Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Báo cáo " NHỮNG HẬU QUẢ VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA SỰ HÌNH THÀNH GIA ĐÌNH, GIỚI VÀ GIÁO DỤC TRONG KHU VỰC THU NHẬP THẤP Ở ĐỨC" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.13 KB, 29 trang )

Silke Aisenbrey. 2009. "Economic penalties and rewards of family
formation, gender and education in the low-income sector in Germany"

NHỮNG HẬU QUẢ VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA SỰ HÌNH THÀNH GIA ĐÌNH,
GIỚI VÀ GIÁO DỤC TRONG KHU VỰC THU NHẬP THẤP Ở ĐỨC

Silke Aisenbrey


Tóm tắt
Bài viết này nghiên cứu những tác động khác nhau của sự hình thành gia đình đối với sự
dễ bị tổn thương về mặt kinh tế của nam giới và phụ nữ. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu
những khoản đầu tư vào giáo dục có đem lại đủ những nguồn lực cần thiết để thoát khỏi
nguy cơ đói nghèo trong khu vực có thu nhập thấp hay liệu những thay đổi về đặc điểm
gia đình có phải là những nhân tố quan trọng hơn quyết định mức sống của một cá nhân
không. Những thay đổi về đặc điểm gia đình được xác định trên hai cơ sở là khi vợ hoặc
chồng gia nhập hoặc rút ra khỏi hộ gia đình và họ thuộc thị trường lao động nào. Nghiên
cứu này tập trung vào các hộ gia đình thuộc khu vực có thu nhập thấp tại Đức, đây là bộ
phân dân cư có nguy cơ bị đói nghèo cao trong hệ thống phúc lợi xã hội, một hệ thống có
trách nhiệm làm giảm nhẹ những tác động của các thay đổi về mô hình gia đình không
tính đến yếu tố giới. Những kết quả thu được từ phân tích tập hợp hồi quy cho thấy rằng
trái với nam giới, phụ nữ được hưởng lợi về mặt kinh tế từ đầu tư vào các mô hình gia
đình truyền thống bằng hoặc nhiều hơn là đầu tư vào thị trường lao động mà họ đang
tham gia. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của các phụ nữ có trình độ học vấn
thấp.

Các từ vựng chính: Khu vực có thu nhập thấp; các đặc điểm của hộ gia đình; hệ thống
phúc lợi; giới; các thuận lợi lũy tích.


Nghiên cứu về sự bất bình đẳng gần đây đã khiến chúng tôi đi sâu nghiên cứu


những quan niệm khác nhau về cấu trúc gia đình, cũng như vai trò của giáo dục trong
hàng loạt những thay đổi trong đời sống của nam giới và phụ nữ trong suốt cuộc đời họ.
Phần lớn nghiên cứu này tập trung vào những tác động của sự thay đổi về gia đình được
xác định trong phạm vi hẹp (ví dụ như hôn nhân, ly dị, chăm sóc con cái) hoặc những
đầu tư của cá nhân vào giáo dục và kinh nghiệm về thị trường lao động. Tuy nhiên, sự
phân tách này cũng không rõ ràng khi chúng tôi nhận thấy rằng các gia đình được hình
thành bởi các cá nhân, và họ chính là người có thể mang đến cho gia đình nguồn lực con
người ở các mức độ khác nhau và do đó họ gia nhập hoặc rút lui khỏi các hộ gia đình với
rất nhiều các cơ hội (tích cực hoặc tiêu cực) để nhận được phúc lợi. Sự khác biệt này trở
nên đặc biệt nghiêm trọng khi xem xét các đối tượng có nguy cơ đói nghèo, những cơ hội
có được sự ổn định kinh tế và có cuộc sống tốt hơn của những đối tượng này là mong
manh hơn nhiều so với những đối tượng thuộc khu vực có thu nhập cao hơn (DiPrete
2002). Và đối với phụ nữ khả năng dễ bị tổn thương này thậm chí còn rõ ràng hơn với

1
nam giới, đặc biệt là những phụ nữ quyết định sống trong các cơ cấu gia đình không
truyền thống.
Một cơ sở để hiểu những khía cạnh khác nhau của sự dễ bị tổn thương về kinh tế
là khái niệm về những thuận lợi / khó khăn lũy tích. Khái niệm này được Merton (1968)
đưa ra để giải thích sự bất bình đẳng trong khoa học và gần đây hơn là chủ đề nghiên cứu
về cuộc sống do O’Rand thực hiện (1996). Những thuận lợi lũy tích trong cuộc sống, đó
là tập hợp của giá trị và sự đền đáp, được tạo ra từ sự tác động qua lại giữa những thỏa
thuận mang tính thể chế và những bước tiến của cá nhân trong suốt cuộc đời, ‘với những
thuận lợi đến với những người sớm có những thành tựu bền vững trong những hoàn cảnh
mang tính tổ chức, những hoàn cảnh phân định giá trị và mở rộng sự bảo vệ cùng sự đền
đáp’ (O’Rand 1996: 231). Những bối cảnh cụ thể - khác nhau về thời gian và hoàn cảnh -
chi phối tác động của những thỏa thuận mang tính thể chế có quan hệ chặt chẽ với nhau
đối với hàng loạt những thuận lợi / khó khăn trong suốt cuộc đời (Mayer 2005). Gần đây
hơn nữa, DiPrete (2006) thảo luận về khái niệm những thuận lợi lũy tích trong các lĩnh
vực khoa học xã hội và tóm tắt các phương pháp tiếp cận dựa trên kinh nghiệm để làm rõ

khái niệm này.
Một khía cạnh khác của những vấn đề này có thể xuất phát từ nghiên cứu về hệ
thống phúc lợi và tác động của nó đối với những mối quan hệ giới (xem, ví dụ Orloff
1993). Những hậu quả và lợi ích kinh tế có liên quan đến những lựa chọn về, và những
thay đổi trong cơ cấu gia đình nằm trong bối cảnh hệ thống phúc lợi xã hội. Phương pháp
tiếp cận này tập trung nghiên cứu hệ thống phúc lợi cho phụ nữ giúp họ thiết lập và duy
trì hộ gia đình mà không phụ thuộc vào người trụ cột là nam giới như thế nào. Ở đây, câu
hỏi trở thành: hệ thống phúc lợi xã hội có bảo vệ phụ nữ khỏi những hiểm nguy về kinh
tế bên ngoài gia đình truyền thống không, hay đó vẫn là tình trạng ‘phụ nữ ”chỉ cách
nghèo đói một người chồng”’ (Orloff 1993: 319)?
Bài viết này cố gắng kết hợp nguồn lực con người và các khía cạnh mô hình gia
đình vào bối cảnh các chính sách phúc lợi về giới ở Đức thông qua việc nghiên cứu xem
đầu tư vào giáo dục của một cá nhân có làm gia tăng hay bảo vệ họ khỏi nguy cơ nghèo
đói hiệu quả hơn đầu tư vào người bạn đời, người có khả năng làm thay đổi đáng kể
những cơ hội trong cuộc sống của riêng họ. Trọng tâm nằm ở những lợi ích và hậu quả
về kinh tế bắt nguồn từ những thuận lợi lũy tích hay những khó khăn về giáo dục, việc
làm, giới và cơ cấu gia đình. Nghiên cứu này tập trung vào các hộ gia đình ở Đức sống
dưới mức chuẩn thu nhập thấp, đây là một bộ phận dân số có nguy cơ bất ổn kinh tế cao
hoặc nghèo đói lâu dài trong bối cảnh hệ thống phúc lợi xã hội với nhiệm vụ bảo vệ.
Những kết quả thu được cho thấy những phụ nữ tìm được người bạn đời mới có cơ hội
tốt để thoát khỏi tình trạng dễ bị tổn thương về mặt kinh tế. Đối với phụ nữ, đầu tư vào
giáo dục và các cơ cấu gia đình truyền thống mở ra cho họ những con đường để thoát
khỏi khu vực thu nhập thấp. Mức sống của nam giới không phụ thuộc vào cơ cấu gia
đình.

Những thuận lợi / khó khăn lũy tích: giáo dục, mô hình gia đình, và hệ thống
phúc lợi


2

Mặc dù có một nghiên cứu rất nhỏ dựa trên kinh nghiệm về tác động qua lại của
những thay đổi về gia đình đối với các nguồn lực dẫn đến thay đổi về kinh tế có tầm
quan trọng mang tính truyền thống, các tác nhân chi phối sự thay đổi kinh tế của cá nhân
cũng được biết đến khá nhiều. Cụ thể là, giới, giáo dục và tình trạng việc làm là những
yếu tố hứa hẹn nhiều nhất về vị thế kinh tế và, vì vậy, cũng là những yếu tố tốt nhất để
dự báo về sự giàu có và thay đổi về kinh tế.

Tính dễ bị tổn thương về kinh tế và những kết quả về mặt giáo dục

Học thuyết về nguồn lực con người cho rằng những thành quả kinh tế thu được từ
việc làm phụ thuộc vào các kỹ năng, những kỹ năng này có thể được thể hiện qua các
yếu tố như giáo dục và kinh nghiệm làm việc. Giáo dục trong ngữ cảnh này có thể được
hiểu là sự đầu tư nhằm làm gia tăng năng suất. Giả định ẩn chứa trong đó là giáo dục có
tác động ngày càng nhiều hơn tới năng suất và do đó có tác động tới những thành quả
kinh tế thu được (Becker 1964). Thành tựu về giáo dục là một sự đảm bảo khá tốt để
được trả lương cao, thăng tiến và có mức sống cao hơn, đồng thời thành tựu đó cũng là
một cơ chế bảo vệ khỏi nghèo đói nói chung (Klemm 2000; Bowles và Gintis 2000). Các
khái niệm giáo dục và sự thay đổi có liên quan chặt chẽ thông qua nghề nghiệp. Giáo
dục, với tư cách là một nguồn lực, là sự tích lũy ở mức độ cá nhân và là một nguồn lực
lâu dài và ổn định cho các cá nhân so với các nguồn lực khác (Ashenfelter và Rouse
2000). Xét trên phương diện quốc tế, cả tác động giáo dục lâu dài và sự liên hệ giữa giáo
dục và nghề nghiệp ở Đức là rất mạnh. Ảnh hưởng lâu dài của giáo dục ban đầu ở Đức
chịu sự chi phối của lựa chọn giữa con đường học đại học hay học nghề ngay ở tuổi 11,
cùng với mức độ hòa hợp rất thấp giữa hai con đường này (Allmendinger và Áisenbrey
2002; Shavit và Muller 2000; Henz 1997). Các chứng chỉ giáo dục đem đến khả năng
tiếp cận tới các bậc học cao hơn và hệ thống nghề nghiệp ở mức độ cao hơn ở nơi khác,
ví dụ như ở Mỹ. Kết quả là, giáo dục quyết định sự thành công hơn là ở các nước khác
(Allmendinger 1989).
Đồng thời với việc giáo dục là sự đảm bảo để có mức sống và nghề nghiệp cao
hơn, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nghèo đói về mặt giáo dục đi đôi với nguy cơ rất

lớn bị tê liệt trong sự nghèo đói về kinh tế ở Đức (Hacket, Preissler và Ludwig-
Mayerhofer 2001). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại tìm thấy bằng chứng cho thấy
giáo dục đóng vai trò trong việc rút ngắn thời gian nghèo đói (Leisering và Leibfried
1999).
Nghiên cứu luôn cho thấy rằng những cơ chế này không phải là không thấy vấn
đề giới ở cả mức độ cá nhân và thể chế. Việc phụ nữ phải đối mặt với việc dễ bị tổn
thương về kinh tế trong suốt cuộc đời họ nhiều hơn nam giới là khá rõ, tuy nhiên rõ ràng
là việc dễ bị tổn thương hơn này còn tùy thuộc vào các mức độ nguồn lực con người của
mỗi cá nhân. Ở mức độ vĩ mô, nam giới với học vấn cao hơn nhận được lương cao hơn
so với nữ giới trong thế giới công nghiệp hóa (Nickell và Bell 1996). Khoảng cách về
lương có thể khác nhau giữa các quốc gia, nhưng ý nghĩa của sự khác biệt này không
khác nhau: đó là phụ nữ được hưởng lợi ích kinh tế ít hơn từ những kỹ năng của họ.
Chúng ta cũng biết rằng sự khác biệt về lương giữa hai giới không thể được giải thích

3
tách biệt khỏi các kỹ năng, hay với kinh nghiệm làm việc và những khác biệt về học vấn
giữa nam giới và phụ nữ (ví dụ xem Aisenbrey và Bruckner 2008).
Nghiên cứu về các tác động của giáo dục chỉ chủ yếu tập trung vào khoản lương
của cá nhân nhận được. Trong bài nghiên cứu này, tôi xem xét những kết quả thu được từ
giáo dục ở một phương diện khác. Những kết quả thu được từ giáo dục được xem xét
trong bối cảnh tổng thu nhập của hộ gia đình. Phương pháp này dựa trên nghiên cứu về
mô hình gia đình và giả định rằng tập trung vào lương của cá nhân sẽ bỏ qua tác động
của những thay đổi trong hộ gia đình tới mức sống (ví dụ xem DiPrete 2002; DiPrete và
McManus 2000; Ducan, Gustafsson, Hauser, Schmauss và Mesinger 1993).

