Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Biểu tượng Anh Hùng dân tộc Việt Nam quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.94 KB, 49 trang )




Biểu tượng Anh Hùng dân tộc
Việt Nam quốc công tiết chế
Hưng Đạo Đại Vương - Trần
Quốc Tuấn

Hình tượng anh hùng giải phóng dân tộc luôn là đề tài không
thể thiếu trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt, có những
anh hùng được nhân dân tôn thờ trở thành huyền thoại, trở
nên BẤT TỬ, những có những vị anh hùng bằng xương bằng
thịt đã được cả nhân loại tôn thờ. Một trong những hình
tượng tiêu biểu của dân tộc Việt - HƯNG ĐAỌ ĐẠI
VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN và là một vị Thánh trong
lòng người Việt.


Tóm tắt sơ lược về vị anh hùng đã ba lần đại phá quân
Nguyên Mông:
1. Thân thế và sự nghiệp của Hưng Đạo Đại Vương –
Trần Quốc Tuấn

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, ông sinh
năm1232/(?) - 1300, là một nhà lãnh đạo nhà quân sự, nhà
văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Trần Quốc Tuấn là
con trai An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái
Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, Hải Dương, quê ở Tức
Mặc, Mỹ Lộc , Nam Định.


Năm 1237, thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu phải nhường
vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho
em ruột là vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) dù bà đã có thai
với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý Chiêu
Hoàng đang là hoàng hậu xuống làm Công chúa. Do có mối
hiềm khích, cha của Trần Hưng Đạo đã tìm khắp nơi những
người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn với mong muốn mai
sau con trai sẽ rửa nhục cho mình. Lúc sắp mất, Trần Liễu
trăng trối rằng “Con không vì cha lấy được thiên hạ thì cha
chết ở dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần
Quốc Tuấn ghi trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi
vận nước nguy nan, có quân quyền trong tay, nhưng Trần
Quốc Tuấn vẫn một lòng giữ đạo tôi trung.

Cả 3 lần quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt, ông đều
được vua Trần tin tưởng giao binh quyền để chống giặc. Đặc
biệt ở kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 và thứ 3,
ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Quận công tiết chế
lãnh đạo toàn bộ quân đội. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân
dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn
Kiếp, Bạch Đằng , đuổi quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi.

Khi đã về già, ông trao lại binh quyền, lui về thái ấp Vạn
Kiếp trấn thủ nơi trọng yếu, vua Trần và các trọng thần trong
triều đình vẫn thường xuyên về tận nơi ông ở để thỉnh ý về
việc trọng đại của đất nước.

Truyền thuyết, Huyền sử Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc
Tuấn


Trần Hưng Đạo có rất nhiều truyền thuyết xung quanh những
chiến công và cuộc đời ông. Tiêu biểu phải kể đến truyền
thuyết diệt trừ Phạm Nhan:
Khi tướng nhà Nguyên là Thoát Hoan kéo quân sang đánh
nước Việt lần thứ 2, có mang theo một tỳ tướng tên là Bá
Linh, tức Phạm Nhan, có tài yêu thuật. Trần Hưng Đạo lập
trận cửa cung phá được, bắt sống Phạm Nhan. Kỳ lạ thay,
binh sĩ Việt dùng gươm chém thế nào Phạm Nhan cũng
không chết. Trần Hưng Đạo phải dùng Thần Kiếm mới giết
được hắn. Tục truyền rằng, khi tên yêu thuật Phạm Nhan chết
đi, thường hiện thành ma quỷ về phá rối đàn bà con gái. Dân
chúng gọi là "tà Phạm Nhan", phải nhờ đến uy linh của Hưng
Đạo Vương mới trừ khử được.

