Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lựa chọn vật liệu bao gói sách và đồ tạo tác trên giấy pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.82 KB, 10 trang )

Lựa chọn vật liệu bao gói sách và đồ tạo tác trên giấy

Sherelyn Ogden - Trưởng Bộ phận Bảo quản, (Minnesota Historical
Society)
Các loại vật liệu dùng để bọc sách và đồ tạo tác trên gi
ấy phải đáp ứng
được những yêu cầu về bảo quản. Việc sử dụng vật liệu kém chất
lượng có thể gây ra những hư hại rất khó khắc phục. Axit có trong
những miếng bìa cứng dùng để làm bìa kẹp giấy kém chất lượng có
thể lan sang tài liệu chứa trong đó, làm tài liệu dễ bạc màu và nhanh
hỏng. Đối với phong bì và cặp đựng hồ sơ cũng vậy. Các loại hộp cất
giữ tài liệu được làm từ vật liệu có chất lượng kém có thể bị hư hỏng
đến mức rách dời ra từng miếng, đe dọa tới sự an toàn của đồ cần
được bảo vệ. Những tờ giấy dùng để bồi sách có chất lượng kém có
thể làm bạc màu những chỗ mà nó tiếp xúc, đẩy nhanh quá trình hư
hỏng của tài liệu. Quá trình bạc màu mà nguyên nhân là từ những
miếng bọc có axit thường được nhắc đến dưới thuật ngữ “mat burn”
(cháy tấm bọc), làm biến dạng các tác phẩm nghệ thuật và khiến
những chỗ bị bạc màu bị hư hỏng nhanh hơn. Hư hỏng tương tự cũng
xảy ra khi đồ đạc được đặt vào khung làm bằng những vật liệu kém
chất lượng như những miếng bồi bằng gỗ hay (corrugated ground
wood) gỗ ép ở dạng múi, (slat burns or striations form in the work of
art) những thanh gỗ mỏng hoặc ở dạng xẻ dọc trong các tác phẩm
nghệ thuật.1 Hơn nữa, khi miếng bọc bị axit hoá, chúng sẽ trở nên
giòn. Trước khi bị hỏng hẳn, những miếng bọc đó có thể không chịu
được sức nặng của chính nó, nên bị vỡ ra và làm cho các tác phẩm
nghệ thuật bị rách hay nhăn nhúm.
Sự ổn định hoá học
Chất axit trong giấy là nguyên nhân gây ra nhiều dạng hư hỏng đối
với sách và đồ tạo tác trên giấy. Dạng hư hỏng đáng chú ý nhất là sự
bạc màu và giòn. Do axit có thể lan từ các bao gói lưu trữ sang tài li


ệu
tiếp xúc trực tiếp với nó nên các bao gói phải được làm từ những vật
liệu không có axit. Bên cạnh đó, vật liệu dùng để cất trữ phải ổn định
về mặt hoá học để khi sử dụng lâu ngày chúng không tạo th
ành axit có
thể lan sang tài liệu chứa bên trong. Lignin, gỗ ép và (alum-rosin
sizing) hồ bằng nhựa côlôfan có phèn là những thành phần thường
thấy của giấy có thể tạo thành axit.2 Bởi vậy, tất cả các vật liệu dùng
trong lưu trữ không được chứa những chất này. Bìa làm hộp không
được có lignin và phải được tinh chế về mặt hoá học. Bìa dùng để bao
gói các tác phẩm nghệ thuật trên giấy phải là bìa vải 100% cotton
hoặc bìa bo khung đã được tinh chế về mặt hoá học và không có
lignin. Tất cả các loại giấy dùng để bồi sách, để làm bìa kẹp giấy hay
phong bì đều phải đáp ứng những qui cách phẩm chất này. Keo dính
và băng dính dùng để làm tấm bọc, cặp giấy và hộp phải có tính ổn
định hoá học, không bị biến màu và không có các thành phần hoá học
gây hư hỏng tài liệu.
Việc nhận biết các thành phần trong vật liệu làm bao gói rất quan
trọng. Ví dụ, bìa vải 100% cotton bản thân đã có thể có tính axit hoặc
sẽ có tính axit nếu được hồ bằng chất hồ không tốt.3 Để kiểm tra xem
có các chất gây hư hại như gỗ bào hay chất phèn không, chúng ta có
thể sử dụng thuốc nhuộm để thử. Các chất thử thường có sẵn trong
dụng cụ kiểm tra của các nhà cung cấp vật liệu dùng trong lưu trữ,
mặc dù những dụng cụ này ngày càng trở nên khó mua. Các nhà cung
cấp chất hoá học có sẵn riêng từng chất chất gây phản ứng hoá học.
Một chuyên gia về bảo quản sẽ được tư vấn xem nên sử dụng chất
nào. Những thông tin đó có trong cu
ốn Analysis of paper, tái bản lần 2
do hãng Marcel Delcher B.L Browning, NewYork và Basel sửa chữa
và bổ sung năm 1977.