Sự dễ bị tổn thương về kinh tế và cấu trúc gia đình

Quan niệm cho rằng thay đổi về gia đình là một yếu tố quan trọng đối với sự ổn
định kinh tế của một cá nhân không phải là mới. Ngay từ năm 1901, Rowntree đã kết
luận rằng ‘cơ hội lớn cho người lao động tiết kiệm tiền là khi đến tuổi trưởng thành, và

trước khi kết hôn’ (Rowntree, 1901: 188). Phần lớn các nghiên cứu gần đây về lĩnh vực
này đều tập trung vào những khác biệt về giới do những kết quả của sự hình thành hay
tan vỡ của gia đình, tập trung vào những tác động trung gian của các cơ cấu hệ thống
phúc lợi khác nhau.
Mặc dù Đức có một hệ thống chính sách gia đình và chuyển đổi công cộng rất
hoàn chỉnh, vẫn có bằng chứng cho thấy sự tồn tại cố hữu của một mô hình là nam giới
được hưởng nhiều lợi ích kinh tế hơn trong khi phụ nữ lại chịu nhiều thiệt thòi về kinh tế
hơn từ sự hình thành và tan vỡ gia đình (Burkhauser, Ducan và Hauser 1991; DiPrete
2002). Trong nghiên cứu so sánh giữa Đức và Mỹ, Burkhauser và cộng sự (Burkhauser,
Ducan và Hauser 1991) đã chứng minh sự thất bại của hệ thống của hệ thống phúc lợi ở
Đức trong việc bảo vệ phụ nữ khỏi những mối đe dọa về kinh tế do sự thay đổi trong gia
đình. Họ bước đầu kết luận rằng ‘Đức có vẻ kém hơn Mỹ về khẳ năng bảo vệ những phụ
nữ ly dị khỏi sự suy giảm thu nhập tương ứng’ (Burkhauser, Ducan và Hauser 1991:
358). DiPrete và McManus (2000) chứng minh rằng phụ nữ ở cả hai quốc gia này đều bị
ảnh hưởng bởi những thay đổi về sự hình thành gia đình nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên,
nam giới ở cả hai quốc gia này không phải chịu sự suy giảm đáng kể nào về mức sống
khi gia đình tan vỡ. Xem xét những tác động của hệ thống phúc lợi, DiPrete và Mcmanus
đi đến một phát hiện ngược lại với Burkhauser, rằng hệ thống phúc lợi làm giảm đi
những hậu quả kinh tế tiêu cực khi gia đình tan vỡ đối với phụ nữ.
Trong một nghiên cứu mới đây hơn về nước Đức, Andress và Gullner (2001) chỉ
ra rằng nguy cơ đói nghèo tăng lên gấp đôi sau khi vợ chồng chia tay, đặc biệt là đối với
phụ nữ và trẻ em. Trong một nghiên cứu so sánh giữa Đức, Mỹ và Thụy Điển, Sorensen
(1994) chứng minh rằng phụ nữ phải chịu sự sụt giảm thu nhập nhiều hơn so với chồng
của họ sau khi chia tay, kể cả khi đã cộng cả khoản trợ cấp mà chồng cũ phải trả cho họ.
Trong một nghiên cứu so sánh 8 quốc gia, Ducan và cộng sự (1993) phát hiện ra rằng đối
với một cặp vợ chồng ở Đức sự chia tay cũng nguy hiểm gần bằng việc mất việc làm xét
về khả năng rơi vào tình trạng đói nghèo. Ở tất cả các quốc gia khác được nghiên cứu,
mất việc là một vấn nghiêm trọng nhất. Mặc dù Ducan và cộng sự không ước tính các tác

4

động tách biệt với nam giới và phụ nữ, những kết quả đáng chú ý về nước Đức có thể bị
chi phối bởi những bất lợi mà phụ nữ phải đối mặt do tỷ lệ phụ nữ có việc làm thấp
(DiPrete 2000). Đối với Mỹ, McManus và DiPrete (2001) cho rằng đã có sự thay đổi
nhất thời về hàm ý của sự ly dị đối với nam giới, do sự gia tăng ngày càng mạnh của
những gia đình có cả vợ và chồng (suy giảm khả năng sinh sản trong hôn nhân, sự chung
sống gia tăng, và gia đình có vợ hoặc chồng tái hôn), phụ nữ tham gia vào lực lượng lao
động nhiều hơn, sự cách biệt về thu nhập giữa hai giới, và sự sụt giảm mạnh mẽ về việc
chu cấp nuôi con. Họ chỉ ra rằng ‘đa phần nam giới không có sự gia tăng về mức sống.
Trong thực tế hậu quả kinh tế nam giới phải gánh chịu khi chia tay và ly hôn là rất khác
nhau, với số đông phải chịu mất mát thiệt thòi, nhưng cũng có nhiều người lại được
hưởng lợi’ (McManus và DiPrete 2001: 266).
2

Các nghiên cứu khác lại không tập trung vào sự hình thành gia đình và mức sống
trên cùng khía cạnh này, mà lại tập trng vào những thiệt hại về tiền lương khi làm mẹ. Ví
dụ, Budig và England (2001) chứng minh rằng nói chung lương của các bà mẹ ở Mỹ thấp
hơn 7% so với lương của những phụ nữ không có con. Sự khác biệt này càng gia tăng tỷ
lệ thuận với số con. Những phụ nữ có 3 con có thu nhập ít hơn những phụ nữ không có
con là 22%. Ngoài ra, Waldfogel (1997) cũng phát hiện ra rằng tổn hại về lương do có
con hoàn toàn không phụ thuộc vào sắc tộc và học vấn. Đối với trường hợp nước Đức,
Aisenbrey và Bruckner (2008) chỉ ra rằng sự tổn hại khi làm mẹ đồng thời lại là cái lợi
khi làm cha: khi nghiên cứu sự hình thành gia đình và giáo dục, họ không chỉ thấy tác
động tiêu cực của con cái đối với tiền lương của người mẹ, mà họ còn thấy rằng những
người nam giới sống với con cái thường có lương cao hơn những người đàn ông không
sống với con. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng trong khi việc chung sống làm gia tăng
thu nhập của phụ nữ, thì nó lại không tác động gì đến thu nhập của nam giới. Họ kết luận
rằng những tác động khác nhau của sự hình thành gia đình đối với nam giới và phụ nữ
chiếm một phần tư sự khác biệt về lương xét về góc độ giới (trong từng nghề cụ thể).

Sự dễ bị tổn thương về kinh tế trong hệ thống phúc lợi ở Đức

Các hệ thống phúc lợi ở châu Âu thường có vai trò làm giảm đi những khủng
hoảng kinh tế trầm trọng như sự đổ vỡ gia đình hay thất nghiệp. Tuy nhiên, xét về khía
cạnh nguy cơ kinh tế của sự đổ vỡ gia đình, nghiên cứu cho thấy kết quả ngược lại; hệ
thống phúc lợi của Đức dường như có hiệu quả hơn rất nhiều trong việc giảm thiểu nguy
cơ đối với mức sống của các gia đình truyền thống (không phải gia đình do một người
độc thân làm chủ) so với gia đình không truyền thống (Hauser và Semrau 1990;
Burkhauser, Ducan và Hauser 1991). Chính sách phúc lợi của Đức tập trung vào sự hình
thành các gia đình truyền thống có một người trụ cột kiếm tiền (nam giới hoặc phụ nữ)
và một người chăm sóc gia đình (ví dụ Maier và Theobald 2002; Holst và Maier 1998).
Các mô hình trong đó cả vợ và chồng đều chia sẻ khối lượng công việc như nhau cả ở
trong và ngoài gia đình ít khi được hệ thống phúc lợi này trợ cấp. Việc làm của phụ nữ
không được hệ thống này chủ động hỗ trợ như ở hệ thống phúc lợi của Thụy Điển là một
ví dụ (Stier, Lewin-Epstein và Braun 2001; Maier 2002).



5
Ủng hộ sự hình thành gia đình truyền thống là một con dao hai lưỡi đối với phụ
nữ: đó là trong mối quan hệ hiện tại, phụ nữ không có sự khích lệ nào cho nghề nghiệp
của họ khi tham gia vào lực lượng lao động; và sau khi ly hôn, phụ nữ lại có ít kinh
nghiệm hơn trên thị trường lao động và vì vậy họ có ít cơ hội có mức lương cao hơn.
Thông qua việc ủng hộ sự hình thành gia đình truyền thống, hệ thống phúc lợi ở Đức
khiến cho phụ nữ khó khăn hơn khi nuôi con ngoài hôn nhân và không có được thu nhập
từ người nam giới là trụ cột trong gia đình. Trong hoàn cảnh này, Orloff (1993) đưa ra
một chiều cạnh mới về nghiên cứu hệ thống phúc lợi không tính đến yếu tố giới mang
tính lịch sử, nghĩa là ‘khả năng hình thành và duy trì hộ gia đình chỉ có người phụ nữ với
vai trò người mẹ đơn thân’ (Orloff 1993: 319) cho những phụ nữ không ở trong các mô
hình gia đình truyền thống.
Sự kết hợp giữa hệ thống thuế và giáo dục của Đức đem lại một cơ cấu khích lệ
đem lại lợi ích cho các quyết định gia đình có lợi cho các mô hình gia đình truyền thống.

