Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.68 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
BỘ MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG
Giảng viên:
Thực hiện: Nhóm 8
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khi xem xét mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và hệ thống tài chính có 2 trường phái

Hệ thống tài chính đóng một vài trò then chốt

Hệ thống tài chính không ảnh hưởng đến sự
phát triển và tăng trưởng
2. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
2.1 Tạo thông tin và phân bổ vốn
2.2 Chia sẻ rủi ro
2.3 Bằng chứng thực nghiệm
2.1 TẠO THÔNG TIN VÀ PHÂN BỔ VỐN
Kênh gián tiếp (thông qua trung gian tài chính)
Các trung gian tài chính thu thập, xử lý và bán
thông tin cho người đầu tư. Tiết kiệm chi phí thu
thập thông tin
Dự đoán các cơ hội đầu tư và định giá tài sản tài
chính
Khuyến khích các công ty phát triển công nghệ
mới thông qua việc xét phân bổ vốn
Càng có nhiều cá nhân tham gia, trung gian tài
chính càng tạo thông tin tốt hơn, trở nên uy tín
hơn
TẠO THÔNG TIN VÀ PHÂN BỔ VỐN


Kênh trực tiếp (thông qua thị trường tài chính)
Những người có cùng ý kiến, niềm tin vào một
cơ hội đầu tư có thể giao dịch với nhau.
Cơ hội phân bổ vốn cho các dự án đầu tư mới,
đặc biệt là lĩnh vực công nghệ mới
Người đầu tư linh hoạt hơn trong quyết định
nên đầu tư bao nhiêu vào các dự án
TẠO THÔNG TIN VÀ PHÂN BỔ VỐN
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các hệ thống tài
chính dựa trên nền thị trường sẽ dẫn đến cải
tiến nhiều hơn so với các hệ thống tài chính
dựa trên ngân hàng.
Do đó, vai trò của thị trường tài chính có thể
quan trọng hơn trong giai đoạn tăng trưởng
của một nền kinh tế với trình độ kỹ thuật nhất
định
2.2 CHIA SẺ RỦI RO
Chia sẻ rủi ro là một trong những vai trò
quan trọng của hệ thống tài chính. Việc chia
sẻ rủi ro được thực hiện bằng cách:

Thông qua trung gian tài chính, khi rủi ro
xảy ra, tổn thất sẽ được giảm thiểu tối đa

Trung gian tài chính phát triển các công cụ
tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro

Việc quốc tế hóa thị trường tài chính sẽ
làm phân tán rủi ro tốt hơn
2.3 BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM


Sau khi đưa ra khá nhiều nghiên cứu trong
lịch sử, tác giả kết luận tài chính và tăng
trưởng có mối quan hệ nhân quả. Sự thay đổi
của hệ thống tài chính tác động đến tăng
trưởng một quốc gia.

Các quốc gia phát triển có nền tài chính phát
triển, có nhiều doanh nghiệp lớn nên sử dụng
hệ thống tài chính thị trường. (US & UK)

Các quốc gia đang phát triển nền tài chính
chưa phát triển nên sử dụng hệ thống tài
chính ngân hàng. (Đức, Nhật & Pháp)
TĂNG TRƯỞNG, SUY THOÁI VÀ
BONG BÓNG GIÁ CẢ TÀI SẢN
3.1 Tăng trưởng và khủng hoảng
3.2 Bong bóng giá cả và khủng hoảng
3.3 Sự lan truyền, sự dễ vỡ của hệ thống tài
chính và sự tăng trưởng
3.4 Mở rộng tự do tài chính, khủng hoảng và
tăng trưởng
3.5 Ngân hàng, thị trường và khủng hoảng
3.1 TĂNG TRƯỞNG VÀ KHỦNG HOẢNG

Tăng trưởng cao đòi hỏi các công ty và các
nhà lãnh đạo quan tâm đến rủi ro hệ thống
để có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn.

Qúa trình tăng trưởng thường bị gián đoạn


Có một số bằng chứng thực nghiệm cho thấy
các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao thường
xuyên bị khủng hoảng hơn.
3.1 TĂNG TRƯỞNG VÀ KHỦNG HOẢNG

Các cuộc khủng hoảng thúc đẩy nền kinh tế
phát triển nhanh và đem lại phúc lợi xã hội

Các quốc gia thường xuyên trải qua khủng
hoảng có tốc độ phát triển trung bình cao
hơn các quốc gia không gặp khủng hoảng

Tăng trưởng cao thường gắn liền với rủi ro
tín dụng cao.
3.1 TĂNG TRƯỞNG VÀ KHỦNG HOẢNG

Các công cụ phát triển tài chính có mối quan
hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết về tiền tệ và khủng hoảng ngân
hàng (Kaminsky and Reinhart(1999)) đã tìm
ra những yếu tố có ích cho việc dự đoán
khủng hoảng.

3.2 BONG BÓNG GIÁ CẢ VÀ KHỦNG HOẢNG

Khủng hoảng tài chính thường xuất hiện
kèm với dạng bong bóng bất động sản.