Chất phụ gia kiềm
Để ngăn chặn sự tạo thành axit, các loại vật liệu làm từ giấy phải có
thêm một chất phụ gia như canxi cacbonat, được đưa vào trong quá
trình sản xuất. Mục đích của chất phụ gia là để trung hoà axit khi axit
được tạo thành trên vật liệu lưu trữ. Các nhà cung cấp vật liệu lưu trữ
nên cung cấp những thông tin về thành phần cũng như số lượng phụ
gia đã sử dụng. Nhiều loại giấy và bìa để bo khung dùng trong bảo
quản có chứa 3% canxi cacbonat. Các vật liệu đã được cho thêm phụ
gia thích hợp cho việc lưu trữ hầu hết các loại sách và đồ tạo tác trên
giấy. Các trường hợp ngoại lệ thông thường bao gồm các tác phẩm
nghệ thuật có dùng thuốc nhuộm hay các chất màu nhạy cảm với độ
kiềm cao, tranh cắt dán có thành phần gỗ và lụa, cyanotypes, bản
tranh mô phỏng và một số loại ảnh.4
Bẫy phân tử
Một số loại vật liệu dùng cho lưu trữ mới đư
ợc phát triển gần đây, dựa
trên sự kết hợp giữa một hay nhiều loại phụ gia kiềm với (Molecular
Traps), hoặc là cacbon hoạt hoá hoặc là Zeolit, có xu hư
ớng bảo vệ tốt
hơn những loại vật liệu chỉ chứa một loại phụ gia kiềm. Những vật
liệu này có tác dụng bảo vệ vật khỏi các chất gây ô nhiễm môi trường
và các sản phẩm phụ trong quá trình phân hủy mà không ph
ản ứng với
phụ gia kiềm có trong vật liệu lưu trữ. Nghiên cứu chỉ ra rằng khí thải
ô nhiễm chứa axit trong môi trường không bị trung hoà bởi phụ gia
kiềm có trong vật liệu lưu trữ, và rằng các chất khí thải đó thấm qua
vật liệu lưu trữ mà vẫn giữ nguyên tính chất. Người ta cũng cho rằng
những chất khí bẩn khác cũng thấm qua vật liệu lưu trữ có phụ gia mà
không thay đổi tính chất. Những (Molecular Traps) sẽ giữ lại và loại
bỏ các phân tử độc hại mà phụ gia kiềm đã bỏ qua.5