‘Phân chia thuế trong hôn nhân’ giúp các cặp vợ chồng tiết kiệm tiền; với những cặp vợ
chồng có thu nhập ngang nhau thì khoản tiết kiệm này là ít nhất (Andress và Gullner
2001). Trong trường hợp ly hôn, người trụ cột kiếm tiền trong gia đình sẽ chịu phạt
thông qua việc mất các khoản phúc lợi về thuế, mặc dù anh ta hoặc cô ta phải chu cấp
cho vợ hoặc chồng cũ và con cái. Ngoài những khích lệ do hệ thống thuế ấn định, việc
thiếu hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo với mức phí vừa phải, có ít lựa chọn cho việc gửi con
cái dưới 3 tuổi đến trường, ít các trường mẫu giáo và trường học nửa ngày khiến cho hộ
gia đình có cả vợ và chồng đều đi làm kiếm tiền thậm chí càng khó tồn tại.
Cùng với hệ thống khích lệ hỗ trợ các gia đình, cốt lõi của hệ thống phúc lợi của
Đức được dựa trên một nguyên tắc bảo hiểm là phúc lợi do chính phủ cung cấp như trợ
cấp thất nghiệp và lương hưu được phân bổ trên cơ sở những đóng góp trước đây trên cơ
sở nghề nghiệp. Bên cạnh các khoản phúc lợi trên cơ sở bảo hiểm như trợ cấp thất
nghiệp, còn một số cơ chế trợ cấp không dựa trên những đóng góp trước đó, gọi là các
khoản phúc lợi phổ thông. Những khoản phúc lợi không phụ thuộc vào tình trạng việc
làm hiện tại và trước đây này nhằm bảo vệ công dân khỏi bị đói nghèo hoặc giúp họ nâng
cao trình độ học vấn hay nuôi dạy con cái là một ví dụ. Nói chung, nếu các khoản phúc
lợi được dựa trên cơ sở bảo hiểm, phụ nữ phải chịu thiệt thòi nhiều hơn (Orloff 1993).
Tóm lại, các chinh sách gia đình ở Đức chủ yếu hỗ trợ các mô hình gia đình
truyền thống với một người trụ cột kiếm tiền. Đối với phụ nữ, những chính sách này
được hy vọng là sẽ tăng thêm sự khích lệ và lợi ích liên quan đến việc thiết lập hoặc duy
trì các cấu trúc gia đình truyền thống hơn là đầu tư vào nguồn lực con người. Nói một
cách khác, hệ thống phúc lợi của Đức nhằm hạn chế khả năng phụ nữ thiết lập và duy trì
hộ gia đình chỉ có người phụ nữ với vai trò người mẹ đơn thân.


Động cơ nghiên cứu

Kết quả về mặt kinh tế của sự hình thành gia đình thay đổi sự phân bổ thu nhập
và giáo dục như thế nào vẫn còn là một câu hỏi mở (DiPrete và McManus 2000). Các kết
quả nghiên cứu về sự hình thành gia đình cho rằng tình trạng kinh tế của phụ nữ nhậy


6
cảm hơn với cơ cấu hình thành gia đình và sự thay đổi sự hình thành gia đình. Đồng thời,
nghiên cứu về giáo dục cho thấy rằng trình độ học vấn thấp hơn khiến tình trạng kinh tế
của cá nhân trở nên dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là đối với phụ nữ. Kết hợp lại, hai
nghiên cứu này gợi ra một vấn đề trong các câu hỏi còn bỏ ngỏ đó là: Liệu giáo dục,
cùng với việc làm, có phải là nhân tố quyết định các lợi ích kinh tế, và những lợi ích này
tương quan thế nào với các kết quả thu được về mặt kinh tế của sự hình thành gia đình?
Và đây có phải là một quá trình mang yếu tố giới? Xét trên phương diện nghiêm túc hơn,
các câu hỏi nghiên cứu có thể tóm tắt lại như sau: Những thay đổi về sự hình thành gia
đình và những vấn đề của thị trường lao động tác động khác nhau như thế nào đến tình
trạng kinh tế của nam giới và phụ nữ? Mối quan hệ này có phụ thuộc vào trình độ học
vấn không? Nếu có thì liệu tác động trung gian của giáo dục đối với nam giới và phụ nữ
có giống nhau không? Tóm lại, phụ nữ cần gì để ‘hình thành và duy trì một gia đình chỉ
có người phụ nữ với vai trò người mẹ đơn thân’ (Orloff 1993: 319)
Tôi tiếp cận các câu hỏi này tập trung vào bộ phận dân cư có thu nhập thấp. Phần
lớn nghiên cứu về khả năng thay đổi về mặt kinh tế liên quan đến những thay đổi trong
cấu trúc gia đình sử dụng dữ liệu dân số và tập trung vào những thành quả và hậu quả
kinh tế trong toàn bộ dân cư nói chung. Ngược lại, nghiên cứu của tôi tập trung vào ‘khu
vực thu nhập thấp’ ở Đức. Mặc dù nghiên cứu tập trung trọng tâm vào nước Mỹ cho rằng
sự suy giảm mức sống mạnh nhất sau khi gia đình tan vỡ xảy ra với những phụ nữ có thu
nhập gia đình cao nhất (Weiss 1984; Ducan và Hoffman 1985; Weitzman 1985), ở bộ
phận dân cư có thu nhập thấp, nguy cơ đói nghèo là cao nhất. Nghiên cứu về những tác
động ngắn hạn của việc ly hôn ở Mỹ cho thấy phụ nữ ở bộ phận dân cư có thu nhập thấp
phải chịu nguy cơ đói nghèo một cách không cân xứng: 20% phụ nữ da trắng và 33%
phụ nữ da đen với thu nhập dưới mức trung bình cuối cùng cũng bị đói nghèo sau khi
hôn nhân tan vỡ một năm (Ducan và Hoffman 1985). Trong một nghiên cứu mô phỏng
sử dụng dữ liệu của Ducan và các cộng sự (1993), DiPrete (2002) chứng minh nguy cơ
đói nghèo cao của phụ nữ Đức sau khi gia đình tan vỡ so với phụ nữ ở Mỹ và Thụy Điển.
Điều này đặt phụ nữ ở bộ phận có thu nhập thấp trước nguy cơ bị đói nghèo thậm chí còn

cao hơn. Nhứng phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu tập trung vào
bộ phận có thu nhập thấp và cho thấy có thể cho rằng mức sống của bộ phận có thu nhập
thấp có thể nhậy cảm với những thay đổi về các cấu trúc gia đình. Chúng tôi cũng cho
rằng điều này đặc biệt đúng với phụ nữ, bởi vì cơ cấu hệ thống phúc lợi của Đức củng cố
thêm mô hình người trụ cột kiếm sống cho gia đình và vì vậy cũng làm gia tăng sự phụ
thuộc của phụ nữ vào người bạn đời của họ. Xem xét sự khởi đầu khi nam giới và phụ nữ
bắt đầu rơi vào khu vực thu nhập thấp cho chúng ta cơ hội xem xét kỹ hơn những yếu tố
cần thiết để duy trì một hộ gia đình chỉ có người phụ nữ với vai trò người mẹ đơn thân.
Trên cơ sở tóm tắt tổng quan nghiên cứu về giáo dục, sự hình thành gia đình và
các khích lệ của hệ thống phúc lợi xã hội, sự ngoại lệ ở đây là những kết quả thu được về
mặt giáo dục trên thị trường lao động làm giảm nhẹ tác động của những thay đổi trong
cấu trúc gia đình đối với tình trạng kinh tế tốt. Những yếu tố này tích lũy thành những
thuận lợi và khó khăn để chứng minh tình trạng kinh tế tốt được ổn định và nâng cao như
thế nào. Giáo dục được hy vọng sẽ nâng kết quả thu được trên thị trường lao động;
những kết quả này cần phải đóng vai trò bảo vệ để tránh sự đổ vỡ kinh tế bắt nguồn từ sự

7
tan vỡ hay hình thành các cấu trúc gia đình. Xem xét các những kết quả thu được của
phụ nữ trên thị trường lao động thấp hơn so với nam giới, thì những tác động nhằm mục
đích giảm thiểu này được cho rằng là nhỏ hơn đối với phụ nữ. Những thay đổi về cấu
trúc gia đình bao gồm không chỉ sự kết hợp với và sự tách rời khỏi người bạn đời mà còn
bao gồm những thay đổi về tình trạng trên thị trường lao động của người bạn đời. Các
bất lợi của mối quan tâm là: giới, giáo dục, những kết quả thu được từ giáo dục, và tình
trạng gia đình. Xét về những sự bất lợi lũy tích, chúng tôi sẽ hy vọng rằng trong hoàn
cảnh của hệ thống phúc lợi của nước Đức, tình trạng kinh tế tốt của phụ nữ có trình độ
học vấn thấp là có khả năng bị tổn thương nhiều nhất bởi tất cả những thay đổi trong cấu
trúc gia đình. Cụ thể hơn, chúng tôi dự đoán là:

(1) Một người bạn đời có việc làm làm gia tăng mức sống về mặt kinh tế cho
người phụ nữ nhiều hơn là giành được việc làm cho chính họ, mặc dù đây

không có nhiều khả năng là trường hợp của những phụ nữ có học vấn cao; và
(2) Con cái trong cùng hộ gia đình đó càng làm tình trạng kinh tế khó khăn hơn,
điều này dễ xảy ra với phụ nữ hơn là với nam giới.
Chúng tôi sẽ xem xét hai dự đoán này trên hai phương diện. Một là chúng tôi sẽ
xem xét các xu hướng hành vi cư xử thông qua phân tích xem ai là người có nhiều hay ít
khả năng phải trải qua sự thay đổi trong thời gian nghiên cứu được thực hiện và hai là
chúng tôi sẽ xem xét những thay đổi này tác động như thế nào đến tình trạng kinh tế của
một cá nhân. Nếu kết quả cho thấy rằng những kết quả thu được về mặt giáo dục trên thị
trường lao động là một công cụ bảo vệ phụ nữ khỏi những thiệt hại đáng kể về mặt kinh
tế do thay đổi về gia đình, thì đó có thể có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chính sách
về hệ thống phúc lợi xã hội. Nếu một mục tiêu của chính sách phúc lợi là khẳ năng thiết
lập và duy trì một hộ gia đình không phụ thuộc vào người bạn đời của một người, thì đầu
tư vào giáo dục cho phụữ và hỗ trợ họ tham gia vào thị trường lao động sẽ phải trở thành
ưu tiên hàng đầu trong đầu tư vào các chính sách nhằm giúp cho gia đình truyền thống
không bị ảnh hưởng.


Cơ sở dữ liệu và các phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lặp lại về Khu vực Thu Nhập Thấp (Niedriggeinkommenspanel,
NIEP) là một nghiên cứu khảo sát được thiết kế là một nghiên cứu lặp lai gồm sáu vòng
được thực hiện từ 1998 đến 2002. Vòng thứ nhất gồm 1922 hộ gia đình có thu nhập thấp
với 2867 đối tượng; vòng cuối cùng gồm 1212 hộ gia đình với 1763 đối tượng được khảo
sát. Nghiên cứu được thiết kế thực hiện theo phương pháp nghiên cứu lặp lại các hộ gia
đình, theo ‘chủ hộ gia đình’ do họ tự xác định. Năm 1998, năm tiến hành tính toán ngoại
suy của NIEP, có khoảng 5,5 triệu hộ gia đình với 12,5 triệu người Đức sống trong khu
vực có thu nhập thấp. Con số này chiếm khoảng 15% tổng số hộ gia đình ở Đức. Một
mẫu được chọn từ những hộ gia đình này theo phương pháp ngẫu nhiên do Infratest thiết
kế và thực hiện (Infratest 2002; Kortmann, Sopp và Thum 2002). Nghiên cứu này bao
gồm các hộ gia đình có thu nhập thấp, được xác định là những hộ có thu nhập trong


