Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Có Phát Triển Tượng Chân Dung Điêu Khắc Tai Việt Nam Không ? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.22 KB, 7 trang )



Có Phát Triển Tượng
Chân Dung Điêu Khắc
Tai Việt Nam Không ?




Lần đầu tiên, một triển lãm điêu khắc chân dung được trưng
bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội) từ 15 đến 25-
7. Cùng với triển lãm này, vấn đề sáng tác chân dung nhân
vật nổi tiếng dường như bị lãng quên bấy lâu nay lại được đặt
ra.

Giới điêu khắc VN không sáng tác chân dung nhân vật nổi
tiếng?



Tác phẩm chân dung
Nguyễn Tiến Chung
của tác giả Tú Miên

Tham gia triển lãm có 41 nhà điêu khắc với 56 tác phẩm
được sáng tác bằng đủ các chất liệu từ đồng, compozit, đá
đến gỗ, gốm, thạch cao. Người xem sẽ bất ngờ bởi hầu hết
tác phẩm được trưng bày ở đây là chân dung của những nhân
vật nổi tiếng, như: Phan Bội Châu, Dương Bích Liên, Bùi
Xuân Phái, Nguyễn Sáng


Xét về mặt nghệ thuật, những chân dung này mới đạt ở mức
tả chân chứ chưa phải là tượng sáng tác. Các tác giả đã không
lưu được dấu ấn của riêng mình trong tác phẩm.

Khi được hỏi về tác phẩm nào được định giá cao trong triển
lãm này – nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, Chủ tịch nghệ thuật
của Hội đồng điêu khắc đã phải ngần ngừ hồi lâu rồi mới
thành thật trả lời rằng ông “chưa thấy tác phẩm nào đạt đến
tầm đó ở đây”.

Có lẽ một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là
hầu hết các tác phẩm ở đây đều được mượn từ chính gia đình
của những nhân vật nổi tiếng trên.



Tác phẩm chân dung
Nguyễn Sáng của tác
giả Lưu Thanh Lan

Tuy nhiên, theo ông Trần Huy Oánh, Phó Tổng Thư ký Hội
Mỹ thuật VN, điều mà các nhà tổ chức muốn mang đến triển
lãm này không phải là trưng ra những tác phẩm chân dung
danh nhân cho công chúng khen chê. Mục đích chính của
triển lãm này là đặt ra vấn đề sáng tác chân dung nhân vật nổi
tiếng – điều mà bấy lâu nay giới điêu khắc VN lãng quên.

Bởi có một sự thực là chúng ta không có chân dung chuẩn
của những nhân vật lịch sử như Quang Trung, Trần Hưng
Đạo, Lý Thái Tổ… Đó là chuyện đương nhiên, nhưng ngay

cả chân dung của nhiều danh nhân cận hiện đại, chúng ta
cũng không dám chắc là mình có hay không.

Và ông Trần Huy Oánh lo lắng rằng cứ tình trạng này thì “vài
chục năm nữa, khi cần dựng chân dung của các nhân vật lịch
sử như Đào Duy Anh, Nguyễn Thái Học… sẽ chẳng có một
chuyên gia nào dám thẩm định, đánh giá tác phẩm đó vì
không có chân dung chuẩn của họ”

Tượng chân dung sẽ có đất dụng võ?


Tác phẩm chân dung
Diệp Minh Châu của tác giả Lê Đức Lai

Tượng chân dung là một thể loại ít được các nhà điêu khắc
VN quan tâm. Nguyên nhân không phải ở việc để sáng tác
thể loại này, nó đòi hỏi tác giả phải có những ấn tượng sâu
sắc với nhân vật và phải biểu đạt được chân dung ấy một
cách sống động theo cách rất riêng của mình.

Sự thực là các nhà điêu khắc VN không có mấy đất dụng võ
ở mảng chân dung. Vài năm mới có một cuộc thi sáng tác
tượng đài chân dung danh nhân, nhưng đó là cuộc thi chỉ
định và chỉ có vài nhà điêu khắc được tham gia. Còn cá nhân
đặt tượng chân dung thì chẳng có mấy ai.

Ông Trần Huy Oánh cũng đã thổ lộ: “Tượng chân dung phải
đi cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Nó chỉ phát triển
khi có nhiều nguồn đặt hàng. Chúng tôi không thể đi trước

khi không có nền móng”.

Để thực hiện điều này, trước mắt, Hội Mỹ thuật VN có chủ
trương tạc tượng 18 họa sĩ và nhà điêu khắc được Giải
thưởng Hồ Chí Minh để đặt tại Hội và quê hương của những
bậc tiền bối đã làm rạng rỡ cho nền Mỹ thuật VN.

×