Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

bài giảng một số loại rủi ro phổ biến trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.32 KB, 15 trang )

17/04/2011
1
Chương 4Chương 4Chương 4Chương 4
MỘT SỐ LOẠI RỦI RO PHỔ BIẾNMỘT SỐ LOẠI RỦI RO PHỔ BIẾN
TRONG KINH DOANH TRONG KINH DOANH
1. Rủi ro khi ký kết và thực hiện hợp
đồng kinh doanh (rủi ro hợp đồng)
1.1. Khái niệm và một số dạng rủi ro hợp
đồng
1.1.1. Khái niệm
Đây là loại rủi ro phát sinh trong quá trình ký kết, thực
hiện hợp đồng làm cho quá trình này gặp trở ngại,
không tiến hành được như đã dự tính hoặc cam kết;
trong nhiều trường hợp dẫn đến tranh chấp phải đưa
đến các cơ quan pháp luật hoặc cơ quan trọng tài
giải quyết.
1.1.2. Các dạng rủi ro hợp đồng
* Nhóm 1: Rủi ro trong quá trình ký kết
hợp đồng
- Giao kết hợp đồng không đúng chủ thể
- Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức
hợp đồng đã được pháp luật quy định
- Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm
- Nội dung của hợp đồng không phù hợp hoặc
không đầy đủ các yêu cầu của pháp luật
17/04/2011
2
* Nhóm 2: Rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng
- Không chịu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc
dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng.


- Một bên không chịu thực hiện hợp đồng ngay từ
đầu hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà
không giải thích rõ lý do cho bên kia.
- Không thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết quy
định trong hợp đồng mặc dù có thực hiện hợp
đồng.
1.2. Phương pháp và các kỹ thuật
chủ yếu quản trị rủi ro hợp đồng
1.2.1. Phòng tránh và hạn chế rủi ro
- Tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp
luật
- Tìm hiểu kỹ đối tác trước khi chính thức đặt
bút ký kết hợp đồng (VD: CIC)
- Tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về
hình thức và chủ thể tham gia ký kết hợp
đồng
- Soạn thảo nội dung hợp đồng phải chặt chẽ,
đầy đủ, đúng pháp luật; ngôn ngữ phải
chính xác
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện
hợp đồng đã được pháp luật quy định
- Nhờ luật sư hoặc các chuyên gia có kinh
nghiệm tư vấn trong lĩnh vực soạn thảo
hợp đồng
17/04/2011
3
- Không ngừng đào tạo, huấn luyện
nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhân
viên trực tiếp tham gia đàm phán, ký
kết hợp đồng

1.2.2. Nguyên tắc và các biện pháp xử lý
khi rủi ro xảy ra
- Mức độ 1: Khi phát hiện ra những sai phạm
trong quá trình soạn thảo hợp đồng
- Mức độ 2: Khi một trong các bên vi phạm hợp
đồng đã ký kết trong quá trình thực hiện
* Thương lượng - hòa giải
* Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện
hợp đồng sau khi vi phạm hợp đồng xảy ra
* Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài kinh tế giải
quyết
* Đề nghị cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem
xét khởi tố vụ án hình sự
17/04/2011
4
2. Rủi ro tài sản
2.1. Khái niệm
- Rủi ro tài sản là nguy cơ các loại tài sản
của doanh nghiệp bị hư hỏng, bị hủy hoại
một phần hay hoàn toàn dẫn đến loại bỏ đi
tài sản đó.
2.2. Quản trị rủi ro tài sản
2.2.1. Nhận dạng và đánh giá rủi ro tài
sản
- Các giá trị chịu rủi ro (VAR)
* Tài sản hữu hình: bất động sản,
động sản
* Tài sản vô hình
- Nguyên nhân rủi ro
+ Do tác động của môi trường tự nhiên

+ Do hành vi của con người
+ Do tác động của chính phủ (nguyên
nhân kinh tế - chính trị)
17/04/2011
5
- Đo lường thiệt hại tổn thất về tài sản
+ Chi phí tổn thất trực tiếp
+ Chi phí tổn thất gián tiếp
2.2.2. Kiểm soát - phòng ngừa và
hạn chế rủi ro tài sản
- Ban hành các nội quy, quy trình
- Huấn luyện, nâng cao nhận thức của cán bộ
nhân viên về việc bảo vệ tài sản
- Ban hành quy định về trách nhiệm của từng
cấp quản trị và nhân viên
- Thiết lập và duy trì thường xuyên hệ thống
kiểm tra giám sát
- Thiết lập hệ thống chữa cháy, hệ thống phun
nước chống cháy tự động, hệ thống chống
trộm, tự động ngắt điện đề phòng chập điện
- Thiết lập hệ thống thông tin kịp thời khi có sự
cố xảy ra
- Huấn luyện cho nhân viên các kỹ năng ứng
phó sự cố khi cần thiết
17/04/2011
6
2.2.3. Tài trợ rủi ro
- Lưu giữ tổn thất: đối với các động sản có giá
trị nhỏ hoặc các rủi ro xảy ra có mức độ
thiệt hại thấp

