Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giai thoại thư họa: Danh họa Tề Bạch Thạch đi chợ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.09 KB, 16 trang )



Giai thoại thư họa:
Danh họa Tề Bạch Thạch
đi chợ



Tề Bạch Thạch là bậc danh họa lớn chuyên vẽ tranh thủy
mặc của Trung Quốc. Người ta biết về ông, kính trọng
ông, không chỉ qua những tuyệt tác nghệ thuật trong di
sản hội họa đồ sộ ông để lại, mà còn vì nhân cách ngay
thẳng, lối sống đời thường rất bình dân của ông.

Xin kể dưới đây một chuyện giai thoại thú vị về ông.

Với một sự nỗ lực không mệt mỏi, tên tuổi Tề Bạch Thạch
ngày một nổi trội trong họa đàn, ngay thường dân của thành
Bắc Kinh cũng biết đến tiếng tăm ông. Ngoài sáng tác hội
họa, ông còn thích thú với việc bếp núc, và thường xuyên tự
đi chợ để mua thức ăn.



Một bức tranh đổi một cây rau cải trắng (Tranh Tề Bạch
Thạch)


Một buổi sớm, ông Tề lại xách giỏ đi mua rau. Giữa chợ,
thấy hàng rau cải trắng của một chàng nông dân trông to bắp


mà tươi rói, ông liền hỏi: “Cải trắng này anh bán bao nhiêu
một cây?” anh chàng nông dân vừa định trả lời, thì đã kịp
nhận ra Tề Bạch Thạch, anh ta liền cười ranh mãnh và nói:
“Cụ muốn mua rau à, cháu không bán đâu.” Ông Tề nghe vậy
thấy hẫng, ông hỏi: “Không bán thì anh ra đây làm gì?” anh
ta trả lời: “Cụ muốn ăn rau của cháu thì phải đổi lấy bằng
tranh vẽ.”

Tề Bạch Thạch hơi ngớ ra, nhưng rồi hiểu ngay, biết anh
chàng đã nhận ra mình, ông liền nói: “Đổi bằng tranh ư?
Được thôi, nhưng không biết sẽ phải đổi bằng cách nào?”.
Anh ta trả lời: “Cụ vẽ cho cháu một cây rau cải trắng, cháu sẽ
biếu cả xe rau này cho cụ”.

Tề Bạch Thạch cười khoái chí: “Anh bạn trẻ ơi, như vậy là
anh bị hớ to rồi!” – “Không, không có hớ đâu, cụ vẽ là cháu
đổi ngay.” “Được!” Tề Bạch Thạch cũng đã hứng chí, “Mau
đem giấy bút đây!” Chàng trai hớn hở chạy đi mua giấy
tuyên với bút mực, rồi dọn mượn một chiếc bàn, và mời Tề
Bạch Thạch tác họa. Ông Tề nhấc bút vung tay, vẽ tranh
ngay giữa công chúng….

Chỉ một lát sau, một bức thủy mặc tao nhã thanh đạm, vẽ rau
cải trắng đã thành hình trước sự trầm trồ thán phục của người
xem. Tề Bạch Thạch buông bút nói với người bán rau: “Anh
bạn trẻ, tranh này là của anh, còn rau kia nay đã thuộc về tôi
rồi.” “ Vâng, vâng, xe rau này là của cụ cả đấy ạ!” Tề Bạch
Thạch nhìn xe rau đầy ự, nói: “Anh bạn ơi, đống rau tú hụ thế
này tôi biết vác về cách nào đây?”.


Anh chàng nghĩ ngợi rồi nói: “Thế này vậy, cụ vẽ thêm cho
cháu con châu chấu lên tranh rồi cháu xin biếu cả chiếc xe
này cho cụ.” chẳng nói chẳng rằng, ông Tề cầm bút vẽ luôn
một chú châu chấu sống động, to bự lên tranh. Chàng bán rau
nhìn tranh và không ngớt lời khen đẹp, anh ta vừa cẩn thận
cất tranh vừa nói: “Xin cụ đợi chút, cháu đưa rau đến nhà cụ
ngay đây ạ”.