8
nhóm 20% thấp nhất trong giai đoạn quan sát đầu tiên hoặc những hộ có người trụ cột
gia đình thuộc diện nhận trợ cấp của chính phủ, như trợ cấp thất nghiệp hoặc trợ cấp xã
hội.
‘Chuẩn thu nhập thấp của hộ gia đình’ thay đổi theo các năm của từng vòng. Mức
chuẩn là 1.5 lần mức trợ cấp xã hội, bao gồm khoản điều chỉnh lạm phát và giá sinh hoạt
cũng như tầm cỡ hộ gia đình lớn hay nhỏ (Infratest 2002). Ví dụ, đối với hộ gia đình có 2
thành viên, mức chuẩn là 1240 Euro cho vòng đầu và 1330 Euro cho vòng thứ 6; đối với
hộ gia đình chỉ có một người, chuẩn thu nhập thấp tăng từ 770 Euro lên 825 Euro
(Aisenbrey 2005). Tôi lấy chuẩn này làm mốc khởi đầu để tính toán biến phụ thuộc của
mình, đó là mức sống (xem dưới đây).
Số đối tượng tham gia giảm đi trung bình trong toàn bộ quá trình nghiên cứu lặp
lại qua tất cả 6 vòng là 7%. Thiết kế nghiên cứu lặp lại này cho phép các hộ gia đình có
thể bị bỏ sót trong vòng này thì lại được đưa vào vòng sau. Tỷ lệ tử vong trong toàn bộ
nghiên cứu lặp lại này là 27% và tỷ lệ này không thiên về các biến được quan tâm
(Infratest 2002). Khả năng vẫn nằm trong mẫu không phụ thuộc vào các biến thường
được sử dụng để phân tích sự thất bại mang tính hệ thống trong các nghiên cứu lặp lại và
các biến có khả năng được quan tâm trong nghiên cứu này, như tình trạng gia đình, tuổi
tác, giáo dục hay tình trạng việc làm (Aisenbrey 2005). Mức trung bình của thu nhập hộ
gia đình sau điều chỉnh của chính phủ là 736 Euro ở vòng thứ nhất và 876 Euro ở vòng
nghiên cứu cuối cùng.
Trong các phân tích, những đối tượng sống trong các hộ gia đình bị loại ra nếu
rơi vào một trong các trường hợp sau: (a) cả hai vợ chồng đều nghỉ hưu, (b) người chồng
đã nghỉ hưu và người vợ ở nhà làm nội trợ hoặc (c) hộ gia đình gồm toàn các thành viên
đã nghỉ hưu. Ngoài ra, các đối tượng hơn 50 tuổi và dưới 25 tuổi cũng bị loại ra khỏi
phân tích. Để tránh giải thích không chính xác kết quả thu được, các đối tượng vẫn đang
ở trong hệ thống giáo dục cũng bị loại trừ. Do một số hộ gia đình được chọn đưa vào
mẫu vì người trụ cột gia đình được nhận trợ cấp, có một số hộ gia đình có thu nhập cao
hơn chuẩn thu nhập thấp. Vì nghiên cứu này tập trung vào các hộ gia đình có thu nhập

thấp, nên những hộ gia đình có thu nhập cao hơn chuẩn thu nhập thấp 1,2 lần bị loại
trong vòng nghiên cứu thứ nhất. Theo những tiêu chí này, tổng cộng 249 người hay 151
hộ đã bị loại.
Nghiên cứu về khu vực có thu nhập thấp thường được thực hiện trên cơ sở các dữ
liệu điều tra dân số. Một khó khăn trong việc ước tính các mô hình khác nhau giới hạn
trong phân nhóm thu nhập thấp trong dữ liệu điều tra dân số là cỡ mẫu trở nên quá nhỏ.
Một ưu điểm của dữ liệu của nghiên cứu lặp lại khu vực thu nhập thấp (NIEP) là nó cung
cấp đủ thông tin dữ liệu để đánh giá những tác động trong khu vực có thu nhập thấp. Một
ưu điểm khác của NIEP là thiết kế theo chiều dọc và khoảng thời gian khá ngắn giữa các
vòng, điều này khiến việc nghiên cứu những thay đổi xảy ra trong những khoảng cách
thời gian rất ngắn có thể thực hiện được. Đồng thời, cũng giống như các nghiên cứu lặp
lại khác dựa trên một mẫu được nghiên cứu lặp lại theo từng vòng, thiết kế của nghiên
cứu NIEP cũng có một số những hạn chế nhất định. Thứ nhất là mẫu đó chỉ đại diện tại
thời điểm khi mẫu được quan tâm, trong trường hợp này là các hộ gia đình sống ở khu
vực thu nhập thấp vào năm 1999. Thứ hai là có xu hướng tập trung quá nhiều vào mẫu là

9
các đối tượng đã ở trong khu vực có thu nhập thấp trong một thời gian dài so với các đối
tượng chỉ mới nằm trong khu vực thu nhập thấp một thời gian ngắn. Vì bản chất mang
tính điều kiện của phân tích được sử dụng ở đây, các kết quả đưa ra không bị ảnh hưởng
nhiều bởi tác động này. Thứ ba là ‘hồi quy về mức trung bình’ có thể là một nguyên
nhân gây ra thành kiến về mẫu. Hồi quy về mức trung bình hay hồi quy tới mức thường
xảy ra nếu mẫu quá đặc biệt so với đa số dân cư (Trochim 2001: 3). Đối với việc phân
tích dữ liệu NIEP điều này nghĩa là mặc nhiên cơ hội thay đổi kinh tế theo hướng đi lên
là cao hơn là theo hướng đi xuống. Một lần nữa, do bản chất mang tính điều kiện của
nghiên cứu với trọng tâm là những sự việc gây ra sự thay đổi về tình trạng kinh tế, chỉ
phần kết quả mang tính mô tả chịu tác động của việc hồi quy về mức trung bình. Tuy
nhiên, toàn bộ tình trạng kinh tế nâng cao cần phải được giải thích một cách thận trọng
và không nên giải thích quá mức về toàn bộ những kết quả kinh tế đạt được.


Chiến lược lập mô hình
Quá trình lập mô hình có hai bước do câu hỏi nghiên cứu gồm hai phần. Bước
đầu lập mô hình cho câu hỏi ai là người có thể hay ít có thể phải trải qua thay đổi trong
thời gian nghiên cứu nhất và bước thứ hai lập mô hình cho câu hỏi những thay đổi này
tác động như thế nào đến mức sống của mỗi cá nhân. Câu hỏi thứ nhất là về các xu
hướng hành vi, đó là bao nhiêu người thay đổi từ tình trạng A sang tình trạng B, và câu
hỏi thứ hai là điều này có tác động gì đến mức sống của họ. Vấn đề những xu hướng
hành vi khác nhau trong các nhóm tập trung vào các câu hỏi sau: Người ta có tránh
những lựa chọn đi kèm với áp lực lên mức sống của họ? Có tác động nào cản trở đối với
những lựa chọn không thuận lợi có thể đi kèm theo những bất lợi về kinh tế không? Và
mặt khác, có sự thu hút nào tới các lựa chọn thuận lợi, những lựa chọn đó có khả năng
dẫn đến kết quả là những lợi ích về kinh tế không. Những xu hướng hành vi này có khác
nhau giữa các nhóm giáo dục? Rõ ràng là những xu hướng hành vi này chỉ có thể được
giải thích trong sự tác động qua lại với với những thỏa thuận chính thức và trong ngữ
cảnh cấu trúc của chúng. Để lập mô hình cho phần này của quá trình, toi sử dụng các
phương pháp mô tả, các phương pháp này cho thấy sự phân bố các biến được quan tâm ở
vòng thứ nhất và vòng cuối cùng của nghiên cứu và tỉ lệ đầu vào và đầu ra của những
tình trạng khác nhau này.
Câu hỏi về các kết quả kinh tế của sự thay đổi tình trạng được nghiên cứu thông
qua các mô hình hồi quy để thu thập dữ liệu lặp lại. Các mô hình hồi quy lặp lại có thể
được tính toán với các tác động cố định (FEM), các tác động ngẫu nhiên (REM) hoặc
giữa các tác động (BEM). Các mô hình có thể được tính toán với các tác động ngẫu
nhiên nếu kết hợp giải thích các tác động thay đổi theo thời gian (trong mỗi người) và
yếu tố không thay đổi theo thời gian (giữa mọi người) được quan tâm. Nếu câu hỏi
nghiên cứu tập trung đặc biệt vào sự tách biệt giữa các tác động thay đổi theo thời gian,
thì nên tính toán các mô hình tách biệt. Có một cách là tách biệt các tác động (trong mỗi
người) trong các mô hình tác động cố định.
3
Mô hình các tác động cố định tính toán các
tác động của thay đổi trong biến độc lập đối với biến phụ thuộc, cũng được xem như là




10
yếu tố nguyên nhân (Dannefer và Snell 1988; DiPrete và McManus 2000). Quyết định sử
dụng mô hình nào có thể được đưa ra trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu hoặc dựa trên thử
nghiệm thống kê. Đối với câu hỏi nghiên cứu về những thay đổi mức sống, quan tâm
hàng đầu của tôi là xác định các nguyên nhân gây ra những thay đổi về mức sống có thể
được xác định bằng các mô hình tác động cố định (FEM). Cơ sở thống kê để quyết định
giữa các mô hình với hoặc là các tác động ngẫu nhiên, hoặc là các tác động cố định phụ
thuộc vào kết quả thử nghiệm của Hausman (Hausman 1978; Gujarati 2003; Halaby
2004).
4
Quyết định chọn các mô hình các tác động cố định của tôi cũng được củng cố
bởi thử nghiệm của Hausman. Bởi vì sự hiện diện của một dãy các biến ngẫu nhiên và
mối tương quan tự động trong các mô hình với các tác động cố định, tất cả các mô hình
được tính toán theo Hubert White và được chỉnh sửa cho phù hợp với mối tương quan tự
động.
Nói một cách khác, để thấy được những sự khác biệt giữa các nhóm, những khác
biệt về các tác động trung bình theo thời gian đối với mức sống, tôi cũng tính toán các
mô hình giữa các tác động (BEM). Giữa các mô hình tác động tóm tắt câu trả lời của mỗi
người ở mỗi vòng nghiên cứu thành một con số trung bình cho từng người trả lời và tính
án tác
ố được
trình bầ trong Bảng IV và V được đánh dấu nếu tác động tương tác là khá lớn.
hương pháp tính toán
mức sống kinh tế

to động của giá trị này đối với phúc lợi trung bình.
Các tác động của các biến độc lập được tính toán trong các mô hình tách biệt

được phân chia theo giới và trình độ học vấn. Nghiên cứu mới chỉ ra bản chất về giới của
hàng loạt các nhóm cơ cấu xã hội (Kruger 2001), chỉ ra rằng ‘yếu tố giới đã được phản
ánh trong nhiều các tiêu chuẩn đánh giá bất bình đẳng xã hội’ (Grunow 2006: 65). Nếu
yếu tố giới vốn đã nằm trong các hệ số của đa số các biến được đưa vào, thì một mô hình
kết hợp cho nam giới và phụ nữ sẽ mang tính định kiến (Sprague 1005). Vì vậy, tôi tính
toán các mô hình tách biệt cho nam giới và phụ nữ. Ngoài ra, tôi trình bày các mô hình
khác nhau cho các trình độ học vấn cho rõ ràng và dễ giải thích. Tôi đã tính toán tất cả
các mô hình với các tác động tương tác cho yếu tố giáo dục và giới và các hệ s
y


P

Biến phụ thuộc:

Trong phần lớn thế kỷ trước, thu nhập của người nam giới là trụ cột trong gia
đình luôn là chỉ báo quan trọng về mức sống gia đình. Vào đầu thế kỷ trước, điều này
không đúng và nó đã thay đổi trong 15 năm qua (Rowntree 1901; DiPrete và McManus
2000). Tình trạng nghề nghiệp và thu nhập của người trụ cột kiếm tiến trong gia đình
dường như không còn là chỉ báo chính về mức sống của tất cả các thành viên gia đình.
Thu nhập của người trụ cột gia đình không bao gồm đóng góp của các thành viên khác
trong gia đình và nó không tính đến toàn bộ hộ gia đình. Ngoài ra, yếu tố này coi riêng
thu nhập của lực lượng lao động là đủ cho tình trạng kinh tế, mặc dù các khoản thu nhập