- Chuyển giao rủi ro: đối với bất động sản
hoặc động sản có giá trị lớn hoặc các rủi ro
có mức độ nghiêm trọng cao (kết hợp với
các giải pháp kiểm soát tổn thất)
* Các sản phẩm bảo hiểm tài sản
chủ yếu
- Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
- Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp
- Bảo hiểm tiền
- Bảo hiểm trộm cướp
- Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng
* Các sản phẩm bảo hiểm tài sản
chủ yếu
- Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng (CAR)
- Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR)
- Bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu (CPM)
- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc (MB)
- Bảo hiểm thiết bị điện tử (EEI)
- Bảo hiểm nồi hơi (NH)
- Bảo hiểm công trình kỹ thuật dân dụng hoàn thành
(CDD)
17/04/2011
7
* Các sản phẩm bảo hiểm tài sản
chủ yếu
- Bảo hiểm vật chất xe ô tô
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển: Hàng xuất khẩu,
hàng nhập khẩu, hàng vận chuyển nội địa (bằng
đường hàng không, đường bộ, đường thủy )

- Bảo hiểm thân tàu
- Bảo hiểm hàng không
3. Rủi ro nguồn nhân lực
3.1. Nhận dạng và đánh giá rủi ro:
* Các giá trị chịu rủi ro
- Các rủi ro liên quan đến một cán
bộ/nhân viên
- Các rủi ro liên quan đến một nhóm làm
việc
* Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro
- Tử vong
- Về hưu
- Bệnh tật, tai nạn
- Bỏ việc/thôi việc (rời khỏi công ty)
* Ma trận đo lường rủi ro
17/04/2011
8
* Các tổn thất do rủi ro gây ra
- Tổn thất về giá trị do cán bộ/nhân viên đó
đem lại cho doanh nghiệp (doanh thu, lợi
nhuận)
- Các chi phí bổ sung phát sinh do sự mất đi
cán bộ/nhân viên
3.2. Các phương pháp quản trị rủi
ro nguồn nhân lực
+ Kiểm soát rủi ro:
- Có kế hoạch phát triển nhân lực và chính sách
tuyển dụng phù hợp
- Huấn luyện bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
- Chế độ lương bổng thích hợp

- Phân công rõ ràng, hợp lý; hệ thống đánh giá
chính xác
- Ban hành và thực hiện tốt các quy định về an
toàn lao động
- Bố trí cán bộ y tế
+ Tài trợ rủi ro
- Bảo hiểm y tế (bắt buộc ở các doanh
nghiệp Việt Nam)
- Bảo hiểm tai nạn con người
- Bảo hiểm nhân thọ
- Các chương trình phúc lợi
17/04/2011
9
4. Rủi ro thiệt hại kinh doanh
4.1. Khái niệm:
Rủi ro thiệt hại kinh doanh hay còn gọi là rủi ro
gián đoạn hoạt động kinh doanh là rủi ro gây
tổn thất (giảm doanh thu, lợi nhuận hoặc
tăng chi phí) do việc ngừng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong một khoảng
thời gian nhất định.
4.2. Quản trị rủi ro thiệt hại
kinh doanh
* Các giá trị chịu rủi ro:
- Doanh thu
- Chi phí
* Nguyên nhân rủi ro xảy ra : do tổn thất
về tài sản, nhân lực hoặc trách nhiệm
pháp lý
* Thiệt hại, tổn thất do gián đoạn

hoạt động kinh doanh
- Doanh thu giảm sút
- Chi phí cố định vẫn phải chi trả mặc dù không
sản xuất
- Các chi phí bổ sung để tiếp tục duy trì hoạt
động của doanh nghiệp ở một mức độ nào
đó
- Các chi phí khẩn cấp để đưa hoạt động sản
xuất kinh doanh trở lại bình thường như
trước
17/04/2011
10
Các sản phẩm bảo hiểm
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau mọi rủi
ro tài sản
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau hoả
hoạn và rủi ro đặc biệt
5. Rủi ro tỷ giá
5.1. Khái niệm
- Định nghĩa 1: Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh
do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến
giá trị kỳ vọng trong tương lai.
- Định nghĩa 2: Rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất
phát từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa tiền
bản địa và ngoại tệ.
5.2. Các phương pháp quản trị rủi
ro tỷ giá
5.2.1. Áp dụng điều khoản giá linh hoạt
- Loại 1: Áp dụng giá tỷ lệ với sự biến động của
tỷ giá hối đoái