Độ pH
Tính axit và tính kiềm của những vật liệu có nguồn gốc từ giấy, bao
gồm cả các loại bìa làm hộp và làm tấm bọc được thể hiện ở độ pH,
dựa trên bậc lôgarit từ 0 đến 14, trong đó 7 là điểm trung tính, dưới 7
là axit, trên 7 là kiềm. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về độ pH lý
tưởng đối với việc bao gói tài liệu nhưng độ pH từ 7 đến 8,5 thông
thường là mức tốt cho các loại sách và đồ tạo tác trên giấy. Tuy nhiên
đối với những vật liệu ảnh cần có sự lựa chọn đặc biệt hơn bởi những
loại ảnh khác nhau có những yêu cầu về độ pH khác nhau. Một người
bảo quản tài liệu ảnh do vậy cần phải được tư vấn thêm về điều này.
Hiện có một vài phương pháp đo độ pH. Cách đơn giản nhất là sử
dụng bút máy hay bút chì kiểm tra pH, loại bút thử này cho bi
ết độ pH
trên bề mặt vật liệu được kiểm tra. Khi sử dụng loại bút thử này bạn
nên kiểm tra cả phần lõi cũng như bề mặt của giấy, bìa bởi vì ch
ỉ kiểm
tra bề mặt có thể sẽ không chính xác. Loại bút thử này để lại một vết
bẩn lem nhem trên đồ vật, vì vậy tuyệt đối không nên dùng để kiểm
tra. Có thể sử dụng một cách kiểm tra khác, đặc trưng hơn là dùng
giấy quỳ để đo độ pH. Máy đo pH cho số đo chính xác nhất. Khi chọn
vật liệu lưu trữ, bạn không nên chỉ dựa vào các số đo độ pH. Số đo độ
pH trên 7 không có nghĩa là vật liệu đó có chất lượng bảo quản tốt.
Ngư
ời ta cũng lưu ý rằng một số loại bìa b
ột gỗ mới sản xuất có thể có
tính kiềm nhưng sau một thời gian ngắn lại trở nên có tính axit.6 Tất
cả các thành phần của vật liệu lưu trữ phải được xác định rõ và quy
trình sản xuất những chất đó là nhân tố quyết định. Phải xem xét
những thông tin này cùng với độ pH khi lựa chọn vật liệu để làm bao
gói lưu trữ.

Độ bền
Sách và các tác phẩm nghệ thuật trên giấy chỉ nên được cất giữ trong
bao gói có độ bền thích hợp. Bao gói lưu trữ phải đủ bền để bảo vệ tài
liệu. Nếu bao gói không đủ chắc để đỡ đồ tạo tác, đồ vật sẽ bị méo
mó, nhăn nhúm, rách, và ngay cả bao gói cũng bị hư hỏng, thậm chí
vỡ vụn ra. Loại bao gói quá chắc cũng là một vấn đề cần được lưu ý.
Nó làm tăng
khối lượng và kích thước không cần thiết, dẫn đến khó
khăn trong việc vận chuyển và lãng phí không gian cất trữ.
Các tiêu chuẩn ANSI
Thuật ngữ (permanent or permanent durable) lâu dài hay bền chắc lâu
dài đôi khi được sử dụng để miêu tả những vật liệu bền chắc và ổn
định về mặt hoá học. Các thuật ngữ này được sử dụng trong bản
American National Standard for Permanence of Paper for Publications
and Documents in Libraries and Archives, ANSI/NISO Z39.48-1992
do Viện tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ phê chuẩn và được tổ chức tiêu
chuẩn thông tin Quốc gia phát triển. Bản tiêu chuẩn này đã xác l
ập các
tiêu chuẩn đối với loại giấy có thể sử dụng vài trăm năm trong các
điều kiện lưu trữ và sử dụng thông thường. Nó có tác dụng như là bản
hướng dẫn cho việc lựa chọn loại giấy dùng trong công tác xuất bản
và loại giấy dùng làm vật liệu lưu trữ. Đối với các loại bao gói của tài
liệu ảnh, có nhiều tiêu chu
ẩn khác nhau. Cuốn The American National
Standard for Imaging Media Photographic Processed Films, Plates
and Papers Filing Enclosures and Storage Containers, ANSI IT9.2-
1998 nêu lên các qui cách phẩm chất đối với vật liệu làm bao gói.
Cuốn American National Standard for Imaging Media Photographic
Activity Test, ANSI IT9.16-1993 còn qui định thêm những tiêu chuẩn
dành cho các loại bao gói dùng để cất giữ ảnh. Các loại bao gói này

