Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Công nghệ nuôi cá tầm siêu tốc của Trung Quốc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.98 KB, 4 trang )

Công nghệ nuôi cá tầm siêu tốc
của Trung Quốc




Tiếp giáp với Lào Cai là tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), nơi đây được mệnh danh
“thủ phủ” của nghề nuôi cá tầm. Mỗi năm, hàng ngàn tấn cá tầm từ Vân Nam “đổ
bộ” khắp thị trường, trong đó không ngoại trừ Việt Nam. Tuy nhiên, công nghệ
nuôi cá tầm của Trung Quốc đã khiến người chăn nuôi phải rùng mình thốt lên:
“Quá kinh khủng”.

Nuôi 4 tháng to bằng 2 năm

Tại Lào Cai, cá tầm được nuôi nhiều nhất tại huyện Sa Pa, sau đó là Bát Xát, Văn
Bàn và TP Lào Cai. Tính cả huyện Sa Pa hiện nay có 35 cơ sở nuôi giống cá nước
lạnh này.

Cá tầm tại Sa Pa được nuôi trong những hồ nước động, xây bằng bê tông. Từ khi
thả con giống đến cho thu hoạch mất 2 đến 2 năm rưỡi, cá đạt trọng lượng trên 2
kg. Hỏi về công nghệ nuôi cá tầm của Trung Quốc, từ các nhà nghiên cứu, người
nuôi, thậm chí khách du l
ịch là người Trung Quốc đều thốt lên rằng “Quá kinh
khủng”, “Không thể hiểu nổi”.

Một sự thật đáng kinh ngạc đó là, nếu như cá tầm nuôi tại Sa Pa phải đến hơn 2
năm mới đạt trọng lượng bán thì cá tầm Trung Quốc chỉ cần từ 3 – 4 tháng. Ông
Nguyễn Văn Lũy, thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang cho biết, ông đã nuôi cá tầm
nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ nghĩ rằ
ng giống cá này có sự sinh trưởng kinh
hoàng như vậy.



Ông Lũy phân tích, cá tầm là giống cá nước lạnh, ngoài thức ăn, chúng còn phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, nguồn nước, cách chăm sóc. Cả Việt Nam
và Trung Quốc đều đang sử dụng các loại cá tầm giống của Nga và Syria. Riêng
Trung Quốc đã đưa vào nuôi một số giống cá tầm là con lai của hai loại kể trên.

“Kể c
ả có là cá lai đi chăng nữa thì tốc độ sinh trưởng của nó cũng không thể
nhanh như thế được”, ông Lũy khẳng định. Nguồn giống như nhau, khí hậu tương
đồng nhau… vậy đâu mới là “bí kíp” công nghệ nuôi cá tầm 4 tháng của Trung
Quốc.

Theo sự nhận định của ông Lũy, sự khác biệt chính là nằm ở khâu thức ăn cung
cấp cho con cá tầm. Hiện tại, ở Sa Pa nói riêng và cả nước nói chung, thức
ăn cho
cá tầm gần như phải hoàn toàn nhập ngoại. Ở miền Bắc mới chỉ manh nha xuất
hiện một đơn vị sản xuất thức ăn cho cá tầm đóng tại tỉnh Bắc Ninh.

Nói đoạn, ông Lũy dẫn chúng tôi đi thăm kho thức ăn chăn nuôi ngoại vừa mới
nhập về. Toàn bộ số cám mà ông đang dùng cho cá tầm ăn là sản phẩm nhập ngo
ại
có nguồn gốc Phần Lan, Pháp, Hà Lan… Mỗi cân cám kể trên có giá trung bình là
52 nghìn đồng/kg. “Đây là những loại cám tốt nhất cho cá tầm hiện nay rồi. Mình
chưa tự sản xuất được thức ăn cho cá tầm nên phải mua với giá đắt là điều tất
nhiên”, ông Lũy cho hay.

Cách đây vài năm, một số hộ dân nuôi cá tầm tại Sa Pa quyết định sang bên kia
biên giới để tham quan, học hỏi kĩ thuật nuôi của Trung Quốc. Nh
ưng khi sang tới
nơi, tất cả đều bị “choáng” khi biết thời gian nuôi cá tầm tại đây chỉ vỏn vẹn có 4

tháng.