11
khác, bao gồm cả trợ cấp của chính phủ, ngày càng có thể hỗ trợ thêm cho thu nhập hộ
gia đình. Như McManus và DiPrete (2001: 252) đã viết: ‘Thu nhập trên danh nghĩa là
một chỉ số quan trọng của tình trạng kinh tế hộ gia đình, nhưng lại là một thước đo mức

sống không chính xác’. Định nghĩa về mức sống này, cũng được sử dụng ở đây, chỉ tập
trung vào mức sống kinh tế. Các chính sách về hệ thống phúc lợi nhằm trao quyền cho
phụ nữ cũng như cho nam giới để thiết lập và duy trì hộ gia đình của riêng họ và đồng
thời để giảm bớt những tác động của những thay đổi về tình trạng nghề nghiệp hay cấu
trúc gia đình. Theo đó, tôi quyết định đưa thu nhập sau thuế của hộ gia đình và tất cả các
khoản trợ cấp vào tính toán mức sống kinh tế. Nó bao gồm tất cả thu nhập, từ nghề
nghiệp, các khoản trợ cấp từ hệ thống phúc lợi, và trợ cấp từ vợ / chồng cũ, nhưng khoản
thu nhập tiêu cực như khoản giúp đỡ của vợ / chồng cũ cũng được đưa vào. Mức sống
kinh tế được xác định là tỉ lệ giữa thu nhập hộ gia đình sau khi được hỗ trợ của chính phủ
và chuẩn hộ gia đình có thu nhập thấp (xem ở trên). Như đã được chỉ ra trên đây, chuẩn
hộ gia đình có thu nhập thấp được điều chỉnh theo kích cỡ hộ gia đình và lạm phát. Cách
tính này dễ giải thích. Giá trị của một yếu tố chỉ ra rằng người trả lời sống trong một hộ
gia đình có mức sống kinh tế tương ứng với chuẩn thu nhập thấp của hộ gia đình. Các giá
trị dưới một mức sống trên cho thấy mức sống dưới chuẩn thu nhập thấp, và các giá trị
cao hơn một mức sống trên chuẩn thu nhập thấp. Tỉ lệ này chính là tỉ lệ mà tôi đề cập là
mức sống kinh tế.
5
Trong bảng III, sự phân bố của tỉ lệ này, mức sống, được thể hiện qua
ếu tố giới và giáo dục ở lần quan sát đầu tiên và cuối cùng.
ác biến độc lập
iáo dục
Crafts Master (khoảng 16 tuổi), hoặc (c) bằng sau trung học cơ sở (Postsecondary

y


C

G


Giáo dục được đo bởi một biến duy nhất (giả định), biến này cho thấy liệu một cá nhân
có được đào tạo lên cao hay không. Theo câu hỏi nghiên cứu, phân tích tập trung vào
mức độ khác nhau mà bằng cấp cao hơn (mà mới chỉ gần đây phụ nữ mới có thể đạt
được như nam giới) đem lại lợi ích về kinh tế cho nam giới và phụ nữ và những lợi ích
kinh tế này so với lợi ích kinh tế cho ‘sự hình thành các gia đình truyền thống’. Nghiên
cứu trình độ học vấn cao hơn và mối quan hệ của nó với các lợi ích kinh tế thu được từ
đó, tôi đã phân tích dữ liệu thu nhập hàng tháng ALLBUS 2002. Cách tốt nhất là chia cư
dân thành hai nhóm trên cơ sở khoảng thời gian họ đi học tại các cơ sở đào tạo: những
người đi học 16 năm hoặc lâu hơn và những người đi học dưới 16 năm tại các cơ sở đào
tạo. Dữ liệu ALLBUS 2002 cho thấy các cá nhân có học vấn cao có thu nhập trung bình
hàng tháng là 3554 Euro so với 2237 Euro của những người không có học vấn cao. Đơn
vị đo này bao gồm đi học tại trường học, các cơ sở đào tạo và các khóa học nghề chuyên
sâu. Đào tạo bậc cao được xác định là phải đạt được ít nhất một trong các bằng cấp sau:
(a) bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cao nhất, bằng Abitur (ít nhất là 13 tuổi), (b) bằng



12
Degree), bao gồm bằng cấp do tất cả các cơ sở đào tạo bậc cao hơn, như các trường đại
học, trường kỹ thuật cấp (khoảng 16 tuổi).

Việc làm
Tình trạng việc làm được tính trong ba biến dự kiến là việc làm toàn thời gian,
việc làm bán thời gian và không có việc làm. Việc làm toàn thời gian bao gồm các công
việc với số giờ làm việc trên 30 tiếng một tuần.

Cấu trúc gia đình

Tôi đưa vào hai biến dự kiến để đo các tác động của việc có con đối với việc
được nhận trợ cấp: một biến được đánh mã số 1 cho trường hợp có 1 con và chỉ báo có 2

hoặc 3 con. Chỉ báo về ‘người bạn đời’ giới hạn với người bạn đời có kết hôn, bởi vì lợi
ích về thuế của gia đình ở Đức chỉ áp dụng cho mối quan hệ loại này. Bởi vì các tác động
của người bạn đời đối với mức sống được cho là phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng việc
làm của họ, những yếu tố này được tính theo ba biến số tương tác với nhau là (a) người
bạn đời có việc làm toàn thời gian, (b) người bạn đời có việc làm bán thời gian, và (c)
người bạn đời không có việc làm, với một nhóm không có bạn đời để đối chiếu.
6



Mô tả mẫu

Việc mô tả khu vực thu nhập thấp là có nhiều thông tin nhất so với toàn bộ dân
cư nói chung. Bảng I tóm tắt những khác biệt giữa các cá nhân trong NIEP và Điều tra
Tổng thể Xã hội Đức (ALLBUS). Dữ liệu ALLBUS được sử dụng ở đây được lấy từ
ALLBUS 2000. Các tiêu chí loại trừ yếu tố nhân khẩu học được sử dụng cho mẫu của
NIEP cũng được sử dụng cho mẫu của ALLBUS.
Những khác biệt về học vấn đặc biệt là của nam giới dự kiến là rất rõ ràng.
Chúng tôi thấy có ít hơn 20% nam giới có bằng cấp cao ở trong khu vực có thu nhập thấp
(Bảng I). Những khác biệt này phần nào ít rõ ràng hơn đối với trường hợp phụ nữ (10%
chênh lệch). Kết quả sự lựa chọn về giới vào khu vực thu nhập thấp này xét về mặt giáo
dục có nghĩa là tỷ lệ nam giới và phụ nữ có bằng cấp cao là như nhau trong khu vực thu
nhập thấp (18% so với 17%).

Bảng I: Số dân trong khu vực thu nhập thấp so với toàn bộ dân số

Tỷ lệ phần trăm
Mẫu NIEP ALLBUS 2000

Nam giới Phụ nữ Nam giới Phụ nữ

Giáo dục
Bằng cấp cao

18

17

38

28



13
Việc làm
Toàn thời gian
Bán thời gian
Không có việc làm
Có bạn đời
Có một con
Có hai con hoặc nhiều hơn
N

58
3
39
85
25
55
696


11
13
76
58
29
58
1052

88
1
11
67
21
31
843

46
20
34
70
27
36
885
Nguồn: NIEP (Infretest 2002) và ALLBUS (2000)

Tỷ lệ phụ nữ có việc làm toàn thời gian trong khu vực thu nhập thấp cao hơn tỷ lệ
chung của toàn dân là bốn lần; tỷ lệ này của nam giới chỉ cao hơn một phần ba. Xem xét
về sự hình thành gia đình, những khác biệt về giới thậm chí còn rõ hơn. Nhiều nam giới
trong khu vực thu nhập thấp có bạn đời hơn là tỷ lệ chung của toàn dân. Mối quan hệ này

đối với phụ nữ lại ngược lại, cụ thể là nhiều phụ nữ ở khu vực thu nhập thấp sống độc
thân hơn là tỷ lệ chung của toàn dân. Hàm ý đầu tiên của kết quả mô tả này là học vấn
thể hiện rõ ràng hơn với nam giới hơn là với phụ nữ và nguy cơ rơi vào khu vực thu nhập
thấp cao hơn ở nam giới có bạn đời và ở phụ nữ sống độc thân không có bạn đời.

Kết quả

Kết quả được trình bầy ở hai phần. Phần thứ nhất tập trung vào các xu hướng
hành vi và phần thứ hai tập trung vào các tác động của những hành vi này lên mức sống.
Bảng II tóm tắt sự phân bố các biến được quan tâm ở vòng đầu và cuối và tỷ lệ
gia nhập và đi ra của các hệ thống khác nhau.
7
Tỷ lệ gia nhập và đi ra để đo xem liệu ít
nhất là một thay đổi có xảy ra trong thời gian quan sát không. Ví dụ, 24% nam giới
không có bằng cấp cao bắt đầu ít nhất là một công việc toàn thời gian trong thời gian
quan sát được thực hiện và 18% cuối cùng cũng làm ít nhất một công việc toàn thời gian
trong cùng thời gian đó. So sánh thời gian giữa vòng một và vòng sáu, và đặc biệt là các
tỷ lệ gia nhập vào và đi ra có thể được giải thích là các xu hướng hành vi của các nhóm
khác nhau. Rõ ràng là những xu hướng hành vi này chịu sự chi phối của ngữ cảnh cấu
trúc.
Nam giới có bằng cấp cao có tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động cao nhât tính
đến thời điểm này. Đối với nam giới, những thay đổi khi có một việc làm toàn thời gian
là cao hơn đáng kể đối với những người có bằng cấp cao (35%) so với những người
không có bằng cấp cao (24 %), trong khi đó tình huống đó khó có thể xảy ra với phụ nữ
(22% so với 18%). So sánh cả 4 nhóm cho thấy tỷ lệ phụ nữ có bằng cấp cao có việc làm
thấp hơn (22%) tỷ lệ này của nam giới không có bằng cấp cao (24%). Tỷ lệ phụ nữ, đặc
biệt là những người có bằng cấp cấp cao, làm việc bán thời gian rất cao.
Tỷ lệ tham gia vào và đi ra khỏi một mối quan hệ với người bạn đời có tình trạng
việc làm cụ thể có thể bị chi phối bởi người bạn đời bước vào hay đi ra khỏi hộ gia đình




14
hoặc bởi một người bạn đời chấm dứt hay bắt đầu một trình trạng việc làm khác, ví dụ
như thay đổi từ tình trạng không có việc làm sang tình trạng có việc làm. Xem xét tỷ lệ
thay đổi của những người trả lời độc thân, một điều rõ ràng là đa phần những thay đổi
bắt nguồn từ những thay đổi về tình trạng việc làm của người bạn đời.
Đối với những người phụ nữ không có bằng cấp cao, cơ hội làm việc toàn thời
gian (18%) bằng với cơ hội ‘tham gia’ vào một mối quan hệ với người bạn đời có việc
làm toàn thời gian (18%). Điều này lại hoàn toàn ngược lại trong trường hợp những
người phụ nữ có bằng cấp cao, với họ cơ hội bắt đầu một việc làm toàn thời gian là cao
hơn (22% so với 15%). Phụ nữ có học vấn cao hơn có nhiều cơ hội việc làm hơn và cơ
hội đó không phụ thuộc vào người bạn đời.
Bảng II: Những thay đổi trong cấu trúc gia đình và tình trạng nghề nghiệp (tỷ lệ phần
trăm)+
Không có bằng cấp cao Có bằng cấp cao
Nam giới Phụ nữ Nam giới Phụ nữ
Việc làm toàn thời gian
Vòng 1**
Vòng 6**
Gia nhập vào**
Đi ra**

61
72
24
18

10
22

18
10

45
69
35
16

12
24
22
4
Việc làm bán thời gian
Vòng 1**
Vòng 6**
Gia nhập vào**
Đi ra**

1
2
2
2

12
22
15
10

9
5

6
10

18
30
26
16
Không có việc làm
Vòng 1**
Vòng 6**
Gia nhập vào**
Đi ra**

38
26
20
23

77
56
13
15

46
26
17
23

70
46

18
11
Bạn đời có việc làm toàn thời gian
Vòng 1**
Vòng 6**
Gia nhập vào**
Đi ra**