- Loại 2: Áp dụng điều khoản giá linh hoạt tỷ lệ
với sự biến động của tỷ giá có tính miễn trừ
- Loại 3: Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro
- Loại 4: Áp dụng điều khoản quyền chọn
17/04/2011
11
5.2.2. Sử dụng Hợp đồng xuất nhập
khẩu song hành
* Nội dung:
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro
tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành
song hành cùng một lúc cả hai hợp
đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị
và thời hạn tương đương nhau.
5.2.3. Sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro
* Nội dung:
Theo phương pháp này, khi nào thu được
phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá
thuận lợi, công ty sẽ trích phần lợi nhuận này
lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi
nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty bị
tổn thất, công ty sử dụng quỹ này để bù đắp.
5.2.4. Sử dụng Hợp đồng quyền
chọn tiền tệ (Option)
- Các khái niệm cơ bản:
+ Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một hợp
đồng giữa người mua và người bán, trong đó
người bán trao cho người mua quyền, chứ
không phải là nghĩa vụ, mua (call) hoặc bán
(put) số lượng nhất định một loại tiền tệ, vào

một khoảng thời gian được xác định, với một
tỷ giá cố định biết trước.
17/04/2011
12
+ Tỷ giá cố định biết trước gọi là tỷ giá thực hiện,
tức là tỷ giá sẽ được áp dụng nếu người mua
quyền chọn thực hiện quyền của họ.
+ Thời hạn tính từ lúc mua quyền chọn cho đến
khi quyền chọn hết hạn gọi là thời hạn của
quyền chọn.
+ Để có quyền chọn người ta phải mua. Số tiền
người mua phải bỏ ra để có được quyền chọn
gọi là chi phí mua quyền chọn.
- Nguyên tắc phòng ngừa
rủi ro tỷ giá
Khi tỷ giá thực hiện có lợi cho doanh nghiệp thì
doanh nghiệp thực hiện hợp đồng quyền
chọn; nếu tỷ giá gây bất lợi cho doanh
nghiệp thì doanh nghiệp được quyền không
thực hiện cam kết trong hợp đồng quyền
chọn (để cho hợp đồng tự động hết hạn mà
không thực hiện bất cứ một giao dịch nào) và
mua bán ngoại tệ với thị trường bên ngoài.
5.2.5. Sử dụng Hợp đồng kỳ hạn
(Forward)
- Các khái niệm cơ bản:
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng thoả thuận về
việc mua, bán một số lượng tiền tệ nhất định tại
một thời điểm xác định trong tương lai với một tỷ
giá cố định biết trước.

Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá cố định được thoả thuận
ngay từ khi ký kết hợp đồng để làm cơ sở cho
các giao dịch mua bán tiền tệ xảy ra sau này (tại
một ngày đã được xác định trong tương lai)
17/04/2011
13
- Nguyên tắc phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ có thể giúp
doanh nghiệp tránh được rủi ro tỷ giá hay
ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá nhờ tỷ
giá mua hoặc bán trong hợp đồng này được
xác định trước và cố định.
Ví dụ minh họa
Ưu điểm & Hạn chế của phương pháp
6. Rủi ro tín dụng
6.1. Khái niệm:
+ Định nghĩa 1: Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra
do người vay không trả được toàn bộ hoặc
một phần gốc và lãi tiền vay như cam kết
trong hợp đồng tín dụng.
+ Định nghĩa 2: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy
ra khi người vay không thanh toán được nợ
theo thoả thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn
trong nghĩa vụ trả nợ
6.2. Nguồn gốc phát sinh
+ Rủi ro từ phía người vay/nợ
+ Do các yếu tố bên ngoài tác động, gây ra
thiệt hại cho người vay dẫn đến họ không
còn hoặc tạm thời mất khả năng thanh
toán các khoản vay

+ Do sơ suất, sai lầm của bản thân doanh
nghiệp cho vay
17/04/2011
14
6.3. Quản trị rủi ro tín dụng
6.3.1. Nhận dạng và đánh giá:
“ Phương pháp 5C”:
+ Về tính cách, uy tín của khách hàng
(character)
+ Về năng lực tài chính (capacity-
cashflow)
6.3.1. Nhận dạng và đánh giá (tt)
+ Về vốn kinh doanh của khách hàng
(capital)
+ Về điều kiện kinh tế (conditions)
+ Về tài sản đảm bảo nợ vay (collateral)
6.3.1. Nhận dạng và đánh giá (tt)
* Các chỉ số tài chính cơ bản:
• Nhóm 1: Các chỉ số thể hiện khả năng
thanh toán
• Nhóm 2: Các chỉ số thể hiện khả năng
sinh lợi
17/04/2011
15
6.3.2. Kiểm soát rủi ro tín dụng
- Yêu cầu thế chấp tài sản hoặc các bảo lãnh
khác
- Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng và hệ
thống cảnh báo rủi ro tín dụng
- Kiểm tra giám sát khoản vay

- Rà soát, xem xét lại tài sản bảo đảm nợ vay
của khách hàng
- Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán
bộ tín dụng
6.3.3. Tài trợ rủi ro tín dụng
- Trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
- Khi rủi ro xảy ra thì tìm cách thu hồi nợ
(gia hạn nợ, miễn giảm lãi, khoanh nợ),
khởi kiện, phát mãi tài sản đảm bảo
- Mua bảo hiểm tín dụng (bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng trong kinh
doanh)

×