Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Kiến trúc xanh cho nhà ở Việt Nam - Ứng dụng từ kinh nghiệm của Trung Quốc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.5 KB, 9 trang )

Kiến trúc xanh cho nhà ở Việt Nam - Ứng dụng từ kinh nghiệm của Trung Quốc
I- Kiến trúc xanh trên thế giới và Trung Quốc
Trong những năm gần đây, trước thực tế đáng báo động của ảnh hưởng ngành công
nghi
ệp xây dựng với môi trường sống, vấn đề sụt giảm nghiêm trọng các nguồn năng
lượng
,...dẫn đến nhu cầu cần tìm ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp xây dựng theo xu
hướng phát triển bền vững. Các khái niệm như kiến trúc thích ứng khí hậu, kiến trúc phát triển
bền vững, kiến trúc môi trường, kiến trúc sinh thái, kiến trúc có hiệu quả về năng lượng, kiến
trúc xanh...xuất hiện và trở thành các vấn đề được chú ý.
Tiến sĩ Matthias Krups, Chủ tịch tập đoàn thông tin xây dựng BCI và tạp chí kiến trúc
FuturArc cho rằng: “Đây là trách nhiệm của kiến trúc sư ngay từ khi bắt đầu bản vẽ. Phải cẩn
trọng giúp giảm chi phí cho công trình trong suốt vòng đời của nó, qua đó giảm ảnh hưởng đến
môi trường”.
Rất nhiều những nước đã phát triển đang tích cực đẩy mạnh phát triển kiến trúc năng
lượng thấp v
à kiến trúc không tiêu hao năng lượng, xây dựng nhiều dự án công trình mẫu, đạt
được th
ành quả đáng khích lệ.
Trung Quốc đã ban hành “Tiêu chuẩn đánh giá kiến trúc xanh”
Năm 2003, khi bắt đầu thực hiện kế hoạch thiết kế và xây dựng công trình Thế vận hội
Olympic 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã ban hành Hệ thống đánh giá công
trình xây dựng Olympic xanh (GOBAS – Green Olympic Building Assessment System) dùng để
chọn lựa và thẩm duyệt thiết kế các công trình Olympic 2008 tại Bắc Kinh, bao gồm cả khu nhà
ở, khách sạn phục vụ Olympic. Năm tiêu chí của công trình xây dựng xanh của Trung Quốc là:
Ti
ết kiệm đất và bảo vệ môi trường ngoài nhà.
Ti
ết kiệm năng lượng và tận dụng tài nguyên
Ti
ết kiệm nước và tận dụng tài nguyên nước


Tiết kiệm vật liệu và lợi dụng tài nguyên vật liệu.
Ch
ất lượng môi trường nội thất
Khu dân cư Dục Phong. Anh Luân
Địa điểm: Thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.
Tổng diện tích kiến trúc: 16.3 vạn m
2
. Tỷ lệ cây xanh: 41.5%
Thời gian thiết kế: năm 2007. Thời gian hoàn thành hạng mục: năm 2010.

a) Chọn vị trí và bố cục địa điểm xây dựng dự án.
Lợi dụng địa hình sẵn có, phân bố theo hình thức lùi dần, hình thành bố cục cảnh quan
trung tâm bao quanh lớn. Quy hoạch sử dụng bố cục vòng quanh, tỷ lệ cây xanh lớn, kiến trúc
so le nhau theo hướng Nam Bắc. Bố cục như vậy có thể giữ lại một không gian trung tâm lớn,
đảm bảo mỗi hộ gia đ
ình đều có điều kiện thông gió tự nhiên, ánh sáng mặt trời, cảnh quan tốt.
b) Bố cục cảnh quan ưu việt, thảm thực vật đa dạng phong phú.
Thiết kế quy hoạch cảnh quan sử dụng bố cục cảnh quan trung tâm hợp lý, đưa đến cho
cư dân môi trường sống tươi đẹp trong sạch với không gian đi bộ thoáng đ
ãng, dễ chịu. Thảm
thực vật được phối hợp tỷ mỷ, lấy nhóm thực vật làm phương hướng chính, các loại cây phối
hợp lên tới hơn 65 chủng loại, được dùng tại điểm không gian công cộng, bao quanh nhà ở,
mái nhà kiến trúc ngầm, đường dốc, tầng nâng cao, tỷ lệ cây xanh lên đến 41.5%. Diện tích cây
xanh dựa vào yêu cầu sử dụng của mỗi nhóm nhà đều được thiết kế với diện tích cụ thể khác
Hình 1: T
ổng quan dự án
nhau, tiện ích trong diện tích cây xanh đều được thiết kế phù hợp với chức năng vui chơi, tản
bộ, nghỉ ngơi.
c) Thi công và môi trường.
Trong quá trình thi công, căn cứ theo độ cao thiết kế cố gắng duy trì địa hình địa mạo