Một câu chuyện tiêu biểu được sử sách ghi chép, đó là việc
Trần Hưng Đạo bị tên đâm vào đầu, nhưng ông vẫn điềm
nhiên ngồi tiếp chuyện với tướng giặc mặt không hề biến sắc:
Đầu năm Tân Tỵ (1281), vua Nguyên Mông là Hốt Tất Liệt
lại sai Sài Xuân đem ngàn quân hộ tống nhóm Trần Di Ái về
nước. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Sài Xuân ngạo
mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa. Quân sĩ ngăn lại,
Xuân dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu " Vua Trần
Nhân Tông sai Trần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp.
Xuân nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng,
hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Xuân làm gì. Lúc ấy
Trần Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi
thẳng vào trong phòng. Xuân đứng dậy vái chào mời ngồi.
Mọi người đều kinh ngạc, nhưng có biết đâu việc gọt tóc,

mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống
pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Xuân cầm mũi tên
đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc
mặt Trần Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Xuân
ra cửa tiễn ông "

2. Trần Hưng Đạo và 3 lần chiến thắng quân Nguyên
Mông

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất
Trần Hưng Đạo được phong làm võ quan triều Trần trong
cuộc chiến trống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, lần này
tổng chỉ huy đích thân vua Trần lãnh đạo. Trần Hưng Đạo
thống lãnh đội quân biên giới phía Bắc, ông thành công trong
việc đánh đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi. Chiến thắng lần này
của Trần Hưng Đạo là điếm nhấn để tạo dựng tín nhiệm đối
với triều đình nhà Trần đối với ông.
Cuộc kháng chiến lần thứ hai


Cuộc chiến tranh chống lại quân Nguyên lần thứ hai, Trần
Hưng Đạo đã được vua Trần phong cho làm Quốc công tiết
chế thống lĩnh toàn quân. Sau khi thất bại đầu năm 1258, Đế
quốc Mông Cổ lâm vào nội chiến (1259 -1264) và chiến
tranh với nhà Tống (1267-1279) phương Bắc. Mặc dù rất
muốn rửa hận quân Nam nhưng chưa thể thực hiện ngay
được. Cho đến nǎm 1279 nhà Tống đại bại, toàn bộ Trung
Hoa rơi vào ách thống trị của nhà Nguyên Mông. Vua
Nguyên là Hốt Tất Liệt chuẩn bị đem quân sang rửa hận
nước ta.

Câu nói bất hủ của Trần Hưng Đạo trong hoàn cảnh triều
đình nhà Trần còn đang hoang mang trước thế giặc hùng
mạnh đã vực dậy tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân dân
nước ta, và trở nên nổi tiếng: “Nếu muốn hàng, xin bệ hạ
chém đầu thần trước”.


Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, Trần Hưng Đạo là người
khai sinh ba quyết định có ý nghĩa chiến lược rất đúng đắn.
Một là, đối với đạo quân 50 vạn tên do Thoát Hoan chỉ huy,
tấn công từ mặt Bắc xuống, ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực
lượng, tránh ngọn đòn mạnh nhất của kẻ thù đang lúc hung
hăng.

Hai là, đối với đạo quân gần một chục vạn tên do Toa Đô chỉ
huy, từ Chiêm Thành tiến lên, ta quyết tâm đánh trả, không
để cho chúng có cơ hội nhanh chóng nhập cục với đại binh
của Thoát Hoan.

Ba là, kiên trì tổ chức hàng loạt những cuộc nghi binh nhằm
đánh lạc hướng của kẻ thù và nhằm bảo toàn lực lượng quân
đội, vững chí chờ thời cơ thuận tiện nhất để mở một loạt
chiến dịch lớn quét sạch quân xâm lăng khỏi bờ cõi.

Nhà chiến lược, vị tổng chỉ huy thiên tài của cuộc kháng
chiến lần thứ ba
Theo Nguyên sử thì trước khi Thoát Hoan xuất quân, chính
Hốt Tất Liệt đã ra lệnh rằng: “Không được cho Giao Chỉ là
nước nhỏ mà khinh thường”. Một lần nữa, vận nước lại lâm
nguy, và cũng một lần nữa, Trần Hưng Đạo được vua Trần

tin cậy trao phó trọng trách vạch kế hoạch chiến lược, đồng
thời phong ông là tổng chỉ huy toàn bộ lực lượng quân đội
đối phó chống quân xâm lược.