Để hiểu rõ hơn siêu công nghệ kể trên, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Thanh Hải,
GĐ Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh của Viện Nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản I đóng tại Thác Bạc (Sa Pa). Ông Hải khẳng định, việc Trung Quốc nuôi
cá tầm chỉ trong vòng 4 tháng là hoàn toàn có thật. “Mấu chốt của công nghệ
đó
chính là nguồn thức ăn cho cá tầm”, ông Hải nói.

Hiện tại, thức ăn cho cá tầm của Trung Quốc hoàn toàn là sản phẩm sản xuất trong
nước. Việc phối trộn các chất kích thích sinh trưởng vào thức ăn là điều có thể.
Trên thế giới, có rất nhiều nước nuôi cá tầm nhưng chưa ở đâu công nghệ nuôi siêu
tốc như ở Trung Quốc.

Khách du lịch Trung Quốc nói gì?

Từ
Vân Nam, chỉ vài tiếng chạy xe, khách du lịch cũng như hàng hóa của Trung
Quốc đã có mặt trên đất Việt Nam. Đi khảo sát quanh các chợ trên địa bàn thành
phố Lào Cai và thị trấn Sa Pa, thỉnh thoảng tôi bắt gặp một gian hàng bán đồ hải
sản, lác đác xuất hiện một vài chú cá tầm.

Nhờ một người bạn thông thạo tiếng Trung làm công tác phiên dịch, tôi lân la hỏi
chuyện những du khách người Trung Quốc có mặt ở đây. M
ột du khách tên Li cho
biết, chỗ anh ở có rất nhiều cơ sở nuôi và sản xuất giống cá tầm. Khi tôi hỏi có bao
giờ anh ăn cá tầm ở những nơi đó chưa, người này lắc đầu nguầy nguậy.

Người bạn phiên dịch lại rằng “Chưa, chưa bao giờ tôi dám ăn cá tầm ở đấy cả”.
Tôi nhờ bạn hỏi tiếp vì sao lại thế thì Li cười và đáp gọn l

ỏn “Chỉ biết thế thôi”.
Không chỉ người mua mà đến chủ cửa hàng khi được hỏi có phân biệt được đâu là
cá tầm Trung Quốc không cũng lắc đầu bó tay.

Sáng hôm sau, chúng tôi có mặt tại thị trấn Sa Pa và tiếp tục hành trình khảo sát.
Ghé vào một khu chợ hay một quán ăn ở đây, với những câu hỏi như trên, chúng
tôi chỉ nhận được một câu trả lời “Không” hay “Chưa bao giờ”. “Thái độ” của
chính những ng
ười dân Trung Quốc về sản phẩm cá tầm của họ đã phần nào nói
công nghệ chăn nuôi giống cá này.

Tuy nhiên, ngay đến cá tầm được bán tại Sa Pa hay thành phố Lào Cai chắc gì đã
phải là cá tầm “Made in Việt Nam”. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, cá tầm ở
Lào Cai nay có đến 90% là hàng nhập lậu từ Trung Quốc. Và có hay không việc cá
tầm đi đường vòng rồi hợp thức hóa, đội lốt thành cá tầm Sa Pa tuồn xuống Hà Nội
theo diện “tạm nhập tái xuất”.

>> Ông Nguyễn Thanh Hải, GĐ Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh, cho
rằng, việc phân biệt giữa cá tầm Việt Nam và cá tầm Trung Quốc bằng hình thái
bên ngoài là không có căn cứ. Bởi lẽ, cả cá tầm Trung Quốc và cá tầm Việt Nam
đều có chung nguồn gốc từ Nga và Syria. Nếu muố
n phân biệt đâu là cá tầm Trung
Quốc, cách duy nhất là căn cứ vào các xét nghiệm khoa học. Cá tầm mà nuôi trong
vòng 4 tháng đạt trên 2 kg thì kiểu gì cũng còn tồn dư chất tăng trưởng trong cơ
thể. Ông Nguyễn Văn Lũy khẳng định, thịt cá tầm Sa Pa ngon và chắc hơn cá tầm
Trung Quốc rất nhiều. Đặc biệt cá tầm Trung Quốc rất yếu, sau vài ngày nuôi nhốt
sẽ bị chết hoặc sụt cân nhanh chóng.

×