khu vực, giảm bớt khối lượng thi công công trình, tránh phá hoại cảnh quan môi trường sinh
thái vốn có, tránh phá hoại môi trường đất. Khu vực thi công đều tiến hành xử lý bảo vệ độ dốc
và gia cố địa chất. Tổ chức thoát nước mưa, nước sử dụng tại công trường, thông qua bể cát
lắng đưa đến mạng lưới nước mưa thành phố. Nước thải thông qua bể lọc đưa đến ống thoát
nước thải th
ành phố. Xây dựng những khu vực gia công vật liệu thống nhất, vị trí tránh xa khu
vực nhà ở và đường đô thị, đảm bảo không ô nhiễm và tiếng ồn thấp. Hiện trường thi công thiết
kế tường bao bằng gạch, độ cao 2.5m, đảm bảo thi công an toàn.
d)Ưu hoá môi trường tiếng ồn, gió và ánh sáng.
Trong phương án ưu hoá thiết kế kiến trúc xanh đã suy tính đến địa hình, địa thế, có
phương án thiết kế ưu hoá đối với môi trường tiếng ồn, ánh sáng v
à gió.
- Giả định môi trường gió:
Thông qua phân tích giả định môi trường gió bằng máy tính, điều chỉnh hướng và góc
độ của kiến trúc. Thông qua giả định môi trường gió, phân tích ưu hoá bố cục quy hoạch toàn
khu, phân tích không khí và t
ốc độ gió, kết hợp thiết kế cảnh quan môi trường, cây xanh và
th
ảm thực vật, tránh tạo thành và giảm thiểu những mảng gió cuốn diện tích lớn và những góc
chết. Tại những khu vực thích hợp tăng cường quản lý, vệ sinh, tránh bụi và tồn đọng rác thải.
Hình 5: Bố cục Cảnh quan.
Sắp xếp kiến trúc theo nguyên tắc hướng Nam nhỏ hướng Bắc lớn, hướng Nam thấp
hướng Bắc cao. Hướng kiến trúc chính ph
ù hợp với gió chủ đạo mùa hè tại địa phương (hướng
Đông Nam), định hướng không khí xuyên qua, có được hiệu quả thông gió tự nhi
ên, có lợi cho
ch
ất lượng không khí và thông gió tự nhiên trong nhà, tăng tốc toả nhiệt của kết cấu kiến trúc
bảo vệ ngoài, từ đó giảm thấp áp lực điều hoà. Kiến trúc mặt Đông Bắc trở thành đập ngăn gió
nhân tạo gió Đông Bắc, hướng gió chủ đạo mùa đông, lại vừa có thể chống sự thâm nhập của

gió Đông Bắc lạnh lẽo, thích ứng với sự thay đổi của khí hậu.
Kích thước diện tích thông gió của cửa sổ l
à mấu chốt trong việc quyết định tốc độ gió
trong nhà, mở rộng lỗ hút gió và lỗ thoát gió, đảm bảo tốc độ gió ổn định và trường lưu động
cân bằng trong nhà, nân cao độ dễ chịu của con người
-
Khống chế tiếng ồn:
Tỷ lệ cây xanh khá cao, nguồn tiếng động xung quanh khu vực thấp, kiến trúc lùi vào
15m t
ừ biên đường, trồng rất nhiều cây kiều mộc lớn, có được hiệu quả ngăn cách âm thanh
giao thông t
ốt. Phân tích giả định tiếng ồn chứng minh được khu vực phù hợp với những quy
phạm yêu cầu.
Vị trí cầu thang máy hợp lý trên bố cục kiến trúc căn hộ, tránh để gần những căn phòng
yêu c
ầu cách âm cao, phòng máy sử dụng biện pháp chống rung, giam thiểu ảnh hưởng của
tiếng ồn.
- Phân tích nhật chiếu:
Phân tích giả định nhật chiếu, rồi tiến hành phân bố vị trí kiến trúc, điều chỉnh khoảng
cách để đạt được mục ti
êu: tất cả các hộ trong khu dân cư trong ngày đông chí đều có tiêu
chu
ẩn nhật chiếu 1h, đồng thời có nhật chiếu công cộng tốt.