Dọn dẹp qua loa, rồi anh chàng nhấc càng xe đi liền. Tề Bạch
Thạch vội ngăn lại, ông tiện tay lấy một cây rau bỏ vào trong
giỏ, và nói: “Anh bạn trẻ, rau cải trắng nên một đổi lấy một
thôi, chỗ còn lại anh cứ để mà bán!” Anh ta nghe thế vội nói:
“Đâu có được, đã giao kèo trước rồi, rau và cả xe này đều là
của cụ rồi.” Tề Bạch Thạch nói: “Nhưng làm sao mà nhà tôi
ăn hết được ngần này rau kia chứ?” “Cụ cứ để ăn dần.”
“Không được… ”

Hai người cứ thế tranh chấp mãi, rồi chàng trai đột nhiên
buông xe xuống, ôm một đống cải trắng, vừa bỏ vào làn giỏ
của những người chung quanh, vừa lớn tiếng: “Cầm giúp, xin
cứ cầm giúp, bữa nay cụ Tề mời mọi người ăn rau cải trắng
vừa tươi vừa bự này đây!”.

Chỉ một lát, xe rau đã chẳng còn lại bao, Anh ta cười tươi tắn
và nói với Tề Bạch Thạch: “Bây giờ thì không nhiều nữa đâu
nhé, để cháu đưa về cho cụ đây!” Nhìn vẻ mặt hiền hậu chân
chất của anh nông dân trẻ tuổi, Tề Bạch Thạch chỉ còn biết
cười và cùng anh ta đi về phía ngõ nhỏ nhà mình.

Từ đó, cứ cách vài hôm là anh chàng lại đưa một ít rau tươi

lên biếu Tề Bạch Thạch, và ông Tề cũng tặng lại anh ta một
vài bức tranh. Lâu dần, hai người đã kết bạn vong niên.
Phó Thiên Tùng
Báo Thư họa Trung Quốc



Tề Bạch Thạch sinh năm 1863 (có sách ghi 1861) trong một
gia đình nông dân rất nghèo. Thuở nhỏ cậu chỉ được học nửa
năm rồi phải nghỉ để chăn trâu, đốn củi giúp gia đình. Hơn 10
tuổi cậu trọ học nghề thợ mộc và tỏ ra rất có năng khiếu trong
kỹ xảo chạm trổ hoa văn trên gỗ. Cho đến gần 30 tuổi Tề
Bạch Thạch đã kiếm sống được bằng nghề vẽ tranh.

Chuyên tâm nghiên cứu, miệt mài khổ luyện, cuối cùng Tề
Bạch Thạch đã nắm bắt được bí quyết của tranh quốc họa. Từ
đó, tranh ông là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện
đại, mang đậm dấu ấn của một phong cách tài hoa.

Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, một thời gian dài Tề Bạch
Thạch tắm mình trong cuộc sống của nhân dân lao động. Vì
vậy, đề tài trong tranh ông luôn gắn bó với cuộc sống đời
thường của người lao động. Cải bẹ trắng, củ cải dưới đất, các
loài chim nhỏ trên trời, tôm cua dưới nước và hoa cỏ trên
đồng… hiện lên trong tranh Tề Bạch Thạch vô cùng sinh
động, được đông đảo nhân dân ưa thích.

Vừa khiêm tốn học tập các nhà nghệ thuật tiền bối vừa không
ngừng tìm tòi sáng tạo nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng miêu tả
trước khi đặt bút vẽ, tranh của Tề Bạch Thạch càng ngày

càng nổi tiếng. Từ nhỏ Tề Bạch Thạch đã rất yêu thích loài
tôm và đề tài này luôn trở đi trở lại trong tranh ông. Ông
thường đến bên bờ nước để quan sát chúng. Năm 57 tuổi Tề
Bạch Thạch đã vẽ tôm hết sức thành công. Tuy nhiên, ông
cho rằng những con tôm ấy chỉ mới giống về bề ngoài còn
“đặc điểm tinh thần” của chúng thì vẫn chưa được thể hiện
đầy đủ. Thế là, Tề Bạch Thạch mua tôm sống về nuôi. Ông
quan sát rất kỹ và phát hiện ra rằng khi tôm bơi trong nước,
hai mắt nó đưa ngang ra, lại nữa, thân tôm sống thường trong
suốt. Vì vậy, Tề Bạch Thạch đã dùng mực có độ đậm nhạt
khác nhau để vẽ thân tôm. 23 năm sau, khi Tề Bạch Thạch 80
tuổi, tôm trong tranh ông đạt đến đỉnh điểm tuyệt vời của
nghệ thuật hội họa. Năm 1953, khi Tề Bạch Thạch tròn 90
tuổi, ông được Bộ Văn hóa Trung Quốc phong tặng danh
hiệu “Nhà nghệ thuật kiệt xuất của nhân dân Trung Quốc”.
Năm 1956 ông được vinh dự nhận “Giải thưởng Hòa bình
quốc tế”. Tề Bạch Thạch mất năm 1957.
Một số tác phẩm của Họa sĩ Tề Bạch Thạch










×