7
14
12
8

38
47
18
12

6
18
14
17

27
37
15
9
Bạn đời có việc làm bán thời gian
Vòng 1**
Vòng 6**

Gia nhập vào**
Đi ra**

7
19
15
5

1
1
1
1

7
12
11
6

2
5
5
3
Bạn đời không có việc làm
Vòng 1**
Vòng 6**
Gia nhập vào
Đi ra**

71
52

10
23


41
39
7
5


18
15
3
3

50
48
5
3

15
Độc thân
Vòng 1**
Vòng 6**
Gia nhập vào**
Đi ra

14
14
2

3

41
39
7
5

18
15
3
3

50
48
5
3
Một con
Vòng 1
Vòng 6**

26
21

30
33

22
21

27

26
Từ hai con trở lên
Vòng 1
Vòng 6

57
60

58
55

49
55

54
56
N vòng 1
N vòng 6
559
324
871
546
125
88
175
125
Ghi chú:
+ n <10 = in nghiêng; tham gia vào/đi ra xảy ra ít nhất một lần, sự khác biệt giữa các
nhóm; khác biệt trung bình giữa các nhóm
* đáng kể ở mức 5%; đáng kể ở mức 1%


Tỷ lệ phụ nữ và nam giới tham gia vào thị trường lao động cao hơn so với tỷ lệ
rút ra khỏi thị trường và tỷ lệ người bạn đời cũng tương tự như vậy. Điều này là do bản
chất của mẫu thu nhập thấp và sự hồi quy về mức trung bình (xem ở trên): do chúng ta
tập trung vào những người với tỷ lệ có việc làm thấp hơn mức trung bình trong toàn dân,
qua thời gian, tỷ lệ những người trong nhóm này có việc làm sẽ gia tăng (hay nói một
cách khác, tỷ lệ tham gia vào cao hơn đi ra).
Hơn một nửa dân số có ít nhất hai con trong hộ gia đình, và khoảng một phần ba
chỉ có một con trong gia đình.
Xem xét biến phụ thuộc là mức sống kỹ hơn, chúng tôi thấy rằng nam giới càng
có học vấn cao thì càng đạt được nhiều hơn trong hầu hết mọi giai đoạn quan sát, sau đó
là những phụ nữ có bằng cấp cao. Bảng III cho thấy bốn nhóm, nam giới và phụ nữ có và
không có bằng cấp cao, tham gia vào nghiên cứu lặp lại với mức sống rất giống nhau
(trung bình khoảng 0,88 đến 0,83). Cuối giai đoạn quan sát, hình ảnh này đã thay đổi, đó
là mức

Bảng 3: Mức sống tính theo thu nhập so với chuẩn thu nhập thấp+


Trung bình (n)

Không có bằng cấp cao

Có bằng cấp cao


Nam giới

Phụ nữ


Nam giới

Phụ nữ

Vòng 1*
Vòng 6**
Chênh lệch**

0,88/0,93 (559)
1,06/1,03 (324)
0,18/0,10 (324)

0,84/0,87 (871)
1,01/0,99 (546)
0,20/0,12 (546)

0,86/0,92 (125)
1,18/1,11 (88)
0,36/0,17 (88)

0,83/0,86 (175)
1,11/1,02 (125)
0,32/0,18 (125)
Ghi chú:

16
+ 1 tương ứng với mức sống thấp nhất; thay đổi không tương ứng với tổng mức sống
vòng 1 trừ đi vòng 6 do tổng số của vòng 1 bao gồm cả những trường hợp không được
quan sát cả ở 6 vòng;
ANOVA để thử nghiệm sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm nghĩa là * đáng kể ở mức

5%; ** đáng kể ở mức 1%.
sống của nam giới có học vấn cao (trung bình 1,18) là (a) cao hơn mức sống của các
nhóm đối chiếu (trung bình khoảng từ 1,01 đến 1,11) và (b) cao hơn khá nhiều so với
mức chuẩn thu nhập thấp.
8
Đến cuối thời gian quan sát, phụ nữ không có bằng cấp cao là
nhóm duy nhất mà 50% trong số họ vẫn có mức sống dưới chuẩn thu nhập thấp (trung
bình 0,99). Sự khác biệt về giới trong nhóm không có bằng cấp cao ít hơn so với nhóm
có bằng cấp cao. Nam giới và phụ nữ có học vấn cao bắt đầu với mức sống tương đối
giống nhau nhưng cuối cùng thì lại khác. Nam giới có bằng cấp cao thì mức sống cũng
tăng lên khá nhiều so với nam giới không có bằng cấp cao. Đối với phụ nữ cũng như vậy
tuy mức độ có thấp hơn.
Để xác lập mô hình các tác động của những khác biệt này, tôi tính toán các tác
động cố định đối với mức sống từ những thay đổi trong cấu trúc gia đình hoặc/ và tình
trạng thị trường lao động trong hổi quy lặp lại (Bảng IV). Bốn mô hình khác nhau được
tính toán, cho nam giới có và không có bằng cấp cao (Cột 2 và 3) và cho phụ nữ có và
không có bằng cấp cao (Cột 5 và 6). Mỗi biến – trừ con cái – được trình bày hai lần trong
một mô hình, thứ nhất là biến ‘tham gia vào’ và hai là biến ‘đi ra’.
9
Ví dụ, một người
‘tham gia’ vào một việc làm toàn thời gian, hoặc ‘đi ra’ khỏi một công việc toàn thời
gian, hoặc một người bạn đời có việc làm toàn thời gian ‘tham gia’ vào một hộ gia đình
hoặc ‘đi ra’ khỏi hộ gia đình. Biến thứ hai có thể ám chỉ hai điều, hoặc là người bạn đời
rời khỏi hộ gia đình hoặc là người bạn đời thay đổi tình trạng việc làm.
10
Các hệ số báo
cáo có thể được hiểu là yếu tố nguyên nhân gây ra những thay đổi về mức sống. Thông
qua phương pháp minh họa, phân tích cột 5 cho thấy khi phụ nữ không có bằng cấp cao
tìm được việc làm bán thời gian, mức sống của họ tăng thêm 0,11; có nghĩa là mức sống
của họ tăng 11% so với chuẩn thu nhập thấp. Mức chuẩn (giá trị bất biến) trong mô hình

các tác động cố định là nhóm không trải qua thay đổi nào, trong trường hợp này tất cả
phụ nữ không có bằng cấp cao không trải qua thay đổi nào trong suốt thời gian nghiên
cứu (luôn là 0,98). Nhóm so sánh chuẩn này bao gồm những phụ nữ có và không có con,
có và không có bạn đời có việc làm và không có việc làm.
11


Bảng IV: Các tác động gây ra thay đổi mức sống (hồi quy với các tác động cố
định)
Nam giới Phụ nữ
IA cho từng giới trong
ngoặc++

Không có
bằng cấp
cao
Có bằng
cấp cao
IA
+
Không có
bằng cấp
cao
Có bằng
cấp cao
IA+







17
Công việc toàn thời gian
Tham gia vào

Đi ra


0,234**
(0,023)
-0,058*
(0,026)

0,395**
(0,076)
-0,047
(0,098)

**

0,213**
(0,017)
-0,054*
(0.023)

0.357**
(0,048)
0,008
(0,067)


**

**
Công việc tạm thời
Tham gia vào (n*/a**)

Đi ra


0,083**
(0,059)
0,096
(0,099)

0,091
(0,148)
-0,056
(0,151)


*

0,112**
(0,017)
-0,013)
(0,024)

0,182**
(0,039)

0,025
(0,057)

*
Bạn đời có việc làm toàn
thời gian
Tham gia vào (n**/a**)

Đi ra (n*)


-0,311**
(0,048)
-0,140*
(0,048)


-0,317
(0,316)
-0,032
(0,225)




*


0,345**
(0,028)

-0,067
(0,032)


0,051**
(0,069)
0,057
(0,098)


*
Bạn đời có việc làm bán
thời gian
Tham gia vào (n**)

Đi ra (n**)



-0,405**
(0,050)
0,231**
(0,050)


-0,266
(0,282)
0,401
(0,210)



**


0,125*
(0,061)
-0,020
(0,073)


0,025
(0,117)
0,023
(0,134)


**
Bạn đời không có việc làm
Tham gia vào (n**)

Đi ra (n**/a**)


-0,244**
(0,047)
0,437**
(0,047)

-0,256
(0,179)

0,654*
(0,310)




0,021
(0,035)
-0,195**
(0,032)

-0.156
(0,103)
-0,337*
(0,090)




**
Con cái
Một con (n**/a**)

Ít nhất hai con (n**/a**)

-0,199**
(0,046)
-0,232**
(0,053)


0,081
(0,200)
0,035
(0,167)

**

-0,095**
(0,035)
-0,116**
(0.041)

-0,308**
(0,104)
-0,482**
(0,082)

**

**
Giá trị bất biến 1,148**
(0,029)
0,967**
(0,102)
0,983**
(0,022)
1,320**
(0,045)

Các quan sát

Số lượng id
Sai số cho phép
1983
482
0,219**
506
118
0,219**
3219
756
0,160**
722
163
0,255**

Ghi chú:
Các lỗi chuẩn trong ngoặc, *đáng kể ở mức 5%; **đáng kể ở mức 1%;
+ tầm quan trọng của các tác động qua lại của giáo dục;

18
++ tầm quan trọng của các tác động qua lại của yếu tố giới trong ngoặc, n = không có
bằng cấp cao, a= có bằng cấp cao.

Bắt đầu từ những phụ nữ có học vấn cao hơn (cột 6), chúng ta có thể thấy rằng,
nhìn chung, nhóm này được xếp trong khu vực thu nhập thấp do không tìm được việc
làm mới, có con, và không tìm được người bạn đời có việc làm toàn thời gian. Nếu
những phụ nữ này có thể sử dụng học vấn của họ trên thị trường lao động để tìm việc
làm toàn thời gian, mức sống tăng cao hơn là do công việc làm mới này có thể khiến họ
ít bị tổn thương bởi những thay đổi đối với sự hình thành gia đình. Thu nhập của họ sẽ có
thể cao hơn một phẩy năm lần so với mức chuẩn thu nhập thấp. Thậm chí ngay cả có bạn

đời không làm việc hoặc có đứa con đầu tiên, thì cũng sẽ không làm giảm mức sống của
họ xuống dưới mức chuẩn thu nhập thấp trong trường hợp có công việc làm toàn thời
gian mới. Đồng thời, mức sống của phụ nữ tìm được người bạn đời có việc làm toàn thời
gian cũng cao hơn nếu bản thân họ có việc làm toàn thời gian. Khi những phụ nữ có học
vấn cao hơn này không tìm được việc làm mới thì mức sống của họ rất dễ bị ảnh hưởng
bởi những thay đổi cấu trúc gia đình. Mức sống của những người phụ nữ này cũng rất dễ
bị ảnh hưởng với sự có mặt của những đứa con trong gia đình – càng đông con thì tác
động tiêu cực càng tăng.
Từ phân tích trước, chúng ta đã biết rằng phụ nữ với bằng cấp cao có cơ hội có
việc làm toàn thời gian cao hơn so với phụ nữ không có bằng cấp cao. Kết hợp cả hai kết
quả này, rõ ràng là học vấn là con đường hứa hẹn nhất để phụ nữ được bảo vệ khỏi bị ở
trong khu vực thu nhập thấp lâu dài và khỏi những hậu quả kinh tế của sự thay đổi về gia
đình.
Ngược lại, có những khác biệt quan trọng khi so sánh nhóm nam giới. Đối với
nhóm nam giới có học vấn cao hơn (cột 3), chỉ có hai nguyên nhân có thể được xác định
là tác động đến mức sống của họ là tìm được việc làm toàn thời gian hoặc mất người bạn
đời không có việc làm. Cả hai yếu tố này đều làm mức sống của họ tăng lên trên chuẩn
thu nhập thấp so với những nam giới có học vấn cao hơn không trải qua thay đổi nào
trong suốt thời gian nghiên cứu. Nam giới trong nhóm này có vẻ khá là miễn dịch với các
thay đổi khác trong cấu trúc gia đình. Thậm chí cả công việc toàn thời gian mới cuả
người bạn đời, hay con cái cũng không có tác động đáng kể đến mức sống của họ. Điều
này trái ngược hoàn toàn với những tác động tiêu cực mà con cái gây ra cho mức sống
của phụ nữ có học vấn cao hơn (một nhóm khá đông so với mẫu).
Xem xét trường hợp những phụ nữ có học vấn thấp hơn, tình hình lại khác (bảng
5). Mức sống của những phụ nữ này dễ bị tác động bởi những thay đổi trong cấu trúc gia
đình hơn. Việc làm của người bạn đời (hoặc là việc làm bán thời gian, hoặc là việc làm
toàn thời gian) khiến mức sống của họ tăng lên nhiều hơn so với việc chính họ tìm được
công việc bán thời gian hoặc toàn thời gian. Nhìn chung, mức sống của nhóm này vẫn
thấp hơn chuẩn thu nhập thấp nếu họ không trải qua thay đổi nào trong cấu trúc gia đình
hoặc tình trạng trên thị trường lao động. Đây cũng là tình trạng của nam giới có bằng cấp

cao nhưng như đã trình bầy ở trên, những người nam giới này có rất nhiều cơ hội hơn
cho những thay đổi tích cực.