- Lợi dụng không gian ngầm:
Thiết kế quy hoạch cố gắng duy trì đặc điểm địa hình địa mạo vốn có của khu vực, bố
cục không gian cao phía Đông thấp phía Tây (3 bậc thang), giảm thấp lượng đất phải đào. Căn
c
ứ theo đặc điểm địa hình, xây dựng bãi đỗ xe nửa ngầm, sử dụng hợp lý không gian dưới đất.
Hiệu suất đỗ xe ngầm đạt 80%, giảm thiểu số xe dừng trên mặt đất, bởi vậy có thể tăng thêm

di
ện tích cây xanh trên mặt đất.
Hình 3: Phân tích mặt chiếu. Hình 4: Lợi dụng không gian ngầm.
Ba khu vực ngầm đều lợi dụng đặc điểm địa hình dốc của khu vực, tại những vị trí khác
nhau lắp cửa sổ ngoài hoặc mở rộng tự nhiên, thuận lợi cho thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
K
ết hợp mái nhà được thiết kế theo kiểu cảnh quan viên lâm, từ đó tiết kiệm năng lượng dùng
trong thông gió, chi
ếu sáng trong khu vực ngầm.
Trạm xử lý ép rác được xếp ở góc Tây Bắc, tránh hướng gió chủ đạo của thành phố
Nam Ninh, sáng tạo một môi trường không khí sạch sẽ, trong lành.
- Giả định môi trường ánh sáng trong nhà:
Từ thiết kế mặt bằng bố trí hợp lý hướng nhà để có được hiệu quả thông gió tự nhiên
cao; nhà v
ệ sinh đều thiết kế cửa sổ thông gió lấy sáng tự nhiên. Kết hợp kỹ thuật vật liệu mới,
kỹ thuật che nắng kinh tế, hợp lý. Đảm bảo chiếu sáng tự nhiên có thể đáp ứng nhu cầu hoạt
động trong nh
à, tiết kiệm điện, nâng cao môi trường thị giác dễ chịu trong nhà.
H
ệ thống che nắng chiếu sáng tự điều chỉnh – lắp đặt cửa sổ với tấm chắn nắng có thể
điều chỉnh được, lắp phía trong kính trung không hợp kim nhôm. Tấm chắn nắng có thể điều
tiết phúc xạ nhiệt mặt trời ảnh hưởng lên không gian trong nhà, không những giảm bớt tiêu hao
năng lượng điều hoà, còn có thể đáp ứng nhu cầu nhật chiếu với những mùa khác nhau. Lấy
con người l
àm tiêu chí chính, nâng cao chất lượng môi trường trong nhà và độ dễ chịu.
* Đánh giá của chuyên gia.
Đây là một dự án nhà ở xanh tại thành phố Nam Ninh – phía Tây Nam Trung Quốc. Tại
phương Nam vấn đề che nắng l
à mấu chốt trong việc tiết kiệm năng lượng và cải thiện môi
trường nhiệt trong nh

à. Dự án này sử dụng nhiều biện pháp phân tích giả định, mô phỏng để
ưu hoá bố cục quy hoạch kiến trúc, bao gồm môi trường gió, nhật chiếu, chiếu sáng, thông gió
tự nhiên. Đây là một sách lược kỹ thuật đầu tư thấp, có lợi cho việc tiết kiệm đầu tư, ưu hoá kỹ
thuật và cải thiện chất lượng kiến trúc.
Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp xây dựng nhất thể hoá giữa kiến trúc, năng lượng
mặt trời, quang, nhiệt; đồng thời sử dụng bơm nhiệt không khí làm nguồn bổ sung nhiệt năng
phụ trợ, tỷ lệ chiếm đến hơn 50% trong các hộ gia đình.
V
ề phương diện tiết kiệm năng lượng, nhà đầu tư tốn nhiều công sức tính toán tiết kiệm
năng lượng của cầu thang máy, đ
èn tiết kiệm năng lượng và những biển báo, chỉ dẫn, biển
hiệu tiết kiệm năng lượng tự động tại khu vực công cộng.
II. Thực trạng vấn đề thiết kế hiệu quả năng lượng trong kiến trúc Việt Nam
Ở Việt Nam, ngày 3/9/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP về việc
"Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" trong đó có đề cập đến vấn đề sử dụng năng
lượng tiết kiệm v
à hiệu quả trong các công trình xây dựng. Hưởng ứng Nghị định này Bộ Xây
dựng đã có kế hoạch biên soạn Quy chuẩn xây dựng- Các công trình xây dựng sử dụng năng
lượng có hiệu quả v
à Quy chuẩn này đã được ban hành vào tháng 11/2005 (QCXDVN 05:
2005). Đây là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ
khi thiết kế và sử dụng các thiết bị như thiết bị chiếu sáng, điều hoà không khí, thiết bị đun
nước nóng hoặc các thiết bị khác sử dụng nhiều năng lượng trong các công tr
ình thương mại,
trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, nhà ở cao tầng, khách sạn... Ngày 14/4/2006, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số 79/2006/QĐ-CP về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ Xây dựng là một trong các Bộ được giao
chủ trì thực hiện nội dung "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toà nhà".

×