cần phải đáp ứng cả hai tiêu chuẩn trên.7
Nh
ựa tổng hợp
Nh
ựa tổng hợp khác nhau rất nhiều về độ ổn định hoá học nên khi sử
dụng cần phải rất cẩn thận. Một số loại nhựa không có tính ổn định
hoá học và tạo ra một số sản phẩm phụ trong quá trình phân hủy,
khiến tài liệu bị hư hỏng nhanh hơn. Một số khác thì chứa chất làm
dẻo dễ bay hơi, những chất dẻo này có thể làm cho vật tiếp xúc với
chúng dính vào bề mặt (and media to bleed) các chất liệu bị chảy ra.8
Ba loại nhựa tổng hợp đáp ứng được tiêu chuẩn bảo quản là
polypropylene, polyester và polyetylene.9
Polypropylene thường được sử dụng làm hộp và khay. Màng phim
polyester được sử dụng làm vật liệu trung gian để bảo vệ bề mặt đồ
vật, làm bìa kẹp giấy và để bọc những vật riêng lẻ. Chỉ nên sử dụng
polyester không có chất làm dẻo, chất ngăn tia tử ngoại, thuốc nhuộm
và lớp sơn phủ bề mặt. Màng phim polyester có tích tĩnh điện có thể
hút những chất dính trên mặt giấy. Vì lý do này không nên sử dụng
màng phim polyester cho những vật không bám chắc vào mặt giấy
như phấn màu, phấn than củi, than chì graphit. Mực phun hay các h
ình
trên ảnh có thể bị ảnh hưởng xấu bởi sự tĩnh điện. Bởi vậy, nên cẩn
thận khi sử dụng phim polyester để bảo quản những vật có vấn đề
tương tự. Đối với bìa kẹp giấy và bao bì, có thể dán phim polyester
bằng một loại thiết bị có thể tạo ra hoặc là mối hàn siêu âm hoặc là
mối hàn phát xạ nhiệt. Nếu thiết bị dùng để hàn không có sẵn, có thể
dán polyester bằng băng dính hai mặt. Chỉ nên sử dụng loại băng dính
có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo quản. Những lưu ý này sẽ góp
phần giảm thiểu những vấn đề về các sản phẩm phụ gây hại tạo thành
trong quá trình băng dính phân huỷ, những vấn đề sự chuyển biến của

chất keo dính có thể khiến vật bị dính chặt vào đó.
Kết luận
Trên thị trường có một số nhà cung cấp bao gói lưu trữ có chất lượng
bảo quản tốt. Bạn nên tham khảo catalog của các nhà cung cấp này để
có thể so sánh chi phí và đánh giá các chủng loại sản phẩm của họ.
N
ếu bạn có thắc mắc gì về thành phần cấu tạo của sản phẩm, hãy liên
lạc với các nhà cung cấp để biết thêm chi tiết, họ luôn sẵn sàng cung
cấp cho bạn những thông tin này. Nếu bạn có yêu cầu hỗ trợ thêm,
hãy liên lạc với Field Services Depatment tại trung tâm bảo quản tài
liệu phía Bắc.
Chú thích
1. Dianne van der Reyden, "Paper Documents", in Storage of Natural
History Collections: A Preventive Conservation Approach. Carolyn
Rose, Catherine A. Hawks, Hugh H. Genoways, eds. (Iowa City:
Society for the Preservation of Natural History Collections, 1995),
333.
2. "Choosing Archival-Quality Storage Enclosures for Books and
Paper," in Preservation of Library and Archival Materials: A Manual,
2nd ed. Sherelyn Ogden, ed. (Washington, DC: American Association
of Museums; 1994), 136.
3. Margaret Holben Ellis, The Care of Prints and Drawings (Walnut
Creek, CA: Altamira Press, 1995), 110
4. Nancy Carlson Schrock and Gisela Noak, Archival Storage of
Paper (Syracuse, NY: Gaylord Bros., 1997), 2.
5. Conservation Resources, Conservation Resources General Catalog
1997/98 (Cowley, Oxfordshire: Conservation Resources, 1997), vi;
Siegfried Rempel, "Zeolite Molecular Traps and their Use in
Preventive Conservation," WAAC Newsletter 18.1 (1996): 13.
6Ellis, Care of Prints and Drawings, 112.

7"Storage Enclosures for Photographic Materials," in Preservation of
Library and Archival Materials: A Manual, 2nd ed. Sherelyn Ogden,
ed. (Washington, DC: American Association of Museums; 1994), 163.
8van der Reyden, "Paper Documents," 333.
9Schrock and Noak, "Archival Storage of Paper," 3.

×