Lần thứ ba, quân Nguyên Mông xâm lăng Đại Việt từ tháng
12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Lần này Trần Hưng
Đạo chỉ huy các tướng lĩnh đánh tan giặc ở Tây Kết, Hàm
Tử, Chương Dương, rồi tiến lên đánh chiếm Thǎng Long.
Thoát Hoan hoảng hốt, rút khỏi Thǎng Long, chạy về Vạn
Kiếp. Đến đây, bọn giặc lọt vào trận địa mai phục của Trần
Hưng Đạo, chúng bị thương vong rất nhiều. Đám tàn quân
hoảng loạn cố mở đường máu thoát chạy. Nhưng đến biên
giới Lạng Sơn, chúng lại bị quân ta chặn đánh. Thoát Hoan
phải chui vào ống đồng rồi bắt quân lính khiêng chạy về
nước.
Đầu tháng 4 năm 1288, quân Nguyên bắt đầu buộc phải rút
khỏi nước ta. Chủ tướng của giặc là Thoát Hoan quyết định
kế hoạch rút quân:
- Kị binh và bộ binh do đích thân Thoát Hoan chỉ huy, từ Vạn
Kiếp tiến lên Lạng Sơn, rồi từ đó kéo về Trung Quốc.
- Thủy binh do Ô Mã Nhi chỉ huy, được tăng cường thêm
quân số và thêm một đạo kị binh đi dọc theo sông để hộ tống,
từ Vạn Kiếp tiến ra sông Bạch Đằng rồi vượt vịnh Hạ Long
mà về Trung Quốc.
Trần Hưng Đạo đã lập mưu lừa giặc vào trận địa phục kích
trên sông Bạch Đằng. Ô Mã Nhi cùng tướng lĩnh bại trận và
bị bắt sống. Đây là chiến công lừng lẫy nhất của quân dân ta
trong sự nghiệp chống xâm lăng ở thế kỉ thứ XIII và đây
cũng là một trong những trận quyết chiến chiến lược lừng lẫy

nhất của lịch sử dân tộc. Trận Bạch Đằng là trận góp phần
quan trọng nhất vào việc đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lược
của quân Nguyên đối với nước ta. Thoát Hoan cũng bị phục
kích trên đường rút chạy và bị đánh cho tan tác.


Để có thể lãnh đạo toàn quân toàn dân thực hiện những cuộc
chiến chống ngoại xâm hùng mạnh như thế Trần Hưng Đạo
ngoài việc là một nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất còn là một
người biết thu phục lòng người, có tình có nghĩa, dũng cảm
khảng khái đặc biệt sự tận trung vì nghĩa nước mà tạm gác
thù riêng, vì chữ trung mà không màng danh lợi.

3. Trần Hưng Đạo trong huyền sử và đức tin của dân tộc
Việt

Ba mươi năm, ba trận đại cuồng phong bởi vó ngựa hung tàn
với tổng cộng trên một triệu quân Nguyên Mông. Đó là thử
thách cam go nhất của lịch sử dựng nước và giữu nước của
dân tộc Đại Việt. Đưa Đại Việt thoát khỏi cuộc xâm lăng,
mãi mãi thuộc về các thế hệ quân dân kiên cường của thế kỉ
XIII, thuộc về các nhà lãnh đạo kiệt xuất thời Trần mà nổi bật
hơn cả vẫn là Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn.


Với tất cả tâm thành và tài năng kiệt xuất, Trần Hưng Đạo đã
có những đóng góp hết sức quan trọng vào sự nghiệp dựng
nước và giữ nước. Ông đã để lại cho lịch sử những kinh
nghiệm vô giá về nghệ thuật xây dựng khối đoàn kết dân tộc,
vì nghĩa cả thiêng liêng là đánh giặc giữ nước, mà trên đại

thể, chúng ta ghi nhận qua sáu bước tuần tự từ thấp lên cao
như sau:

Bước thứ nhất: Khôn khéo hàn gắn những vết rạn nứt trong
đội ngũ quý tộc và tướng lĩnh cao cấp. Cuộc xung đột giữa
Trần Liễu với vua Trần, mối hiềm nghi của vua Trần đối với
Trần Hưng Đạo, cùng sự bất hòa giữa Trần Quang Khải và
Trần Khánh Dư với Trần Hưng Đạo…v.v vừa là biểu hiện lo
ngại của sự rạn vỡ tình anh em ruột thịt và nghĩa thân tộc họ
hàng, đồng thời, lại cũng vừa là biểu hiện của sự chia rẽ rất
nguy hiểm giữa những người chịu trách nhiệm điều khiển
vận mệnh quốc gia. Ông luôn luôn bày tỏ lòng trung thành
tuyệt đối của mình đối với nhà vua, xóa dần để rồi cuối cùng
đã xóa sạch lòng ngờ vực của nhà vua và của bá quan văn võ
trong triều.

Bước thứ hai: Tạo lập và ra sức bảo vệ cốt lõi bền vững của
khối đoàn kết trong nội bộ quý tộc và tướng lĩnh cao cấp.
Trần Hưng Đạo đã tác động một cách rất tích cực và có hiệu
quả đến quyết định vô cùng quan trọng của triều Trần: triệu
tập hội nghị Bình Than (năm 1282). Đây là cuộc hội nghị của
những người giữ trọng trách lãnh đạo sự nghiệp giữ nước
phát động và lãnh đạo một cuộc chiến tranh vệ quốc mang
tính nhân dân sâu sắc

Bước thứ ba: Trên cơ sở khối đoàn kết của quý tộc và tướng
lĩnh cao cấp, nhanh chóng mở rộng và củng cố khối đoàn kết
của toàn dân, biến quyết tâm của triều đình thành quyết tâm
chung của cả nước. Sau hội nghị Bình Than, khối đoàn kết
của quý tộc và tướng lĩnh cao cấp đã được thiết lập một cách

vững vàng. Với tất cả uy tín chính trị to lớn của mình, Trần
Hưng Đạo đã khôn khéo tác động, góp phần quan trọng vào
việc tạo ra một quyết định hết sức độc đáo của triều Trần là
triệu tập hội nghị Diên Hồng. Đây là hội nghị các bậc phụ
lão, đại diện cho nhân dân các làng xã cả nước. Khác với hội
nghị Bình Than, do đặc trưng riêng của thành phần tham dự,
hội nghị Diên Hồng không bàn đến những vấn đề có ý nghĩa
chiến lược và chiến thuật mà chỉ bàn xem nên đánh hay nên
hòa với giặc. Sử cũ chép rằng “Các cụ phụ lão đều hô quyết
đánh, vạn người như một, tiếng vang như cùng bật ra từ một
cửa miệng vậy”



Bước thứ tư: Khôn khéo tìm mọi biện pháp để kích động
mạnh mẽ lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc
của tướng sĩ và của toàn dân, tạo ra khí thế quật cường bừng
bừng khắp cả nước. Với Hịch tướng sĩ văn, Trần Hưng Đạo
đã có công khơi dậy ngọn lửa quật cường trong lớp lớp binh
sĩ và trong đông đảo nhân dân. Bấy giờ, cảm kích trước lời
hịch đanh thép của Trần Hưng Đạo binh sĩ đã tự khắc vào
cánh tay mình hai chữ sát Thát (nghĩa là giết giặc Thát Đát
tức giặc Nguyên Mông). Hịch tướng sĩ văn không chỉ là một
văn kiện quân sự mà còn là một trong những áng thiên cổ
hùng văn, có giá trị bất diệt trong lịch sử văn học của nước
nhà.


Bước thứ năm: Biến nhiệm vụ đánh giặc cứu nước thành một
nội dung của pháp luật, ai có công lao sẽ được khen thưởng,

ai có tội sẽ bị trừng phạt. Với tư cách là lực lượng chịu trách
nhiệm điều khiển vận mệnh quốc gia, triều Trần đã tiến hành
một loạt những biện pháp, tổ chức và động viên rất tích cực.
Tuy nhiên, tất cả các biện pháp đó chỉ có ý nghĩa đối với
những ai giàu thiện chí và nghĩa khí mà thôi. Với những kẻ
bạc nhược, triều Trần sẵn sàng nghiêm trị. Một sắc lệnh rất
kiên quyết đã kịp thời được ban hành: “Tất cả các quận
huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà
đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng
núi, không được đầu hàng”. Sắc lệnh này đã phát huy được
tác dụng rất to lớn. Sau này, chỉ có hai làng là Bàng Hà và Ba
Điểm (cả hai đều thuộc đất tỉnh Hải Hưng ngày nay) vi phạm
sắc lệnh này. Một số quý tộc và quan lại cũng bị trừng trị bởi
tội danh này.


