n ên TAN trong qua trình thí
nghiệm còn thấp hơn nhiều so với kết quả điều khảo sát trong ao nuôi.

×