19
Nhìn chung, sự dễ bị tổn thương đối với sự hình thành gia đình của phụ nữ so với
nam giới được thể hiện rõ nhất ở sự mất đi những phúc lợi do người bạn đời ‘không làm
việc’ trong gia đình gây ra. Mất một người bạn đời không có việc làm, điều này đem lại
lợi ích cho nam giới ở tất cả các trình độ học vấn, lại làm khoản phúc lợi của phụ nữ ở
khu vực thu nhập thấp thậm chí còn giảm đi hơn. Đối với nam giới, sự khác biệt lớn về
trình độ học vấn dẫn đến những khác biệt về việc làm của họ. Nam giới có học vấn cao
hơn có mức sống cao hơn nhờ có việc làm toàn thời gian, trong khi tỷ lệ đó của nam giới
có học vấn thấp hơn cao hơn gần gấp đôi. Trong khu vực thu nhập thấp, việc có con
khiến mức sống giảm đi đối với tất cả mọi người trừ những nam giới có học vấn cao. Sự
giảm sút này cũng là cao nhất đối với phụ nữ có học vấn cao.
Để hiểu được các tác động trung bình của việc gia nhập hay rút lui khỏi thị
trường lao động hay các mối quan hệ trong thời gian diễn ra nghiên cứu, kết quả giữa các
mô hình tác động được trình bầy ở Bảng V. Các hệ số có thể được diễn giải là các tác
động của tình trạng trung bình trong thời gian nhiên cứu. Nói một cách khác, trong mô
hình này chúng ta chỉ xem xét giữa những khác biệt giữa mọi người (khác biệt nhóm), so
với những khác biệt trong mỗi người (những khác biệt cá nhân) được tính trong mô hình
với các tác động cố định. Nếu các tác động trong mô hình các tác động cố định

Bảng V: Các tác động trung bình đối với mức sống (hồi quy giữa các tác động)
Nam giới Phụ nữ IA cho từng giới trong
ngoặc++
Không có
bằng cấp
cao
Có bằng
cấp cao

IA+ Không có
bằng cấp
cao
Có bằng
cấp cao
IA+

Công việc toàn thời gian


0,262**
(0,438)


0,347**
(0,459)

**

0,282**
(0,399)


0,326**
(0,359)

**

Công việc tạm thời
(n**/a*)



-0,051
(-0,024)

0,216
(0,201)



0,169**
(0,228)


0,180**
(0,247)

Bạn đời có việc làm toàn
thời gian

0,239**
(0,320)
0,232*
(0,094)
0,262**
(0,492)

0,272**
(0,381)


Bạn đời có việc làm bán
thời gian b(n**)

0,205**
(0,268)
-0,023
(-0,087)
** 0,062
(0,019)
0,205
(0,118)

Bạn đời không có việc làm

0,057
(0,143)
-0,047
(-0,169)
0,013
(0,012)
0,012
(0,046)

Một con
(n*/a**)
Ít nhất hai con
-0,095**
(-0,185)
-0,130**
0,038

(0,055)
0,011


**
-0,023**
(-0,070)
-0,028*
-0,107*
(-0,093)
-
*

*

20
(n**/a**) (-0,268) (0,149) (-0,078) 0,137**
(-0,172)
Tuổi tác
(a*)
Các tháng không có việc
làm
0,000
(0,012)
0,001
(0,002)

-0,008*
(0.022)
0,038

(0,028)
0,001
(0,011)
0,001
(0,001)
0,004
(0,001)
0,000
(0,000)

Giá trị bất biến 0,787*
(2,925)

0,818**
(2,197)
0,767**
(2,858)

0,865**
(2,535)

Các quan sát
Số lượng id
Sai số cho phép
2545
562
0,35
632
126
0,27




4097
878
0,41
897
175
0,305


Ghi chú:
Các lỗi chuẩn trong ngoặc, *đáng kể ở mức 5%; **đáng kể ở mức 1%;
+ tầm quan trọng của các tác động qua lại của giáo dục;
++ tầm quan trọng của các tác động qua lại của yếu tố giới trong ngoặc, n = không có
bằng cấp cao, a= có bằng cấp cao.


lớn nhưng không lớn giữa các mô hình tác động, rất có khả năng là các tác động được
tính trong mô hình các tác động cố định dễ chuyển tiếp hơn là mô hình các tác động lâu
dài. Nhóm đối chiếu (giá trị bất biến) trong mô hình các tác động trung gian là những
người độc thân không có con và không có việc làm. Trong mô hình các tác động trung
gian, giá trị bất biến là cao nhất đối với phụ nữ có bằng cấp cao. Điều này có thể được
giải thích là chỉ báo rằng học vấn đem lại thêm lợi ích ngoài thị trường lao động và các
tác động của sự hình thành gia đình. Học vấn dường như bảo vệ phụ nữ khỏi bị chìm sâu
hơn vào khu vực có thu nhập thấp, không phụ thuộc vào các cấu trúc gia đình và tình
trạng việc làm.
Mô hình các tác động trung gian cung cấp thêm các bằng chứng cho thấy nam
giới có bằng cấp cao không bị tác động bởi cấu trúc gia đình. Các tác động đáng kể (tích
cực) duy nhất đối với mức sống của nam giới có học vấn cao là có việc làm toàn thời

gian và có người bạn đời có việc làm toàn thời gian. Cả việc trong gia đình có người bạn
đời không đi làm hay chỉ làm bán thời gian và việc có con đều không có ảnh hưởng đáng
kể. Học vấn dường như giúp những người nam giới này khỏi bị ảnh hưởng bởi rất nhiều
tác động của cấu trúc gia đình tới mức sống của họ.
Con cái trong gia đình cũng là nguyên nhân và có các tác động trung bình tương
tự đối với mức sống, điều này cho thấy các tác động tiêu cực của con cái tới mọi người
trừ nam giới có bằng cấp cao không chỉ mang tính chuyển tiếp. Trong mô hình các tác
động trung gian, tôi cũng đưa vào yếu tố tuổi tác và số tháng không có việc làm với tư
cách là các biến kiểm soát. Chỉ có nam giới có bằng cấp cao là chịu tác động tiêu cực
đáng kể của tuổi tác với bằng chứng rõ ràng.

21
Tóm tắt các kết quả này xét về khía cạnh những dự kiến ban đầu trong bài viết
này, ‘tập hợp’ các ưu điểm và nhược điểm trong mô hình của chúng tôi là rất hữu ích.
Việc này được thực hiện bằng cách thêm vào sự gia tăng thu nhập là nguyên nhân gây ra
một sự việc cụ thể (hệ số trong mô hình các giá trị cố định) để xác định cụ thể các nhóm
cá nhân (giá trị bất biến của mô hình các giá trị trung gian được cộng vào các hệ số của
BEM).
12
Sử dụng phương pháp này, chúng ta có thể ước tính từ mô hình các tác động
trung gian là mức sống của người có thu nhập thấp hơn, phụ nữ độc thân có từ hai con
trở lên và không có việc làm là (0,26) thấp hơn chuẩn thu nhập thấp. Như có thể xác định
từ mô hình các tác động cố định, nếu những người phụ nữ này có được việc làm toàn
thời gian thì mức sống của họ sẽ chỉ tăng lên bằng chuẩn thu nhập thấp (thấp hơn chuẩn
thu nhập thấp 0,05).
13
Những số liệu này trông tương tự như số liệu về phụ nữ độc thân
có thu nhập cao hơn và có ít nhất hai con (thấp hơn 0,27 và cao hơn 0,08 sau khi có việc
làm toàn thời gian). Số liệu này cũng tương đồng với phụ nữ độc thân không có con và
có trình độ học vấn thấp (thấp hơn 0,23 và thấp hơn 0,02 sau khi có được việc làm toàn

thời gian). Chỉ trường hợp phụ nữ có học vấn cao hơn và không có con là rất khác biệt
là: mức sống của những phụ nữ không có việc làm này thấp hơn chuẩn nghèo là 0,13 và
cao hơn chuẩn này 0,49 sau khi có được công việc toàn thời gian. Phân tích đầu tiên, tập
trung vào những thay đổi thực tế diễn ra ở những nơi có mẫu này trong mẫu này, nhấn
mạnh tình huống này thực tế đến đâu. Tuy nhiên, đâu là chiến lược tốt nhất giúp phụ nữ
độc thân rời khỏi khu vực thu nhập thấp đã rất rõ ràng: đó là có học vấn, không có con và
có việc làm. Tình huống này là không thực tế vì đa phần phụ nữ được đào tạo lên cao
trong khu vực thu nhập thấp đều có con (trong vòng đầu tiên, 54% có ít nhất hai con và
27% có một con). Nếu những phụ nữ này được hỗ trợ, để ví dụ như làm một công việc
toàn thời gian, bằng hệ thống nhà trẻ mẫu giáo đầy đủ, thì cơ hội thoát khỏi khu vực thu
nhập thấp của họ sẽ tăng lên đáng kể.
Như dự kiến, không chỉ con cái trong gia đình những người phụ nữ khiến họ
không thể thoát ra khỏi khu vực thu nhập thấp. Hơn nữa, những nguyên nhân khác là sự
kết hợp của học vấn thấp, không có việc làm và con cái. Thêm vào đó là những thay đổi
trong tình trạng của người bạn đời, rõ ràng là phụ nữ trong mọi hoàn cảnh đều có thể có
mức sống cao hơn mức chuẩn thu nhập thấp rất nhiều nếu họ có được người bạn đời có
công việc toàn thời gian. Chúng tôi đã dự đoán rằng, đối với phụ nữ, việc làm toàn thời
gian của người bạn đời sẽ đem lại mức gia tăng trong mức sống cao hơn là chính họ có
việc làm; điều này đúng với tất cả mọi phụ nữ.
Đối với nam giới tình huống có vẻ rõ ràng hơn, đặc biệt là đối với những nam
giới có học vấn, những người chỉ cần tìm được việc làm để tăng mức sống của họ lên
trên mức chuẩn thu nhập thấp. Nhóm này không hề dễ bị ảnh hưởng bởi chi phí nuôi con.
Mặt khác, mức sống của những nam giới có học vấn thấp hơn lại bị giảm đi không chỉ
bởi con cái mà còn bởi người bạn đời của họ. Vì vậy, những nam giới có nguy cơ đói
nghèo cao nhất là những người có học vấn thấp hơn có vợ và con. Do đó, học vấn giúp
nam giới chống lại được nguy cơ đối với mức sống của họ do vợ và con cái gây ra. Tập






22
trung phân tích những nam giới và phụ nữ có học vấn thấp, dường như ‘những người bạn
đời mới’ thì tốt cho phụ nữ nhưng lại không tốt chon am giới. Đây cũng là hệ quả trực
tiếp của chính sách phúc lợi của Đức vốn chỉ hỗ trợ cho một người trụ cột kiếm tiền.