Bong bóng bất động sản có 3 giai đoạn đặc
trưng:
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BONG BÓNG GIÁ CẢ

Giai đoạn 1: Nới rộng tài chính hoặc gia tăng
sự cho vay sự gia tăng giá cả trong
bất động sản và chứng khoáng kéo dài trong
một vài năm

Giai đoạn 2: Bong bóng nổ tung và giá cả sụt
giảm rất mạnh. Nó có thể diễn ra trong thời
gian ngắn vài ngày hoặc vài tháng hoặc diễn
ra thời gian dài

Sự sụp đổ của nhiều công ty và đại lý, họ đã
vay để mua tài sản trong thời kỳ lạm phát.
3.3 SỰ LAN TRUYỀN, SỰ DỄ VỠ CỦA HỆ
THỐNG TÀI CHÍNH VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG
Việc tạo bong bóng giá cả tài sản tài chính ảnh
hưởng tiêu cực đến nền kinh tế
Ví dụ: cuộc đại khủng hoảng Mỹ thập niên 30 và
thập niên mất mát Nhật năm 90
Vấn đề lan truyền và nền tài chính dễ vỡ phát
sinh từ cách điều hành
Việc hạn chế sự lan truyền và sự dễ vỡ hệ
thống tài chính khi có khủng hoảng sẽ trả giá
bằng việc kéo dài giai đoạn tăng trưởng thấp
3.3 SỰ LAN TRUYỀN, SỰ DỄ VỠ CỦA HỆ
THỐNG TÀI CHÍNH VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG
Khái niệm sự dễ vỡ của nền tài chính và khái

niệm sự lan truyền gần giống nhau
Đó là cú sốc nhỏ có thể gây hậu quả lớn
Nguyên nhân là do thanh khoản chỉ có khi việc
mua bán có lợi nhuận, trong khó khăn nó sẽ bị
ảnh hưởng
3.4 MỞ RỘNG TỰ DO TÀI CHÍNH,
KHỦNG HOẢNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
Định chế tài chính đóng vai trò quan trọng để
kiểm soát khủng hoảng
Việc tự do hóa tài chính mang lại những chi
phí khủng hoảng không thể tránh khỏi bên
cạnh các lợi ích đạt được
Khủng hoảng do bong bóng đầu tư và giá tài
sản tài chính có thể khiến nền kinh tế chịu
những gánh nặng chi phí do các cuộc khủng
hoảng ngắn hạn hay tình trạng ế ẩm.
3.4 MỞ RỘNG TỰ DO TÀI CHÍNH,
KHỦNG HOẢNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
Việc xóa bỏ các rào cản quy định và thực hiện
toàn cầu hóa giúp phân bổ dòng vốn tốt hơn,
mang đến nhiều cơ hội hơn những cũng đồng
nghĩa với rủi ro sẽ lớn hơn.
Việc khuyến khích tự do tài chính thực sự dẫn
đến nguy cơ dễ vỡ của tài chính và xảy ra
khủng hoảng, tuy nhiên nó làm cho tốc độ
phát triển GDP cao hơn tại các nước phát triển.
MỐI QUAN HỆ GIỮA MỞ RỘNG TÀI CHÍNH
TỰ DO TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG
Khó để thể hiện mối quan hệ mức độ hội nhập
tài chính và tăng trưởng.

Ít có bằng chứng cho thấy các quốc gia phát
triển giảm sự dao động trong tiêu thụ.
Không có bằng chứng cho thấy sự toàn cầu
hóa mang lợi ích tăng trưởng.
Theo Prasad et al. (2003) và Obstfeld và Taylor (2004)
Vậy lợi ích từ sử mở rộng tự do tài chính không đủ bù
đắp cho chí phí khủng hoảng?
NGÂN HÀNG, THỊ TRƯỜNG VÀ KHỦNG HOẢNG
Để đánh giá 2 mô hình: nền kinh tế dựa trên
ngân hàng và nền kinh tế dựa trên thị trường,
ta cần xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc tài
chính và sự ổn định kinh tế.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng nền kinh tế
dựa trên thị trường và nền kinh tế dựa trên
ngân hàng đều có khả năng gây ra khủng
hoảng kinh tế.
4. KẾT LUẬN
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tầm quan
trọng của hệ thống tài chính đối với sự phát
triển bền vững
Quá trình phát triển thực tế thường không liên
tục mà có những cuộc khủng hoảng xen vào.
Để hạn chế khủng hoảng, các định chế khắt
khe và nhiều biện pháp đã được đưa ra để loại
trừ khủng hoảng
(?ví dụ)
KẾT LUẬN
Tuy nhiên, các định chế mới lại làm hạn chế
vai trò của hệ thống tài chính
Khi mở rộng tự do hóa tài chính, rủi ro tăng

lên kéo theo nguy cơ khủng hoảng xảy ra cũng
tăng lên
KẾT LUẬN
Có một số bằng chứng cho thấy khi mở rộng tự
do hóa tài chính, việc chấp nhận rủi ro cao hơn
và khủng hoảng đi kèm theo nó có thể tốt cho
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Tuy nhiên, nếu rủi ro và khủng hoảng kèm
theo sự xuất hiện bong bóng giá tài sản thì sẽ
gây ra suy thoái rất mạnh.
KẾT LUẬN
Để có thể phát triển bền vững, các chính sách
tăng trưởng cần phải quan tâm nhiều đến việc
tránh bong bóng giá cả, sự lan truyền và đổ vỡ
tài chính.
Khủng hoảng có thể có lợi cho tăng trưởng
nhưng sẽ là bi kịch nếu khủng hoảng theo sau
nó là hiện tượng bong bóng giá cả, hoặc kéo
theo sự lan truyền và đổ vỡ tài chính.

×