Bước thứ sáu: Đương thời Trần Hưng Đạo đã sử dụng trí,
nhân, nghĩa và tình, trải qua ba cuộc chiến chống Nguyên
Mông ông đã tạo dựng cho đất nước những kỳ tướng lập đầy
chiến công hiển hách và khi đất nước ổn định ông đều tiến cử
các tướng lãnh và đề bạt họ cho triều đình và giúp họ có
những đóng góp to lớn cho đất nước, tiêu biểu như Yết Kiêu,
Dã Tượng đặc biệt với Phạm Ngũ Lão, ông còn gả con gái
(con nuôi), chứng tỏ cho mọi người hiểu hết về tài sử dụng
cũng như đãi ngộ nhân tài cho đất nước của ông.

Sáu bước tuần tự, từ phạm vi triều đình đến quy mô cả nước,
sắc thái tuy có khác nhau, song, tất cả đều thể hiện một cách
sinh động và sâu sắc năng lực xây dựng khối đoàn kết, thể
hiện tâm thành ngời sáng của tuyệt đại đa số quý tộc họ Trần

mà nổi bật hơn cả là Trần Hưng Đạo.

Khi đại thắng quân Nguyên ở trận Bạch Đằng lịch sử, Trần
Hưng Đạo đã là một lão tướng, tuổi cũng đã xấp xỉ đến lục
tuần. Sử cũ chép rằng, ngày 24 tháng 6 năm Canh Tí (1300),
trời bỗng có sao sa. Cũng vào tháng ấy, Trần Hưng Đạo lâm
bệnh. Vua Trần lúc bấy giờ là Trần Anh Tông (1293 – 1314)
thân chinh đến tận nơi Trần Hưng Đạo để thăm hỏi, đó là
biểu hiện của lòng thành giữa vua tôi thể hiện sự đoàn kết và
tình nghĩa. Đáp lại, Trần Hưng Đạo cũng đã nói những lời
chân thành nhất với nhà vua.

Đây thực sự là cuộc gặp gỡ tương đắc giữa vua sáng với tôi
hiền. Nỗi bận tâm suốt đời của Trần Hưng Đạo là làm sao để
không ngừng mở rộng và củng cố sức mạnh của khối đoàn
kết toàn dân, làm sao để có thể chọn và trọng dụng người
hiền tài và làm sao để có thể nuôi dưỡng được sức dân.
Khoan sức dân để làm kế rễ sâu gốc vững, đó mới là thượng
sách giữ nước! Lời chí tình ấy của Trần Hưng Đạo cũng
chính là lời chí tình của tất cả các bậc ưu thời mẫn thế và
nặng lòng ái quốc trong khắp mọi thời.


4. Trần Hưng Đạo biểu tượng dân tộc được tôn thờ

Vương triều Trần mà tiêu biểu nhất là anh hùng dân tộc vĩ
đại Trần Hưng Ðạo đã đi vào lịch sử, đi vào thế giới huyền
thoại, đi vào thế giới tâm linh, trở thành vị Thánh được toàn
thể nhân dân Việt thờ phụng. Từ Trần Hưng Ðạo đến Ðức
Thánh Trần rồi Ðức Thánh Cha, từ một nhân vật lịch sử

"bằng xương bằng thịt" đã trở thành vị Thánh thiêng liêng
được thờ phụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các vị thần ở
Việt Nam.

Trần Hưng Đạo là anh hùng kiệt xuất của dân tộc, không chỉ
về tài năng quân sự mà còn có đạo đức tiêu biểu của một vị
chủ tướng. Ông luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung
nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết tông
thất, triều đình và tướng lĩnh, tạo nên một cội nguồn của mọi
thắng lợi.

×