Nhận xét và kết luận

Đóng góp lớn nhất của nghiên cứu này là nỗ lực nhằm tìm hiểu tất cả những yếu
tố khác nhau thông qua nghiên cứu những thay đổi trong kết cấu gia đình, lý thuyết về
nguồn lực con người và nghiên cứu về giới và hệ thống phúc lợi, và ảnh hưởng của hệ
thống này đối với việc đánh giá các yếu tố xét về mặt những tác động của chúng đố với
sự ổn định kinh tế và khả năng dễ bị tổn thương về mặt kinh tế. Nhìn chung, hai hướng
tiếp cận này cho thấy rằng những kết quả thu được trên thị trường lao động từ giáo dục
làm giảm đi tác động của những thay đổi trong cấu trúc gia đình đối với mức sống. Theo
đó, học vấn cao hơn sẽ nâng cao những kết quả thu được trên thị trường lao động, để bảo
vệ khỏi những khó khăn về kinh tế do những they đổi trong sự hình thành gia đình gây
ra. Thực tế là phụ nữ nhận được kết quả thu được ít hơn trên thị trường lao động so với
nam giới, những tác động trung gian này dự kiến cũng nhỏ hơn.
Theo kinh nghiệm, những kết quả trình bầy trong bài này đã chứng minh cho
những dự báo đó. Học vấn thực sự ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ. Kết quả cho
thấy rằng học vấn khiến phụ nữ có quyền lựa chọn cách sống của mình không phụ thuộc
vào nhu cầu kinh tế và người đàn ông là trụ cột kiếm tiền trong gia đình trong cấu trúc
gia đình truyền thống. Tuy nhiên, cơ hội cho phụ nữ tham gia làm việc toàn thời gian
trong suốt quá trình quan sát nghiên cứu gần giống như cơ hội tham gia vào một mối
quan hệ với một người bạn đời có việc làm toàn thời gian. Thậm chí các nghiên cứu
chứng minh rằng giáo dục không đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ, yếu tố này không
tăng thêm nhiều cơ hội cho họ tham gia làm việc toàn thời gian. Điều này hoàn toàn trái
ngược với trường hợp của nam giới, với họ giáo dục làm gia tăng đáng kể cơ hội tham
gia công việc làm mới. Điều này có nghĩa là giáo dục giúp phụ nữ được nhận trợ cấp,

nhưng họ hiếm khi chọn – hay được lựa chọn – làm một công việc toàn thời gian, điều
khiến họ có thể trở nên độc lập. Xét về mặt kinh tế, lựa chọn tốt nhất cho phụ nữ là tham
gia vào các cấu trúc gia đình truyền thống bởi vì họ được trợ giúp bởi hệ thống phúc lợi;
những phụ nữ vừa có chồng, vừa đi làm bán thời gian có điều kiện kinh tế tốt hơn so với
những phụ nữ chỉ dựa vào khả năng của chính mình dùng học vấn xin việc và kiếm tiền
trên thị trường lao động để có mức sống tốt. Một lựa chọn khác cho những phụ nữ có
trình độ học vấn là không có một đứa con nào, đây là một cách luôn luôn đem lại cơ hội
cao để thoát khỏi khu vực thu nhập thấp.
Thông qua việc ủng hộ sự hình thành gia đình truyền thống, hệ thống phúc lợi
của Đức đi ngược lại sự độc lập mà phụ nữ có thể có được nhờ giáo dục. Những kết quả
này thậm chí còn tồi tệ hơn khi tính đến thực tế là họ tính cả các khoản trợ cấp và thanh
toán từ hệ thống phúc lợi và / hoặc người chồng cũ.
Cần nghiên cứu thêm một vấn đề chưa sáng tỏ là phụ nữ, thậm chí là không có
thay đổi nào về cấu trúc gia đình hay tình trạng việc làm, dường như được hưởng lợi từ
giáo dục. Mặc dù nghề nghiệp và tình trạng gia đình là những biến số chính trong nghiên

23
cứu phân tầng cổ điển, những yếu tố này trong thực tế vẫn chưa đủ để giải thích những
lợi ích phụ nữ được hưởng và hậu quả họ phải gánh chịu. Những ưu điểm của giáo dục
đối với phụ nữ cho thấy chúng vừa không phụ thuộc, vừa tác động qua lại với những ưu
thế trên thị trường lao động và trong các quan hệ gia đình nhiều hơn rất nhiều so với
trường hợp nam giới.
Những kết quả này không chỉ quan trọng để hiểu giáo dục và những chuyển đổi
trong gia đình tác động như thế nào đến những cơ hội trong cuộc sống của những người
trong khu vực thu nhập thấp, nhưng chúng cũng cho thấy ý nghĩa rõ ràng về chính sách.
Thực tế là yếu tố giáo dục và việc làm ít nhất cũng bảo vệ khỏi nghèo đói cũng như tham
gia vào quan hệ truyền thống với một người, một giải pháp khác cho chính phủ có thể là
đầu tư nhiều hơn vào các chương trình lực lượng lao động và giáo dục hơn là chỉ đơn
giản giúp đỡ các cuộc hôn nhân truyền thống thông qua hàng loạt các khuyến khích trên
cơ sở chính sách mà hiện đang cấu thành hệ thống phúc lợi của Đức. Những khác biệt về

chi phí giữa cơ chế chính sách ‘nguồn lực con người’ so với ‘nguồn lực hôn nhân’ rõ
ràng là cần nghiên cứu thêm. Do tập trung vào việc nâng cao năng lực của phụ nữ và
nam giới như những cá nhân, yếu tố thứ hai nhất quán hơn với hệ thống phúc lợi ‘không
quan tâm đến yếu tố giới’. Phụ nữ ở Đức vẫn còn ‘chỉ cách nghèo đói một người chồng’,
tuy nhiên, đồng thời họ cũng chỉ cách nghèo đói một việc làm.

Chú thích

1. Tôi xinh chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Trung Tâm Nghiên Cứu Bất Bình
Đẳng và Cuộc Sống của Đại Học Yale. Tôi xin đặc biệt cám ơn Jutta Allmendinger và
Karl Ulrich Mayer, họ đã khiến dự án này trở thành hiện thực. Bài viết này đã nhận được
rất nhiều lời góp ý của Hannah Bruckner, Marie Evertsson, Stefan Fuchs, Debra
Minkoff, nhiều nhà phê bình khuyết danh khác và Tổng biên tập của Tạp chí Xã Hội Học
Anh Quốc.
2. Mặt khác của vấn đề là mối quan hệ tích cực giữa việc phải chịu thiệt thòi về kinh
tế và khả năng ly hôn. Cụ thể là học vấn thấp hơn hoặc / và thất nghiệp làm gia tăng
nguy cơ tan vỡ hôn nhân; những nam giới và phụ nữ vốn đã dễ bị tổn thương về mặt kinh
tế là những đối tượng thường bị tan vỡ gia đình (Martin và Bumpass 1989; Hurd và Wise
1989; Holden và Smock 1991). Nói theo phương pháp học, đây là tác động của sự lựa
chọn: Nam giới và phụ nữ ly hôn rất khác biệt những nam giới và phụ nữ không ly hôn
xét về khía cạnh sự dễ bị tổn thương về kinh tế (Smock, Manning và Gupta 1999). Mặc
dù có sự ‘lựa chọn trước phải chịu bất lợi về kinh tế, nghiên cứu về ly hôn và tan vỡ gia
đình thường lập luận thiên về hôn nhân bởi vị thế kinh tế được cho là tốt hơn; như
Smock và cộng sự tóm tắt: ‘Một số nghiên cứu thậm chí còn ủng hộ những điều luật hạn
chế ly hôn để khuyến khích mọi người trong hôn nhân của mình’ (Smock, Manning và
Gupta 1999: 795).
3. Độc giả muốn tìm hiểu về các mô hình hồi quy lặp lại có thể tham khảo Hsiao
(2003) và Wooldrige (2002). Halaby (2004) bàn về tiềm năng của hồi quy lặp lại đối với
các ngành khoa học xã hội, sử dụng hàng loạt các nghiên cứu mới được công bố gần đây
làm ví dụ.


24
4. Những đặc điểm không được quan sát không có tác động thiên vị đến các thông
số được ước tính với các tác động cố định (Verbeek 2000) (với giả định rằng những tác
động không được quan sát này không thay đổi theo thời gian). Điều này không đúng đối
với những tính toán các tác động ngẫu nhiên. Thông qua ít nhất hai quan sát với mỗi cá
nhân và bao gồm cả các biến không rõ ràng cho mỗi cá nhân, những mô hình tác động
hoàn toàn cố định chi phối những khác biệt giữa các cá nhân không được quan sát.
Thông qua thử nghiệm những khác biệt lớn trong tính toán các thông số với các tác động
cố định hoặc ngẫu nhiên, thử nghiệm của Hausman tận dụng hạn chế này cho những mô
hình được tính toán với các tác động ngẫu nhiên. Một khác biệt lớn trong mô hình được
tính toán với các tác động cố định và ngẫu nhiên khiến cho rất có thể là các tác động
không được quan sát trong mô hình được kết hợp với các biến độc lập và do đó dẫn đến
những tính toán định kiến trong các mô hình tác động ngẫu nhiên.
5. Một giả thiết cơ bản trong phương pháp này là việc phân chia đồng đều các
nguồn thu nhập trong gia đình. Căn cứ của nguyên tắc này không rõ ràng, nếu nói giảm
nhẹ đến mức tối thiểu (xem ví dụ Daly 1992). Trong thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã
đưa ra bằng chứng về sự phân chia không đồng đều tiền trong gia đình (Pâhl 1989;
Glendinning và Miliar 1992; Jenkins 1991). Tuy nhiên, trong phần lớn nghiên cứu theo
kinh nghiệm về tình trạng kinh tế gia đình, giả thiết này vẫn là một trong khoản thu nhập
chung của hộ gia đình. Giả thiết này ít có khả năng bắt nguồn từ trình độ học vấn thấp
hơn là từ các lý do thực tế trong nghiên cứu định lượng: mức sống của hộ gia đình được
quyết định bởi thu nhập của tất cả các thành viên sống trong gia đình và thu nhập này
theo kinh nghiệm là một giá trị có thể đo được, trong khi mong muốn chia sẻ thu nhập đó
thì lại không thể đo được (hay ít nhất là không thể đo được trong nghiên cứu định tính).
6. Các nhà phê bình đầu tiên cho bài viết này gợi ý rằng môn đăng hộ đối cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc tìm bạn đời và giữ cho gia đình khỏi rơi vào tình trạng
nghèo. Trên cơ sở này, tôi đã chạy tất cả các mô hình với một đơn vị đo là học vấn của
người bạn đời. Các hệ số về việc làm của người bạn đời vẫn không đổi và các hệ số giáo
dục cũng không đáng kể, điều này chứng minh cho tầm quan trọng của tình trạng việc

làm của người bạn đời (kết quả do tác giả cung cấp)
7. Trong Bảng II chỉ có các mức độ quan trọng của những khác biệt của từng nhóm
trong bốn nhóm được trình bầy. Những mức độ quan trọng khi so sánh nhóm trong phạm
vi học vấn và giới không được trình bầy trong bảng này.
8. Các mức trung bình được trình bầy trong Bảng III đều chứng minh cho cùng các
mô hình như nhau, nhưng ít nhiều ở mức độ khác nhau.
9. Đo số con cái với biến số tham gia vào hay đi ra khỏi hộ gia đình không làm thay
đổi kết quả.
10. Nếu tình trạng việc làm của người bạn đời thay đổi, thì tình trạng của cô ta /
anh ta sẽ là đi ra khỏi việc này và tham gia vào một việc khác.
11. Người ta có thể lập luận rằng tính không đồng nhất của nhóm này khiến cho
việc diễn giải hay giải thích các hệ số khó khăn hơn. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là giải
thích, diễn giải các hệ số là sự ước tính trung bình bảo thủ của một sự việc mang tính
nguyên nhân, bởi vì nhóm đối chiếu không chỉ bao gồm những người thấp kém nhất

25

×